Vẻ vang dân Việt.
Những chàng trai doanh nhân gốc Việt đang làm "khuynh đảo" mưa gió trên Thung Lũng Silicon là ai?
Bill Nguyễn - Doanh nhân gây chấn động nước Mỹ khi thành lập 8 công ty, bán với giá 850 trăm triệu USD!
Bill Nguyễn sinh năm 1971 tại Mỹ và là con của 2 người nhập cư. Vì sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống nghèo khổ luôn ám ảnh Bill Nguyễn. Anh đã tự hứa với lòng mình khi lớn lên sẽ không để mình phải sống khổ thêm một ngày nào nữa.
Dù bỏ dở việc học đại học nhưng Bill Nguyễn trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm đáng nể trong lĩnh vực tài chính. Năm 21 tuổi anh gia nhập Forefront – một công ty phần mềm sau đó đảm nhận vị trí điều hành 2 công ty khác là Freeloader và Support.com. Đỉnh điểm thành công của Bill Nguyễn là vào năm 1999 khi anh thành lập nên Onebox - phần mềm chuyển tin nhắn và sau đó bán lại cho Phone.com với mức giá không tưởng 850 triệu USD.
Đến năm 2009, Bill Nguyễn tiếp tục bán được thêm 2 công ty nữa cho Apple gồm: Lala - dịch vụ kết nối những người có cùng sở thích âm nhạc với nhau và là nơi để mọi người trao đổi đĩa CD cũ với giá 80 triệu USD; Hai là Color - ứng dụng chia sẻ ảnh cho điện thoại di động được ví như là mạng xã hội của kỷ nguyên điện thoại di động thông minh (smartphone) như iPhone và máy tính bảng như iPad (giá trị thương vụ này không được tiết lộ).
Cho tới nay, sau hơn chục năm lăn lộn trong lĩnh vực Internet, tổng cộng Bill Nguyễn đã thành lập được 8 công ty và sau đó bán chúng với giá trị lên tới hàng trăm triệu USD.
Điều trăn trở lớn nhất đối với Bill Nguyễn lúc này là việc chưa thể trở thành tỷ phú. "Điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi có khả năng chịu đựng gian khổ giỏi hơn bất kỳ ai khác, và sẽ tồn tại lâu hơn, bởi vì tôi có thể".
Lê Viết Quốc - Kỹ sư 34 tuổi của Google và tham vọng đang thay đổi thế giới bằng trí tuệ nhân tạo!
Lê Viết Quốc (SN 1982) sinh ra trong 1 gia đình viên chức ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Thời điểm Quốc sinh ra, ngôi làng anh ở còn chưa có điện nhưng may mắn là nhà anh lại gần thư viện. Ở thư viện này, anh đã đọc về những phát minh và mơ một ngày có được những phát minh mang tên mình.
Sau khi tốt nghiệp trường Quốc học Huế, Lê Viết Quốc nhận được học bổng tại Đại học Quốc gia Australia (Úc) rồi học nghiên cứu sinh tại ĐH Stanford (Mỹ) về trí tuệ nhân tạo. Trong quá trình học, anh Quốc thấy rằng, những phần mềm trí tuệ nhân tạo dù thông minh tới đâu cũng vẫn cần tới sự giúp đỡ phần lớn của con người như phải chú thích dữ liệu, hay những chi tiết quan trọng cần chú ý trong dữ liệu đó. Chính vì thế, trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại ĐH Stanford anh đã tự mày mò và nghiên cứu về một phần mềm tự động học hỏi.
Thực tế trước đó, những nghiên cứu như thế này đã được tiến hành tuy nhiên kết quả nó đưa ra không được khả quan. Những hệ thống máy tính này được gọi là 'deep learning', mô phỏng theo tế bào thần kinh của con người.
Đến lượt mình, Lê Viết Quốc đã tìm cách tăng tốc bằng cách xây dựng mạng lưới thần kinh mô phỏng lớn gấp 100 lần. Và rõ ràng, điều này đã giúp cho dữ liệu được phân tích nhanh gấp hàng nghìn lần so với trước đó. Đây cũng chính là lý do khiến Google tìm tới Lê Viết Quốc và tuyển dụng anh.
Tại Google, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Andrew Ng (1 chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại ĐH Stanford), Lê Viết Quốc đã tiếp tục đào sâu và phát triển công nghệ này.
Năm 2012, sau khi công bố kết quả nghiên cứu, Google đã đẩy cuộc đua về 'deep learning' lên một mức mới, nơi mà những ông lớn như Facebook, Microsoft sẵn sàng chi tiền để trở thành người dẫn đầu.
Kết quả của nghiên cứu này là dù không có sự hỗ trợ của con người nhưng hệ thống có thể nhận diện mèo, con người và hơn 3000 đối tượng khác nhau bằng phân tich 10 triệu hình ảnh được chia sẻ trên Youtube .
Hiện này, công nghệ này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và phát triển tại Google, điển hình nhất đó chính là phát triển phần mềm tìm kiếm hình ảnh và nhận dạng giọng nói của Google.
“Có rất ít người trên thế giới thực sự hiểu cách thức mà các cỗ máy có thể học và suy nghĩ như con người. Deep Learing vẫn là một điều gì đó rất mới mẻ”, Quốc chia sẻ.
Hiện tại chàng kỹ sư 34 tuổi này đang cùng những đồng nghiệp tại Google Brain đặt cược vào việc trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi thế giới trong tương lai không xa.
Trí Trần - Người thay đổi hoàn toàn ngành dịch vụ giao đồ ăn Mỹ, với số vốn 115 triệu đô la!
Trí Trần
Sinh ra tại Việt Nam, Tri Tran đã sớm cùng cha mẹ tới Mỹ để định cư. Sau khi tốt nghiệp Đại học MIT, Tri Tran đã trở thành kỹ sư tại một công ty phần mềm ở California.
Xuất phát từ cảnh 2 vợ chồng anh thường xuyên không thể tự nấu cơm tại nhà, Tri Tran đã nảy ra ý tưởng về việc thành lập nên Munchery - công ty vận chuyển bữa ăn đã hoàn thiện tới tận nhà khách hàng.
Mục tiêu của Munchery giống như rất nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ trên khắp thế giới là giải quyết những vướng mắc trong các bữa ăn của khách hàng, giúp họ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cho bữa ăn chỉ nhờ một ứng dụng.
Điểm tạo ra sự khác biệt của Munchery là họ tự chế biến món ăn và chuyển tới cho khách hàng với mức giá khá tốt.
Công ty hiện đã huy động được 115 triệu USD và được định giá ở mức 300 triệu USD. Tri Tran nói rằng Munchery hiện là nhà chế biến các bữa ăn lớn nhất tại những thành phố mà họ hoạt động. Tri Tran hy vọng có thể mở rộng thêm ít nhất 10 thị trường nữa trong năm tới nhưng không cho biết chi tiết về kế hoạch này.
Ghi chú của Quảng minh:
Đây là con trai của Anh Quảng Nhiên và Chị Diệu Mỹ,hai Phật tử thuần thành tại chùa Phổ Từ
Nhóm Phật sự Hoa sen xin chúc mừng cháu Trí và gia đình Anh Chị - Rạng rỡ người Việt nam
Thuận Phạm - Người khiến CEO Uber phải gọi điện “cầu cạnh” suốt 2 tuần để mời về làm việc!
Sau khi cùng gia đình tới Mỹ, Thuận Phạm bắt đầu đi học và làm thêm trong một cửa hàng rửa xe ô tô. Ông tham gia học chuyên ngành Khoa học máy tính tại đại học MIT vào năm 1986 và tốt nghiệp năm 1991. Lúc này Internet mới chỉ vừa bắt đầu phát triển, ông đầu quân cho HP Labs, Silicon Graphics, DoubleClick và VMWare.
Năm 2013, được biết trong suốt 2 tuần liên tiếp, ngày nào CEO Uber là Travis Kalanick cũng gọi điện thoại cho Thuận Phạm để bàn bạc về một danh sách các chủ đề đã được ghi ra từ trước. Phải sau 30 giờ trò chuyện, Kalanick mới chuyển sang thảo luận với Thuận Phạm về lời đề nghị làm Giám đốc công nghệ cho Uber và Thuận Phạm chỉ mất 30 phút suy nghĩ để đồng ý.
Được biết khi gia nhập, Uber mới chỉ có mặt tại 60 thành phố và 200 nhân viên. Hiện tại họ đã phát triển con số này lên 400 thành phố.
Tại Uber, Thuận Phạm cũng đang xây dựng lại kiến trúc ứng dụng theo cách dù xảy ra một trục trặc nào đó thì nền tảng vẫn chạy bình thường.
Ngoài ra, ông cũng đang xây dựng trạm máy chủ riêng cho Uber để không phải phụ thuộc vào những bên thứ 3 như Amazon.
Hùng Trần - Người làm nên kỳ tích gọi vốn 9 triệu đô ở thung lũng Silicon!
Gọi vốn chưa bao giờ là việc dễ dàng với các startup, nhất là tại thung lũng Silicon, Mỹ. Tuy nhiên, Hùng Trần - CEO của GotIt - một ứng dụng giáo dục dựa trên mô hình nền kinh tế chia sẻ đã gọi vốn thành công tới hơn 9 triệu USD gây xôn xao giới khởi nghiệp Việt Nam.
GotIt! được cấp vốn bởi một số quỹ đầu tư và nhà đầu tư thiên thần, trong đó có Capricorn Investment Group (sáng lập bởi Chủ tịch đầu tiên của eBay, từng đầu tư vào các startup đột phá như Tesla Motors, QuantumScape và Planet Labs) hay Brad Bao (từng phụ trách quỹ đầu tư Tencent Investment) và may mắn có được những cái tên nổi tiếng ở Thung lũng Silicon làm cố vấn, điển hình là Guy Kawasaki và Shaherose Charania.
Hơn hai năm sau khi chính thức phát hành trên App Store (tháng 1/2014), GotIt! đã nắm giữ vị trí thứ 2 về lượng download trong mảng giáo dục tại Mỹ, chỉ sau iTunes U. iTunes U là sản phẩm của Apple, do đó có thể coi GotIt! là ứng dụng top 1 mảng giáo dục do bên thứ ba phát hành.
Đội ngũ GotIt! hiện có khoảng 20 nhân viên làm việc tại trụ sở chính tại Thung lũng Silicon, Mỹ và 11 người tại Việt Nam. Ở Mỹ, GotIt! thu hút được cả những nhân sự cấp cao của HP, Oracle, Google, Facebook hay Lyft .
Tuy GotIt! hiện tại mới tập trung vào cung cấp chuyên gia cho các môn Toán, Lý, Hóa nhưng về lâu dài, công ty muốn trở thành nền tảng khổng lồ cung cấp chuyên gia cho tất cả các lĩnh vực, có thể là nơi mọi người tìm đến thay cho Google hay Quora.
Tin thêm về Công ty Munchery của Trí Trần và Conrad Chu
Munchery là một trong số hàng tá công ty công nghệ khởi nghiệp trên toàn thế giới đang cố gắng phục vụ bữa ăn cho mọi người chỉ thông qua một cú chạm nhẹ trên các thiết bị di động
Tri Tran đang ngồi trong văn phòng làm việc nằm trên tầng 3 của một tòa nhà từng là một nhà kho ở San Francisco. Sinh ra ở Việt Nam và sang Mỹ cùng bố mẹ từ khi còn nhỏ, hiện anh là một doanh nhân hoạt động ở thung lũng Silicon. 4 năm trước, anh thành lập Munchery – công ty chuyên phục vụ các bữa ăn đã hoàn thiện đến từng căn hộ.
Munchery là một trong số hàng tá kỹ nghệ khởi nghiệp trên toàn thế giới đang cố gắng phục vụ bữa ăn cho mọi người chỉ thông qua một cú chạm nhẹ trên các thiết bị di động. GrubHub ở Mỹ, Just Eat ở châu Âu và Ele.me ở Trung Quốc, có thể kể đến một vài cái tên kết nối người sử dụng Internet với các nhà hàng và thực đơn phục vụ tận nhà. Những người chỉ trích nhạo báng rằng đây là “đồ ăn lười biếng”, nhưng ở Munchery có sự khác biệt. Hãng chế biến và phân phối thực phẩm theo cách có lợi cho sức khỏe.
Hiện đang hoạt động ở 4 thành phố - San Francisco, Los Angeles, New York và Seattle, Munchery có bếp ăn công nghiệp ở mỗi thành phố. Trong một buổi chiều ở San Francisco, các đầu bếp và phụ tá đội mũ trắng và đeo găng tay sạch sẽ đang đặt những miếng cá hồi nướng lên trên cơm gạo lứt. Món này được phục vụ cùng với cà rốt và đậu nành Nhật Bản, có giá 10,99 USD.
Bạn có thể chọn thịt lợn ba chỉ ăn kèm với bánh bao nhân nho cùng cải bắp cắt nhỏ và củ cải trắng với giá 10,95 USD. Có khoảng hơn 20 lựa chọn thân thiện với trẻ em với những món ăn được nấu trong những chiếc nồi đang sủi lăn tăn hoặc những lò nướng công nghiệp không gỉ có giá tới 50.000 USD một chiếc có thể điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chính xác.
Khi được nấu xong, món ăn được cho vào phòng đông lạnh, đóng gói trong những chiếc hộp ủ và chất lên xe tải để phân phối. Khách hàng có thể hâm nóng chúng chỉ trong 2 phút bằng lò vi sóng.
Munchery đã phục vụ hơn 3 triệu bữa ăn kể từ khi Tran và người bạn Conrad Chu phục vụ bữa ăn đầu tiên vào năm 2010. Công ty này đã gọi vốn được 115 triệu USD, và Tran nói rằng Munchery hiện là công ty lớn nhất cung cấp các bữa ăn tươi trong 4 thành phố mà họ đang hoạt động. Dù bí mật về kế hoạch mở rộng, anh vẫn chia sẻ hi vọng sẽ có thêm ít nhất 10 thị trường mới trong vài năm tới.
Giống như nhiều startup khác trong lĩnh vực mới mẻ là nền kinh tế phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, Munchery vẫn chưa có lãi. Đám đông các startup có vốn hùng hậu đang tranh đấu để thu hút sự chú ý là thách thức lớn nhất của Munchery. Hiện có một vài dịch vụ cung cấp các loại rau quả được đóng hộp kèm gia vị và công thức, thậm chí cũng có đối thủ cạnh tranh gửi nguyên liệu bữa tối đến nhà khách hàng.
Tuy nhiên, theo Michael Dempsey – chuyên gia phân tích đến từ CB Insights, Munchery đang ở vị trí khá thuận lợi vì sự tiện dụng. Dẫu vậy, “có tới 3 bữa ăn mỗi ngày, vấn đề là có quá nhiều sự lựa chọn. Bạn không thể độc quyền và gần như không thể tăng giá”.
Năm 1986, Tran tới Mỹ. Anh nhanh chóng hòa nhập, học tiếng Anh và sau đó có thành tích học tập khá tốt tại trường trung học. Sau khi tốt nghiệp Học viện công nghệ Massachuset, anh trở thành kỹ sư phần mềm ở California. Kết hôn khá sớm từ năm 23 tuổi với một người gốc Việt khác, anh nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình có và 2 cậu con trai.
Tuy nhiên, cuộc sống mới lại làm Tran phiền lòng: cả anh và vợ đều quá bận rộn với công việc và không có thời gian nấu nướng. Họ thường mua đồ ăn sẵn trên đường trở về nhà. “Khi còn trẻ tôi có thể ăn bất cứ thứ gì, nhưng càng lớn tuổi tôi càng nghĩ rằng mình không thể ăn những thức ăn sẵn độc hại mãi”.
Tại thời điểm đó cả nhà anh đang sống ở thành phố Union (miền Nam Oakland). Hàng xóm của họ từng là đầu bếp chuyên tới nhà khách hàng nấu các bữa ăn, đóng gói chúng và cất vào tủ lạnh để họ dùng dần. Phục vụ 1-2 nhà, người đầu bếp này có thể kiếm được 500 – 700 USD/ngày.
Tran chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc nấu ăn ở nhà với Chu và công việc của người hàng xóm khiến họ suy nghĩ. Ý tưởng về Munchery đã ra đời, và Tran cùng Chu đã nghỉ việc để theo đuổi ý tưởng.
Ban đầu, họ xây dựng một ứng dụng tương tự như Etsy (chợ bán hàng thủ công trực tuyến) nhưng là cho thực phẩm. Họ mời các đầu bếp về làm việc. Các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng vẫn còn khá nghèo nàn và Tran tự đi giao hàng bằng xe của mình.
Công việc gặp nhiều khó khăn và anh bị gia đình hoài nghi khi từ một kỹ sư tốt nghiệp MIT trở thành kẻ đi giao hàng. Đáp lại, Tran nói rằng anh cần 1 năm. Nếu sau 1 năm việc kinh doanh vẫn không hiệu quả, anh sẽ từ bỏ và quay trở lại với công việc.
Comments
Post a Comment