Tạ Ơn Với Những Kẻ Không Nhà.
Sáng Thứ Năm, ngày 23 tháng 11 năm 2017, lúc 9 giờ sáng, trên mười thành viên Nhóm Mõ Nhân Ái, đã dành thời giờ quý báu, đầu tiên của ngày lễ, phục vụ một bữa cơm thịnh soạn cho người không nhà, tại sân đậu xe thư viện Tully.
Để có một bữa tiệc tươm tất, nhiều thành viên đã phải bỏ nhiều thời giờ, công sức sửa soạn từ trước, nhất là đội ngũ nướng gà tây.
Mặc dù không biết nấu, nhưng Anh Hải đã diện bộ đồ đầu bếp phục vụ, làm khách không nhà (tưởng đầu bếp thứ thiệt) vỗ tay reo mừng, thích thú. Tuy nhiên, anh đã trổ tay nghề xả thịt những con gà tây một cách thành thạo! Cứ như một Chief Cook thật!
Bữa cơm truyền thống mừng lễ Tạ Ơn, không thiếu một món nào, thức ăn, thức uống, nóng hổi, làm nhiều khách không nhà thưởng thức rưng rưng cảm động.
Một khách không nhà với nụ cười tươi, ôm anh Hải nói lời cám ơn: “Nhờ Quý Anh Chị, chúng tôi đã hưởng được chút không khí thương yêu của ngày lễ. Happy Thanksgiving!”
Những người Homeless, còn được tặng một cái mền mới toanh, do NT Lê Đỗ, và Anh Phát Kiên Hội Thủy Quân Lục Chiến yểm trợ, chưa kể nhiều gift card mua thực phẩm do nhiều ân nhân tài trợ. Nhận những món quà quý báu này, khuôn mặt người nhận, sáng lên nét rạng rỡ thấy rõ.
Buổi cơm diễn ra trong tình thân mật gia đình, ấm cúng tình người, trong một buổi sáng chớm đông se lạnh.
Một khách không nhà khá trẻ, người VN tâm sự: “Cám ơn Quý Anh Chị Nhóm Mõ Nhân Ái, chưa kề nhiều ân nhân, không có sự giúp đỡ của quý vị thời gian qua, nhiều người tụi em sống không nổi!”
Câu tâm sự này, có lẽ là món quả quý báu nhất cho những người đã có thiện chí, thiện tâm phụng sự, vì thấy có kết quả thiết thực.
Trong tinh thần Tạ Ơn, anh Hải, xin đại diện Nhóm, chân thành gởi lời cảm tạ đến với tất cả Quý Ân nhân đã góp tay trong công tác nhân ái này, xin Thượng Đế trả công bội hâu cho Quý Vị và Gia Quyến, vì những điều tốt đẹp mà quý vị đã thực hiện cho tha nhân. Phần thưởng đầu tiên quý vị nhận được từ Thượng Đế, đó là niềm vui an bình trong tân hồn. “Bình an dưới thế cho người thiện tâm!” Cám ơn tất cả! Thanks for All You Do!
Tiệc Tạ Ơn Với Các Thành Viên Và Thân Hữu:
Lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 26 tháng 11 năm 2017, tại Nhà hàng Grand Fortune, 4100 Monterey Hwy, San jose.
Năm nay, năm kỷ niện 25 năm Thằng Mõ giúp đỡ Homeless, (22 năm cộng tác với Thực Đơn Thân Ái, 3 năm phục vụ bữa cơm, 2 ngày trong tuần trực tiếp.) Mới đó mà đã qua 1/4 thế kỷ, đi được đoạn đường dài này, là nhờ rất nhiều ân nhân tin tưởng, giúp đỡ, yểm trợ, nên mới còn tiếp tục được cho đến ngày hôm nay.
Đánh dấu con số 25, nhân dịp lễ Thanksgiving 2017, Nhóm Mõ Nhân ái có tổ chức một bữa Tiệc Tạ Ơn, như một lời cảm tạ gởi đến những Quý ân nhân đã góp công, góp của, để chương trình ý nghĩa này còn trường tồn.
Chương trình vỗ ngực tự hào “ngon lành” là chương trình độc nhất “Người tị nạn CS VN, giúp đỡ lại người Mỹ!”
Ca dao có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người.”
Hay như Lời Chúa phán:
“Phúc thay cho những ai, Ta đói đã cho Ta ăn, Ta khát đã cho Ta uống, ta trần truồng đã cho áo mặc.”
Quý Ân Nhân muốn góp tay hoặc tham dự Tiệc Tạ Ơn đặc biệt này, xin liên lạc với Anh Lê Văn Hải (408) 297-0545.
Chuyện Lạ! Thấy Mới Tin: Ma Halloween Hiện Giữa Ban Ngày, Phát Kẹo Cho Người Homeless!
(San Jose) Sáng nay, Thứ Năm, ngày 26 tháng 10 năm 2017, trong không khí mùa Ma Quỷ 2017, một con Ma xuất hiện trong buổi cơm Nhân Ái giúp đỡ người không nhà.
Sự thật, đó là Anh Lê Văn Hải, đã hóa trang thành “Ma hình con Báo”, phát từng nắm kẹo đến với những người Homeless, không khí vui nhộn bất ngờ hẳn lên, khi mọi người nhìn thấy ma! giữa ban ngày! vậy mà không thấy ai sợ hãi gì cả, nhiều người còn tươi cười, đòi chụp hình chung với con ma dữ tợn này nữa.
Đây chỉ là sinh hoạt thông thường, để mang niềm vui đến những người Bạn không phân biệt mầu da, không may mắn vào những dịp lễ hội. Giáng Sinh có Ông Già Noel phát quà, Lễ Tạ Ơn có gà tây, Tết Tây, Tết Nguyên Đán có bao lì xì đỏ….
Những bữa cơm Nhân Ái, đã được nhóm Mõ Nhân Ái thực hiện 2 ngày mỗi tuần, Thứ Năm, Thứ Sáu, tại sân đậu xe thư viện Tully, bền bỉ trên nhiều năm nay, không một tuần nào thiếu, dù nắng dù mưa.
Ngoài bữa cơm nóng hổi, người không nhà còn được tặng quần áo, vật dụng, bao thực phẩm mang đi, ít tiền mặt, mua sắm vài thứ cần thiết….
Năm nay, năm kỷ niện 25 năm Thằng Mõ giúp đỡ Homeless, (22 năm cộng tác với Thực Đơn Thân Ái, 3 năm phục vụ bữa cơm, 2 ngày trong tuần trực tiếp.) Mới đó mà đã qua 1/4 thế kỷ, đi được đoạn đường dài này, là nhờ rất nhiều ân nhân tin tưởng, giúp đỡ, yểm trợ, nên mới còn tiếp tục được cho đến ngày hôm nay.
Đánh dấu con số 25, nhân dịp lễ Thanksgiving 2017, Nhóm Mõ Nhân ái có tổ chức một bữa Tiệc Tạ Ơn, như một lời cảm tạ gởi đến những Quý ân nhân đã góp công, góp của, để chương trình ý nghĩa này còn trường tồn.
Chương trình tự hào “ngon lành” là chương trình độc nhất “Người tị nạn CS VN, giúp đỡ lại người Mỹ!”
Ca dao có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người.”
Hay như Lời Chúa phán:
“Phúc thay cho những ai, Ta đói đã cho Ta ăn, Ta khát đã cho Ta uống, ta trần truồng đã cho áo mặc.”
Quý Ân Nhân muốn góp tay hoặc tham dự Tiệc Tạ Ơn đặc biệt này, xin liên lạc với Anh Lê Văn Hải (408) 297-0545.
Thằng Mõ Kỷ Niệm 25 Năm Giúp Đỡ Ngưởi Không Nhà (Homeless)
Đội quân đầu bếp hùng hậu Thằng Mõ mỗi lần phục vụ những bữa cơm Thân Ái
Kỷ Niệm 25 Năm Thằng Mõ Phục Vụ Giúp Đỡ Những Người Không Nhà (Homeless)
*Kể từ đầu năm 2014, Thằng Mõ đã cung cấp vào mỗi Thứ Năm, Thứ Sáu hàng tuần lúc 9 giờ sáng tại parking Thư viện Tully, một bữa ăn nóng sốt và phân phát thực phẩm, cũng như vât đụng cần thiết, nhằm giúp đỡ những người sa cơ lỡ vận, bị gạt ra khỏi đời sống xã hội.
Thông Báo:
Trong mục đích góp tay xoa dịu những những thảm cảnh xã hội, của đời sống tại Hoa Kỳ, chỉ cần thất nghiệp, ly dị, làm ăn thất bại, rất dễ trở thành…homeless! (Có rất nhiều người Việt trong số này. Còn có những người một thời làm chủ nhiều cơ sở thương mại.)
Trong tinh thần “Một miếng khi đói, bằng gói khi no!” Tuần báo Thằng Mõ đã cộng tác chặt chẽ với cơ quan IRC cung cấp những bữa cơm thân ái đều đặn cho khách giang hồ trên 22 năm qua. Là một trong những đơn vị kiên trì nhất trong công tác nhân đạo này.
Nhưng gần đây, một số luật lệ thay đổi, không được giúp đỡ với số lượng Homeless lớn như ý muốn, nên TM đã tự đứng ra, tổ chức những bữa cơm, những buổi phân phát thực phẩm và những vật đụng cần thiết cho hàng trăm người Homeless ngay gần những xóm điêu tàn của họ.
Mùa Đông, mùa Lễ Cuối Năm sắp đến, đây là thời gian khắc nghiệt nhất trong năm đối với những người vô gia cư. Nhiều homeless đã qua đời nhiều nhất trong thời gian này, vì không chịu nỗi cái lạnh thấu xương, cái cảm giác cô đơn trong mùa lễ, mặc cảm vì bị gạt ra ngoài đời sống xã hội, nên đây là thời điểm cần sự giúp đỡ của chúng ta nhất!
Mùa lễ cuối năm, Thằng Mõ sẽ phục vụ các khách không nhà với lịch trình như sau:
(Mỗi buổi phục vụ gồn có hai hay ba món nóng, thức uống lạnh hay cà phê, bánh trái. Kèm theo một hộp thực phẩm và những vật dụng cần thiết, khăn ấm, áo lạnh, găng tay, mền, cho mùa đông…vv…)
-Buổi cơm đặc biệt cho mùa Lễ Tạ Ơn
-Buổi cơm đặc biệt cho mùa Giáng Sinh
- Buổi cơn đặ biệt mừng Tết Tây, Tết Ta Năm Mới.
Và bắt đầu từ tuần lễ đầu năm này (2014), mỗi Thứ Năm, Thứ Sáu hàng tuần, đều có phục vụ những bữa ăn và phân phát quà như trên.
Sở dĩ thực hiện được liên tục trong công tác nhân đạo, ý nghĩa này 25 năm, là nhờ vào tấm lòng ủng hộ thường xuyên của những mạnh thường quân, thân hữu và nhiều độc giả yêu mến tờ báo. Chưa kể có những ông bà cụ qua đời vẫn để lại những tấm chi phiếu lớn giúp đỡ công tác.
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.”
Mong Quý Vị mở lòng, góp tay yểm trợ:
Chi phiểu ủng hộ xin đề: Thằng Mõ
Memo: Giúp Đỡ Homelees.
Gởi về: 918 S. First St. San Jose Ca 95110 (Danh sách Quý Ân Nhân sẽ được đăng trên báoTM)
Mọi chi tiết xin liên lạc: Lê văn Hải (408) 297-0545.
Xin Thượng Đế trả công bội hậu cho những gì tốt đẹp mà Quý Vị đã làm trong mục đích giúp đỡ tha nhân khốn khổ.
Chân thành cảm tạ.
Lê Văn Hải.
Rất nhiều khách giang hồ còn rất trẻ, xã hội Hoa kỳ rất khắc nghiệt, chỉ cần thất nghiệp mấy tháng, là có thể bị loại ra khỏi đời sống …..xã hội bình thường! Mất xe, mất nhà, ly dị là…thành Homeless!
(Điển hình một phần quà do Thằng Mõ mỗi lần tổ chức: Bữa cơm 2 món nóng sốt, thùng thực phẩm, bao vật dụng, ngày lễ còn kèm theo bao lì xì!)
Hình ảnh Homeless! Người không nhà! Bóng tối nhức nhối lương tâm phía sau ánh hào quang giầu có của thung lũng điện tử nổi tiếng nhất thế giới: Silicon!
* Dựa vào chỉ số Silicon Valley Index, BI cho biết khu vực này đứng thứ 5 về lượng người vô gia cư tại nước Mỹ và trong 3 năm qua tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ.
Sau đây là những bức ảnh được trang tin tức này thực hiện đối với những con người sống trên đường phố khắp thành phố San Jose khắc họa phần nào cuộc khủng hoảng vô gia cư diễn ra ngày càng nhức nhối tại thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon hiện đang bùng nổ với 92.000 việc làm và 46.000 công ty mới được tạo ra hằng năm. (Dắt đầu thế giới về kỹ thuật điện tử)
Những chuyến xe bus phục vụ tới tận các vùng ngoại ô khiến các ngôi sao giới công nghệ có thể sống hạnh phúc tại Thung Lũng Silicon và những khu vực đáng mong ước khác.
Trong khi giá bất động sản tăng nhanh chóng là điều tốt cho một vài người thì nhiều người khác ngày càng chật vật để sống tại thiên đường công nghệ này.
Điều này cũng phần nào giải thích về các cuộc biểu tình diễn ra xung quanh những chiếc xe bus của Google.
…và số lượng ngày càng nhiều người gắn liền cuộc sống của mình trên những con phố.
Sự đối lập giữa vẻ hào nhoáng tại thung lũng Silicon và cuộc sống vô gia cư là mảng tối nhất của cuộc bùng nổ công nghệ.
Mặc thành phố bỏ ra 165 triệu USD mỗi năm để chiến đấu với tình trạng này nhưng lượng người vô gia cư của thành phố này rơi vào khoảng hơn 6.000 trong 1 thập kỷ qua. Và con số ngày đang tăng lên.
Theo một vài ước tính, gần 1.000 trẻ em và thanh niên cũng sinh tồn trên những con phố tại thung lũng Silicon.
Nó không chỉ là tình trạng thiếu nhà ở mà còn tạo ra những vấn đề tồi tệ hơn.
Các chủ nhà tại thành phố hiện đang sử dụng lỗ hổng trong luật pháp về kinh doanh cho thuê nhà có tên Ellis Act để đuổi những cư dân lâu năm.
Khi một dự án 60 căn hộ với giá phải chăng mở ra vào năm 2014, đã có hơn 2.800 người tham gia ghi danh. Nhu cầu nhà ở đang quá tải.
Ở những nơi khác, cuộc sống ngày càng khó khăn với người vô gia cư. Palo Alto gần đây cấm người dân ngủ trong xe của họ và trung tâm cộng đồng Cubberley cũng gây tranh cãi khi cắt đi việc cho phép tắm.
Chỉ với vài lựa chọn khác, những người vô gia cư dịch chuyển xa hơn về phía nam thung lũng Silicon để đến với “The Jungle” tại San Jose. (Nay đã bị xóa sổ)
The Jungle là khu vực rộng hơn 26 ha thuộc thành phố San Jose, tập trung những người cảm thấy họ không còn chốn nào để đến. Người đàn ông có tên Rodney này đang đứng trước căn lều tạm của
mình.
Những khu nhà ở chuột mọc lên nhanh chóng, tăng gấp đôi so với mùa hè năm ngoái với khoảng 300 người sinh sống.
Điều kiện sống tồi tệ với ma túy, bạo lực, bệnh nhân tâm thần nghiêm trọng hay những cuộc tấn công tình dục kinh hoàng.
Tại thung lũng Silicon có nhiều cựu binh vô gia cư hơn bất cứ đâu trên nước Mỹ và có nhiều người đang sống tại The Jungle.
Các văn phòng địa phương gửi những đội y tế tới đây hàng tuần để điều trị cho các bệnh nhận trong vùng trên xe lưu động nhưng nhu cầu không bao giờ kết thúc.
Những tổ chức phi lợi nhuận địa phương đang cố gắng làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ thở hơn bằng việc cung cấp chỗ ở, tạo cầu nối để họ quay về cuộc sống trước đây.
Đây cũng là thời gian áp lực đóng cửa các trại vùng The Jungle. Chính quyền liên bang vừa gửi đơn kiện tới San Jose vào ngày 20/3/2014 về việc thành phố này cho phép cư dân duy trì The Jungle.
Trong buổi thảo luận mới có ý kiến cho rằng nên để những người vô gia cư vào các nhà nghỉ địa phương tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Hiện nay khu vực công nghệ cao nhất nước Mỹ phải chấp nhận một con số gây shock về lượng cư dân địa phương tại đây đang sống thiếu những quyền con người cơ bản.
|
Dàn đầu bếp “khủng! “ (Vì Anh Lê Văn Hải, cũng là Trưởng trong Hướng Đạo, nên hầu hết lần nào cũng có các em Hướng Đạo góp tay)
mỗi khi tuần báo Thằng Mõ lên ca phục vụ bữa ăn cho người Homeless, bền bỉ hơn 22năm!
Thăm Làng Homeless SAN JOSE và Người Bất Hạnh Không Nhà Gốc Việt!
(12/28/2013) Lê Bình
Ở giữa những hàng cây trụi lá, hoặc bên cạnh một giòng suối có nước lững lờ trôi có những chiếc lều màu xanh da trời sáng rực lên, hoặc trên chiếc cầu bắt ngang con suối có người thiếu nữ đang ngồi giặt áo… Thật hữu tình, rất thơ mộng và thậm chí như cảnh thiên đàng, như vườn lộc uyển… Khi nhìn vào những tấm hình chụp từ xa; nhưng, đến gần, đến thật gần thì đó là những chiếc lều vải sắp rách nát, là những tấm bạt ny-long trùm lên những tấm cát-tông xiêu vẹo…Đó là những mái nhà, là “mái ấm” của hàng trăm gia đình đang sống giữa lòng thành phố trong ngày Giáng Sinh 2013. Họ là Những Kẻ Không Nhà (homeless)
Con suối mang tên Coyote Creek bắt nguồn từ Gilroy hay Morgan Hill, hoặc từ xa hơn nữa đâu đó trong rặng Santa Cruz Mountain bạt ngàn thông xanh vi vút. Con suối đó đi ngang qua thành phố San Jose để nhập chung vào với giòng Guadaluppe River. Chỗ “giáp nước” đó nằm dọc xa lộ 280 South có con đường Story Rd. chạy theo hướng Đông Tây, và ở đó có khu rừng cây um tùm rậm rạp. Khi lái xe ngang qua đường Story, nơi ngã ba Senter Rd. một bên là sở thú Happy Hallow Zoo, và một bên là ngôi làng.
Phái đoàn cứu trợ tới, Khu đất trống nhộn nhịp như một ngày hội chợ, người sa cơ lỡ bước đã đến để dùng bữa ăn trưa, nhận quần áo. Thức ăn có cơm trắng, thịt nướng, rau trộn và trái cây, nước uống, v.v... Những người không nhà vui vẻ chuyện trò và tỏ lòng cảm ơn cộng đồng Việt Nam. Anh Hào Thái cho biết: “Việc làm nầy nhằm chia xẻ một chút khó khăn khi họ gặp cảnh khổ.”
Đi một vòng xuống khu rừng cây hai bên bò suối. Dòng suối có nước chảy róc rách, cây khô trụi lá, những căn lều bạt đủ màu sắc giăng kín khu rừng. Trong đó có nhiều người độc thân, người có gia đình, đàn ông, thanh niên, phụ nữa và em bé. Cuộc sống có khó khăn và bất tiện. Không nước, không điện, không nhà, không có cả những phương tiện tối thiểu để nấu ăn. Những căn lều tạm bợ cất lên dưới những tàn cây bằng vật liệu kiếm được từ những đống rác, hoặc xin từ nhà thờ. Có rất nhiều chiếc xe đi chợ (cart) bỏ lăn lóc chung quanh, và những đống bao ny-long, vật liệu phế thải, v.v... Những người sống nơi đây kiếm tiền bằng cách đi xin, hoặc lượm rác, bao bị, võ chai….bán cho các công ty thu mua phế liệu tái chế biến (recycle).
Cuộc sống tuy có khó khăn nhưng họ vẫn cố tạo cho đời sống những tiện nghi tối thiểu, và cố gắng sống một đời sống bình thường. Ngày lễ đến, cũng có cây thông Giáng Sinh, có hang đá, có giây kim tuyến trang hoàng trên các cành cây. Đều khó khăn nhất nơi đây là nước uống, nước tắm giặt, và việc chăm lo sức khoẻ. Có người cho biết tắm giặt ở nơi vòi nước công cộng, hoăc trong mùa mưa dùng nước dưới suối. Cuộc sống tuy cam go khổ cực, nhưng họ vẫn có những tôn trọng sự riêng tư; không phải tất cả xuống đây đều xô bồ hổn độn. Cũng có những nơi “màn che trướng phủ” có những riêng tư và không muốn ai xâm phạm. Không phải tất cả đều đến nhận thức ăn ủy lạo trong ngày lễ; họ cũng có lòng tự trọng, và không muốn tiếp xúc với người lạ.
Có khoảng trên dưới 200 người sống trong khu rừng nầy, trong số đó có khoảng 10 người Việt Nam. Ông John, mới đến cư trú nơi nầy khoảng vài tháng, ông đến từ San Diego. Ông nói “Tôi lưu lạc đến đây không bạn bè không người thân” Hỏi lý do đưa ông đến nơi nầy, ông trả lời bằng nụ cười buồn. Anh Richard, anh Sam đến đây được vài tháng, chỉ chiếc lều nói “Gia tài của tôi là 8 chiếc mền. Đủ ấm rồi.” Họ không muốn đề cập đến lý do đưa đầy họ vào cảnh khốn cùng.
Người Việt Nam chiếm riêng một góc rừng, dưới chiếc cầu sắt. Nơi đây hơi ẩm thấp và thiếu ánh nắng. Khi tôi đến, anh Nguyễn Phúc Ân đang phơi những chiếc mền, và trang trí gốc cây nơi anh chọn làm “nhà” bằng những cành cây kết nối với nhau thành chiếc cổng hình vòng cung. Phúc Ân cho biết: “Cháu ở Mỹ được 26 năm. Đến Hoa Kỳ với bà nội lúc 8 tuổi.” Ân noí thêm “Ở đây là khổ rồi. Nhưng mà phải chịu vậy thôi. Mỗi con người có một số phận khác nhau.” Em tâm sự có gia đình ở VN, có mồ mả ông bà cũng muốn về thăm một lần nhưng chưa được. Anh Nguyễn Văn Bê, trên 30 tuổi, chưa có gia đình sống trong “làng” vài năm nay, không có việc làm. Anh ít nói. Với Nguyễn Phúc Ân thì cởi mở hơn. Ân tâm tình “Đừng nghĩ rằng tất cả những người sống dưới suối là hút xách, bậy bạ đâu. Cũng có một ít thôi..” em chỉ một căn lều trên triền dốc “Đó là thằng quậy nhất ở đây. Nó hút, nó say, nó làm bậy… nhưng số đó không nhiều. Mình ở đây phải lo giữ gìn. Có ai muốn xuống đây đâu. Cháu nói là mỗi người có mỗi cảnh đời khác nhau…” Ân cho biết Ân sẽ rời nơi đây sớm nếu có cơ hội. Em đã khóc khi tâm tình. Và dường như em có điều chi đó khó giải bày. Thân thể Ân hơi ốm, cao, có xâm hình chi đó trên ngực phía trái. Ân nói tiếng Việt tiếng Anh lẫn lộn và rất rõ ràng mạch lạc. Qua câu chuyện, có thể cho thấy em có chút bất mãn đời sống, em nói nhiều, nhưng em có niềm tin vào đấng thiêng liêng.
Cũng trong khu rừng nầy, con người muốn vươn lên để thoát ra khỏi “cơn bĩ cực”. Trên chiếc vĩ sắt bắt ngang dòng suối, có một cô gái bận chiếc áo đầm trắng, lịch sự đang ngồi rửa mặt và trang điểm, có thể cô ta có một cái hẹn trong đêm Noel chăng? Không biết cô ta đang nghĩ gì, nhưng qua cách phục sức, và cách chăm sóc sắc đẹp, có thể trong lòng cô cũng có ước mơ rất bình thường như những con người khác. Một tình yêu, một cuộc sống tươi đẹp…?
Ở Hoa Kỳ có hàng triệu con người vô gia cư. Có hàng triệu cảnh đời khác nhau. Và có bao nhiêu người là có bấy nhiêu lý do để đưa họ đến cảnh khốn cùng. Dù sung sướng, hay đau khổ. Con người là một tạo vật của Thượng Đế.
Ngày hôm nay, cách đây hơn 2000 năm Chuá Giáng Sinh làm người là muốn chuộc tội cho thiên hạ. Cầu xin Giáng Sinh nay nay sẽ có ít người chịu cảnh khổ.
Ai bảo Mỹ là thiên đàng đâu?
Lê Bình
Comments
Post a Comment