Người Việt kêu gọi tẩy chay Ông Tập Cận Bình.

APEC Việt Nam 2017: 
Người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam cuối năm 2015.
Người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam cuối năm 2015.

Một nhà hoạt động trẻ ở trong nước hôm 9/11 lên tiếng kêu gọi phản đối chuyến thăm Việt Nam, nhất là chặng dừng ở Đà Nẵng, của Chủ tịch Tập Cận Bình, vì những hành động anh gọi là “phi pháp” của Bắc Kinh ở Biển Đông.
"Còn tôi, trong tư cách một công dân Việt Nam, tôi dứt khoát không hoan nghênh sự hiện diện của ông ấy ở Đà Nẵng, cũng như bất kỳ phần lãnh thổ nào của Việt Nam, chừng nào mà Hoàng Sa và Trường Sa còn bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép." Anh Nguyễn Anh Tuấn nói.

Anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên Facebook: “Chỉ còn vài ngày nữa (11/11), ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Cộng, Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Quốc, sẽ đặt chân đến Đà Nẵng, nơi mà một phần lãnh thổ thiêng liêng - Hoàng Sa - đã từng bị cướp bằng vũ lực và giờ đây vẫn còn bị chiếm đóng phi pháp bởi quân đội Trung Quốc”.
Anh viết tiếp: “Chính phủ Việt Nam có thể hoan nghênh ông Tập vì muốn làm tốt vai trò của chủ nhà APEC. Đấy là việc của họ. Còn tôi, trong tư cách một công dân Việt Nam, tôi dứt khoát không hoan nghênh sự hiện diện của ông ấy ở Đà Nẵng, cũng như bất kỳ phần lãnh thổ nào của Việt Nam, chừng nào mà Hoàng Sa và Trường Sa còn bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép”.

Dòng trạng thái kèm theo hình ảnh công trình xây dựng của Trung Cộng trên bãi đá Gạc Ma mà Bắc Kinh chiếm giữ sau trận hải chiến đẫm máu với Việt Nam đã được hàng trăm người, trong đó có nhiều nhà hoạt động khác, “like” (thích) và bình luận.

Tin cho hay, sau khi dẫn đầu phái đoàn Trung Cộng tới tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng, ông Tập sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước ở Hà Nội từ ngày 12 đến 13/11.

Đây là chuyến cồng du nước ngoài đầu tiên của ông Tập sau khi được tái bầu làm tổng bí thư và chủ tịch quân ủy trung ương tại Đại hội Đảng 19 tháng trước.

Trả lời VOA tiếng Việt, anh Tuấn nói rằng anh “mong mọi người lưu tâm hơn về những thách thức mà đất nước đang và sẽ đối mặt trong bối cảnh Trung Quốc không ngần ngại che giấu tham vọng bá quyền của nó dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình”.
"Tôi muốn mọi người nhớ rằng dù có hiếu khách đến cỡ nào thì vẫn không được quên rằng một phần bờ cõi quốc gia vẫn đang bị chiếm giữ trái phép bởi quân xâm lược." Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn nói.

Anh cũng “muốn mọi người nhớ rằng dù có hiếu khách đến cỡ nào thì vẫn không được quên rằng một phần bờ cõi quốc gia vẫn đang bị chiếm giữ trái phép bởi quân xâm lược”.
“Với những người hoạt động, hay bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề này, mong mọi người tìm bất kỳ cách thức nào để tỏ rõ thái độ,” nhà hoạt động trẻ nói.
Đây không phải là lần đầu tiên chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động.
Cuối năm 2015, nhiều người đã biểu tình chống ông Tập cũng như chính sách của Trung Quốc về Biển Đông nhưng đã nhanh chóng bị giải tán.
Trong khi đó, chính quyền khi ấy đã bắn 21 phát đại bác từ Hoàng thành Thăng Long để chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Chuyến thăm của Tập trùng thời điểm với chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chuyến thăm của Tập trùng thời điểm với chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cùng ngày nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn lên tiếng trên mạng xã hội, tờ Nhân dân đã đăng một bài viết được cho là của ông Tập, có tựa đề “Mở ra cục diện mới hữu nghị Trung - Việt”, trong đó ông viết rằng “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi núi liền núi, sông liền sông, gắn bó như môi với răng”.

Bài viết mà cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam nói là được lãnh đạo Trung Quốc gửi đăng còn kêu gọi “kiểm soát các mâu thuẫn và bất đồng, kiên trì hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi núi liền núi, sông liền sông, gắn bó như môi với răng.
Ông Tập Cận Bình viết trên báo Nhân Dân.
“Chúng ta cần thực hiện toàn diện và hiệu quả ‘Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông’, tích cực thúc đẩy tham vấn về ‘Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông’, cùng nhau giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Ðông”, chủ tịch Trung Quốc viết.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập trùng thời điểm với chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhận định về điều này, giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu về Việt Nam, nói với VOA tiếng Việt: “Diễn biến này quan trọng vì Việt Nam muốn duy trì sự tự chủ của mình và tránh rơi vào quỹ đạo của bất kỳ cường quốc nào”.

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất