CHI TIẾT VỤ NỖ TẠI ĐÀI PHÁT THANH HUẾ ĐÊM PHẬT ĐẢN 8/5/63.


Tôi thấy trên diễn đàn này (các diễn đàn điện tử) có một số cây bút chuyên nghiệp chửi nhau về Tôn giáo , người thì Chửi Thiên Chúa Giáo, người thì Chửi Phật giáo, tôi nghĩ rằng cả hai  thành phần này đều có đạo cả ( tức là Con Chiên và Phật Tử) . Nhưng vẫn thấy nhiều nhất là thành phần bên Phật tử tài chửi bên đạo Thiên Chúa Giáo  rất chuyên nghiệp. Xét ra thì những thành phần cả hai bên lúc còn ở trong nước trước 1975 dù lớn hay nhỏ cũng có lon lá, công ăn việc làm , những gia đình này từng sống trải qua ít nhất là hai chế độ từ Đệ Nhất Cộng hoà của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến hết Đệ Nhị Cộng Hoà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Suốt  hơn 20 năm ăn cơm và lãnh lương Việt Nam Cộng Hoà những người "anh hùng chửi" này đã nín thở lội qua sông, không làm được một việc gì để trả nợ cho Tổ Quốc khi lâm nguy? thì họa mất nước vào tay Cộng sản xông đến," tẩu vi thượng sách" , đó là chạy, không chạy sao lại có mặt hôm nay tại đây?. Sống trên đất Hoa Kỳ thời gian kéo dài qúa rảnh rổi , ngoài việc phải chấp nhận kiép làm "cu-li" để nuôi sống gia đình và bản thân, nay cũng đã luống tuổi, chống Cộng sản bằng mồm thì vô vọng, nếu ở không thì sợ bị mang tiếng " Nhàn Cư Vi Bất Thiện" ....nên phải kiếm chuyện để làm, mấy ngài chống đạo Thiên Chúa Giáo thì lục lọi chồng Thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước, sưu tra lại mấy ông Giáo Hoàng ra sắp xếp hệ thống mà chửi, tức giận Tổ tiên và Ông cha của mình ngày trước tại sao ngu, bạc nhược để cho Thực dân Pháp xâm lược và kéo theo mấy ông Cố đạo vào truyền đạo Thiên Chúa  tại Việt Nam để có biết bao triệu người dân Việt Nam đã trở thành Tam Đại Việt Gian mà cũng có thể Tứ Đại Việt Gian.... chứ không riêng gì một giòng họ nhà NGÔ ĐÌNH ? còn mấy ngài bên Thiên Chúa Giáo thì không tìm được trong các pho Kinh Phật được gì ngoài việc đánh trả lại Nhóm Giao Điểm của ông Trần Chung Ngọc (đã chết) một nhóm chửi Đạo Thiên Chúa long trời lỡ đất....Sau cuộc chiến mất nước, sống lưu vong , khi chạy mang theo được một mớ Học Thức còn sót lại sau khi vất bỏ tất cả đó là kiến thức Văn Hoá Chửi ! tôi lấy làm tiếc không biết những người này có viết Di Chúc Chửi để lại trong Gia Phả cho con cháu trong gia đình để con cháu tiếp tục chứ không thì mất nghề chửi gia truyền tiếc lắm.
     Tôi vốn là một Phật Tử qui y Tam Bảo từ năm lên 5 tuổi, hồi đó anh em tôi còn nhỏ, sau khi mẹ tôi nửa đêm thuê thuyền vượt Phá Tam Giang trốn Việt Minh vào Huế, ba tôi thì sau khi Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, ông cũng cởi áo triều Nguyễn về và được Pháp mời vào ngành Hỏa  Xa, Trưởng Ga Huế (vậy là ba tôi cũng bị bọn Việt Minh lên án thuộc Việt gian theo Tây? ),  mẹ tôi dẫn chúng tôi lên Chùa Báo Quốc Huế xin phát nguyện Quy Y với ngài Bổn Sư Thích Thanh Trí mà Phật Tử hay gọi ngài là Thầy Sự rất thân mật . Tướng Ngài to cao phương phi, hiền lành, nét mặt Ngài tương tợ như mặt Hoàng Đế Bảo Đại....dù sai biệt cũng chỉ 8 Lạng với 1/2 cân. Tôi lớn lên dần bên cạnh ngôi Bảo Quốc Cổ Tự đó, thỉnh thoảng tôi chứng kiến bà Đức Từ Cung mẹ Vua Bảo Đại lên Chùa lễ Phật, vì tôi được biết Chùa Bảo Quốc là có bàn tay của bà xây dựng lên ...Năm lên 7 tuổi một đêm tối trời 12 giờ đêm bọn Việt minh vào nhà bắt ba tôi đi và giết cách đó 3 km, sáng hôm sau mẹ tôi đi tìm xác ba đem về, hai anh tôi tình nguyện vào Quân đội Quốc gia Việt Nam .Tôi lớn lên và vì sự nghiệp phải xa Huế từ 1964 thế rồi sau năm 1975 thời cuộc thay đổi...tôi vào trại tù Việt cộng 13 năm sau mới ra về (1988). Tôi được nghe tin Ngài Thích Thanh Trí đã chết vì một tai nạn trên đường từ Saigon trở về sau chuyến đi họp , được biết tai nạn là do sự "sắp xếp" trên đoạn đường từ phi trường Phú Bài lên Huế . Thuở còn thời học sinh rồi sinh viên tại Huế...tôi đã trải qua các biến cố lịch sử xãy ra trên đất Huế, ngày mà toàn dân miền Nam vui mừng mở hội khắp nước đón chào mừng người ta gọi là Chí sĩ Ngô Đình Diệm về nước, xây dựng nền Cộng Hoà tại Miền Nam Việt Nam mỡ đầu một kỷ nguyên mới hoà bình độc lập, Tôi vào Hướng Đạo Sinh thiếu đoàn Trường Sơn năm 1956 và đoàn Sinh viên Phật Tử thuộc Chi đoàn Viện Hán Học Đại học Huế 1962, từng đi cứu trợ đồng bào bị thiên tai bảo lụt khắp các tỉnh  miền Trung trong các sinh hoạt của Hướng đạo và sinh viên Phật tử.
 Cuộc đấu tranh của "Phật giáo" 1963 chống chính quyền đệ nhất Cộng hoà xãy ra, tôi tích cực tham gia ngay từ giờ phút đầu cho đến khi nền đệ nhất Cộng hoà sụp đổ 1963, tôi và tất cả thanh niên học sinh sinh viên Huế thời bấy giờ hăng hái tham gia vì cho rằng đấu tranh đòi hỏi một nền tự do dân chủ công bằng chống độc tài là cần thiết, là đấu tranh có chính nghĩa...dù phải trả một giá rất đắt tuổi trẻ cũng chấp nhận....nhiều đêm dưới ngọn đèn dầu hoả, tôi ngồi  vào bàn học, ngôi nhà rung chuyển, bàn học rung rinh bởi những quả đạn pháo Cối và 122 ly của Việt cộng từ xa xôi ven thành phố Huế rót về rơi rớt bừa bãi chết nhiều gia đình vô tội, cứ đêm đêm rãi rác bên ven đường trong thôn xóm những xấp truyền đơn của Mặt Trận Giãi Phóng Miền Nam thả rơi kêu gọi nhân dân miền Nam vùng dậy chống chế độ Ngô Đình Diệm, tôi thấy một xã hội bất ổn đã bắt đầu . Lật từng trang sách Sử, không phải bất cứ ai đi kháng chiến chống Thực dân Pháp cũng đều là Việt Minh? những người quốc gia rõ ràng ngây thơ đã bị bọn Việt Minh tuyên truyền lợi dụng lòng yêu nước , họ biến thành đánh giặc thuê cho Việt Minh tức là Cộng sản sau này.....tôi và đa số các bạn tôi tham gia vào phong trào tranh đấu của Phật giáo do Thượng Toạ Thích Trí Quang lãnh đạo mục đích chúng tôi không phải để lật đổ chế độ Cộng hoà Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Miền Nam , nhưng trớ trêu thay chính chúng tôi đã tiếp tay cho một âm mưu của Cộng sản Hà Nội qua hệ thống Phật giáo đang bị nằm trong tay của một số tu sĩ Phật giáo đang có thế lực tại Thừa Thiên Huế lãnh đạo . Người Phật tử khi quy y chịu phépTam Quy : Quy Y Phật, Quy Y  Pháp, Quy Y Tăng, cho nên bất cứ điều gì Thầy ( Tăng) nói ra là đúng, là vâng lời và thi hành vì đó như là sự truyền đạt lại lời Phật dạy. Biến cố mùa Phật Đản 1963 tại Huế là một dấu ấn ăn sâu vào ký ức  tôi không bao giờ quên được vì lúc bấy giờ tôi là một sinh viên Phật tử mới 21 tuổi có mặt từ giờ phút đầu tiên khi chiếc xe Lambretta 3 bánh cắm cờ Phật giáo chạy khắp các ngõ đường trong Thành Phố Huế kêu gọi đồng bào Phật tử hãy nhanh chân tập trung về Đài Phát Thanh Huế; để yêu cầu chính quyền Thừa Thiên Huế phải cho phát thanh lại cuốn băng buổi lễ Phật đản đã được giáo hội tổ chức long trọng tại Phu Văn Lâu sáng hôm đó cùng ngày 8/5/1963 tức là 15/4 âm lịch. (thông  lệ hàng năm đại lễ Phật đản tổ chức xong tại Phu Văn Lâu rước Phật từ đó lên Chùa Từ Đàm , đoàn người đi dẫn đầu đã sắp đến Chùa mà cái đuôi vẫn còn bên kia cầu Trường Tiền tức là trước Nha Thông Tin Trung Việt , và buổi tối Phật tử sẽ được nghe lại trên Radio của mình qua đài phát thanh Huế phát lại. Nhưng năm nay (1963) mới 3 giờ chiều đã có tin từ Chùa Từ Đàm thông  báo cho tất cả Phật tử biết là buổi phát thanh đại lễ Phật đản  đã bị chính quyển Thừa thiên Huế cấm. Đó là lý do Chùa Từ Đàm  theo lệnh của Thượng Toạ Thích Trí Quang huy động Phật tử toàn tỉnh bắt đầu cuộc nỗi dậy đòi hỏi...rồi từ đó dẫn đến cuộc đấu tranh đổ máu và giật sập nền đệ nhất Cộng hoà của Chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông Giám đốc Đài phát thanh Huế là nhạc sĩ Ngô Ganh không có quyền quyết định, ngay cả ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn văn Đẳng cũng bất lực trong lúc đó phía chùa Từ Đàm thì Thượng Toạ Thích Trí Quang  đang có mặt trong đài với người thư ký bí thư Nguyễn Khắc Từ và một huynh trửơng gia đình Phật tử Từ Đàm tên là Nguyễn Trực con trai cụ Nguyễn Hoài Nghị viên Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên luôn sát bên cạnh Thượng Tọa Thích Trí Quang. Thành phố Huế bắt đầu buổi chiều hôm đó 8/4/63 trở nên hổn loạn, mọi sinh hoạt tưởng chừng như bị ngưng trệ, phía chợ Đông Ba các bà bán hàng đóng cửa sớm, chuyền miệng nhau kéo qua Đài Phát Thanh Huế để đòi hỏi chính quyền phải cho phát thanh lại buỏi lễ Phật đản , đồng bào các nơi lũ lượt kéo nhau về phía Đài Phát Thanh , đồng bào trong Thành Nội, dưới Đập Đá, bên Gia Hội, An Cựu, Ga Huế Nam giao hừng hực kéo về phía đài, đứng chật cả từ trong sân Đài tràn ra ngoài đường Lê Lợi , choáng ngập cả một nữa cầu Trường Tiền, giao thông hoàn toàn dừng lại tại chỗ. Buổi phát thanh chiều và tối hôm đó của Đài hoàn toàn bị gián đoạn vì hệ thống loa phát thanh trước Đài thường lệ hoàn toàn không hoạt động nhường lại cho tiếng nói của Thượng toạ Thích Trí Quang thỉnh thoảng lên tiếng nhắc nhở đồng bào bên ngoài hãy bình tỉnh và giữ trật tự, kiên nhẩn chờ đợi thầy và phía chính quyền đang giải quyết. Khoảng 6.30 chiều một cậu thiếu niên Phật tử ở Bến Ngự leo lên giàn hoa giấy trước mặt thềm Đài, đứng trên cao, câụ bé phất ngọn cờ Phật giáo nhiều lần được đồng bào tại chỗ vỗ tay hoan hô, có nhiều tiếng nói - xe phun nước cứu hoả đến , rồi xe Cảnh sát đến, tất cả đều đậu tại chỗ phía bên kia bùng binh từ đường Duy Tân đến đầu múi cầu Trường tiền trước mặt Khách sạn Morin sau này là Đại Học Văn Khoa.Tình hình vẫn yên tỉnh,  tuy Phật tử nóng lòng muốn biết kết quả sự giài quyết giữa Thượng toạ Thích Trí Quang và Chính quyền Thừa thiên nên không hề có hành động gì qúa đáng xảy ra cũng nhờ luôn có lời nhắc nhở của Thụong toạ Trí Quang phát ra từ trong Đài. Đây không phải là biểu tình cũng không phải là đấu tranh bạo động một mất một còn mà theo lời giải thích của Thượng Toạ Thích Trí Quang thì chúng ta đến để bày tỏ nguyện vọng với chính quyền thực hiện đúng quyền lợi của giáo hội hằng năm được tổ chức và cử hành đại lễ Phật đản không thay đổi. Trời sập tối , đèn điện đường rực sáng, trời tháng tư Huế nóng càng nóng thêm vì hơi người quá đông đứng chen chúc nhau, ngoài đường có tiếng loa phóng thanh phát ra - yêu cầu đồng bào giải tán đề nhường đường cho xe cộ giao thông , loa phát ra nhiều lần nhưng đồng bào vẫn đứng tại chỗ, khoảng 9 giờ tối thì xe phun nước bắt đầu, những vòi nước phun ra về phía đồng bào đang đứng trên múi cầu Trường tiền mục đích để mỡ đường giao thông từ Hữu ngạn qua Tả ngạn, có tiếng đám đông cười nói - mát qúa , phun nữa đi ....cùng lúc đó thì trong Đài tiếng của Thượng Toạ Thích Trí Quang trên máy - ông Tỉnh Trưởng Thừa thiên sắp đến Đài , yêu cầu Phật tử hãy lập hàng rào mở đường đón ông Tỉnh Trưởng vào. Tôi vội yêu cầu những người tại đó cầm lấy tay nhau rẽ ra hai hàng rộng chừng một mét từ ngoài cổng đài bắt đầu từ đại lộ Lê Lợi vào đến cửa chính bước vào trong Đài. Bây giờ tôi mới thấy ba chiếc xe bọc thép 6 bánh cao su (mỗi bên ba bánh ?) dừng lại đậu bên kia đường Lê Lợi ngay cửa vào sân Đài (đường Lê Lợi nằm phía tay trái của Đài Phát Thanh nhìn từ phía múi cầu Trường tiền vào), chi đội này gọi là xe "Com-băn-ca" của Quân Trấn Huế do Thiếu úy Vũ Thế Hùng chỉ huy hôm nay hộ tống ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng từ Tư dinh Tỉnh Trưởng đến Đài Phát Thanh, còn bình thường thì chi đội xe này làm nhiệm vụ tuần tra trong Thành Phố hằng đêm . Ông Tỉnh Trưởng đi bộ từ ngoài đường Lê Lợi vào , theo ông có bốn Hiến binh mũ đỏ và hai huynh trưởng Phật tử cùng vào, tiếng hoan hô và vỗ tay chào đón ông Tỉnh Trưởng nỗi lên kéo dài từ ngoài đường vào, bỗng có một hay hai người nào đó nhào ra giựt mủ ném và xô đẩy mấy anh Hiến binh rồi nói - đánh chết cha nó đi . chúng tôi vội can thiệp và hai anh huynh trưởng Phật tử vội đưa ông Tỉnh Trưởng bước lên các bậc tam cấp vào Đài, tôi thấy cửa Đài hé mở , ông Tỉnh Trưởng vừa lọt vào cửa xong thì một tiếng nỗ phát ra ngay góc trái mặt trước của Đài, cuộc hổn loạn bắt đầu, mọi người chạy tán loạn , tôi đứng sau cái cột bê tông trước đài nhìn về phía tiếng nỗ mới phát ra, tôi không rành vũ khí đạn dược vì còn là sinh viên nên không biết đó là thứ gì ? mìn, lựu đạn, TNT, Bom ...v....v....và ai đã gây ra tiếng nỗ đó ? chỉ biết và nghe một tiếng nỗ duy nhất tại đó, tiếp theo sau đó là những loạt súng bắn từ phía ngoài đường, những lằn đạn bay lên trời (bắn chỉ thiên) nhận ra rất rõ vì có tia lửa bay lên nối đuôi nhau. Xe Cứu hoả tiếp tục phun nước, đồng bào hoàn toàn giải tán, trong Đài có tiếng ông Tỉnh Trưởng nói ra trên máy - Tôi là Tỉnh Trưởng Thừa Thiên yêu cầu anh em công lực ngưng phun nước vào đồng bào....một số ra về một số khi chạy lạc hướng nên núp lại trong các hẻm , đường nhỏ hoặc gốc cây thập thò nghe ngóng....một chiéc xe Cảnh sát chạy vào sân Đài lúc này đã hết người, xe Cứu thương từ Bệnh viện Trung Ương Huế đến họ thu dọn các nạn nhân bị thương và chết ngay tại nơi tiếng nỗ trong góc trái của Đài, tôi xem đồng hồ đã 11 giờ 30 đêm, một số xe đạp vất bỏ lại tại chỗ được anh em cảnh sát hoặc lính thu dọn qua một bên , xe cứu hoả tiến vào xịt nước rửa tại chỗ. Tôi rời Đài qua đứng trước Nhà Thuốc Tây Lê đình Phòng theo dõi tình hình, đường Lê Lợi vắng hoe, chỉ có lính đứng gát các ngõ đường và chung quanh Đài Phát Thanh, không hề có xô xát bắt bớ xãy ra,  ba chiếc xe bọc thép bánh cao su của Quân Trấn cũng chạy đi lúc nào tôi không để ý . Khoảng chừng hơn 2 giờ sáng , tôi thấy một chiếc xe của Nha Thông Tin Trung Việt sơn màu xanh chạy từ mặt sau của Đài Phát Thanh ra đường Lê Lợi , đi trước đầu xe pha đèn sáng là Thượng Toạ Thích Trí Quang và ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đẳng (ông Tỉnh Trưởng mặc quần ngủ áo dài đen chân đi dép) hai người đi bộ ra đường Lê Lợi , xe chạy sau chầm chậm, tay Thượng Toạ Thích Trí Quang cầm máy nói - Tôi là Thượng Toạ Trí Quang và ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên đây, xin đồng bào Phật tử còn núp nơi nào đó thì cứ ra về , cứ đi về nhà tự nhiên không có gì đáng lo sợ , anh em công lực không làm khó dễ đồng bào; cả hai người vừa đi bộ trước ánh đèn xe vừa nói , loa phóng thanh trên xe phát ra rõ ràng giữa đêm khuya , tôi cùng đi theo sau xe về nhà hướng Nam Giao cho đến khi xe dừng lại trước Dinh Tỉnh Trưởng để ông vào tư dinh thì Thượng toạ Trí Quang quay trở lại lên xe .......có lẽ về chùa hoặc về Đài ? .
Sau naỳ tôi đọc những bài viết của Phạm Hoàng Vương và Nguyễn Khắc Từ bí thư của Thượng Toạ Trí Quang, hai bài viết cùng một lập luận " thiếu lương thiện" Nguyễn Khắc Từ thì viết luôn ở bên cạnh Thượng Toạ Thích Trí Quang , từ trong Đài nhìn ra ngoài .....còn Phạm Hoàng Vương thì nói viết theo cuốn sách của ông Nguyễn Trân có đạo Công giáo gộc, sách tựa đề :Công và Tội, ông Nguyễn Trân này là một tên đúng nghĩa theo đạo có gạo mà ăn, thời đại họ Ngô về nước lập quốc , Nguyễn Trân là một trong những người sống theo chủ nghĩa cơ hội, bỏ ông bà tổ tiên mà theo đảng Cần Lao Nhân Vị của ông Ngô đình Nhu nhờ thế mới được nâng đỡ cho làm Tỉnh trưởng Kiến Hoà nhưng một thời gian sau bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cách chức đuổi về vì ông này đề nghị liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Nguyễn Trân bất mản trở mặt viết cuốn sách CÔNG và TỘI để trả thù. Đọc bài viết về đêm Phật đản 8/5/1963 (tức là 15/4 âm lịch) tại Đài Phát Thanh Huế của Nguyễn khắc Từ bí thư của Thích Trí Quang và bài viết của Phạm Hoàng Vương lấy từ sách của Nguyễn Trân; Phạm hoàng Vương cũng là đệ tử ruột từ năm 2003 của Thích Chánh Lạc , ông sư nỗi tiếng tại Chùa Như Lai Colorado chúng ta thấy bản chất thể hiện thầy nào trò nấy, hoặc cha nào con nấy...rất rõ ràng. Nguyễn khắc Từ ngay đầu bài viết đã xác nhận y có mặt bên cạnh Thượng Toạ Thích Trí Quang từ giờ phút đầu tiên cho đến phút cuối của biến cố xãy ra tại Đài vậy mà Nguyễn khắc Từ ở trong Đài đêm đó nhìn thấy được khắp các ngã đường trong thành phố Huế, thấy tận bên đường Trần Hưng Đạo, Gia Long (Phan Bội Châu) treo cờ và phật tử ném cờ Phật giáo từ trên cao xuống đường ủng hộ tinh thần đấu tranh vô úy..... tôi trích một đoạn điễn hình của Nguyễn khắc Từ núp trong Đài viết mô tả lại như sau : trích"...... Nhưng ô kìa! Tiếng ồn ào như vọng lại, tiếng la ó văng vẳng đâu đây mỗi lúc một gần. Thì ra súng đạn, lưỡi lê và xác chết để dọa dẫm kia không đủ sức làm nhụt chí, không làm cho ai sợ sệt nao núng.
Quần chúng từ bên kia sông ào qua, dẫn đầu là một đại kỳ Phật Giáo, từ dưới Vĩ Dạ lên, từ sau lưng Đại Học đến. Cờ cầm tay, họ la ó và hò hét. Có mấy chiếc xe thiết giáp chuyển động qua cầu, nhưng bất chấp, quần chúng lăn vào xe, đi thẳng vào mũi súng. Một phản ứng mãnh liệt. Quần chúng như thác lũ ùn ùn kéo đến, áo quần ướt đẫm.
Từ trên lầu các tiệm buôn đường Trần Hưng Đạo, đường Phan Bội Châu, người ta lấy cờ đôi(2) xuống cho đoàn người chạy về đài phát thanh. Nước sông Hương lặng lờ đấy, nhưng mỗi khi mưa gió nổi lên thì sóng cao nước mạnh. Dân xứ Huế dịu hiền đấy, nhưng mỗi khi phẫn uất thì sức mạnh tràn sông lấp hói(3)… Nhìn đám người mà uất khí tràn lên như thế thì cho dù súng đạn, cho dù bom rơi, nhất quyết họ không lùi. Sức mạnh tinh thần, sức mạnh quần chúng quả là vô địch. Chưa bao giờ tôi thấy tận mắt cảnh tượng hùng vĩ, sức mạnh biểu lộ qua những gương mặt cương quyết, kể cả những cánh tay nắm lại vung lên cao. Về phía mấy chị cũng không kém, áo dài nhét vào lưng, tay cầm guốc đi chân không, quyết tâm không kém nam nhi..." hết trích
đoạn văn này tôi trích lại trong bài viết của "Phật tử" Nguyễn khắc Từ đệ tử ? của Thích Trí Quang mà nguyên bài tôi có kèm theo bên dưới, tôi không nghĩ đây là một Phật tử viết , sao lòng đầy thù hận , giọng văn đầy máu lửa, muốn ăn tươi nuốt sống kẻ thù. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni suốt đời không bao giờ dạy đệ tử như thế, đây là tư tưởng của Ma Vương, của loài Ngạ quỷ súc sanh , giọng văn này nghe qúa quen thuộc trên Đài Phát Thanh Hà Nội và Đài Giải Phóng Miền Nam tuyên truyền không ngượng miệng suốt trong chiến tranh Việt Nam ,
Còn bài viết của Phạm Hoàng Vương thì nói căn cứ  theo cuốn sách của ông đạo gộc Công Giáo Nguyễn Trân cựu Tỉnh Trưởng Kiến Hoà , Phạm Hoàng Vương say sưa mô tả lại cảnh tượng tại Đài Phát Thanh Huế như bãi chiến trường, xe bọc thép bánh xích sắt chạy bừa vào cán nát người thịt da bầy nhầy dính vào bánh xích sắt đầy máu loang lỗ tràn khắp mặt đất.....(Thiên An Môn chăng?) tôi tự hỏi : những người lính VNCH tại Huế đại đa số là con cháu nhà Phật tử, đã từng trong chiến tranh máu lửa với Việt cộng , dù bom đạn chết chóc cặn lưng , người lính VNCH cũng vừa chiến đấu vừa cứu dân đưa đến nơi an toàn, thậm chí khi Thích Trí Quang đưa bàn Phật ra đường, toán quân tiếp viện ra An Lỗ (cây số 17) để giải cứu Tiểu đoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến bị Việt cộng phục kích đánh tan gần hết cả Tiểu đoàn , vậy mà lính cứu viện phải xuống xe xin phép phật tử cho họ đưa bàn Phật vào bên đường cho đoàn  xe GMC qua , xong họ phải đưa bàn Phật ra lại chỗ củ mới được đi.....thế là đơn vị bạn đã bị Việt cộng tiêu diệt gần hết....! vậy đó mà hai ông Phật Tử Phạm Hoàng Vương và Nguyễn Khắc Từ nói lính của Đặng Sĩ xã súng bắn vào Phật tử ? Súng bắn như thế sao không có ai chết thêm mà chỉ có duy nhất 8 em trong góc đài chết vì tiếng nỗ ? xe xích sắt từ ngoài đường chạy vào cán bừa bãi vậy các xác chết bầy nhầy ấy ai đem đi đâu mà không chụp hình đăng lên báo?xe xích sắt này ở đâu ra ? loại gì ? M113 thì cảnh sát không có, lính thì đang án binh bất động trên GMC tập trung trên đường Duy Tân từ trước đồn Quân Trấn nằm trước cơ quan Macvy của Hoa Kỳ.  Có lẽ toán xe GMC lính này do ông Đặng Sĩ chỉ huy, tôi không rành đó là quân đội hay cảnh sát. Từ ngoài đường Lê Lợi vào tận sân trước mặt Đài khoảng cách chừng 30 thước , lượng người đứng chen chúc nhau đông như nếu xe thiết giáp bánh xích sắt chạy bừa vào cán thì ít nhất  phải chết và bị thương cũng vài trăm mạng chứ tại sao chỉ công bố có 8 em phật tử chết trong Góc Đài ?
 Nói qua tiếng nỗ trong GÓC ĐÀI phía bên trái nhìn từ ngoài vào.
- Chỉ một tiếng nỗ duy nhất.
- Nỗ sau chừng 30 giây ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng vừa bước lọt vào cửa Đài Phát Thanh.
- Nơi phát ra tiếng nỗ cách các bậc tam cấp bước lên vào Đài nơi tôi đang đứng sau cái cột bê-tông chừng 10 mét. ghi nhận tình hình lúc đó , sau này tôi suy ra có lẽ chất nỗ ấy là Lựu đạn và vì 8 em đứng tập trung một chỗ, chung quanh có rất nhiều người đông đúc chen lấn nhau nên sức nỗ công phá bị cản lại, do đó cả 8 em đó ôm trọn trái lưụ đạn và vài người chung quanh bị thương. Tôi nghĩ như thé.
 Ai gây ra tiếng nỗ đó ?  
1- Nếu nói do Phật giáo cố tình gây ra tiếng nỗ để đổ tội cho chính quyền và có lý do đẩy mạnh cuộc tranh đấu quyết liệt thì tôi hoàn toàn không đồng ý, ví suốt thời gian đồng bào Phật tử tập trung tại Đài, Thượng Tọa Thích Trí Quang luôn nhắc nhở trên máy phóng thanh - đồng bào Phật tử hãy luôn bình tĩnh, trật tự và kiên nhẩn chờ đợi chính quyền và giáo hội đang giải quyết.....
2- Nếu nói  tiếng nỗ đó do chính quyền gây ra thì tôi xin hỏi chính quyền nào ? Chính quyền Thừa Thiên Huế nhất định không dại gì đổ thêm dầu vào lửa, hơn nữa suốt thời gian từ khi đồng bào Phật tử tập trung khỏang 3 giờ chiều cho đến 9 giờ tối cùng ngày không hề có hành động gì bạo động, la ó chốngđối hay chửi bới chính quyền, luôn nghe theo lời nhắc nhở của TT Thích Trí Quang trên máy phóng thanh đang ở trong Đài. Về phía chính quyền thì lực lượng cảnh sàt và lính vẫn giữ thái độ như chờ đơi một mệnh lệnh, tất cả theo dõi diễn tiến từng giờ từng phút , chỉ duy nhất có máy phóng thanh của xe Thông tin kêu gọi đồng bào giải tán nhường đường cho xe cộ lưu thông và xe cứu hỏa phun nước vào đám đông đứng tràn ra choáng hết trên đầu cầu Trường Tiền đến bùng binh trước khách sạn Morrin.
3-  Sau đây là điểm nghi vấn tôi luôn suy nghĩ và bây giờ nêu ra như sau : Nhớ lại tiếng nỗ xãy ra chỉ sau chừng 30 giây sau khi ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đẳng vưa bước chân vào cửa Đài, , xét tình hình suốt cả buổi từ trưa cho đến chiều rồi tối, "kẻ chủ mưu" chờ đơi một cuộc bùng nỗ khơi dậy lòng căm phẩn của đồng bào Phật tử nhưng chờ đợi mãi không thấy xãy ra, nhìn ra cả hai bên đồng bào Phật tử và lực lượng chính quyền vẫn không có đấu hiệu gì căn thẳng để có thể châm ngòi nỗ...mãi đến khi gần 10 giờ tối thì được nghe tiếng Thượng Toạ Trí Quang nói trên máy -đồng bào Phật tử hãy lập một hàng rào đón ông Tỉnh Trưởng đến vào Đài, đây là cơ hội cho "kẻ chủ mưu" thi hành thủ đoạn, cho nên khi ông Tỉnh Trường và bốn Hiến Binh đi vào Đài đã bị mấy người xông ra giựt mủ Hiến Binh ném xuống đất cố tình tạo ra hổn loạn nhưng đã được chúng tôi kịp thời can thiệp, cho đến khi ông Tỉnh Trưởng vừa bước chân lọt vào cửa Đài thì tiếng nỗ phát ra liền. chính lúc này đang có tiếng vỗ tay hoan hô ông Tỉnh Trưởng và không khí giữa sân Đài đang xôn xao chờ đợi thì đúng lúc "kẻ chủ mưu" vung tay ném trái lưụ đạn vào góc Đài, Tôi nghĩ thật ra chỉ cần gây ra tiếng nỗ là chính còn mức độ sát thương nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng ở đây là tạo ra được tiếng nỗ và sát thương đúng lúc này để cho hai bên Chính quyền và Phật giáo đủ lý do buộc tội cho nhau và đó là lý do hết cứu vãng được . .......và cuộc đấu tranh của Phật giáo đã được "kẻ chủ mưu" đâm  ống đu đủ vào đít mấy sư nằm vùng thổi cho bùng nỗ.

Câu chuyện Vụ nỗ Đài Phát Thanh Huế đã qua 54 năm , chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà cũng đã được Thích Trí Quang làm xong nhiệm vụ tốt, gia đình cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã chết , chỉ còn lại vài kẻ còn cưu mang ân oán không biết từ bao giờ mà đến nay vẫn còn say sưa biên soạn bài viết  lôi ra Tam Đại Việt Gian ra chửi, tiền đô-la  của Mỹ  bỏ ra mua mấy tướng giết ông Diệm cũng đã tiêu xài và chết hết lâu rồi, chỉ còn sót lại mấy con ểnh ương ngày đêm gồng mình trương bụng kêu cầu mưa móc .....rồi cũng chẳng hơn ai nhưng chắc chắn là sau khi chết sẽ không bằng anh em ông Diệm ông Nhu.
Tôi không có ơn mưa móc gì từ chế độ của Ngô Đình Diệm, nhưng trong lúc đất nước bị tên Việt gian Hồ Chí Minh gây ra thảm họa tang tóc cho dân tộc Việt Nam nói chung và gia đình tôi nói riêng , đúng lúc ông Ngô Đình Diệm xuất hiện cứu vãn miền Nam Việt Nam được 9 năm, từ đó mà xã hội và đời sống đồng bào miền Nam được ổn định và trù phú. Tôi có Yêu Cầu ông Phạm Hoàng Vương tác giả bài viết Vụ nỗ tại Đài Phát Thanh Huế 1963 hãy ra đối chất với tôi nhưng ông chỉ viết chứ không đối chứng. Lấy công bằng tôi viết bài này mặc dù tôi là một Phật tử.    

Nói tóm lại: Vụ Nố tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8/5/63:
1/   Tác giả quyển sách  CÔNG và TỘI Nguyễn Trân không có mặt tại Đài khi xãy ra , ông căn cứ vào đâu để nói Sự Thật ?
2/  Bà Thương Hà cũng không có mặt tại chỗ,
3/  Ông Phật tử Phạm Hoàng Vương cũng không có mặt tại chỗ,
      Căn cứ vào đâu mà Phạm Hoàng Vương xác định là sự thật đúng 100/100.?
Tôi viết lại những gì Chính mắt chứng kiến và tai nghe, tôi không buộc ai là thủ phạm ném chất nỗ mà chỉ nói "kẻ chủ mưu" . Còn sự kiện hư thật thế nào sẽ có khách quan lịch sử phán xét sau .                                    
                          Hoa Kỳ, 25 /5/2017.
                   Nguyên Xương Phạm Bá Vịnh
==================================================================

Bài viết của ông Nguyễn Khắc Từ Huynh trưởng Gia đình Phật tử về đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế
đăng ngày 25/06/2013



Có mặt tại Đài Phát Thanh Huế từ phút đầu đến phút  chót bên cạnh Thượng Tọa Trí Quang trong suốt đêm rằm tháng tư (8/5/63), ông Nguyễn Khắc Từ đã tường thuật lại các biến cố trong một bài đăng trong tạp chí Liên Hoa số 15/5/65 như sau:
“… Thế rồi đêm hôm sau, đêm rằm! Chao ôi, cái đêm muôn thuở của hùng tráng, của bi ai, của kỷ luật, của sức mạnh tinh thần, của một lực lượng.
Đài Phát Thanh Huế, một cơ quan bé nhỏ nằm trầm lặng trên bờ sông Hương dịu hiền nơi chân cầu Tràng Tiền đã chìm đắm trong máu lửa, đêm trăng sáng cả trời đất và sáng cả lòng người.
Theo thường lệ, buổi phát thanh tối đó là dành cho cuộc phóng sự lễ Phật Đản. Thế mà chính quyền địa phương kiểm duyệt. Tại đài phát thanh hôm ấy có mặt các Thượng Tọa, các Đại Đức thế mà chính quyền nhất quyết chối từ.
- 8 giờ 5′: Tiếng nói của Phật Giáo sắp bật lên trong lúc mọi người chờ đợi tại các máy radio.
- 8 giờ 10′: Vẫn im lặng.
- 8 giờ 20′: Vẫn lặng tiếng.
Nóng ruột, đồng bào kéo đến đài phát thanh nghe ngóng mỗi lúc một đông, tràn ngập cả sân đài, ngay cả ngoài đường và trên cầu. Bên trong, cuộc thảo luận giữa Thượng Tọa Trí Quang và các vị Thượng Tọa khác với các vị trong chính quyền, hoặc bằng điện thoại với ông Tỉnh Trưởng; hoặc với ông Quản Đốc Đài Phát Thanh đang hồi gay cấn.
Đồng bào càng lúc càng đông, tiếng la ó vang trời dậy đất. Một vài tấm gương(1)bắt đầu bể. Thượng Tọa Trí Quang phải dùng máy phóng thanh của đài để kêu gọi trật tự và kỷ luật. Tiếng Thượng Tọa sang sảng ”… Chúng ta cương quyết tranh đấu, nhưng tranh đấu trong tinh thần kỷ luật, trong lẽ phải. Chúng ta không tranh đấu trong vũ phu …”.
Tiếng vổ tay, tiếng hoan hô. Tình hình căng thẳng. Có tin ông Tỉnh Trưởng vào. Chưa đầy 3 phút, đám đông tự rẽ ra làm thành một hàng rào danh dự… Một thời gian kỷ lục và một tinh thần kỷ luật triệt để! Ông Tỉnh Trưởng trong quốc phục vào đài phát thanh giữa con đường nhỏ mà đồng bào dành riêng. Thượng Tọa giao máy vi âm lại cho tôi để vào thảo luận với ông Tỉnh Trưởng.
Vào khoảng 22 giờ, trong lúc hai bên đang đàm đạo thì xe chữa lửa đến, chạy bừa vào sân xịt nước vào đám đông, cán cả xe cộ và những gì làm chướng ngại. Trong tiếng la ó, trong cảnh vô trật tự, nổi lên vài tiếng kiêu hãnh: “Ướt mát. Không sợ, tiến lên!”.
Tiếng la càng lúc càng vang động! Uất ức dâng tràn! Có người ùa vào đài. Giữa lúc ấy, những chiếc xe thiết giáp đến, lính tráng hung hãn vào sân. Một chiếc xe mang tên Ngô Đình Khôi cán bừa lên cả người đồng bào. Vài tiếng thét ghê rợn… Ông Tỉnh Trưởng kêu gọi quân đội chấm dứt việc xịt nước bằng máy phóng thanh… Mặc kệ! Họ cứ tiến vào đám quần chúng… Giữa lúc ấy, 3 tiếng súng lục chát chúa khô khan vang lên, và lựu đạn cay tung ra tứ phía. Từng loạt súng liên thanh và một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển cả đài phát thanh. Tiếng súng vẫn nổ. Mọi người hoang mang tản mác mạnh ai nấy chạy. Tiếng la khóc xen lẫn với những tiếng thét rùng rợn. Trong đài, chúng tôi vào ẩn trong phòng hòa âm gồm các Thượng Tọa, Đại Đức, ông Tỉnh Trưởng và một số chúng tôi.
Bên ngoài lặng dần. Bổng cánh cửa bật mở, những tiếng nạt nộ vọng vào… Năm sáu ông Hiến Binh mũ đỏ súng lăm lăm trong tay, mặt đầy sát khí tiến vào trông rất rùng rợn. Một lúc sau, Thiếu Tá Đặng Sỹ, mặt hơi tái, bước vào với mấy người lính hộ vệ theo sau.
Chúng tôi bị dí súng vào bụng bắt buộc ra ngoài. Một số chúng tôi không chịu đi, cứ quấn quít mấy Thượng Tọa. Mấy cánh cửa được mở ra vì khói lựu đạn cay làm mọi người ngột ngạt. Tôi liền nhìn ra ngoài: Chao ôi! Cảnh tượng đến lạnh mình. Sân đài đầy cả guốc dép ướt mèm, đây đó máu loang lổ và nơi tường vách thì thịt xương bết vào… Vài xác chết nằm ngổn ngang ghê rợn. Xe cộ bị đè bẹp chồng chất chẳng khác nào một bãi chiến trường. Thấp thoáng có bóng dáng người ngoại quốc và qua ánh đèn chớp của máy ảnh, tôi nhìn thấy H, W và bác sĩ M. Xe hồng thập tự đến và người ta đưa các xác chết lên xe. Tôi nhắm mắt lại, một luồng lạnh chạy trong xương sống.
Nhưng ô kìa! Tiếng ồn ào như vọng lại, tiếng la ó văng vẳng đâu đây mỗi lúc một gần. Thì ra súng đạn, lưỡi lê và xác chết để dọa dẫm kia không đủ sức làm nhụt chí, không làm cho ai sợ sệt nao núng.
Quần chúng từ bên kia sông ào qua, dẫn đầu là một đại kỳ Phật Giáo, từ dưới Vĩ Dạ lên, từ sau lưng Đại Học đến. Cờ cầm tay, họ la ó và hò hét. Có mấy chiếc xe thiết giáp chuyển động qua cầu, nhưng bất chấp, quần chúng lăn vào xe, đi thẳng vào mũi súng. Một phản ứng mãnh liệt. Quần chúng như thác lũ ùn ùn kéo đến, áo quần ướt đẫm.
Từ trên lầu các tiệm buôn đường Trần Hưng Đạo, đường Phan Bội Châu, người ta lấy cờ đôi(2) xuống cho đoàn người chạy về đài phát thanh. Nước sông Hương lặng lờ đấy, nhưng mỗi khi mưa gió nổi lên thì sóng cao nước mạnh. Dân xứ Huế dịu hiền đấy, nhưng mỗi khi phẫn uất thì sức mạnh tràn sông lấp hói(3)… Nhìn đám người mà uất khí tràn lên như thế thì cho dù súng đạn, cho dù bom rơi, nhất quyết họ không lùi. Sức mạnh tinh thần, sức mạnh quần chúng quả là vô địch. Chưa bao giờ tôi thấy tận mắt cảnh tượng hùng vĩ, sức mạnh biểu lộ qua những gương mặt cương quyết, kể cả những cánh tay nắm lại vung lên cao. Về phía mấy chị cũng không kém, áo dài nhét vào lưng, tay cầm guốc đi chân không, quyết tâm không kém nam nhi.
Đoàn quần chúng la ó, bao vây đài phát thanh, có tiếng xôn xao đòi hỏi: “Thầy đâu? Thầy Trí Quang đâu? Thầy Hội trưởng đâu?”. Có người định xông vào đài. Làn sóng người nhấp nhô ào ạt bên ngoài, cầu Trường Tiền chật ních cả người. Ánh đuốc chuyển động chập chùng từ xa xa phía Đông Ba, Đập Đá.
Trước sức mạnh ấy, chính quyền cảm thấy bất lực và bắt đầu thấy thế nào là sức mạnh quần chúng. Phải! Suốt thời trị vì của nhà Ngô có ai dám hé miệng đâu? Dân chúng có miệng không dám nói, có mắt không dám nhìn, có tai không dám nghe! Bè lũ nhà Ngô cứ tưởng dân chúng chỉ là một đàn chiên non, một đám lau sậy rạp mình theo chiều gió, nào ngờ đâu… ngờ đâu… cái sức mạnh quần chúng quật khởi vào đêm rằm năm ấy là cái tát tai đầu tiên mà dân chúng miền Trung tặng cho nhà Ngô.
Trước khí thế đang lên ấy, chính quyền không còn cách nào hơn là khẩn khoản mời Thượng Tọa Trí Quang giải tán quần chúng. Sau một lúc bàn bạc, Thượng Tọa nhận lời lên xe phóng thanh và đứng trước mũi xe thầy nói to: “Thầy đây rồi! Thầy đây rồi!”. Đám đông mừng rỡ “Thầy còn sống, bây ơi, Thầy còn sống!”; “Hoan hô Thầy!”.
Tiếng vỗ tay lại vang lên. Nước mắt tôi ràn rụa.
Chính quyền với súng đạn, với xe tăng thiết giáp, đã không hiệu quả bằng một nụ cười thông cảm, một ánh mắt thương mến của thầy. Thầy từ tốn khuyên nhủ và hứa đứng ra lãnh đạo cuộc tranh đấu. Thầy hứa sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh(4) vĩ đại để đòi chính quyền giải quyết vụ tàn sát vừa rồi. Đồng bào từ từ giải tán trong trật tự”.
Liên Hoa Nguyệt San, số ra ngày 15.5.1965 – Sài Gòn.
===========================================================


   NÓI VỚI CÁC CON CHIÊN CÔNG-GIÁO CUỒNG-TÍN HOÀI-NGÔ
                                        -Phạm-Hoàng-Vương-
         Thưa quý-vị độc-giả Diễn-Đàn !
         Thưa bà Nguyễn-Thị Thương-Hà !
         Nhiều lần thưa thật cùng quý vị, tôi không là một “Nhà Văn Học Đòi” kẻ tối ngày lết mòn đủng quần trên ghế xếp, bên bàn phím Computer, gỏ những bài viết vô căn-cứ theo chỉ-thị của bất-cứ nhà “Chánh-Trị Lưu-Manh” nào đó, để nhận chút tiền thù-lao nuôi tấm thân phàm-phu tục-tử bất kể lương-tâm và đạo-đức. Tôi viết đây để nói lên nỗi bất-hạnh của một thân-phận con người thấp cổ bé miệng, với tâm-hồn chân-chất, thật-thà …niềm tin và lý-tưởng luôn bị mấy nhà chánh-trị hoạt-đầu chà đạp; Tôi viết lên những điều mà tôi đã từng cảm nhận, tai nghe, mắt thấy, suy-tư mà chưa bao giờ dám thố-lộ cùng ai.
         Về Chánh-trị, tôi tán-đồng việc người Quốc-Gia căm thù,  đánh phá, chửi-bới Việt-Cộng dài-dài…Tuy-nhiên kẻ mang danh chống Cộng cố-tình bóp méo Lịch-Sử để lôi kéo người Phi-Cộng theo về, đến khi sự thật được phơi bày, thì kẻ đội-lốt người Quốc-Gia ấy chính là tên Việt-Gian không chối-cãi, tôi quả-quyết như thế.
         Trong bài nầy tôi muốn trao đổi với bà Nguyễn-Thị Thương-Hà (nick thuongha7789@gmail.com) về bài LÀM CHỨNG DỐI, chứa nhiều thuật-ngữ Công-Giáo của bà Thương-Hà, tôi cố-gắng giải-thích sự-kiện trong ngôn-ngữ hòa-nhã mà tôi có được.
         Thưa bà Thương-Hà !
         Có lẽ bà tuổi-hạt đã khá cao, bộ ký-ức ít nhiều đã bị thời-gian xoáy mòn, tôi cũng thế. Tuy-nhiên tôi nói có sách mách có chứng, chứ không như bà chỉ có NGHE NÓI, hoặc NẮM TRÁI CHUỐI MÀ TƯỞNG CÁN DAO mà thôi, thành-thử bà viết bài quên trước, quên sau, nó chẳng trúng đâu là đâu cả, không có tính thuyết-phục, xin mạn phép dìu bà vào sự-thật :
        1)- Tôi không hề xưng là BS Phạm-Hoàng-Vương như ông Bác-Sĩ Đặng-Vũ-Ái, mà tôi đôi khi xưng BSQD Phạm-Hoàng-Vương với người đối-thoại nào có thời mặc áo Nhà-Binh thôi, vậy, bà (TH) gọi tôi là BS Phạm-Hoàng-Vương, e rằng bà cũng đã NGHE NÓI, phải không thưa bà ?
        2)- Về cuộc Thảm-Sát ngày 8-5-63 do TT Ngô-Đình-Diệm ra lệnh TT. Đặng-Sĩ thi-hành, bằng cách bắn súng, ném lựu-đạn, chất nổ và lái xe tank cán bừa lên đồng-bào Phật-Tử đứng chờ nghe Đài Truyền-Thanh Huế-Thừa-Thiên phát thanh, làm chết 8 Thiếu-Nhi GĐPT và hằng trăm người bị thương. Đó là một SỰ-THẬT, không những đồng-bào Huế nói riêng, Dân-chúng MNVN nói chung đều công-nhận  “ĐÚNG NHƯ SỰ-THẬT ĐÃ XẢY RA” ngoại-trừ các Cha Chiên và đàn Giáo-Dân Công-Giáo yêu Diệm là phản-bác thôi.
       Bà đã đưa ra luận-điệu, đại-ý : “Chánh-quyền nào mà ra lệnh giết dân như thế là Chánh-Quyền Ngu”.
       Đúng thế! Tôi có phần tán-đồng luận-điệu của bà. Tuy nhiên, thưa bà !  Trong trường-hợp Thảm-Sát 8-5-63, người ra lệnh là một NGƯỜI KHÔN-QUỶ-QUYỆT chứ không phải KẺ NGU. Người nhận lệnh thi-hành mới là KẺ NGU (Đặng-Sĩ ngu vì trung-thành với Chúa, ngu vì cuồng-tín vì Đạo), TT. Ngô-Đình-Diệm có ba bào-huynh, bào-đệ làm Cha và Cố-Vấn thì bảo NGU DỐT sao được. Ngô-Đình-Diệm ra lệnh ấy là thực-hiện xảo-mưu SÁT KÊ HÁCH HẦU (giết gà dọa khỉ),  thưa bà. Tôi không mong bà tin những điều tôi nói, nhưng tôi mong bà chịu khó đọc một tài-liệu của một Giáo-Đồ Thiên-Chúa, từng làm Tỉnh-Trưởng (Kiến-Hòa) trong chánh-quyền TT. Ngô-Đình-Diệm, ông NGUYỄN-TRÂN tác-giả sách dầy ba inches nhan-đề CÔNG VÀ TỘI . Ở Chương XIII, từ trang 395 liên-tục đến trang 422 thì rõ, tôi tin-tưởng bà sẽ tâm-đắc với ông Nguyễn-Trân, vì ông nầy là một Giáo-Dân Công-Giáo, và chỉ là Giáo-Dân Công-Giáo bà mới tin-tưởng, tôi nghĩ vậy.  Tôi thành-thật nói, tôi không có thì giờ để trích từng trang, từng dòng như các Phân-Tích-Gia chuyên-nghiệp vẫn làm. Tôi xin cố-gắng tóm-tắt vài điều quan-trọng mà thôi. Ông Nguyễn-Trân vốn biết tâm ông Diệm ví như Vương-Tu biết dạ Tào-Tháo, cho nên ông ta cố-gắng bảo-vệ ông Diệm hết mình, dù rằng anh em Ngô-Đình đã đền xong…Tội-ác. Ông Trân viết trong sách ấy (đại-ý) : Chỉ có chất nổ Plastic làm chết người như đã,  trong ngày 8-5-63, QĐVNCH không có thủ-đắc mà chỉ C.I.A mới có dùng, người ném chất nổ đó là Đại-Úy/CIA JAMES SCOTT(nguồn tin ngầm của nhóm Hoài Ngô đấy- PHVg). Thế rồi, ông Trân hối-hả viết thư 2 lần gửi lên Bộ Quốc-Phòng và Bộ Cựu Chiến-Binh Hoa-Kỳ (Sở Lương-Bổng), hỏi thăm tin-tức cựu Đại-Úy/CIA James Scott, nhưng Hai Bộ nầy trả lời ông, là “Không có tên nầy trong QĐ/Hoa-Kỳ tại-ngũ cũng như đã giải-ngũ”. Sau đó ông Nguyễn-Trân đi từng Thư-Viện Hoa-Kỳ, truy-lục cũng không thấy. Nhưng may-mắn thay ! Ông Trân đọc được tin ấy trên một tờ báo biếu không (?), ông bèn cất kỹ trong tủ kín. Bởi trong thời-gian cuối 1975 ông bận lo việc ổn-định đời sống ở Mỹ, nên chưa có viết lách gì. Đến khi có thời-gian viết sách CÔNG và TỘI, ông tìm lục lại, thì “Tờ Báo” đó đã mất rồi “trong chuyến sang ngang”, bởi dời nhà nhiều lần. Trời ơi ! Ông Trân tìm được Tài-Liệu quý-báu có thể thanh-minh cho Tổng-Thống Anh-Minh Ngô-Đình-Diệm mà sao không bảo-tồn cho chắc vậy kìa ? Cuối cùng, Nguyễn-Trân kết-luận thủ-phạm ném CHẤT NỔ PLASTIC làm chết 8 Thiếu-Nhi Gia-Đình Phật-Tử và hằng trăm người bị thương trong đêm 8-5-63 chính là VIỆT-CỘNG. Chiêu đó là chiêu cuối cùng của Tuyệt-Kỷ 10/59 (SL.10/59) : “Tao giết người rồi nhét dao vào tay Mầy hay Gắp lửa bỏ tay người”, tổ cha thằng nào dám cãi, Thằng nào dám cãi tức thằng đó là Việt-Cộng, mà VC thì đút đầu vào Guillotine nghe con”. của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm đó, Thế thì kẻ nào bảo TT.  Ngô-Đình-Diệm là NGU DỐT thì chính kẻ đó tự sỉ-vã Ngô-Tổng-Thống của “mình”, thưa bà Thương-Hà.  Cái bổ-túc quá mưu-mô của bà : “hoặc người trong đám biểu-tình cuả Trí-Quang ném chất nổ đấy !” Thành ra Người Công-Giáo Hoài-Ngô chẳng có bằng-chứng gì để bào-chửa cho tội-ác của Ngô-Đình-Diệm mà chỉ có NGHE NÓI  và TỰ SUY-DIỄN… rồi sử-dụng trò chụp mũ Việt-Cộng cho Phật-Giáo Việt-Nam.
3)- Mới đây ông Đại-Việt Công-Giáo Nguyên-Xương Phạm-Ba-Vịnh phê-bình  bài viết của Phạm-Hoàng-Vương như sau : (Nói láo, vu khống, ông đã phạm vào một trong năm cấm giới rồi đó, mấy em phật tử chết đêm hôm đó là do một tiếng nổ tại góc bên trái Đài Phát Thanh (từ ngoài nhìn vào) chỉ chừng 1/2 phút sau khi ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Nguyễn văn Đẳng cùng với bốn Hiến Binh mũ đỏ và 2 huynh trưởng Phật tử vừa bước vào sau ngưỡng cửa của Đài, chứ không phải xe xích của Đặng Sĩ cán chết. . Hôm đó không có xe xích, chỉ có 4 chiếc xe bọc thép bánh cao su của Quân Trấn do Thiếu úy Vũ Thế Hùng (bạn tôi) chỉ huy đậu trên đường Lê Lợi bên ngoài Đài Phát Thanh. Tôi là một sinh viên trong đoàn sinh viên Phật tử có mặt tại chỗ ngay trước sân Đài từ đầu đến cuối dêm đó là 2 giờ sáng mới về nhà).
Bắt đầu mới vào bài viết mà đã viết sai cố ý thì nội dung toàn bài này không gía trị.-Nguyên-Xương-Pham-Ba-Vinh.
       Thưa bà Thương-Hà ! ông Phạm-Bá-Vịnh thì bảo : bạn ông ta là Thiếu-Úy VŨ-THẾ-HÙNG chỉ-huy 4  xe bọc thép bánh cao-su đậu trên đường Lê-Lợi bên ngoài Đài-Phát-Thanh, chứ không có xe xích nào cả.
      Còn bà Thương-Hà lại bảo (nguyên-văn) : Ông Đại-Úy LÊ-VĂN-KỲ trưởng toán chỉ-huy mấy chiếc xe Tanks….đã cố-gắng …hoàn toàn gần như ám binh bất động… Nếu có,  sau khi tiếng nổ lớn…một số người đã đua nhau chen lấn bỏ chạy và dẫm đạp lên nhau thì có …
      Ông “Phật-Tử” Nguyên-Xương bảo : Thiếu-Úy VŨ-THẾ-HÙNG chỉ-huy xe bọc thép bánh cao-su. Bà “Phật-Tử” Thương-Hà thì nói Đại-Úy LÊ-VĂN-KỲ chỉ-huy mấy chiếc xe TANKS. Thế còn ông Thiếu-Tá ĐẶNG-SĨ ở mô ? Cười khổ ! bà Thương-Hà nói ẩu mà không hỗ “kiếp quần thoa”. Nếu có,  sau khi tiếng nổ lớn…một số người đã đua nhau chen lấn bỏ chạy và dẫm đạp lên nhau thì có …. Dẫm đạp lên nhau mà phảisứt đầu, vỡ trán, máu óc tung-toé, thân-thể nát bấy, mất tay, gãy lìa chân, da thịt dính vào bánh xích xe tank. (Nguyễn-Trân nói).
     4)- Cũng trong sách nầy, Tác-giả Nguyễn-Trân viết : Trong lúc biểu-tình, hai bên phe xô đẩy nhau, Cảnh-sát Chiến Đấu bắn chết Nữ-Sinh QUÁCH-THỊ-TRANG tại chợ Bến-Thành. Vậy mà bà Thương-Hà cũng cho là Việt-Cộng trà-trộn trong đám biểu-tình hạ-sát, cốt gieo tiếng ác cho chánh-quyền VNCH-1. Nếu vậy,  tại sao chánh-quyền TT. Nguyễn-Văn-Thiệu cho phép dựng tượng Kỷ-niệm Quách-Thị-Trang tại nơi em bị bắn chết mà không có ai gây trở-ngại, khó-khăn nào ?  xin bà (TH) giải-thích cho.
      Từ đó Chùa-chiền Phật-Giáo toàn-quốc bị chánh-quyền Diệm cho lệnh  phong-tỏa, nghiêm-nhặt. Tình-trạng đàn-áp Phật-Giáo nghiệt-ngã  kéo dài …Tại Huế từ ngày 30-5-63 – 4-6-63, NGÔ-ĐÌNH-CẨN lệnh cho tay-sai mang xe Tanks đến trấn-áp, ném lựu-đạn, xua chó Berger xông vào Chùa Từ-Đàm, Linh-Quang, Bảo-Quốc, Diệu-Đế cắn xé, kéo dây kẽm gai Concertina ngăn-chận khắp nẻo đường tiếp-tế. cúp hết điện, nước khiến Phật-Giáo-Đồ sống đói khát, bệnh-hoạn, không thuốc men, không ánh-sáng…như trong địa-ngục. Kết-quả có 142 ngượi bị thương, 40 người bị trọng-thương. Cảnh tượng máu chảy, xương rơi càng ngày càng khiến cho lòng dân cố-đô Huế nói riêng, toàn-quốc nói chung phẩn-uất cao-độ.
      Ngày 11-6-63 tức 20-4-Quý-Mão, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức tự thiêu mình đến chết tại Ngã tư Đại-lộ Phan-Đình-Phùng & Lê-Văn-Duyệt để thức-tĩnh lương-tâm ông Ngô-Đình-Diệm và kêu cứu nhân-dân thế-giới can-thiệp giải trừ Pháp-Nạn tại MNVN.
      Theo gương Bồ-Tát Quảng-Đức đã có 7 Phật-Giáo-Đồ (Tăng-Ni-Phật-Tử) tự-thiêu như : Thích-Minh-Hương, Thích-Nguyên-Hương, Thích-Quảng-Hương, Thích-Thiện-Huệ/Tiêu-Diêu, Thích-Thiện-Mỹ, Thích-Nữ Diệu-Hạnh,  Phật-Tử Nữ-Sinh Mai-Tuyết-An (tự chặt ngón tay) nhằm đòi hỏi TT. Ngô-Đình-Diệm phải cho Phật-Giáo được bình-đẳng, bình-quyền như Thiên-Chúa-Giáo. (bà Mai-Tuyết-An hiện ở California, Hoa-Kỳ).
     Chánh-Quyền thành-lập Uỷ-Ban Liên-Bộ gòm có PTT. Nguyễn-Ngọc-Thơ, Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ Bùi-Văn-Lương, Bộ-Trưởng tại Phủ Tổng-Thống Nguyễn-Đình-Thuần họp bàn hòa-giải với Uỷ-Ban Liên-Phái Bảo-Vệ Phật-Giáo gồm có : Thượng-Tọa Thích-Tâm-Châu, Thương-Tọa Thích-Thiện-Minh, Thượng-Tọa Thích-Thiện-Hoa, Thương-Tọa Thích-Huyền-Quang, Đại-Đức Thích-Đức-Nghiệp. Hai bên đồng-ý lập THÔNG-CÁO CHUNG, có chữ ký chấp-thuận 5 nguyện-vọng của UBLPBVPGVN của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm. Trong đó có Nguyện vọng thứ 5 của Phật-Giáo với  nội-dung như sau : Chánh-phủ chịu đền  bồi một cách xứng-đáng cho những kẻ bị giết oan vô-tội, và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức.  
     Thế nhưng, vết mực chữ ký của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm chưa khô,  đêm 20 rạng ngày 21-8-63, Đại-Tá LÊ-QUANG-TUNG và Đại-Tá NGUYỄN-VĂN-Y được lệnh Phủ Tổng-Thống điều-động LLĐB và CSCĐ, tấn-công tràn-ngập CHÙA XÁ-LỢI, bắn giết, đánh-đập dã-man, bắt bớ hàng ngàn (1.500 - 2.000) Tăng-Ni, Phật-Giáo-Đồ Việt-Nam, đồng-thời đập phá tôn tượng chư Phật, Bồ-Tát, cướp bóc, vơ-vét tịnh-tài, giáo-sản (hủ chao cũng không chừa) của Chùa nầy. Các vị Lãnh-Đạo cao-cấp của Tổng-Hội Phất-Giáo bị bắt nhốt đến 3-11-63, Cách-Mạng thành-công,  HĐQNCM giải-phóng các Thầy mới được trả tự-do trở về Chùa tu-hành.
     Câu hỏi xin đặt nơi bà Thương-Hà : Bà cho rằng cuộc Thảm-Sát 8 Thiếu-Nhi Phật-Tử Huế 8-5-63 không do Thiếu-Tá Đặng-Sĩ trách-nhiệm thì tại sao Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm chấp-thuận 5 nguyện-vọng, trong đó có NGUYỆN-VỌNG THỨ 5 của Phật-Giáo Việt-Nam ?
     Tôi hỏi là hỏi như vậy, tôi biết bà không trả lời nổi câu hỏi nầy đâu. Tuy thế tôi thông-cảm và trả lời hộ bà :
TỔNG-THỐNG NGÔ-ĐÌNH-DIỆM QUẢ CÓ ĐÀN-ÁP TÔN-GIÁO, ĐẶC-BIỆT LÀ PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM TẠI MNVN. ĐÓ LÀ SỰ THẬT CỦA LỊCH-SỬ. (Chả lẽ chữ ký của DIỆM cũng do Việt-Cộng giả nữa sao ?).
      Bao nhiêu đó cũng đủ chứng-minh bà Nguyễn-Thị Thương-Hà cũng chỉ là một Con Chiên Công-Giáo Hoài-Ngô ác-khẩu. Viết bài phản-luận căn-cứ trên sự NGHE NÓIvà TỰ SUY-DIỄN để dẫn-chiếu mà thôi.  Rất tiếc tuổi đời của bà ít nhất 80 rồi, vả lại,  bà có thể mắc chứng Alzheimer desease,  muốn dẫn-chứng viên Đại-Uý CIA James Scott ném chất nổ Plastic mà lại viết là Trung-Tá CIA…(quên tên), thì dù có tiền ghi danh đi học làm Luật-Sư để bào-chửa cho Tội-Đồ CLCG Ngô-Đình-Diệm thoát ngụcA-TỲ thì cũng quá muộn rồi. Không ai bóp méo Lịch-Sử được đâu, thưa bà .
    Tội-lỗi của con chiên Tam-Đại Việt-Gian NGÔ-ĐÌNH-DIỆM nước biển đông không rửa sạch, mấy trăm MB Computer cũng không chứa hết đâu. Tôi chỉ viết ra những điều tôi biết, còn quá nhiều điều ngoài khả-năng của tôi, xin dành cho những bậc thức-giả trưởng-thượng có nhiều tài-liệu về chế-độ DIỆM và lương-tâm công-chính viết thêm, ở đây tôi có-thể cọp hịch Lạc-Tân-Vương kể tội Võ-Tắc-Thiên đời đường tặng cho chế-độ Cần-Lao Công-Giáo như sau : “Quyết Đông-Hải chi ba khơi ác bất tận, Khánh Nam-Sơn chi trúc thư tội vô cùng”.
    Kính chào bà Nguyễn-Thị Thương-Hà. Chúc bà an-giấc điệp.

PHỤ-ĐÍNH : Hình 8 Thiếu-Nhi GĐPT Huế bị Thảm-sát : Nguyễn-Thị Ngọc-Lan, Huyền-Tôn-Nữ Tuyết-Hòa, Nguyễn-Thị-Phúc, Lê-Thị Kim-Anh, Trần-Thị-Phước, Trần-Thị Phước-Trị, Nguyễn-Thị-Yến, Dương-Viết-Đại, Đặng-Văn-Công. Và Quyễn Hồi-Ký Công và Tội của Nguyễn-Trân.

    PHẠM-HOÀNG-VƯƠNG
          Feb-11-2017
 BÀI VIẾT NẦY CÓ HIỆU-ĐÍNH VÀ BỔ-TÚC HÌNH-ẢNH VÀ SỰ-KIỆN

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất