Tết Mậu Thân 1968: Cần Thơ trong lửa đạn

 Tết Mậu Thân 1968: Cần Thơ trong lửa đạn

Có một tay VC tìm được trên Google Images một tấm hình rồi đăng lên trang mạng với vẻ hả hê. Y chú thích như sau: "Tấm hình này vừa tròn 56 năm tuổi, ghi lại cảnh tượng tại Đại học Cần Thơ đường Tự Đức hồi Tết Mậu Thân năm 1968."

Thế nên hình này phụ đề Đại học Cần Thơ là không chính xác. Vì Cần Thơ nhiều đại học họp lại thành Viện Đại học Cần Thơ. Viện Đại học Cần Thơ có:

1. Khu Cái Răng đường Mạc Tử Sanh.

2. Khu Cái Khế đường Nguyễn Viết Thanh.

3. Hình này là Đại học Khoa học đường Tự Đức hồi Tết Mậu Thân năm 1968.

Có một Facebooker xem hình và đăng bình luận: "Tội ác của Cộng Sản."

Tên VC này chạm nọc cự lại: "Đạn Mỹ găm đầy chớ Cộng Sản gì?"

Nghe nó nói, tôi ngứa lỗ tai; nghe nó viết, tôi ngứa con mắt nên tôi xỏ ngọt nó như vầy: "Ê Chú Bảy! Chắc mấy thằng xài đạn Mỹ này khùng Tết hưu chiến bắn chơi cho vui hé ông!"

Nó trả lời: "Tại thằng Mỹ đem quân qua nước của người ta!"

Nó nói vậy chứng tỏ nó dốt, nó không biết gì về lịch sử Việt Nam. Lịch sử Việt Nam ghi rành rành là: Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Việt Nam chia làm hai nước: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc Cộng Sản và Việt Nam Cộng Hoà Tự Do ở miền Nam. Tháng 12 năm 1959, CS làm đường mòn Hồ Chí Minh bên đất Lào để xâm lược miền Nam tự do. Chúng được Nga, Hoa và khối CS Đông Âu kể cả Cuba viện trợ vật lực kể cả nhân lực.

Như vậy, nếu CSBV không xâm lược VNCH thì Hoa Kỳ có gửi quân qua VN tham chiến để bảo vệ đồng minh hay không?

Rồi năm 1968, tất cả 44 tỉnh thành ở miền Nam bị CSBV và VC thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam do Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà làm tay sai. CS gọi là Tổng công kích Tết Mậu Thân.

Trong Tết Mậu Thân năm 1968, Trung tá Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, làm tỉnh trưởng Phong Dinh. Cần Thơ là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến.

Có một em Mít nhưng tên Tây bình luận như vầy: "Đường Mậu Thân trở thành trận địa, nhà cửa bị cháy rụi và người dân phải chạy loạn. Lửa cháy trên bờ, ba tôi lưng cõng một dì, tay thì xách chiếc máy may, tài sản còn lại, nhảy xuống sông Rạch Bần mà lội thoát thân."

Viết về lịch sử mà sai nhiều quá:

1. Năm 1968, tỉnh lỵ Cần Thơ không có đường Mậu Thân, chỉ có đường Tạ Thu Thâu. Tạ Thu Thâu sinh ngày 5-5-1906 tại Tân Bình (Long Xuyên), ông theo Đệ tứ CS của Leon Trotsky.

2. Leon Trotsky bị ám sát tại Coyoacán, Mexico vào ngày 20 tháng 8 năm 1940. Ông bị Ramón Mercader, một người cộng sản Tây Ban Nha và là đặc vụ của Joseph Stalin, dùng một cây rìu băng (ice pick) để tấn công, gây ra vết thương chí mạng. Trotsky qua đời vào ngày hôm sau, 21 tháng 8 năm 1940, do những vết thương này.

3. Tạ Thu Thâu, một nhà cách mạng và lãnh đạo Trotskyist nổi tiếng ở Việt Nam, Việt Minh giết vào tháng 9 năm 1945. Ông bị bắt và hành quyết tại Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Việc ám sát Tạ Thu Thâu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa các nhóm cách mạng khác nhau ở Việt Nam sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II. Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đã xem Tạ Thu Thâu và các đồng chí Trotskyist của ông là mối đe dọa đối với sự thống nhất và quyền lực của họ. Tạ Thu Thâu bị Việt Minh đón đường và sát hại trên một cánh đồng dương liễu bên bờ biển Mỹ Khê (tỉnh Quảng Ngãi) khi mới 39 tuổi.

Đường Tạ Thu Thâu không phải trận địa mà chỉ là đường chuyển quân của tiểu đoàn Tây Đô VC tới Đại học Khoa học Cần Thơ trên đường Tự Đức, nhắm mục tiêu là trụ sở Vùng 4 Chiến Thuật và tiểu khu Phong Dinh trên đại lộ Hòa Bình. Nhưng chúng bị Biệt động quân và Sư đoàn 21 chặn đứng.

Ở vùng đất này có Rạch Bần và Rạch Tham Tướng nối với nhau. Người Cần Thơ gọi rạch là rạch. Nói sông Rạch Bần là không đúng. Nói như vậy giống như nói sông kinh xáng Xà No vậy.

Hồi một ngàn bảy trăm, con rạch này là nơi tham tướng Mạc Tử Sanh của Nguyễn Ánh tử trận. Hồi một ngàn chín trăm, nó phát xuất từ sông Cần Thơ, chảy ngoằn ngoèo qua cầu sắt trên đường Tạ Thu Thâu.

Hồi một ngàn chín trăm hồi đó, nó phát xuất từ sông Cần Thơ, chảy ngoằn ngoèo qua cầu sắt trên đường Tạ Thu Thâu, phía sau vườn của Thầy Nguyễn Văn Đối. Vườn này có cái ngõ đi vòng vo chừng 1.5 km là tới ngang hông trường Đại học Khoa học. Một nhánh rạch chảy bên lộ Nguyễn Viết Thanh, khu Cái Khế, Đại học Cần Thơ, tới cầu số một, cầu số hai ra tới Rạch Đầu Sấu, sông Cái Răng.

Hồi một ngàn chín trăm bảy mấy, sinh viên học bên khu Cái Khế, sáng muốn qua quán uống cà phê phải đi qua mấy cái cầu bắt bằng vỉ sắt nhà binh. Thời đó, nước sông, rạch còn múc lên lóng phèn rồi tắm giặt được.

Bà Tây gốc Mít này trên thông thiên

văn dưới tường địa lý phán rằng: "Tôi biết! Vì cả dòng họ nhà tôi không còn nhà ở! Tôi nói Mậu Thân là để nhắc chỗ ác liệt nhất! Trong vòng mấy tháng phải tá túc hai nơi! Chị em tôi không có áo quần để thay, ông bà cha mẹ tôi phải gối đất nằm sương!"

Tết Mậu Thân, VC đặt bộ chỉ huy tại Khách sạn Nam Phương đường Nguyễn Thái Học (nằm giữa chùa Bảo An và đường Minh Mạng). Một căn nữa cũng bị bắn nát như Đại học Cần Thơ nằm trên đường Minh Mạng (giữa Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Thái Học). Cả hai căn này mặt tiền đều bị bắn nát.

Rồi ông Sympathizer (cảm tình viên VC) viết thêm: "Súng đạn lúc đó Mỹ viện trợ vô số kể, không cần bắn chính xác từng viên mà chơi băng đạn cho nên mới bấy bá như vậy. Khi lấy xác ra toàn là dưới 20 tuổi, nát bấy không nhìn ra luôn."

Tôi cho ông Sympathizer biết thêm: "Tiệm phở Bình ở số 7 đường Yên Đổ, quận 3, thủ đô Sài Gòn là 'tổng hành dinh' của đơn vị F100 thuộc biệt động Sài Gòn, nơi phát lệnh cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Đây là Sở chỉ huy tiền phương - Phân khu 6, Đặc khu Sài Gòn - Gia Định, từ ngày 30 Tết Mậu Thân năm 1968!"

Ông ta hờn mát không chịu học hỏi cho mở mang đầu óc mà giận lẫy sẩy cùi: "Tôi chỉ biết ở Cần Thơ thôi, còn những chỗ kia tôi không biết cho lắm."

Tôi bèn chọc cho ông ta tức hộc gạch chơi bằng cách nói: "Ý tôi muốn nói cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân vào đô thành Sài Gòn và các thành phố lớn như Cần Thơ chẳng hạn, CS đều theo một kế hoạch tấn công na ná như nhau. Ông không biết thì đọc thêm cho biết, không có hề hấn gì đâu mà cử?"

Một tay Sympathizer khác viết rằng: "Tạ Thu Thâu, nhà tôi ở xéo xéo nhà thờ Rạch Bần từ năm 59-60 tới tận giờ luôn! Nếu ai có trực tiếp ở trong cảnh đạn bom hai bên bắn nhau làm nhà dân tan hoang, rụi hết, mới biết thế nào là mong mỏi hòa bình! 1968-Mậu Thân không bao giờ quên! Dân lao động chỉ mong yên ổn mần ăn, con cái học hành, nên bữa 30 tháng 4-75 ào ào ra lộ, còn dưới Rạch Bần thì đầy rẫy áo giáp, quân trang, quân cụ... vớt lên may giỏ, may cặp đi học những năm đó! Vất vả, khó khăn cuối cùng cũng qua hết, miễn là không có tiếng súng, tiếng bom..."

Ông này là con đà điểu vùi đầu trong cát không dám nhìn. Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử không thể quên đối với người dân Cần Thơ. Những câu chuyện và ký ức về thời kỳ này vẫn còn sống động trong lòng người dân, nhắc nhở chúng ta về chiến tranh tàn phá do CS gây ra.

Tại sao chợ, bến xe, trường học, bệnh viện, nhà thờ ở chỗ này mà không ở chỗ kia? Tại sao tên đường là vầy không phải tên kia? Tại sao lại đổi?

Rồi tại sao vùng ven, như đất Thánh Tây ở Sài Gòn, đất Thánh Tây ở Mỹ Tho, lại gần nhà thương lớn? Thời VNCH, bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa là nơi Ba Cụt bị chém đầu. Dân bệnh chết khiêng ra chôn cho nó gần.

Công viên Lưu Hữu Phước bây giờ, kể cả các trường đại học của Cần Thơ từ khu Tự Đức, khu Cái Răng, khu Cái Khế đều nằm trên bãi tha ma, đất cúng, chớ không phải đất tư nhân, chính phủ không phải bỏ tiền ra mua đất. Chữ có câu "thương hải biến vi tang điền" biển xanh biến thành ruộng dâu.

Nói Cần Thơ xưa và nay là phải nói cho chính xác chừng nào hay chừng ấy. Cái gì còn hồ nghi là phải làm nghiên cứu thêm. Trật có ai bỏ công ra sửa thì cảm ơn. Giận lẫy là thái độ của con nít. Ngoan cố phủ nhận sự thật là thái độ của Ba ke hai nút.

Vì con cháu sau này muốn tìm hiểu, tụi nó không kết án mình làm ông bà mà nói ẩu, nói dóc.


Đoàn Xuân Thu.

Melbourne.

-------------------------------------------------------------------

Trận đánh Tết Mậu Thân 1968


Phạm Bá Hoa


Đó là trận chiến quân cộng sản tấn công vào thủ đô Sài Gòn và 28/44 tỉnh lỵ trong Tết Nguyên Đán năm Mậu

Thân 1968. Cần Thơ cũng nằm trong danh sách các tỉnh lỵ bị tấn công. Cần Thơ đã chống lại cuộc tổng công

kích của quân cộng sản hồi tháng 2/1968 như thế nào, tôi nghĩ là rất ít người -ngay cả người Cần Thơ- biết rõ

diễn biến tình hình trong những ngày Tết cổ truyền năm ấy.

Như những Tết Nguyên Đán trước đó, qua hệ thống truyền thanh, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, và

tổ chức có tên là chánh phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam của cộng sản, tự động tuyên bố ngưng bắn

trong những ngày Tết để đồng bào và hai bên quân đội đón mừng năm mới. Ấy thế mà ngay đêm Giao Thừa,

cộng sản mở cuộc tổng công kích -cộng sản gọi như vậy- vào thủ đô Sài Gòn và 28/44 tỉnh lỵ. Ngay đêm đó,

bạn tôi từ Trung Tâm Hành Quân/Bộ Tổng Tham Mưu điện thoại cho biết những tin tức từ các nơi báo cáo về.

Sáng Mồng Một Tết, bộ tham mưu chúng tôi gồm: Đại Úy Nguyễn Thanh Nhàn (Tiểu Khu Phó), Đại Úy Lưu

Thành Hữu (Tham Mưu Trưởng), Chuẩn Úy trưởng phòng 3, tôi, cùng họp và quyết định:

“Gọi tất cả quân nhân nghỉ phép tại Cần Thơ và lân cận trở lại đơn vị, đồng thời với lệnh cấm trại 100% sẳn

sàng tác chiến”.

Đêm Mồng Một rạng Mồng Hai Tết. Khoảng 2 giờ 30 sáng, điện thoại reo:

“Trung Tá Hoa tôi nghe”.

“Hữu -Đại Úy Lưu Thành Hữu- đây Trung Tá. Vừa rồi, tổ thám báo của mình ghi nhận có khoảng 20 đặc công

cộng sản xâm nhập vào ngả Viện Đại Học, hướng vào khu vực Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Tiểu Đoàn Truyền

Tin”.

“Anh Nhàn -Đại Úy Nguyễn Thanh Nhàn- có đó không anh?”

“Đại Úy Nhàn lái xe đi vòng thành phố xem tình hình rồi Trung Tá”.

“Anh báo cáo ngay cho trung tâm hành quân Sư Đoàn 21 và trung tâm hành quân Quân Đoàn. Phần anh, trực

bộ chỉ huy và giữ liên lạc với tôi, trong khi tôi đến các điểm trọng yếu quan sát tình hình. Anh báo động ngay cho

anh Tân -Đại Đội Trưởng Đại Đội 826 Địa Phương Quân- bên Xóm Chài. Đồng thời báo động cho các anh Chi

Khu Trưởng Châu Thành, Phong Điền, Phong Phú, Phụng Hiệp, Thuận Nhơn, và Thuận Trung, sẳn sàng tác

chiến”.

Trên xe jeep có tôi, Thiếu Úy Lâm, Thượng Sĩ Đáo, và tài xế là Trung Sĩ Nhất Lự. Tôi cho xe chạy chầm chậm

từ cầu Cái Khế vào Cầu Đôi. Sang trái, đến trước cửa Viện Đại Học, ngừng lại. Tôi leo lên chiếc xe vận tải, lay

chân một người đang ngủ. Thật ra anh ta thức trong chiếc mền phủ kín:

“Anh bạn, anh có nghe hoặc thấy Việt cộng đi ngang đây không?

“Hồi hơn 2 giờ (khuya), nghe tiếng động, tôi ngồi dậy thấy gần 30 đứa súng ống đầy đủ, đi từ phía bên hông

Viện Đại Học vào bên này”. Vừa nói anh vừa chỉ tay về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn.

“Anh có nghe tụi nó nói gì không?

“Tụi nó nói thì thào, tôi nghe không rõ”.

Lúc bấy giờ Đại Úy Nhàn vừa đến. Anh chận 2 chiếc Thiết Giáp V100 của Quân Trấn Cần Thơ đang trên đường

tuần tiểu thường xuyên, và liên lạc Quân Trấn mượn 2 chiếc này. Tôi bảo anh:

“Anh giữ Chi Đội Thiết Xa này cùng với anh ở lại đây, chận đường tụi nó trở ra. Tôi sẽ đến Ty Thông Tin -nơi

đang để máy móc đài phát hình chờ xây cất- xem các anh Cảnh Sát còn bố trí ở đó không, rồi vòng qua các

đường phố xem sao”.

Anh Nhàn muốn cùng 2 chiếc V100 chạy vòng các khu phố, trước khi trở lại phục kích. Tôi đồng ý. Xe tôi rẽ

sang phải trên đại lộ Hòa Bình để qua đường Nguyễn Thái Học. Đại Úy Nhàn cùng Chi Đội Thiết Xa cũng ra đại


lộ Hòa Bình nhưng rẽ sang trái. Một tiếng nổ vang dội trong đêm khuya yên ắng cùng lúc với ánh lửa bùng lên,

chiếc V100 bị một phát đạn B40 từ trên nóc trường nữ tiểu học bắn xuống và bốc cháy.

Tôi cho xe quay lại và dừng sau chiếc V100 đang cháy, một phát đạn bắn thẳng cũng từ nóc trường nữ bắn

trúng kiến xe tôi, nhưng lúc đó tôi đứng cạnh xe bị cháy. Viên đạn xuyên qua kiến và bể một mảng kiến, nhưng

chúng tôi không hề gì. Các anh trên chiếc V100 còn lại cùng với chúng tôi đồng loạt, cứ nóc trường nữ mà bắn.

Sau đó, các anh trên xe tôi trách nhiệm ghìm súng hướng lên nóc trường nữ, những người khác cùng chúng tôi

đem các anh bị thương từ trong xe ra và đưa đến Bệnh Viện 3 Dã Chiến gần đó.

Tôi chờ đợi sau phát súng này sẽ là hằng loạt đạn xối xả vào các cơ quan, và ngay cả chúng tôi đang đứng một

bên của đại lộ Hòa Bình, nhưng vẫn im lặng.

Thu dọn xong, tôi đến Ty Thông Tin, nơi tồn trữ tạm các máy móc chờ lắp ráp đài phát hình. Một anh Cảnh Sát

với dáng vẻ sợ hãi:

“Trung Tá cho tụi tôi rút khỏi nơi đây vì tụi nó đông lắm”.

“Anh thấy tụi nó ở đâu mà đông?”

“Tụi nó lấp ló đằng sau mấy chiếc xe vận tải đó Trung Tá”.

“Các anh có trách nhiệm ở đây. Hãy ở nguyên tại chỗ. Tôi sẽ đến những chiếc xe đó quan sát tình hình. Tôi đi

đây”.

Nói như vậy nhưng tôi rất thận trọng. Với khẩu AR15 trên tay -khẩu súng này do một phi công trực thăng Hoa

Kỳ tặng tôi trước khi anh ta trở về Mỹ- cùng Thiếu Úy Lâm và Thượng Sĩ Đáo, từng bước, chúng tôi tiến lại bãi

dành cho xe vận tải dân sự đậu, nơi mà các anh Cảnh Sát nói nhìn thấy những bóng người xuất hiện. Kiểm

soát toàn khu vực, không có người nào cả. Tôi trở lại gặp các anh Cảnh Sát:

“Tình hình khu vực này yên tỉnh, các anh giữ nguyên vị trí cho đến khi có lệnh mới. Các anh nghe rõ không?”

“Dạ rõ”.

Xe chạy chầm chậm suốt đường Phan Đình Phùng, quanh xuống Bến Ninh Kiều, không có gì khả nghi. Quay

về Ty Ngân Khố, Tòa Hành Chánh, lên Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, bến bắc Cần Thơ, khu bến xe mới, các nơi đều

yên tỉnh. Gọi máy vô tuyến về Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu:

“Anh Hữu, sau khi vòng quanh thành phố, tôi nghĩ, tụi đặc công chỉ có mặt trong khu vực “Xóm Cả Đài” sau lưng

Quân Đoàn và Truyền Tin thôi. Toán bên trường nữ tiểu học, có thể thuộc thành phần bố trí cổng trước Bộ Tư

Lệnh Quân Đoàn. Như vậy, rất có thể là từ bây giờ, tụi nó sẽ đặt chất nổ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Truyền tin

trước khi rút lui vào rạng sáng. Anh báo cáo ngay cho trung tâm hành quân Quân Đoàn để tùy nghi”.

Nhưng không phải có ngần ấy lực lượng cộng sản, vì gần sáng Sư Đoàn 21 Bộ Binh trực thăng vận Tiểu Đoàn

3/33 từ Sóc Trăng lên tăng cường. Tiểu Đoàn này do Thiếu Tá Vương Văn Trổ chỉ huy. Thiếu Tá Trổ là một

trong những Tiểu Đoàn Trưởng nổi danh của Sư Đoàn 21 Bộ Binh trên chiến trường đồng bằng Cửu Long. Thật

ra Tiểu Đoàn đến Cần Thơ chỉ có bộ chỉ huy và 2 Đại Đội, vì 2 Đại Đội còn lại phải tăng cường cho Tiểu Khu Ba

Xuyên đang đánh nhau với quân cộng sản ngay trong trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng.

Đổ quân tại phi trường nhỏ ở ven ngoại ô thành phố, Tiểu Đoàn di chuyển theo đường lộ mới. Khi gần đến cầu

Rạch Ngổng, Thiếu Tá Trổ nhận ra cánh quân của cộng sản đang có mặt nơi đây. Anh liền lui lại vì chỉ có bộ chỉ

huy trơ trọi, trong khi 2 Đại Đội đã tiến xa về phía trước. Anh cho lệnh 2 Đại Đội bọc lại, đánh nhau với quân

cộng sản nơi đây. Trong trận tao ngộ chiến này, Tiểu Đoàn không được pháo binh yểm trợ cho mãi đến khi trời

sáng rõ mới có phi cơ đến oanh kích dữ dội, gây thiệt hại nặng cho chúng. Vậy là một cánh quân -có lẽ là cánh

quân chính của cộng sản- bị Tiểu Đoàn 3/33 chận đánh tan tành ngay ven ngoại ô Cần Thơ, khiến chúng không

thể xâm nhập vào thành phố. Cũng có thể vì vậy mà tụi đặc công bên trong thành phố không phối hợp hoạt

động được, nên chúng chưa có những phá hoại quan trọng trong khu vực trung tâm.

Trở lại tình hình trong thành phố. Đến trời rựng sáng, tôi rất ngạc nhiên vì không thấy động tịnh gì cả, theo kinh

nghiệm về những cuộc đột kích của đặc công cộng sản, thông thường là chúng đột nhập đặt chất nổ rồi rút lui

ngay trong đêm. Toán phục kích của Đại Úy Nhàn vẫn nằm yên trong khuôn viên Viện Đại Học vì theo chúng tôi


ước tính đây là đường rút lui duy nhất của chúng. Vậy, chắc chắn là chúng còn bên trong khu vực sau lưng trại

Lý Thường Kiệt, tức bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Tôi lại vòng quanh thành phố, vẫn không thấy gì. Lúc

bấy giờ, một tiểu đội của Đại Đội Hành Chánh Tiếp Vận, len vào trường nữ tiểu học truy lùng toán cộng sản đã

bắn cháy chiếc V100 trong đêm, nhưng chúng đã rút khỏi nơi đây rồi.

Trời sáng hẳn, bà con trong phố đi lại đông đảo. Trong lúc tôi vừa từ Bệnh Viện 3 Dã Chiến bước ra sau khi

thăm các anh trên chiếc V100 bị thương trong đêm, một bà khoảng 40 tuổi, đến sát cạnh tôi:

“Ông Trung Tá ơi, tụi nó chừng 7-8 đứa đang ở trên gác căn nhà góc đường kia kìa. Tôi thấy nó có súng bự mà

dài nữa nghe ông. Ông phải cẩn thận mới được”.

“Bà làm ơn chỉ tôi căn nhà đó đi”.

“Ông cứ theo đường này -đường Nguyễn Thái Học- đến ngả ba thì căn nhà ngay góc bên kia đường. Ông nhớ

là tụi nó ở trên gác căn nhà đó nghe ông”.

“Cám ơn bà”.

Lúc này có thêm Thiếu Úy Lễ -Triệu Văn Lễ trưởng kho xăng- cùng đi. Thế là chúng tôi vẫn 4 người vì Trung Sĩ

Lự ngồi lại xe, tiến sát theo bờ rào bên phải đường Nguyễn Thái Học từ bệnh viện về hướng chợ. Băng qua

đường cắt ngang và áp sát vào hàng hiên căn nhà, sau tiếng gõ cửa nhẹ của tôi, một chị hé cửa và nói nho

nhỏ:

“Tụi nó đang ở trên gác nhà tôi nè ông”.

“Mấy đứa vậy chị?”

“Tôi thấy 7 thằng. Tụi nó có súng dài lắm nghe ông. Ông cứ bắn nó đi nhưng đừng làm sập nhà tôi nghe”.

“Trong chiến tranh khó mà lường trước được việc gì xảy ra lắm chị, nhưng tôi sẽ cố gắng giữ gìn căn nhà của

chị”.

Vừa dứt câu, chúng ném một trái lựu đạn từ trên gác xuống. Một tiếng nổ rất khô vì trái lựu đạn nổ trong lòng

đường mương lộ thiên vừa nhỏ vừa sâu, hai bên bờ mương có xây gạch, nên những mảnh của nó không văng

tứ tung. Chỉ có Thiếu Úy Lễ bị một mảnh nhỏ trên cánh tay. Máu ra khá nhiều. Rời hàng hiên căn nhà, vẫn áp

sát tường rào phía đường Nguyễn Thái Học, chúng tôi đến nhà thuốc tây cách đây vài căn. Nhà thuốc này của

anh Mai Bá Vỵ, bạn cùng khóa 5 Thủ Đức với tôi nhưng chúng tôi được gởi lên học ở Trường Võ Bị Liên Quân

Đà Lạt. Anh băng bó xong cho Thiếu Úy Lễ, chúng tôi lui lại căn nhà đối diện với căn gác mà tụi đặc công đang

có mặt. Trước khi đi, anh Vỵ siết tay tôi thật chặt:

“Anh can đảm lắm. Cố gắng lên, nhưng phải cẩn thận nghe Hoa”.

“Cám ơn bạn. Tôi đi đây”.

Lên căn gác, tôi bắn 2 phát carbine thăm dò, không thấy phản ứng. Thiếu Úy Lâm khều tôi:

“Trung Tá coi chừng tụi nó bắn B40 nghe Trung Tá”.

“Mình ra tay trước với khẩu M79”.

Tôi bắn một phát M79 sang đó. Nghe có tiếng lao xao, một lúc rồi im hẳn. Chúng tôi lại sang căn nhà lúc nảy và

vẫn chị chủ nhà cho biết tụi nó chạy qua phía sau, chắc là sang nhà ngủ (khách sạn Nam Phương) rồi. Thận

trọng yểm trợ nhau khi chúng tôi lên gác: 3 tên chết và thu được 2 khẩu B40. Sau khi gọi Đại Đội Hành Chánh

Tiếp Vận đến chuyển 3 thi hài đem chôn, chúng tôi tiến sang khách sạn Nam Phương. Chạy băng qua sân. Áp

sát vào vách. Thiếu Úy Lễ, tay ghìm khẩu carbine, nhè nhẹ lên cầu thang bên hông khách sạn, tôi nói nhỏ

nhưng gằn giọng đủ nghe:

“Lễ, không nên liều lỉnh. Xuống ngay”.


Nhưng không kịp nữa. Một trái lựu đạn từ bên trong ném ra cầu thang. Cũng may là chúng ném mạnh tay nên

trái lựu đạn vượt khỏi cầu thang, rơi trên nền sân phía dưới, và nổ chát chúa. Không ai thương tích. Tôi đến

cửa chánh tầng trệt của khách sạn, nói với bà chủ đang run rẩy bên trong:

“Bà và người nhà nên chạy qua bên kia đường trú ẩn ở đó. Chúng tôi có trách nhiệm phải thanh toán tụi đặc

công này. Xin bà thông cảm cho những thiệt hại nếu có. Tôi cố gắng không làm sập khách sạn đâu”.

Bà chủ mếu máo:“Ông giữ giùm tôi nghe ông”.

Sau khi bà chủ Nam Phương và người nhà chạy qua bên kia đường an toàn, Trung Úy Tân, Đại Đội Trưởng

Đại Đội 826 từ bên Xóm Chài cách đây độ 1 cây số kể cả con sông, dẫn 1 Trung Đội về tăng cường kịp lúc. Lui

ra khỏi khuôn viên khách sạn, tôi cho Trung Úy Tân biết những diễn biến trong đêm và tình hình hiện tại:

“Trung Tá để tui cho nó mấy phát M79, xem nó có phản ứng gì rồi mình tính tiếp”.

Nói xong, chẳng cần tôi có đồng ý hay không, Trung Úy Tân leo lên mái nhà nhỏ bỏ trống sát lề đường, bên trái

khách sạn (từ ngoài đường nhìn vào). Tôi leo lên đứng cạnh. Hai chúng tôi cùng sử dụng M79. Tôi nói:

“Anh bắn vào cửa sổ bên trái, tôi bắn vào cửa sổ bên phải”.

Hai trái M79 bay vào khách sạn, đúng lúc hai chúng tôi rơi từ mái nhà xuống đất vì căn nhà quá cũ mà chúng tôi

cùng đứng cạnh nhau, lại cùng bắn một lúc, nên sức nặng và sức dội làm gãy mấy cây đòn tay già cỗi. Một

mảng ngói cùng theo chúng tôi xuống nền nhà.

Tất cả chúng tôi băng qua bên kia đường. Xin nhớ, đường Nguyễn Thái Học có 2 con đường, mỗi bên cho mỗi

chiều xe chạy. Ở giữa là khoảng đất trống khá rộng, dùng làm bãi đậu cho xe vận tải dân sự, vì vậy mà bề

ngang đường Nguyễn Thái Học rất rộng. Bấy giờ thành phần bộ chỉ huy chúng tôi tập trung đầy đủ phía sau căn

nhà đối diện khách sạn Nam Phương. Phía trước đường, rất đông thanh niên nam nữ kéo theo chúng tôi và

nép vào các thân cây dọc lề đường để xem đánh nhau với đặc công cộng sản, vì chẳng mấy khi tuổi trẻ được

chứng kiến chiến trận trên đường phố như thế này. Tôi nói khá lớn:

“Các bạn trẻ hãy lui xa chúng tôi để tránh nguy hiểm . Tụi đặc công đang ở trong khách sạn đó. Bất cứ lúc nào

tụi nó cũng có thể bắn chúng tôi vì trong tầm đạn B40 của tụi nó đó”.

Không một ai hưởng ứng lời cảnh báo của tôi cả, bằng chứng là mọi người đứng yên tại chỗ. Thoáng thấy cánh

cửa sổ khách sạn vừa đẩy ra, tôi hét lớn:“Nằm xuống. Nó bắn đó”.

Một tiếng nổ lớn, kèm theo một đụn khói bốc lên từ mặt đường sát bên kia gốc cây trong khi tôi đứng bên này

gốc cây. Gốc cây tôi đang đứng là đối diện với khách sạn. Trung Úy Tân và hai binh sĩ bị thương nhẹ, sau khi

băng bó xong các anh tiếp tục nhiệm vụ. Chiếc xe jeep của tôi bị bể hai bánh sau. Lúc bấy giờ các cô cậu thanh

niên chạy lui lại phía đại lộ Hòa Bình. Tôi gọi Đại Úy Nhàn liên lạc Trung Tâm Hành Quân/Quân Đoàn mượn 2

chiếc thiết vận xa M113 có đại bác 57 ly để phá chân tường trên lầu khách sạn, sau đó dùng súng bắn thẳng

tiêu diệt tụi nó. Đại Úy Nhàn đang lên máy vô tuyến thì Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh, Tư Lệnh Quân Đoàn 4,

gọi tôi đến văn phòng. Nét mặt ông đăm chiêu:

“Tình hình ra sao rồi?

“Thưa Thiếu Tướng, ngoài lực lượng của chúng bị Sư Đoàn 21 chận đánh ở cầu Rạch Ngổng, và toán đặc công

đang bám sát khu vực sau Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, chỉ có toán đặc công đang cố thủ trong khách sạn Nam

Phương. Bên khu phố thương mại, Bến Ninh Kiều và các nơi khác, yên tịnh”.

“Trong ngày hôm nay, anh dẹp được tụi đặc công trong khách sạn không?

“Thưa Thiếu Tướng, được. Xin Thiếu Tướng tăng cường cho tôi 2 chiếc M113 từ bây giờ đến tối thôi”.

“Được”.

Thiếu Tướng Mạnh ra lệnh Trung Tâm Hành Quân tăng cường cho tôi Chi Đội Thiết Vận Xa M113.

Sau khi tôi tóm tắt trận chiến với anh Chi Đội Trưởng Thiết Vận Xa và yêu cầu anh bắn 6 trái đạn 57 ly vào

phần vách trên lầu khách sạn. Thế là 6 trái đạn đại bác nổ tung, chân tường bên phải ở mặt trước trên lầu


khách sạn, hoàn toàn trống trơn. Chúng tôi sử dụng M79 và khẩu AR 15 bắn vào đó. Bên trong không một phản

ứng nào. Trung Úy Tân và tiểu đội của anh xung phong lên lầu trong khi chúng tôi ghìm súng yểm trợ. Kết quả:

4 xác chết (có 2 xác trong hồ nước) và thu 3 súng B40 với 1 súng lục.

Một số thanh niên nam nữ cùng tràn lên xem một chiến trường nhỏ vừa kết thúc. Sợ thì sợ vì súng đạn chết

người trong chớp mắt chớ đâu phải giỡn chơi, nhưng tính hiếu kỳ của tuổi trẻ đă thúc giục họ xung phong theo

chúng tôi để nhìn tận mắt một góc li ti trong chiến tranh. Thế là Tiểu Đoàn 3/Trung Đoàn 33 đẩy lui quân cộng

sản ra khỏi cầu Rạch Ngổng, và chúng tôi thanh toán xong toán đặc công của chúng trong khách sạn Nam

Phương, trong khi lực lượng cơ hữu của Quân Đoàn vẫn còn bắn nhau lẻ tẻ với toán đặc công sau lưng Bộ Tư

Lệnh Quân Đoàn.

Xin nói thêm rằng, suốt từ sáng đến chiều Mồng Hai Tết, tuy có đặc công cộng sản đột nhập vào thành phố, có

bắn nhau từ mặt đất và từ trên phi cơ xuống, đã có người chết người bị thương, nhưng bà con trong tỉnh lỵ vẫn

sinh hoạt tuy ít nhiều giới hạn.

Chiều và tối Mồng Hai rạng Mồng Ba Tết, toán đặc công trà trộn trong khu vực sau lưng trại Lý Thường Kiệt -là

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn- đã đốt nhà dân, gây náo loạn khu dân cư đông đúc này để chúng vượt thoát ra ngoài

tỉnh lỵ. Vậy là trận tổng công kích của quân cộng sản vào tỉnh lỵ Cần Thơ đầu năm Mậu Thân 1968, từ giữa

đêm Mồng Một đến hết ngày Mồng Hai Tết, đã kết thúc. Tiểu Đoàn 3/33 của Thiếu Tá Trổ di chuyển trong đêm,

rồi đánh vùi với quân cộng sản ngay khi đến Cần Thơ và liên tục suốt ngày. Quá mệt. Sư Đoàn 21 đưa 2 Tiểu

Đoàn khác đến thay để trấn giữ cầu Rạch Ngổng. Tiểu Doàn 3/33 trở về hậu cứ.

Nhưng đó mới là đợt 1.

Tuần lễ kế tiếp, chúng lại mở trận tổng công kích đợt 2, và lần này chúng dùng lực lượng mạnh hơn tấn công

vào 2 Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 21 tăng cường trấn giữ khu vực cầu Rạch Ngổng trải dài về hướng cầu Tham

Tướng. Một lực lượng thứ hai khoảng trung đội tấn công đài phát thanh. Và lực lượng thứ ba là toán đặc công

khoảng 2 tiểu đội đột nhập chiếm giữ Viện Đại Học Cần Thơ.

Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, từ Bạc Liêu lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn để chỉ

huy hành quân. Thiếu Tướng Mạnh bảo tôi đến gặp ông tại ngả ba đại lộ Hòa Bình góc đường chạy ngang Viện

Đại Học. Tại đây đã có 2 khẩu đại bác 105 ly từ Bình Thủy xuống vừa bố trí xong. Thiếu Tướng nói:

“Bây giờ tôi cho đại bác bắn lên nóc của Viện Đại Học, nếu không diệt được tụi nó, tôi sẽ cho phi cơ oanh kích”

”Thưa Thiếu Tướng, sử dụng Pháo Binh mình còn giữ lại được phần nào cơ sở Viện Đại Học, chớ dùng phi cơ

tôi nghĩ là mình phá sập hoàn toàn cơ sở này. Tôi đề nghị Thiếu Tướng sử dụng hỏa lực như thế nào cũng

được, miễn sao giữ được tối đa hoặc một phần của Viện Đại Học, vì cơ sở này muốn xây dựng lại phải tốn

nhiều ngân khoản và thời gian, trong khi cả miền Tây mình chỉ có cơ sở này là quan trọng hơn hết về mặt giáo

dục. Hoặc Thiếu Tướng giao Tiểu Khu chúng tôi trách nhiệm, tôi sẽ dùng Đại Đội 826 ban đêm len lỏi đột nhập

vào đánh du kích với chúng.”

“Về mặt quân sự, tôi phải diệt được tụi nó, còn anh muốn giữ gì thì giữ”.

“Xin phép Thiếu Tướng, tôi đi đón giáo sư Phạm Hoàng Hộ -Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ- đến đây để

ông ấy chứng kiến cuộc hành quân này”.

Tôi chào Thiếu Tướng Mạnh và Chuẩn Tướng Minh, lên nhà Giáo Sư Viện Trưởng. Thuật tóm tắt cho ông nghe

và ông đồng ý ngồi xe với tôi xuống gặp Thiếu Tướng Mạnh, để tận mắt chứng kiến cuộc tấn công vào Viện Đại

Học bằng đại bác, cũng có thể là cả Không Quân nữa.

Hai trái đạn 105 ly bắn thẳng đầu tiên không trúng nóc cao của Viện Đại Học, mà nó đã theo đạn đạo vòng cầu

để rồi rớt trong sân Đại Đội Hành Chánh Tiếp Vận Tiểu Khu, làm 2 quân nhân bị thương. Thế là Pháo Binh

ngưng bắn. Thiếu Tướng Mạnh cho phi cơ oanh kích trước sự đau xót của giáo sư Viện Trưởng. Tôi trông thấy

điều đó ở giáo sư Phạm Hoàng Hộ, và tôi rất thông cảm với ông. Thật ra Không Quân cũng không kết quả trực

tiếp, nhưng có thể có kết quả gián tiếp vì tối hôm đó chúng rút ra khỏi Viện Đại Học.

Trong khi 2 Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 21 đánh nhau với quân cộng sản ở ven ngoại ô, Tiểu Đoàn 3/33 được điều

động trở lại Cần Thơ để tăng cường, cùng lúc phi cơ đang oanh kích Viện Đại Học, tôi + Thiếu Úy Lâm +


Thượng Sĩ Đáo tìm cách vào đài phát thanh để trấn an Trung Đội Nghĩa Quân và 2 Đoàn Cán Bộ Xây Dựng

Nông Thôn đang phòng thủ tại đó. Đài phát thanh Cần Thơ tọa lạc bên trái con đường Cần Thơ-Cái Răng.

Được xây dựng trên sàn khá cao, nhờ vậy mà các đơn vị tổ chức phòng thủ dưới sàn nhà, chống được các loại

đạn bắn thẳng và đạn bắn vòng cầu. Nói chung, lực lượng phòng thủ rất thuận lợi.

Địa hình bên trái tương đối trống trải. Bên phải và trước mặt đài phát thanh cũng đất trống, nhưng xéo về

hướng Cần Thơ là khu vườn xoài khá rậm rạp của ông bà Phạm Thành Nam, hành nghề Nha sĩ. Sau lần tấn

công đầu tiên vào đài phát thanh đă bị lực lượng trú pḥòng chống trả dữ dội, cánh quân cộng sản rút vào bố trí

trong khu vườn xoài, thỉnh thoảng bắn phá lẻ tẻ. Lực lượng bảo vệ thường xuyên đài phát thanh là Trung Đội

Nghĩa Quân, còn hai Đoàn Cán Bộ này mới thành lập và đang huấn luyện để thích nghi với địa hình cùng hoàn

cảnh của tỉnh trước khi tung vào khu vực công tác, do đó mà ngay trong đợt tổng công kích lần 1 của cộng sản,

chúng tôi tăng cường 2 Đoàn này để bảo vệ đài phát thanh.

Chúng tôi qua khỏi nút chặn cuối cùng do các bạn thuộc hậu cứ một đơn vị Biệt Động Quân đảm trách, nơi đây

cách đài phát thanh khoảng hơn 1 cây số. Hai bên đường là vườn cây ăn trái, có hàng rào kẽm gai bao bọc.

Bên phải có đường mương cạn ngoài hàng rào, bên trái thì mương rảnh đầy nước. Tổ đại liên của các anh Biệt

Động Quân sẳn sàng yểm trợ, nếu chúng tôi bị quân cộng sản tấn công. Vậy, chỉ có đường mương bên phải là

đường tiến duy nhất của chúng tôi. Tôi biết rất nguy hiểm, nhưng nghĩ lúc chúng tôi vào được đài phát thanh, từ

các anh chị chuyên viên đến các anh chị trong lực lượng phòng thủ sẽ vững thêm về tinh thần.

Chúng tôi, từng người một bò dưới lòng đường mương trong khi hai người kia sẳn sàng yểm trợ. Cứ như thế.

Tiến được 3/4 đoạn đường từ nút chặn của Biệt Động Quân đến vườn xoài. Đã trông thấy đài phát thanh. Dừng

một lúc để quan sát tìm hướng tiến khả dĩ ít nguy hiểm, một loạt đạn chéo chéo trên đầu chúng tôi từ hướng

vườn xoài bắn lại. Chúng tôi nằm xuống, mắt hướng về vườn xoài, nhưng không bắn, vì có trông thấy chúng nó

đâu mà bắn. Nhưng lực lượng trú phòng đài phát thanh bắn trả. Tôi tin là chúng nó không bố trí quân sát lề

đường, vì nếu sát lề đường có nghĩa là chúng nó trông thấy chúng tôi, và chỉ cần bắn dọc theo đường mương

thì chắc gì trong số 3 người chúng tôi còn nguyên vẹn. Thế là chúng tôi lại bò lên phía trước. Tôi trông thấy một

mảng hàng rào kẽm gai bên kia đường vẹt ra, đủ cho chúng tôi băng qua đường, chui nhanh vào đó, và xuống

đường mương có nước. Chưa kịp quyết định thì mấy loạt đạn cùng lúc chéo chéo trên đầu chúng tôi. Những

loạt đạn này từ trong vườn xoài bắn lại, đạn đạo tạo thành góc xéo đối với đường mương, nên không nguy

hiểm. Nhưng cuối cùng tôi quyết định bỏ cuộc, vì đoạn đường còn lại tuy ngắn ngủi nhưng rất nguy hiểm. Trên

đoạn đường đó, chúng tôi sẽ phơi mình trên nền đất trống, và trở thành mục tiêu tốt cho quân cộng sản từ các

hầm hố trong vườn xoài bắn ra. Tôi liên lạc vô tuyến nhờ các bạn Biệt Động Quân bắn yểm trợ chúng tôi rút về.

Trong lần quân cộng sản tấn công đợt 1, chúng tôi không được Hoa kỳ yểm trợ hỏa lực. Đại Tá Wallace, cố vấn

trưởng của tôi tìm cách tránh né tôi. Nhưng trong đợt 2 này, ông ta rất sốt sắng -chẳng hiểu sao nữa- và cho

trực thăng võ trang yểm trợ tối đa. Đây là loại trực thăng Cobra xuất hiện lần đầu trên chiến trường đồng bằng

Cửu Long. Dưới hai bên cánh có trang bị 2 dàn phóng hỏa tiển. Mỗi lần xuất trận là 2 chiếc Cobra, luân phiên

bắn nát khu vườn xoài và đánh bật quân cộng sản ra khỏi đây bằng hỏa lực rất mạnh của nó. Trực thăng Cobra

cũng đã góp phần đánh bật Tiểu Đoàn quân cộng sản ra khỏi khu vực cầu Rạch Ngổng. Sau hai ngày quân

cộng sản tổng công kích đợt 2, chúng bị tổn thất rất nặng và chạy khỏi chiến trường. Tình hình trở lại bình

thường. Và Cần Thơ với trận chiến Tết Mậu Thân 1968 đến đây là hết.

Trước khi nối tiếp đôi dòng về hậu Tết Mậu Thân, tôi xin nói về khuyết điểm của tôi và bộ tham mưu khi đánh

giá nguồn tin do tù binh cộng sản cung khai. Theo thường lệ, trước những ngày lễ của mình hay lễ của cộng

sản, chúng tôi có những cuộc hành quân an ninh chung quanh tỉnh lỵ, vì quân cộng sản thường khuấy phá các

thị xã thị trấn hoặc tấn công đồn bót vào những ngày ấy, mà theo tài liệu tịch thu được thì chúng gọi là lập thành

tích dâng bác dâng đảng của chúng.

Trung tuần tháng 1/1968 -tức giữa tháng chạp âm lịch- chúng tôi hành quân vào khu vực đông nam Cần Thơ

(không nhớ tên địa phương) khoảng 15 cây số, sau cuộc chạm súng vừa phải, chúng tôi bắt được 4 binh sĩ

cộng sản, thu 2 khẩu súng trường CKC và 2 khẩu tiểu liên AK47. Tất cả đều mới toanh. Phần gỗ của súng đỏ

au như vừa mới đem trong kho ra vậy. Cả 4 tên này hãy còn quá trẻ, chỉ 15 - 17 tuổi. Khi bị bắt, chúng rất sợ.

Đại Úy Nhàn cho thuốc hút, ban đầu e dè không nhận, nhưng khi thấy chúng tôi không có vẻ gì nguy hại nên

chúng chìa tay nhận với nụ cười không được tự nhiên cho lắm. Một lúc, chúng tự khai với chúng tôi là vừa học


tập chính trị xong. Theo đó, đơn vị của chúng chuẩn bị vào Cần Thơ ăn Tết. Các khẩu súng mới toanh này là

đơn vị dùng biểu dương lực lượng khi vào Cần Thơ. Tôi hỏi:

“Các anh tấn công vào Cần Thơ hay vào Cần Thơ ăn Tết?”

Mấy tên nhóc cộng sản trả lời:

“Trong bài học chính trị nói tụi em vào Cần Thơ ăn Tết”.

Khi chấm dứt hành quân, chúng tôi báo cáo lên Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, và rồi chẳng

quan tâm đến lời khai đó nữa. Thật ra chúng tôi quá quen với những lời khai của tù binh hay những tài liệu tịch

thu được trong các cuộc hành quân, chúng thường hô hào đánh chiếm tỉnh lỵ này thị trấn khác vào những lúc

nào đó, nhưng tất cả đều không xảy ra. Vì thế mà chúng tôi không đánh giá cao nguồn tin tù binh do chính

chúng tôi bắt và khai thác như vừa nói. Nhưng lần này, sau hai đợt tổng công kích, tự nó đã xác nhận lời khai

của những tên cộng sản con nít kia là đúng, cho dù chỉ đúng một phần là Cần Thơ bị tấn công. Trường hợp này

tôi phạm vào nguyên tắc bất ngờ trong 9 nguyên tắc chiến tranh.

Năm 1960, tôi theo học Trường Đại Học Quân Sự, đồn trú trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn.

Một trong những bài học mà tôi xem là căn bản nhất của lớp tham mưu, đó là bài học về “9 Nguyên Tắc Chiến

Tranh”, mà điểm thứ 9 là nguyên tắc bất ngờ. Nguyên tắc này được giải thích rằng:

“Bất ngờ vì không có tin tức. Nghĩa là hoàn toàn không biết trước, như trường hợp Không Quân Hoàng Gia Nhật

tấn công Hạm Đội 7 Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc quần đảo Hạ Uy Di ngày 7/12/1941, mở đầu chiến tranh

giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương”.

“Bất ngờ về thời gian và không gian. Đức quốc xã bị bất ngờ khi quân đồng minh đổ bộ lên Normandy ngày 6

tháng 6 năm 1944 trong đệ nhị thế chiến, khởi đầu cho sự thảm bại của nhà độc tài Hitler”.

“Bất ngờ về vũ khí và khả năng sử dụng. Đó là trường hợp Bộ Tư Lệnh Viễn Chinh Pháp không tin quân Việt

Minh cộng sản có đại bác lớn hơn 75 ly tại chiến trường Điện Biên Phủ tháng 3 năm 1954. Cho dù chúng có các

đại bác trên 75 ly đi nữa, cũng không thể chuyển lên bố trí trên các sườn núi được, và có lên được trên đó cũng

chỉ làm mồi cho Không Quân tiêu diệt thôi. Nhưng rồi ngay trong trận pháo chiến đầu tiên vào lòng chảo Điện

Biên, làm cho Bộ Tư Lệnh quân trú phòng quá bất ngờ về khả năng Pháo Binh và cách bố trí nó. Bất ngờ đến

mức viên Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Điện Biên Phủ tự tử sau trận pháo chiến đầu tiên”.

“Bất ngờ về cách đánh giá tin tức không đúng mức. Nghĩa là có tin tức nhưng không tin nguồn tin đó là thật, như

trường hợp chánh phủ Đại Hàn (Nam Hàn) ghi nhận nguồn tin tình báo quan trọng hồi đầu năm 1950, theo đó

quân cộng sản Bắc Hàn có kế hoạch đánh chiếm Đại Hàn, nhưng chánh phủ Đại Hàn không tin vì khả năng giới

hạn của họ. Và rồi những tháng cuối năm đó, quân cộng sản Bắc Hàn ồ ạt tấn công, nếu quân Liên Hiệp Quốc

dưới quyền chỉ huy của Tướng Mỹ Mc Arthur, không kịp thời phản công thì Đại Hàn đã bị cộng sản chiếm toàn

bộ đất nước từ đó. Đúng là tôi rơi vào trường hợp bất ngờ này, và đây là khuyết điểm”.

Xin trở lại hậu Tết Mậu Thân. Cuộc chiến trên đây bắt đầu từ ngày cuối tháng 1/1968 và kết thúc vào những

ngày thượng tuần tháng 2/1968. Sau đó, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh rời khỏi chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn

4 kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây Nam Phần. Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng từ Bộ Xây Dựng Nông

Thôn đến thay. Trung Tướng Thắng thường họp tham mưu từ 2-3 giờ khuya đến giờ làm việc buổi sáng.

Khoảng một tuần sau ngày Trung Tướng Thắng nhận chức, trong buổi họp nửa đêm, ông ra lệnh cho tôi:

“Bắt đầu ngày mai, tôi muốn anh huy động nhân sự để thực hiện gấp cái hàng rào kẽm gai từ cuối phi trường

nhỏ (ở ngoại ô Cần Thơ), ngang qua Rạch Ngổng, đến đài phát thanh. Anh làm được không?”

“Hàng rào kẽm gai một mái thì đâu cần đến chuyên viên thưa Trung Tướng, chúng tôi thực hiện dễ dàng, nhưng

tôi đề nghị là tôi đi cùng Trung Tướng ra địa thế để Trung Tướng xác định địa điểm và cách làm. Đồng thời

Trung Tướng cấp cho tôi kẽm gai cọc sắt, vì Tiểu Khu không có khả năng này. Về nhân sự, tôi trách nhiệm”.

“Được. Một lúc nữa anh theo tôi”. (lúc ấy đã gần sáng rồi)

Thế rồi một tuần sau đó, cái hàng rào kẽm gai thật mảnh mai được thực hiện nhanh chóng để chống quân cộng

sản xâm nhập. Lúc luồn lách băng qua vườn cây ăn trái (cây trái vẫn để nguyên), lúc kéo thẳng băng ngoài


ruộng. Xong, Trung Tướng Thắng bảo tôi mua ngổng thả dọc bên trong hàng rào, ban đêm có tiếng động bầy

ngổng sẽ báo động bằng tiếng kêu om sòm của nó. Tôi trình là tôi thi hành ngay nếu như Quân Đoàn cho tôi

thêm kẽm gai cọc sắt làm hàng rào thấp bên trong để giữ ngổng lại làm lính gác giặc. Nếu không như vậy thì

ngổng đâu ở một chỗ như mình muốn. Trung Tướng Thắng thấy tôi kèn cựa quá, cuối cùng ông bỏ lệnh mua

ngổng. Thật lòng mà nói, cái hàng rào đó chẳng đạt được hiệu quả gì ngoài chút xíu hiệu quả tâm lý.

Cuối tháng 4/1968, tôi được lệnh bàn giao cho Trung Tá Nguyễn Văn Khương và thuyên chuyển đến Tổng Cục

Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi bị qui lỗi cãi lệnh hành quân của Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn khi đánh

đơn vị đặc công cộng sản trong Viện Đại Học Cần Thơ. Với đôi điều về Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ cách

đây 56 năm, tôi muốn ghi lại nét điển hình của Sư Đoàn Sét Miền Tây -huy hiệu của Sư Đoàn 21 Bộ Binh- và

quân dân Cần Thơ, góp phần biểu hiện về tinh thần và sức mạnh của Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa, đã đánh

bại hoàn toàn cuộc tổng công kích của quân cộng sản trên toàn quốc, là một trong nhiều dấu ấn đậm nét của

hơn 20 năm chiến đấu bảo vệ tổ quốc./.


******

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất