Lược Sử Vùng Đất Tây Ninh
Lược Sử Vùng Đất Tây Ninh Tây Ninh trước kia vốn là một vùng đất thuộc vùng Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray (Chuồng Voi )vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên trù phú. Vùng đất cũ Tây Ninh – Vàm Cỏ hoang vắng kéo dài vài trăm năm. Phải đến thế kỷ VI - VII mới bắt đầu có sự phát triển do dân cư từ châu thổ sông Cửu Long lên các vùng đất cao để tránh thiên tai, địch họa của Phù Nam.
Trong khoảng thế kỷ thứ VII -VIII trên đất Tây Ninh, người dân đã dựng lên hàng trăm ngôi tháp bằng gạch mà đến nay chỉ còn lại hai địa điểm không toàn vẹn cấu trúc tháp thờ xưa là Chót Mạt. Ngoài việc xây tháp, cư dân Tây Ninh thời đó còn tạc nhiều tượng thần, vật thiêng bằng đá hoặc đúc bằng đồng để thờ.
Thời ấy “nơi nơi có đền tháp, chốn chốn có thần linh”, tôn giáo Bà la môn phát triển. Tầng lớp tăng lữ, tu sĩ Ba la môn giữ vai trò rường cột trong xã hội. Với những người theo niềm tin vào thần linh cao cả, dân chúng lúc bấy giờ đã góp phần quan trọng nhất cho sự phát triển về kinh tế - văn hóa của quốc gia Thủy Chân Lạp tồn tại trong khoảng thế kỷ VII -VIII sau công nguyên.
Lịch sử vùng đất Tây Ninh
Từ thế kỷ thứ IX về sau, với sự hình thành vương quốc Ăngco - Campuchia trên vùng trung lưu và biển hồ sông Mekong, vùng đất nầy biến thành vùng tranh giành ảnh hưởng của các thế lực giữa các vương quốc lớn bấy giờ (Ăngco - Chămpa - Java ) cư dân nơi vùng đất một thời phát triển phồn vinh về kinh tế, đặc sắc và rực rỡ về văn hóa phải lưu vong đến vùng đất khác trong vùng đất, hoặc phải di cư đến những hải đảo xa xôi.
Đất Tây Ninh vốn được người Việt đến khai khẩn từ 300 năm trước. Trước thế kỷ XVI, Tây Ninh vẫn còn là một vùng hoang sơ. Đến thế kỷ XVII, lớp lưu dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng – Đàng Trong vào vùng Đồng Nai – Gia Định khai khẩn ruộng vườn, lập làng dựng ấp. Những lớp cư dân người Việt đã tụ cư tại Xóm Ràng (Củ Chi ngày nay), sau đó đi lần lên phía Tây, dừng chân ở các vùng đất ven sông Vàm Cỏ. Họ sống rải rác ở Lò Mo, Trà Vơn, Tha La, Trường Đà (Trảng Bàng) rồi dần phát triển thành những xóm rộng lớn hơn như: xóm Vàm Cỏ, xóm Rừng, xóm Gàu, xóm Tôn, xóm Giồng Nổi. Qua một thời gian dài khai phá đất đai, phát triển sản xuất của những nhóm lưu dân người Việt ấy.
Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, chính thức xác lập đơn vị hành chính của VN tại vùng đất mới. Năm 1832, vua Minh Mạng chia toàn Nam kỳ làm sáu tỉnh, với tổng cộng 18 phủ, 43 huyện, vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An . Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vua Minh Mạng cho đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định lập thêm phủ mới tên Tây Ninh.
Như vậy, năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính VN.
Vào năm 1749 (Kỷ Tỵ), ba anh em họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Nghệ và Huỳnh Công Thắng ở vùng Nhật Tảo – Đàng Ngoài đến vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của mình thực hiện cuộc Nam tiến, di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh vùng đất biên cương. Năm 1809, làng Bình Tịnh (nay là xã An Tịnh, Trảng Bàng) được thành lập.
Năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định và sau đó chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862. Ngày 20.12.1899 thực dân Pháp ban hành nghị định đổi tiểu khu Tây Ninh thành tỉnh Tây Ninh.
Khoảng thế kỷ XVII, Tây Ninh được triều đình Nhà Nguyễn sát nhập vào tỉnh Gia Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông đã chạy lên Tây Ninh ẩn náu, tìm đường sang Campudia, rồi liên lạc cầu viện quân Xiêm trợ giúp đánh lại nhà Tây Sơn. Nhưng cuối cùng nhà Tây Sơn đã đánh bại quân Xiêm. Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là quân Pháp sang giúp. Đến năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Nam quốc. Đến thời kỳ vua Thiệu Trị và Tự Đức quân lính ở vùng Thủy Chân Lạp sang đánh phá muốn chiếm lại đất đai vì Tây Ninh lúc bấy giờ thuộc vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa hai nước. Nhưng cuối cùng quân Campudia thua.
Theo các nguồn sử liệu phương Tây thì từ đầu thế kỷ XVII, người Việt đã đến định cư khai phá vùng Sài Gòn - Gia Định. Họ cùng với cư dân địa phương - người Khơ me khai phá các khu vực chợ Quán, Tân Định, Bà Chiểu, Gò Vấp… kéo dài đến Hóc Môn và dọc theo trục lộ đi về phía Tây Ninh. Thành phần chính là nông dân và thợ thủ công ở các tỉnh phía ngoài bị tai họa chiến tranh, bị áp bức không thể sống nổi, phải rời bỏ làng xóm, quê hương đi vào vùng đất mới xa xôi tìm con đường sống. Chính những người nông dân nghèo khổ phải xiêu tán di cư vào đất Ðồng Nai - Gia Định.
Cũng vào thế kỷ XVII có một số lớn người Hoa từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Hoa) thuộc nhà Minh tỵ nạn nhà Thanh đến vùng Ðồng Nai - Gia Định xin tị nạn và làm ăn sinh sống. Năm 1679 do Mạc Cửu đưa đến vùng Hà Tiên.
Vào những năm cuối thế kỷ XVII, cùng với người Hoa, người Campudia (Khơ me), lưu dân người Việt đã đến định cư khai phá vùng Sài Gòn - Bến Nghé. Lúc này dân số tại đây đã đông đúc, chúa Nguyễn đã cho lập ra ở đây hai huyện Phước Long và Tân Bình và 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, phủ Gia Định. Đất Tây Ninh lúc bấy giờ là đạo Quang Phong thuộc phủ Gia Định.
Từ đây, công cuộc khai phá vùng đất Tây Ninh nói riêng và đất Phương Nam bước sang thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
Theo lịch sử ghi lại đất phương Nam lúc bấy giờ là vùng đầm lầy Duyên Hải bao gồm cả vùng châu thổ sông Cửu Long ngày nay. Vùng đầm lầy cùng với sông Vàm Cỏ Đông thuận tiện cho việc phát triển nghề đánh cá. Nhiều di chỉ động vật, vỏ các loài nhuyễn thể, giáp xác thời ấy còn bảo tồn khá lớn trong di tích.
Tây Ninh vẫn thuộc phần lãnh thổ của tỉnh Gia Định. Song, do tỉnh Gia Định thời bấy giờ rất rộng lớn, bao gồm cả vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An, Định Tường nên đến thời kỳ Pháp thuộc, vùng Trảng Bàng trở thành ranh giới phân chia hai tỉnh Tân An và Tây Ninh. Tỉnh Tây Ninh gồm hai vùng đất chính là Tây Ninh và Gò Dầu. Điểm đặc biệt của vùng đất Tây Ninh là có vô số cây bàng lác, là loại cây dùng làm bao cà-ròn, hay làm đệm. Gò Dầu là vùng đất cao có nhiều cây dầu người dân dùng để đốt đèn.
Ngày nay, Tây Ninh đã trở thành một tỉnh có vị trí quan trọng vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền hai nước Việt Nam và Campudia, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, văn hóa và du lịch./.
(Lê Bình sao lục)
Comments
Post a Comment