Tin Tổng Hợp Cuối Tuần.

Hôm nay: Sau khi nhà cầm quyền “nhún nhường” đối thoại, dân Đồng Tâm đồng ý thả người! 
*Luật sư Lê Công Định cảnh báo: "Phong trào dân oan là một cảnh báo về bất ổn xã hội ngày càng lớn, và bây giờ phát triển thành một cuộc xung đột hẳn hoi. Gau gắt  giữa nông dân và nhà cầm quyền.
"Có thể tháo dỡ ngòi nổ tại Đồng Tâm không sớm thì muộn, nhưng ngòi nổ ở những nơi khác vẫn còn nguyên vẹn, chờ đến dịp lại bùng nổ một khi sở hữu toàn dân về đất đai chưa bị bãi bỏ!
*Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quan chức đến gặp dân “nói chuyện đàng hoàng, người lớn với nhau”, không có màn hống hách quát tháo, không có thái độ răn dạy, “giải thích đường lối” cho dân...
Facebooker Phạm Đoan Trang viết.

Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Phạm Văn Trung chắp tay, cúi đầu nhiều lần hướng về phía nhiều người dân đứng xem.
Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Phạm Văn Trung chắp tay, cúi đầu nhiều lần hướng về phía nhiều người dân đứng xem.
Người dân xã Đồng Tâm hôm 22/4 đã thả 19 cán bộ và cảnh sát cơ động, sau khi “thương lượng” với Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Thăm hỏi người dân.
Lãnh đạo Trung đoàn CSCD xá, cảm tạ người dân…tha mạng!.
Lên xe trở về đơn vị
Người dân phá những vật liệu cản đường
Các đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy rằng họ cùng ông Chung bước ra ngoài nhà văn hóa nơi họ bị giữ suốt một tuần qua, trong tiếng vỗ tay của người dân.
Cũng có thể nhìn thấy một người mà báo chí trong nước nói là Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Phạm Văn Trung chắp tay, cúi đầu nhiều lần hướng về phía nhiều người dân đứng xem.
Việc thả người diễn ra sau khi lãnh đạo thủ đô của Việt Nam cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với người dân trong vụ bắt giữ những người thi hành công lực trên.
Hàng chục cán bộ và cảnh sát bị dân làng Đồng Tâm bắt giữ hôm 15/4.
Hàng chục cán bộ và cảnh sát bị dân làng Đồng Tâm bắt giữ hôm 15/4.
Một người dân ở Đồng Tâm cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông Chung còn cam kết sẽ cho điều tra việc sử dụng và quản lý đất ở xã đồng tâm cũng như việc bắt giữ ông Lê Đình Kình cùng những người khác hôm 15/4, khiến vụ việc bùng phát.
Luật sư Trần Vũ Hải, một trong các luật sư được cho là giúp người dân kết nối với chính quyền, sau đó đăng lên Facebook một bản cam kết với chữ ký của ông Chung và nhiều người khác, trong đó nhà lãnh đạo thành phố Hà Nội nói sẽ chỉ đạo sát sao để làm rõ “đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Đồng Tâm theo đúng quy định của pháp luật”.
Hình ảnh công an bỏ chạy sau khi vấp phải sự kháng cự của dân làng Đồng Tâm hôm 15/4.
Hình ảnh công an bỏ chạy sau khi vấp phải sự kháng cự của dân làng Đồng Tâm hôm 15/4.
Người dân hôm đó đã bắt giữ 38 cán bộ xã cũng như cảnh sát cơ động. 2 ngày sau đó, tin cho hay, 15 người được thả và 3 người tự giải thoát.
Sáu ngày sau khi vụ việc xảy ra, Chủ tịch Chung xuống trụ sở huyện Mỹ Đức để giải quyết vụ việc, nhưng người dân không tới và muốn ông xuống tận xã Đồng Tâm.
Vị lãnh đạo này sau đó tuyên bố sẽ tiếp tục mời người dân tới nói chuyện và hôm 22/4, ông Chung về tận xã Đồng Tâm rồi sau đó là thôn Hoành, nơi một nhóm thi hành công lực bị giữ một tuần qua.
Trên trang Facebook, nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang viết: "... Sự việc tạo một tiền lệ cho quan hệ nhân dân và chính quyền: Đối thoại, không đối đầu bạo lực. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quan chức đến gặp dân “nói chuyện đàng hoàng, người lớn với nhau”, không có màn hống hách quát tháo, không có thái độ răn dạy, “giải thích đường lối” cho dân..."
Nhà báo tự do này cũng viết thêm rằng "câu chuyện Đồng Tâm cho thấy trình độ của nền báo chí Việt Nam đang ở mức nào".
"Việc một quan chức cấp cao như ông Nguyễn Đức Chung đến gặp dân để đối thoại là chuyện cực kỳ bình thường và là việc phải làm của một chính trị gia bình thường trong một đất nước bình thường. Nhưng một số đông đảo nhà báo đã vẽ nó thành hành động anh hùng của một anh hùng. Ít nhất họ cũng biến ông Chung thành một tiên ông trong mắt dân chúng", bà Trang viết.




Tháo Ngòi Nổ Vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức: Dân thả “con tin”, Chủ tịch Hà Nội cam kết không khởi tố hình sự 

CTV Danlambao - Vụ khủng hoảng đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã tạm thời lắng xuống sau khi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký vào bản cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân trong xã.

Đáp lại, vào lúc 14h30’ chiều ngày 22/4, người dân Đồng Tâm đã trả tự do 19 CSCĐ bị bắt giữ làm “con tin” sau vụ xô xát diễn ra hôm 15/4/2017, kết thúc 7 ngày đối đầu căng thẳng giữa những nông dân địa phương và nhà cầm quyền Hà Nội.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjvFK_ELhltfVWqQLx5xCNC8KvlCR9dBNoAxoNnBzTNZ2zYge_GpHHWVMfOXNZZkdow3IzAwi2EVHAriV9gYDu1GYePW7ARZ9JVBI9St4O5k8CPeDIRoyG-wEyRP1R0TxahwbYtEOMIooo/s640/dtam2.jpg

Tước đó, trong buổi sáng cùng ngày, một đoàn công tác hùng hậu do ông Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đã có buổi làm việc với người dân tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đoàn công tác bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: Ban dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, quan chức huyện Mỹ Đức...

Trong bản cam kết viết tay với người dân, ông Nguyễn Đức Chung cam kết: “Trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao đoàn thanh tra làm đúng sự thật, khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Sênh. đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiêp. không mập mờ, đúng quyền lợi cho dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật". 

"Không truy cứu trách nhiệm hình sự toàn thể nhân dân xã Đông Tâm. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhoG4hCJxIzibTn-Az0UjEgET9qdo8tI4gC8oR-IfkEI96lnUauo8zZTR9KxD1xO15qphn5pJRh0Pf4C0GJkoK0uMESzwrtiQbAYcDKksjY8oTG6U7Y4zw70kyeITzIOXmEYN1fDLQuxaRU/s640/dt1.jpg

Hàng nghìn người dân đã tập trung bên ngoài nhà văn hóa Thôn Hoành, Mỹ Đức để lắng nghe cam kết của ông Chung và chứng kiến cảnh 19 CSCĐ, công an được trả tự do. 

Trước đó, hôm 15/4, 38 người trong đoàn cướp đất đã bị người dân bắt giữ khi nhà cầm quyền thực hiện việc cướp đất và bắt giữ trái phép một số người dân địa phương. Trong số này có cụ Lê Đình Đình (82 tuổi) đã bị đánh gãy đùi. Cụ Kình một người có uy tín và sát cánh cùng người dân giữ đất trong nhiều năm qua.

Đến ngày 17/4, người dân trả tự do cho 15 người, còn 3 người khác tự giải thoát.

Ngày 20/4, một buổi đối thoại đã không thể diễn ra giữa người dân và ông Chung cùng đoàn công tác của UBND TP, Ban Dân nguyện Quốc hội khi 2 bên không thống nhất được về địa điểm. Khoảng cách 19,4km tại UBND xã theo yêu cầu người dân và tại UBND huyện Mỹ Đức theo yêu cầu của đoàn công tác đã ngăn cản buổi đối thoại.

Ngày 21/4, người dân bày tỏ thiện chí đối thoại khi tiếp tục thả ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Mỹ Đức theo nguyện vọng của ông Đức được về nhà chữa bệnh.

Dù sự kiện tại Đồng Tâm, Mỹ Đức đang có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng đây được dự báo sẽ là mồi lửa làm bùng phát các cuộc phản kháng trong tương lai liên quan đến việc cưỡng chiếm đất đai tại nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.



Sao sáng trong phim nặng ký của Hollywood: Nữ diễn viên gốc Việt vào vai nhân vật mới quan trọng nhất của phim ‘Star Wars: The Last Jedi’ 
Nữ diễn viên gốc Việt vào vai nhân vật mới quan trọng nhất của phim ‘Star Wars: The Last Jedi’
(Ảnh: WhatCulture.com
Đoàn làm phim “Star Wars: The Last Jedi” hồi cuối tuần qua tiết lộ nữ diễn viên Mỹ gốc Việt Kelly Marie Trần sẽ vào vai Rose, một nữ kháng chiến quân trong tập phim sắp tới.
Nhân vật này được xem là vai mới quan trọng nhất của loạt phim ăn khách. Các diễn viên và nhà sản xuất trong buổi lễ ra mắt hôm Thứ Sáu 14/04 không tiết lộ thêm chi tiết về vai Rose, nhưng xác định rằng Kelly Marie Trần sẽ tham gia nhóm những nhân vật anh hùng từ tập phim “The Force Awakens”.
Khi được hỏi cô giống với nhân vật Rose như thế nào, Kelly Marie Trần mượn lời nữ tài tử quá cố Carrie Fisher để nói với báo USA Today rằng, khó xác định được tại điểm nào thì một người bắt đầu và một người chấm dứt. Cô ám chỉ rằng cô đã nhập vai nhân vật của mình gần như hoàn toàn.
Theo báo mạng IGN, Kelly Marie Trần đã hết sức thận trọng khi đảm nhận vai diễn mà cô cho là lớn nhất của mình từ trước đến giờ. Cô đã giữ bí mật đối với mọi người quen biết, thậm chí cô chỉ nói với họ rằng cô đang đóng một cuốn phim do một nhà sản xuất độc lập thực hiện ở Canada.
Đạo diễn Rian Johnson vén bức màn bí mật đôi chút, khi so sánh nhân vật của Kelly Marie Trần với nhân vật Luke Skywalker thời trẻ.
Nữ diễn viên Kelly Marie Trần từng xuất hiện trong loạt phim CollegeHumor Originals, chuyển thể hài kịch truyền hình của phim “About a Boy”, và loạt phim “Gortimer Gibbon’s Life on Normal Street” do Amazon sản xuất.
Huy Lam



Nữ giáo sư gốc việt ở Texas nhận học bổng về huấn luyện sử dụng công nghệ nano chống bệnh tật 
Nữ giáo sư gốc việt ở Texas nhận học bổng về huấn luyện sử dụng công nghệ nano chống bệnh tật
Nữ giáo sư Nguyễn Kỳ Tài của trường Đại Học Texas ở Arlington vừa nhận được học bổng T-32 trị giá hơn 1 triệu Mỹ kim của Viện Y Tế Quốc Gia, nhằm tuyển mộ và huấn luyện sinh viên bậc tiến sĩ sử dụng công nghệ y khoa nano, và công nghệ vật liệu nano để điều trị nhiều chứng bệnh.
Công nghệ nano đang trở nên một công cụ ngày càng quan trọng trong việc trị bệnh. Phân khoa Kỹ Sư Sinh Học của UTA muốn phát triển các công cụ này để chống lại những chứng bệnh tim mạch và phổi.
Bà Nguyễn Kỳ Tài là giáo sư tại University of Texas (UT), có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng y tế đối với công nghệ nano. Bà cho biết sử dụng công nghệ nano để chống bệnh tim mạch và phổi là một hướng đi mới.
Chương trình của giáo sư Tài sẽ cung cấp cho các khóa sinh những cơ hội hợp tác với trường Đại Học Texas ở Southwestern, cũng như các phân khoa về điện toán, khoa học vật liệu, điện, vật lý và cả điều dưỡng trong trường UTA.
Nữ giáo sư Mỹ gốc Việt gia nhập viện đại học UT trong năm 2005, chuyên môn về kỹ thuật tế bào. Công việc nghiên cứu của bà cũng liên quan đến kỹ thuật mô, chuyển giao thuốc và phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc.
Giáo sư Nguyễn Kỳ Tài từng phát minh ra một hệ thống dẫn thuốc sử dụng phần tử nano, giúp kích thích sự phát triển và chức năng của phổi sau khi phổi bị cắt bỏ một phần hoặc bị hư hại do bệnh.
Trước đây, bà cũng được Viện Y Tế Quốc Gia trao học bổng 1.4 triệu Mỹ kim để tạo ra một hệ thống phần tử nano nhằm phục hồi thành động mạch, tiếp theo sau phẫu thuật tạo hình mạch vành và đặt ống mạch vành nơi những người bị bệnh tim mạch vành.
Huy Lam




Tin Quốc Tế



IMF: Không Nước Thành Viên Nào Chống Mậu Dịch Tự Do và Công Bằng 

(Hình AP: Tổng Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde.)

HOA THỊNH ÐỐN (VOA) -(VOA) - Ngày 20/4/2017, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay Tổng Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde tuyên bố là IMF sẽ tiếp tục chuyển biến, để đáp ứng với nhu cầu của 189 nước thành viên, nhưng khẳng định rằng không một nước nào chống đối mậu dịch tự do và công bằng.

“Định chế này đang thay đổi và chúng ta sẽ tiếp tục thay đổi để điều chỉnh theo nhu cầu của những nước thành viên”, bà Lagarde phát biểu hôm 19/4 tại một diễn đàn vào lúc bắt đầu các cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới.

Những phiên họp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới đang khởi động giữa những lo ngại về cam kết của chính quyền ông Trump về việc hợp tác đa phương khi chính quyền này đi theo một lịch trình thương mại “nước Mỹ trước hết” nhằm giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ, và có những bước cắt giảm nhập cảng.

Trả lời một câu hỏi về những lo ngại này, bà Lagarde nói tất của các nước thành viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đang nỗ lực xem xét các phương thức “để đảm bảo là những lợi ích về thương mại đều có tính cách công bằng và bình đẳng. Chúng ta sẽ tiếp tục đi theo con đường này”.

Bà nói Trung Quốc chắc chắn sẽ không cố gắng tiến đến những cải cách kinh tế cần thiết có thể kìm chế các mức nợ ngày càng tăng cho đến sau Đại hội Đảng lần thứ 19 vào mùa Thu năm nay.

Tuy nhiên, vẫn theo lời bà, Trung Quốc đang có những bước để giảm bớt khả năng sản xuất quá mức trong lãnh vực than đá, nhưng ở một mức độ ít hơn là thép. Bà hy vọng những hành động mạnh mẽ hơn sẽ diễn ra vào tháng 11 hay tháng 12 tới.

Được hỏi là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế có xem xét việc lượng giá giá trị tiền tệ thường xuyên hơn là chỉ có mỗi năm một lần như hiện nay hay chăng, bà Lagarde nói điều này chắc không thể được vì “có rất nhiều việc cần phải làm để đánh giá đồng tiền của 29 nước chiếm khoảng 80% GDP toàn cầu, công việc đòi hỏi sự chung tay và đánh giá phân tích sâu rộng từ các nước.










Tổng Giám Đốc IMF Tin Vào Hợp Tác Với Chính Quyền Trump 

(Hình REUTERS: Tổng Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, bà Christine Lagarde họp báo khai mạc Hội nghị mùa Xuân hàng năm của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới tại Hoa Thịnh Ðốn, ngày 20/4/2017.)

HOA THỊNH ÐỐN (VOA) - Theo tin của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ngày 21/4/2017, người đứng đầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) nói bà “có lý do vững chắc để tin” là cơ quan cho vay toàn cầu này có thể hợp tác với chính quyền ông Trump để hỗ trợ và tăng tiến mậu dịch thế giới.

Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, phát biểu tại Hoa Thịnh Ðốn vào lúc các giới chức kinh tế và chính trị toàn thế giới gặp nhau để dự hội nghị trong tuần này của IMF và Ngân Hàng Thế Giới (WB, World Bank).

Ứng cử viên Donald Trump trước đây từng đổ lỗi cho điều ông gọi là mậu dịch không công bằng làm cho mất nhiều việc làm tại Mỹ và ông đề nghị tăng thuế đối với hàng nhập cảng. Tổng Thống Trump mới đây ký lệnh giúp cho các công ty Mỹ bán hàng cho chính phủ Mỹ, và chỉ trích kịch liệt chính sách di trú.

Bà Lagarde nói thương mại là “cột trụ” của thịnh vượng. Bà cam kết tiếp tục ủng hộ tăng trưởng mậu dịch, tìm những phương cách để mậu dịch hữu hiệu và công bằng hơn và chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch.

Bà Lagarde nói kinh tế toàn cầu “đang có đà tiến”, vì những chính sách “nhạy cảm” tại nhiều nước. Phát biểu trước đó, Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới Jim Young Kim nói ông “được khích lệ” khi thấy viễn ảnh kinh tế mạnh mẽ hơn sau nhiều năm tăng trưởng toàn cầu gây nhiều “thất vọng”. Ông nói tăng trưởng bị chậm lại vì xung đột, biến đổi khí hậu, khủng hoảng người tị nạn tệ hại nhất kể từ Ðệ nhị Thế chiến, và đói kém tại một số khu vực.

(Jim Randle, VOA)











Pakistan: Thủ Tướng Nawaz Sharif Bị Điều Tra Về Tham Nhũng

(Hình AFP: Thủ Tướng Pakistan, ông Nawaz Sharif, hình chụp ngày 13/11/2016.)

ISLAMABAD (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay hôm 20/4/2017, Tòa án Tối cao Pakistan ra quyết định điều tra cáo buộc tham nhũng đối với Thủ Tướng Nawaz Sharif.

Thủ Tướng Pakistan, ông Nawaz Sharif và những người con của ông ta bị truy tố liên quan đến một vụ tham nhũng có thể khiến ông bị mất chức. Đây là hồ sơ tham nhũng được báo Panama đăng tải hồi năm 2016, cho rằng gia đình ông Nawaz Sharif dính líu đến một vụ kinh doanh mờ ám ở bên ngoài.

Tòa Tối cao Pakistan cũng yêu cầu lập một nhóm hỗn hợp để cùng làm việc với hai cơ quan tình báo cao cấp trong chính phủ cũng như trong quân đội, nhắm tới việc điều tra viên chức chính phủ tham ô.

Đây phải là cuộc điều tra nghiêm túc và kỹ càng, chánh án Tòa Tối cao Asif Saeed Khosa cho biết như vậy.










Tòa Án Quốc Tế Bác Đơn của Kiev Kiện Nga Về Đông Ukraine
media
(Hình AFP/ANP/Jerry Lampen: Các Thẩm phán Tòa án Công lý Quốc tế tại phiên tòa xem xét đơn kiện của Ukraine ngày 19/4/2017 tại The Hague, Hòa Lan.)

KIEV (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, Tòa Án Công Lý Quốc Tế ở The Hague (Hòa Lan) đã ra phán quyết về vụ chính quyền Kiev kiện Nga trong hồ sơ Ukraine. 

Tòa đã bác bỏ đề nghị của Kiev là phải có những biện pháp khẩn cấp để buộc Mạc Tư Khoa chấm dứt ủng hộ phe nổi dậy ở miền Đông Ukraine, với lý do không có đủ bằng chứng. Ngược lại, tòa án cho rằng Nga đã có chính sách phân biệt đối xử cộng đồng người Tatar ở Crimea. Từ thủ đô Kiev của Ukraine, thông tín viên Sébastien Gobert của đài RFI tường trình như sau:

“Quyết định của tòa có thể tạo thuận lợi cho Ukraine, nhưng không giúp giải quyết cuộc xung đột với Nga. Phái đoàn Ukraine ở La Haye đã hoan nghênh một phán quyết thừa nhận thẩm quyền của tòa trong việc Nga phân biệt đối xử với cộng đồng Tatar ở Crimea và sự ủng hộ của Nga đối với các nước cộng hòa ly khai tự tuyên bố độc lập.

Sẽ có những biện pháp tạm thời áp đặt đối với Nga trong vấn đề thứ nhất và có thể coi đây là một dạng khẳng định rằng việc Nga sáp nhập Crimea là bất hợp pháp. Nhưng trong vấn đề thứ hai, tòa cho rằng không có đủ các bằng chứng để buộc tội Mạc Tư Khoa. Tại Kiev, rất nhiều người tỏ ra sốt ruột. Cuộc xung đột kéo dài từ năm 2014 đã làm hơn 10 ngàn người thiệt mạng. Sự dính líu của Nga đã được chứng minh qua nhiều cuộc điều tra, đặc biệt là trong vụ máy bay Boeing MH17 bị bắn hạ hồi tháng 7/2014.

Trên mạng xã hội ở Ukraine, có nhiều bình luận bức tức và mỉa mai về các Thẩm phán. Nội dung chính các bình luận thể hiện sự thất vọng khi thấy Ukraine không được tòa thừa nhận là nạn nhân của một cuộc xâm lược và nỗi lo sợ sẽ không bao giờ có được công lý”.










Phi Thuyền Soyuz Kết Nối Với Trạm Không Gian Quốc Tế 

(Hình AFP: Phi thuyền không gian loại Soyuz chở ông Fyodor Yurchikhin và ông Jack David Fischer.)

BAIKONUR (VOA) - Ngày 21/4/2017, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay một phi thuyền không gian loại Soyuz đã kết nối với Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS), chở theo một phi hành gia người Mỹ lần đầu bay vào không gian và một phi hành gia kỳ cựu người Nga.

Phi thuyền chở hai ông Jack Fischer và Fyodor Yurchikhin rời khỏi bệ phóng vệ tinh Baikonur của Nga để thực hiện sứ mệnh 4 tháng trên quỹ đạo. Theo kế hoạch, hai người sẽ đến Trạm Không Gian Quốc Tế sau 6 tiếng đồng hồ bay.

Ông Fischer và ông Yurchikhin sẽ gặp nữ phi hành gia người Mỹ, Peggy Whitson, nhà du hành không gian người Nga, Oleg Novitskiy, và ông Thomas Pesquet, người Pháp.

Bà Whitson là Chỉ huy trưởng ISS hiện tại, vào thứ Hai (24/4) tới sẽ chính thức lập kỷ lục Mỹ về thời gian bay nhiều ngày nhất trong quỹ đạo, bà sẽ phá vỡ kỷ lục hiện tại là 534 ngày.

Bà sẽ trở lại trái đất vào tháng Chín cùng Fischer và Yurchikhin.










Syria: Quân Nổi Dậy Mất Hết Cơ Sở ở Biên Giới Syria-Lebanon
media
(Hình SANA/Handout: Người dân ở Foua et Kefraya được chính quyền Syria di tản ngày 19/4/2017.)

BEIRUT (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, khoảng 3.500 người đã được di tản khỏi bốn địa phương bị quân nổi dậy và lực lượng của chế độ Damascus bao vây. 

Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến nổ ra tại Syria cách đây 6 năm, phe nổi dậy không còn chiếm giữ được một thành phố nào tại biên giới Syria-Lebanon. Từ Beirut (thủ đô của Lebanon), thông tín viên Paul Khalifeh của đài RFI trong khu vực cho biết chi tiết:

“Khoảng 3.000 người, trong đó có 700 chiến binh thân chế độ, đã được di tản khỏi hai thành phố nhỏ Foua và Kefraya có đa số dân theo hệ phái Shia (phía Tây-Bắc Syria), nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy từ ba năm nay. Đợt di tản này nằm trong khuôn khổ thỏa thuận di tản có quy mô quan trọng nhất được ký kết dưới sự bảo trợ của Qatar và Iran.

Cùng lúc, cách đó 400 cây số về phía Nam, khoảng 500 quân nổi dậy và thành viên gia đình họ cũng rời thành phố Zabadani và hai khu vực khác, cũng do quân nổi dậy chiếm đóng, gần biên giới với Liban. Theo các nguồn tin thân chính phủ, 300 quân nổi dậy khác quyết định ở lại để hưởng lệnh ân xá của Tổng Thống Bachar Al-Assad.

Cho đến giờ, khoảng 11.000 thường dân và chiến binh đã được di tản trong khuổn khổ thỏa thuận di tản này, và được cho là giống như trao đổi dân cư. Hàng chục ngàn người khác đang đợi đến lượt trong vài tuần sắp tới.

Thế nhưng, chính phủ Damascus đã nắm quyền kiểm soát thành phố Zabadani và 4 địa phương khác từng tuột khỏi vòng kiểm soát của quân đội Syria từ hơn 4 năm nay. Từ giờ trở đi, quân nổi dậy không còn hiện diện đáng kể trong khu vực 200 cây số quanh biên giới giữa Lebanon và Syria, trong khi họ từng kiểm soát một phần lớn khu vực này”.










Pháp Sẽ Cung Cấp Bằng Chứng Damascus Tấn Công Hóa Học
media
(Hình REUTERS/Ammar Abdullah: Khan Cheikhoun, sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 4/4/2017.)

PARIS (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, Ngoại Trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault tuyên bố Pháp sẽ đưa ra bằng chứng cho thấy chính chính quyền của Tổng Thống Syria Bachar al-Assad đã tổ chức vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 4/4 tại thành phố Khan Chekhoun, khiến 87 người chết.

Thông tấn xã AFP cho biết Ngoại Trưởng Pháp khẳng định đang nắm trong tay những bằng chứng cho phép ông và cơ quan tình báo của Pháp tin rằng chế độ Bachar al-Assad đã “cố ý sử dụng vũ khí hóa học” và là “thủ phạm” vụ tấn công tại thành phố Khan Chekhoun. Ngoại Trưởng Jean-Marc Ayrault nói thêm rằng Pháp không phải nước duy nhất có bằng chứng về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nói trên, và Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OIAC) đang tiếp tục cuộc điều tra của họ. Tuần trước, tổ chức Cấm Vũ Khí Hóa Học cũng đánh giá giả thuyết vụ tấn công hóa học là có cơ sở.

Cũng trong ngày hôm qua, một viên chức cấp cao của quân đội Do Thái phát biểu trước báo giới nước này là lực lượng của Tổng Thống Syria Bachar al-Assad vẫn còn sở hữu nhiều tấn vũ khí hóa học. Hồi đầu tháng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái đã khẳng định “chắc chắn 100%” là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại thành phố Khan Chekhoun là do “Assad lên kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo”.










Pháp: Khủng Bố Tấn Công Trên Đại Lộ Champs Elysées
media
(Hình REUTERS/Benoit Tessier: Một quân nhân Pháp canh gác lối vào đại lộ Champs Elysées, Paris, tối 20/4/2017.)

PARIS (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay một vụ nổ súng đã xẩy ra vào khoảng 9 giờ ti, giờ Paris, thứ Năm (20/4/2017), trên đại lộ Champs Elysées, Paris. Một cảnh sát bị thiệt mạng. Theo Bộ Nội Vụ Pháp, hung thủ đã bị bắn hạ.

Một nguồn tin cảnh sát cho thông tấn xã AFP biết:”Hung thủ tới bằng xe hơi, ra khỏi xe và dùng súng tiểu liên bắn vào chiếc xe ca của cảnh sát. Hung thủ bắn chết một cảnh sát và vừa chạy vừa tìm cách tấn công vào những người khác”.

Theo phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Pháp Pierre-Henri Brandet, một hoặc nhiều hung thủ dường như dùng vũ khí hạng nặng bắn vào một chiếc xe ca chở cảnh sát đậu trên đại lộ Champs Elysées. Ngoài một cảnh sát thiệt mạng, còn có hai cảnh sát và một khách bộ hành bị thương.

Cảnh sát đã bắn trả và hạ được hung thủ. Hiện chưa rõ tình huống xẩy ra vụ bắn súng. Toàn bộ khu đại lộ Champs Elysées bị phong tỏa. Nhiều khách sạn và nhà hàng được lệnh đóng cửa.

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS, Daech) tự nhận trách nhiệm vụ khủng bố. Cảnh sát cho biết đã nhận diện được hung thủ. 

Vụ nổ súng diễn ra trong bối cảnh chỉ còn ba ngày nữa nước Pháp bỏ phiếu vòng một cuộc bầu cử Tổng Thống.










Tổng Thống Hoa Kỳ: Vụ Bắn ở Champs-Elysées ‘Trông Giống Khủng Bố’ 

(Hình AP: Hình từ một video của hãng thông tấn AP cho thấy cảnh sát tại hiện trường vụ bắn ở đại lộ Champs Elysees, Pháp.)

PARIS (VOA) - Một cảnh sát tử vong trong vụ chạm súng tại Paris vào thứ Năm (20/4/2017), và người tấn công đã bị “hạ gục”, theo tin BFMTV.

Một cảnh sát viên khác bị trọng thương, và một người chưa xác định danh tánh bị trúng đạn trong lúc vụ chạm súng diễn ra, vẫn theo BFMTV. Chưa xác định được người bị trúng đạn là người tấn công hay vô can.

Vụ bắn xảy ra trên đại lộ Champs-Elysées.

Một chiếc xe dừng lại tại số 102, đại lộ Champs-Elysees, ngay trước một xe van của cảnh sát. Phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Pháp nói, theo tường thuật của CNN.

Một người bước ra khỏi xe, nả đạn vào chiếc van của cảnh sát với một “vũ khí tự động”. Cảnh sát nổ súng phản ứng, hạ gục kẻ tấn công.

Chưa có kết luận đây có phải là hành động khủng bố hay không.

Khu vực đã được đóng cửa. Giới hữu trách yêu cầu mọi người nên tránh vào đây. Video cho thấy đại lộ này, một trong những con đường nổi tiếng nhất thế giới, giờ đây vắng tanh; không du khách, không cư dân, chỉ toàn nhân viên an ninh.

Cảnh sát Pháp gởi thông báo trên Twitter: “Sự can thiệp của giới hữu trách đang diễn ra tại khu vực Champs-Elysees; nên tránh khu vực này và thực hiện theo hướng dẫn của cảnh sát”.

CNN đưa tin, cho biết có rất nhiều cảnh sát đang hoạt động tại đây.

Tổng Thống Hoa Kỳ, Donald Trump, phát biểu trong cuộc họp báo cùng Thủ Tướng Ý Ðại Lợi, Paolo Gentiloni, rằng vụ bắn trông có vẻ là một vụ tấn công khủng bố.

“Chúng tôi gởi lời chia buồn từ đất nước chúng tôi đến với nhân dân Pháp”. Ông Trump nói. “Một lần nữa, điều ấy lại xảy ra, có vẻ là vậy…. Đó là việc rất, rất khủng khiếp xảy ra trên thế giới hôm nay. Trông có vẻ lại là một cuộc tấn công khủng bố. Các bạn có thể nói gì được đây? Nó chẳng chấm dứt…”.

Champs-Elysées thuộc khu hành chánh số 8, thủ đô Paris, dài gần 2 cây số, rộng 70 mét, chạy ngang quảng trường Concorde và quảng trường Charles de Gaulle, nơi có Khải Hoàn Môn. Đại lộ này nổi tiếng thế giới với hàng loạt nhà hát, tiệm cà-phê, các shop sang trọng, và cả cuộc diễn hành hàng năm mang tên Bastille Day.










Pháp: Số Lượng Việc Làm Dự Kiến Đạt Kỷ Lục 

PARIS (VNC) - Thông tin về dự kiến thuê người mới, cao kỷ lục của Cơ quan Việc làm Pháp (Pôle d’Emploi), được công bố hôm 19/4/2017, được rất nhiều báo ra ngày 20/4 chú ý. Nghiên cứu dựa trên số liệu của 2,3 triệu doanh nghiệp Pháp.

Theo báo Les Echos, các doanh nghiệp dự kiến sẽ thuê thêm 1.976 triệu người trong năm 2017, tăng 8,2% so với năm 2016. 23% so với năm 2012. Thông tin nói trên khẳng định xu thế thị trường lao động tại Pháp đang được cải thiện.

Kỹ sư Tin học, hộ lý hay công nhân tay nghề cao ngành thực phẩm hứa hẹn sẽ là những nghệ dễ tìm việc. Báo kinh tế Les Echos bình luận: “Tổng Thống Hollande chắc chắn sẽ phải nuối tiếc”, khi biết được kết quả này, bởi “ông đã gắn liền khả năng ra tái tranh cử Tổng Thống với điều kiện thất nghiệp được đẩy lùi”.

Về phần mình, trong bài “Các dự kiến thuê người tại Pháp đạt mức cao nhất từ năm 2002 (năm thống kê được thực hiện)”, báo Le Figaro bình luận: “Đây là một tin tức tốt lành đối với Tổng Thống Pháp tương lai!”. Theo báo Le Figaro, 58% việc làm tiềm năng là các việc làm ổn định, có nghĩa là hợp đồng từ 6 tháng trở lên và hợp đồng vô thời hạn.











Venezuela: Biểu Tình Phản Đối Tổng Thống, Ít Nhất 1 Người Chết 

CARACAS (VOA) - Ngày 20/4/2017, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay lực lượng an ninh Venezuela bắn hơi cay vào những người tuần hành khi họ tổ chức một cuộc biểu tình hôm 19/4 phản đối Tổng Thống Nicolas Maduro, một sinh viên thiệt mạng.

(Hình REUTERS: Những người biểu tình chống Tổng Thống Nicolas Maduro xung đột với cảnh sát tại thủ đô Caracas của Venezuela, ngày 19/4/2017.)

Những người ủng hộ phe đối lập biểu tình tại Caracas và những thành phố khác, cáo buộc ông Maduro đã làm xói mòn nền dân chủ và khiến cho nền kinh tế giàu dầu mỏ lâm vào cảnh xáo trộn. Đám đông lên đến hàng trăm ngàn người, trong đó có những người ủng hộ ông Maduro tổ chức chống biểu tình tại thủ đô dưới sự thúc đẩy của Tổng Thống, và những vụ đụng độ đã xảy ra tại các nơi trên quốc gia Nam Mỹ này.

Tổng Thống Maduro nói dưới cái vỏ ôn hòa, những cuộc biểu tình chỉ là những nỗ lực của phe đối lập nhằm làm một cuộc đảo chánh để chấm dứt chủ nghĩa xã hội tại Venezuela.

Các cuộc tuần hành của hai phe tương tự như những cuộc đụng độ giữa những người biểu tình thân và chống chính phủ vào năm 2002 khơi mào cuộc đảo chánh ngắn chống lại cố Tổng Thống Hugo Chavez.

Sinh viên Carlos Moreno, 18 tuổi, bị thiệt mạng vì trúng thương trên đầu khi những người ủng hộ chính phủ tiến đến nơi tập họp của phe đối lập và nổ súng.

Cái chết của anh nâng tổng số những người thiệt mạng trong những cuộc biểu tình tháng này tại Venezuela lên đến 6 người. Phe đối lập quy lỗi cho lực lượng an ninh và những người ủng hộ chính phủ có võ trang gây nên những cái chết này để làm cho những người biểu tình sợ hãi.

Vẫy cờ Venezuela, những người biểu tình hô to các khẩu hiệu “Thôi độc tài” và “Lật đổ Maduro”, làm tắc nghẽn một đoạn đường trên xa lộ chính tại Caracas. Binh sĩ bắn hơi cay vào những khu vực tại Caracas, thành phố biên giới San Cristobal, thành phố công nghiệp Puerto Ordaz đang gặp khó khăn, và thành phố khô cằn Punto Fijo, miền Bắc Venezuela.

Cuộc tuần hành tiếp theo những cuộc biểu tình bạo động kéo dài hai tuần lễ, trong đó có 5 người thiệt mạng phát sinh do một quyết định của Tối cao Pháp viện vào tháng Ba năm nay chiếm lấy quyền hành của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát-quyết định này nhanh chóng được đảo ngược dưới áp lực của quốc tế.

Phe đối lập yêu cầu tổ chức bầu cử sớm, trả tự do cho các tù chính trị, cứu trợ nhân đạo, và tôn trọng tính tự trị của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát.











Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Đối Phó Với Mối Đe Dọa Bắc Hàn
media
(Hình REUTERS/Stephanie Keith: Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại New York, Hoa Kỳ, ngày 10/4/2017.)

NEW YORK (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu là các nước ở “tuyến đầu” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Bắc Hàn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn phải làm mọi việc để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang của Bình Nhưỡng, để khả năng nguyên tử của Bắc Hàn không trở thành mối đe dọa với cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, cũng trong ngày 19/4, Nga đã bác bỏ nghị quyết của Hội Đồng Bảo An lên án cuộc thử nghiệm phi đạn gần đây nhất của Bắc Hàn. Rất nhiều nhà ngoại giao giấu tên cho biết họ rất bất ngờ về lá phiếu phủ quyết của Mạc Tư Khoa, khi mà ngay cả Bắc Kinh, đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, vốn là một lá chắn ngoại giao của Bình Nhưỡng tại Liên Hiệp Quốc, lần này cũng đồng ý trừng phạt Bắc Hàn.

Sau vụ thử nghiệm phi đạn thất bại của Bình Nhưỡng hôm Chủ Nhật, Hoa Thịnh Ðốn đã đề xuất Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết yêu cầu Bình Nhưỡng ngưng các vụ thử nghiệm phi đạn và nguyên tử. Trong dự thảo nghị quyết đã bị Nga bác bỏ, Hội Đồng Bảo An lo ngại về “thái độ gây bất ổn trầm trọng” của Bắc Hàn và đe dọa sẽ có thêm các biện pháp quan trọng chống lại chế độ Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, theo tin của Abcnews, bà Federica Mogherini, lãnh đạo Ngoại Giao của Liên Hiệp Âu Châu, thể hiện lo ngại trước các căng thẳng liên quan tới chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày tại Bắc Kinh, khi phát biểu tại Đại học danh tiếng Thanh Hoa - nơi đào tạo rất nhiều viên chức cấp cao Trung Quốc, lãnh đạo Ngoại Giao Âu Châu cũng tuyên bố Trung Quốc và Âu Châu có cùng chung trách nhiệm và mối quan tâm trong việc ngăn chặn một cuộc leo thang quân sự tại bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy Bình Nhưỡng tôn trọng các quy định quốc tế, tái hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và loại trừ vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên.

Còn hãng tin Mỹ AP lại cho biết Nhật Bản và Úc Ðại Lợi sẽ củng cố quan hệ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Bắc Hàn gia tăng. Ngoại Trưởng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Ðại Lợi và Nhật Bản gặp nhau hôm nay tại Tokyo để bàn về các biện pháp tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước nhằm đối phó với mối đe dọa Bắc Hàn. Nhân dịp này, phát biểu trước báo giới, Ngoại Trưởng Úc Ðại Lợi Julie Bishop cũng kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hơn để hỗ trợ cộng đồng quốc tế gây sức ép và thuyết phục Bắc Hàn ngưng chương trình nguyên tử.











Nga Chặn Thông Cáo của Hội Đồng Bảo An Về Bắc Hàn 

(Hình AP: Lãnh tụ Cộng sản Bắc Hàn, ông Kim Jong Un.)

NEW YORK (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 19/4/2017 vừa quaNga cản một dự thảo thông cáo tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án vụ thử phi đạn mới đây nhất của Bắc Hàn.

Thông cáo nói hoạt động phi đạn-đạn đạo bất hợp pháp của Bắc Hàn dẫn tới một hệ thống võ khí nguyên tử và ‘rất làm gia tăng căng thẳng khu vực và xa hơn thế nữa’.

Theo thông cáo, Hội đồng đáng lẽ sẽ phải yêu cầu Bình Nhưỡng ‘chấm dứt ngay lập tức các hành động thêm nữa vi phạm nghị quyết tương ứng của Hội đồng Bả an và tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm của họ theo các nghị quyết này’.

Các thành viên trong Hội đồng nói họ hết sức quan ngại vì Bình Nhưỡng tận dụng nguồn lực vào việc xây dựng phi đạn và bom trong khi dân số Bắc Hàn còn những nhu cầu cấp thiết không được đáp ứng.

Không rõ lý do Nga chặn thông cáo dù thông cáo lần này gần như tương tự thông cáo của Hội đồng hồi tháng hai mà Nga đã thông qua, lên án các vụ thử phi đạn-đạn đạo khác.

Tuy nhiên, giới ngoại giao cho biết Mạc Tư Khoa phản đối việc gỡ bỏ cụm từ ‘thông qua đối thoại’ trong thông cáo lần này khi đề cập tới một giải pháp ngoại giao với Bình Nhưỡng.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson, dự định chủ trì một cuộc họp tại Hội Đồng Bảo An vào tuần tới bàn về vấn đề Bắc Hàn.

Đại sứ Mỹ Nikki Haley ngày 19/4 cảnh cáo Bình Nhưỡng chớ ‘cố ý khai chiến’ với Hoa Kỳ.











Bắc Hàn Dọa Nhấn Chìm Nước Mỹ Trong Tro Bụi

(Hình AFP: Các xe tăng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên trong một cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 105 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng vào ngày 15 tháng Tư năm 2017.)

PYONGYANG (RFA) - Ngày 20/4/2017, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Cộng sản Bắc Hàn cảnh cáo Hoa Kỳ về một cuộc tấn công phủ đầu mà Bình Nhưỡng tung ra sẽ vô cùng dữ dội.

Tuyên bố này được hãng thông tấn Bắc Hàn đưa ra, sau khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, ông Rex Tillerson nói là Hoa Thịnh Ðốn đang tìm cách tăng áp lực lên nhà nước Bắc Hàn để giải quyết vấn đề nguyên tử của nước này.

Tờ báo của Đảng Lao động Triều tiên cầm quyền ở Bắc Hàn nói rằng cuộc tấn công phủ đầu không những sẽ quét sạch các lực lượng đế quốc Mỹ xâm lược ở Nam Hàn mà còn sẽ nhấn chìm cả nước Mỹ trong tro bụi.

Đây được xem như phản ứng giận dữ của Bắc Hàn để đối lại với những lời lẽ của các viên chức Mỹ trong vài ngày qua.

Ông Rex Tillerson Ngoại Trưởng Mỹ thì nói rằng Bắc Hàn là một nhà nước hỗ trợ khủng bố. Phó Tổng Thống Mike Pence của Mỹ trong chuyến viếng thăm các đồng minh vùng Á Châu nói thời kỳ chính sách kiên nhẫn của Hoa Kỳ đã qua rồi, ý muốn nói đến chính sách mềm mỏng đối với Bắc Hàn của Tổng Thống Obama. Còn ông Paul Ryan, Chủ Tịch Hạ viện Mỹ thì ám chỉ ông Kim Jong Un lãnh đạo Bắc Hàn là một nhà độc tài, và chuyện cho phép một kẻ như vậy có sức mạnh là điều không thể chấp nhận được của loài người văn minh.

Trong khi đó thì ở miền Nam, Tổng Thống tạm quyền Nam Hàn Hwang Kyo-ahn nói trong một cuộc họp với các viên chức cao cấp của Nam Hàn rằng các cơ quan quân đội và an ninh lúc nào cũng phải cảnh giác.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn nói rằng cuộc tập trận hàng năm phối hợp với lực lượng Không quân Mỹ vẫn đang diễn ra và kết thúc vào ngày 28 tháng Tư tới đây.

Bắc Hàn nói rằng cuộc tập trận này là để chuẩn bị xâm lăng miền Bắc. Còn một sĩ quan Nam Hàn thì nói là với những cuộc tập trận như thế này Nam Hàn có thể ngăn chận chiến tranh cũng như không cho kẻ địch có ý định khiêu khích.

Trong khi đó thì tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga lại phản đối một dự thảo nghị quyết do Mỹ soạn thảo, lên án vụ thử phi đạn vừa qua của Bình Nhưỡng.

Nga đòi thêm vào bản dự thảo câu nói giải quyết vấn đề thông qua thương lượng, trong khi đó các nhà ngoại giao lại nói là Trung Quốc đồng ý với bản dự thảo này.











Mỹ Đang Phối Hợp Áp Lực Bắc Hàn 

YOKOSUKA (VOA) - Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tuyên bố Hoa Thịnh Ðốn sẽ làm việc với các nước đồng minh và Trung Quốc để làm áp lực kinh tế và ngoại giao đối với Bắc Hàn, nhưng nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ đánh bại bất cứ cuộc tấn công nào bằng một “sự giáng trả mạnh mẽ”.

(Hình AP: Phó Tổng Thống Mike Pence nói chuyện với các binh sĩ Mỹ, Nhật trên chiếc USS Ronald Reagan, tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, ngày 19/4/2017.)

Ông Pence từ Nam Hàn đến Tokyo và tái đảm bảo với Nhật Bản về cam kết kìm chế tham vọng nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn trong một loạt các cuộc hội kiến với giới lãnh đạo Nhật Bản bao gồm Thủ Tướng Shinzo Abe.

Phát biểu trên hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đang được bảo trì tại cảng Yokosuka, ông Pence nói ý định của Hoa Kỳ vẫn không lay chuyển trước những đe dọa của Bắc Hàn. Bình Nhưỡng đã tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm phi đạn và nguyên tử bất chấp những chế tài của Liên Hiệp Quốc, gần đây nhất là vụ phóng phi đạn thất bại vào ngày Chủ Nhật vừa qua.

Những tuyên bố của Phó Tổng Thống Mỹ được đưa ra giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang đối mặt với tranh cãi về vị trí của lực lượng tấn công do hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đường. Tổng Thống Donald Trump tuần trước tuyên bố lực lượng này được phái tới gần bán đảo Triều Tiên như một lời cảnh cáo, nhưng thực chất, đoàn tàu lại tiến về Úc Ðại Lợi.

Ông Pence không đề cập gì đến tàu Carl Vinson hay cuộc tranh cãi liên quan.

Ông Pence cho biết ông đã nói chuyện với ông Trump và vào năm 2020, khoảng 60% hạm đội Mỹ sẽ có mặt trong khu vực này, vai trò của Nhật Bản sẽ càng ngày càng tăng.

Các giới chức quốc phòng Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản có mặt tại Tokyo để dự hội nghị an ninh 3 bên ra thông cáo yêu cầu Bắc Hàn từ bỏ vĩnh viễn việc phát triển vũ khí của họ.

Ông Pence cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải-hàng không trên Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền chồng chéo với một vài nước Đông Nam Á.

Cuối ngày thứ Tư (19/4), ông Pence sẽ lên đường đi thăm Nam Dương.










Mỹ Dọa Đưa Bắc Hàn Trở Lại Danh Sách Yểm Trợ Khủng Bố
media
(Hình AFP/Mark Wilson/Getty Images: Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 19/4/2017.)

HOA THỊNH ÐỐN (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố là Hoa Kỳ đang xem xét lại mọi phương tiện để gây sức ép với Bình Nhưỡng, trong đó có cả khả năng đưa Bắc Hàn trở lại danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố. Tuyên bố của Ngoại Trưởng Mỹ được đưa ra sau khi chế độ Kim Jong Un lại cho thử phi đạn ngày 16/4, dù bị thất bại.

Trong buổi họp báo tại Hoa Thịnh Ðốn, ông Tillerson cho biết: “Chúng tôi hiện đang xem xét lại mọi điều khoản về Bắc Hàn, kể cả việc liệt vào danh sách “Quốc gia yểm trợ khủng bố”, cũng như các phương sách khác để gây sức ép với Bình Nhưỡng, nhằm buộc chính quyền Kim Jong Un phải cam kết lại, nhưng dựa trên một nền tảng khác với những cuộc đàm phán trước đây”.

Theo hãng tin Nam Hàn Yonhap, đây là lần đầu tiên một viên chức cấp cao của Mỹ nêu lên khả năng đưa Bắc Hàn trở lại danh sách các nước yểm trợ khủng bố.

Trong quá khứ, Hoa Thịnh Ðốn từng làm như vậy sau vụ gián điệp Bắc Hàn khủng bố một chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Korean Air vào năm 1987. Chỉ đến năm 2008, Bắc Hàn mới được rút khỏi danh sách đen của Mỹ sau khi Bình Nhưỡng ký thỏa thuận chấm dứt chương trình nguyên tử để đổi lấy viện trợ kinh tế.












Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ: Phải Xét Giải Pháp Quân Sự Với Bắc Hàn 

(Hình AP: Chủ Tịch Hạ viện Paul Ryan kết thúc cuộc họp báo tại Điện Capitol, Hoa Thịnh Ðốn, ngày 4/4/2017.)

LONDON (VOA) - Hôm 19/4/2017 vừa qua, trong chuyến viếng thăm Anh Quốc, Chủ Tịch Hạ viện Hoa Kỳ Paul Ryan tuyên bố phải sẵn sàng một giải pháp quân sự đối với Bắc Hàn, nhưng sẽ không sử dụng trừ khi cần đến.

Đáp câu hỏi liệu chính quyền Mỹ có sẵn sàng thả bom xuống Bắc Hàn hay không, ông Ryan nói “dĩ nhiên chúng tôi không muốn sử dụng giải pháp quân sự, nhưng tất cả các phương án đều phải được tính tới”.

Trong những vấn đề khác, Chủ Tịch Hạ viện Mỹ cũng cho biết ông ủng hộ chế tài mạnh mẽ đối với Iran. Vẫn theo lời ông, Hoa Kỳ muốn có một thỏa thuận thương mại với Anh càng sớm càng tốt và ông mong cải cách thuế khóa nội địa được hoàn tất vào cuối mùa Hè năm nay.












Bắc Hàn, Khúc Xương Khó Nuốt Trong Bầu Cử Nam Hàn 

SEOUL (VOA) - Ngày 21/4/2017, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay tuần này, các ứng viên Tổng Thống Nam Hàn tranh luận về cách điều phối mối quan hệ với đồng minh Mỹ, cũng như cách đối phó với những căng thẳng đang gia tăng về mối đe dọa nguyên tử từ Bắc Hàn.

Bầu cử Tổng Thống Nam Hàn, dự kiến diễn ra vào ngày 9/5, bất ngờ xảy ra vì cựu Tổng Thống Park Geun-hye bị luận tối với cáo buộc dính vào vụ tai tiếng tham nhũng trị giá nhiều triệu Mỹ kim. Bà Park hiện đang bị bắt và đã bị truy tố hình sự vì nhận hối lộ.

Trong một cuộc tranh luận Tổng Thống ở Hán Thành vào hôm thứ Tư (19/4), các ứng cử viên lớn của đảng đã chỉ ra rằng Nam Hàn có thể làm gì để giải quyết sự bất ổn giữa việc phát triển vũ trang nguyên tử và phi đạn-đạn đạo của Bắc Hàn và những lời cảnh báo liên tục của chính quyền Mỹ rằng Hoa Thịnh Ðốn sẽ đơn phương xem xét việc sử dụng quân đội chống lại một hành động khiêu khích đe dọa an ninh Hoa Kỳ của chính quyền Bình Nhưỡng.

(Hình REUTERS, từ trái sang: Bà Sim Sang-jung, ứng viên của đảng cánh tả Công Lý; ông Hong Joon-pyo, ứng viên của đảng bảo thủ Tự do; ông Yoo Seung-min, ứng viên của đảng bảo thủ Bareun; ông Moon Jae-in, ứng viên của đảng tự do Dân chủ; và ông Ahn Cheol-soo, ứng viên đảng Nhân dân.)

Sau cuộc luận tội của bà Park thuộc phe bảo thủ, hai đối thủ là ứng viên Tổng Thống hàng đầu trong các cuộc thăm dò dư luận đều là những người ủng hộ phe tự do muốn tăng cường đối thoại với Bắc Hàn. Tuy nhiên, ông Moon Jae-in, ứng viên nổi trội của Đảng Dân Chủ, nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với các biện pháp chế tài khắc nghiệt chống lại Bình Nhưỡng và liên minh quân sự mạnh mẽ với Hoa Kỳ, và nói bất kỳ sự khác biệt so với chính sách Hoa Kỳ có thể được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao mang tính xây dựng.

Tất cả các ứng viên, cả tự do và bảo thủ, đều đồng ý với chính quyền Trump rằng Trung Quốc phải tăng áp lực lên đồng minh Bình Nhưỡng, nước phụ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc. Nhưng các ứng viên có mục đích khác nhau về việc gia tăng các lệnh trừng phạt đối với lãnh đạo Kim Jong Un.

Các ứng viên hàng đầu của Nam Hàn ủng hộ các lệnh trừng phạt như là cách để thuyết phục Bắc Hàn tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để có thể tăng cường viện trợ phát triển, đầu tư đổi lấy sự nhượng bộ nguyên tử của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, nhà phân tích Đông Bắc Á, Daniel Pinkston, thuộc Đại học Troy ở Hán Thành, nói rằng dù có bất cứ sự khác biệt nào có thể nảy sinh giữa một chính phủ thiên về cánh tả ở Hán Thành và những nhà lãnh đạo cứng rắn tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, đồng minh lâu năm của Nam Hàn, cũng sẽ được tiếp tục thống nhất bởi các lợi ích chung và một kẻ thù chung.












Biên Giới Trung-Triều: Buôn Bán Vẫn Tập Nập 

HUNCHUN (VNC) - Báo Libération ra ngày 20/4/2017 có bài phóng sự: “Tại biên giới Trung Quốc, “căng thẳng trên báo đảo Triều Tiên không làm thay đổi gì””. 

Bất chấp các trừng phạt quốc tế và đe dọa của Tổng Thống Mỹ, buôn bán qua biên giới vẫn hết sức tập nập. Hàng ngày cửa khẩu thị trấn Hunchun, hơn 200.000 dân, được mở từ 14 giờ đến 17 giờ. Hàng đoàn xe từ Bắc Hàn nối dài trên đường chờ nhập cảnh. Hunchun gần Bình Nhưỡng hơn Bắc Kinh. Buôn bán với Triều Tiên là nguồn sống chủ yếu của thị trấn đường biên.

Không kể than đá bị cấm từ tháng Hai, hàng hóa từ Bắc Hàn vẫn tràn sang Trung Quốc, đặc biệt là hải sản hay các đồ gia công, bởi giá lao động tại Bắc Hàn rẻ hơn tại Trung Quốc khoảng 10 lần.

Phóng viên báo Libération cũng thấy nhiều nhóm khách du lịch Trung Quốc đang sốt ruột chờ qua biên giới để… đi đến casino đánh bạc. Tại Trung Quốc, muốn chơi bạc, chỉ có cách đi Macao.











Trung Quốc: Thêm Một Viên Chức Bị Tù Vì Tội Tham Nhũng
HÀ NAM (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay hôm 20/4/2017, Tòa án tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, kết án cựu Phó Giám đốc Cơ quan Đài Loan Sự vụ 15 năm tù vì tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Người bị kết án là ông Cung Thanh Khái, ông này được cho là đã nhận khoảng 770.000 Mỹ kim trong suốt 9 năm công tác tại cơ quan này.

Báo cáo của cơ quan điều tra hàng đầu Trung Quốc cho thấy ông Cung Thanh Khái đã không trung thực khai báo về tài sản của mình bao gồm cổ phiếu và bất động sản, sử dụng tiền công vào mục đích riêng và nhận quà hối lộ. Ông này còn được cho là đã tham gia chơi golf, một trò chơi chịu nhiều tai tiếng ở quốc gia này vì thường núp bóng phía sau là các phi vụ làm ăn bất hợp pháp. Ngoài ra, ông Cung Thanh Khái còn tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan.

Kể từ khi nhậm chức năm 2013, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cương quyết giải quyết vấn nạn tham nhũng ở quốc gia này với phương châm ‘đả hổ diệt ruồi’.










Phi Luật Tân Điều Tra Vụ Tàu Ngoại Quốc Gây Sự Với Ngư Dân

MANILA (RFA) - Ngày 20/4/2017, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Phi Luật Tân tiến hành mở điều tra về thông tin các ‘tàu ngoại quốc’ gần những đảo nhân tạo do Trung Quốc lập nên ở biển Đông đã gây sự với các ngư dân Phi Luật Tân.

Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên, Tướng Eduardo Ano của Phi Luật Tân cho biết quân đội Phi Luật Tân đã nhận được những báo cáo tóm lược về việc một nhóm người Phi Luật Tân đã bị đuổi khỏi Union Bank gần bãi Gaven (Gaven Reef) ở Trường Sa.

Một kênh truyền hình của Phi Luật Tân trước đó cho biết các ngư dân Phi Luật Tân đã bị bắn nhưng tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Phi Luật Tân sau đó lại nói là họ chỉ bị gây khó.

Hiện giới chức Phi Luật Tân đang tìm các ngư dân này. Những người này được cho là đã trở về đất liền. Phía Phi Luật Tân khuyến khích các ngư dân trình báo sự việc với cảnh sát và giới chức tuần duyên.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hiện chưa có phản hồi gì về thông tin này.











Tàu Hải Quân Nga Đến Phi Luật Tân

(Hình AFP: Chỉ huy tàu tuần dương Varyag, Alexwei Ulyanenko (giữa), đến cảng quốc tế Manila ngày 20 tháng Tư năm 2017.)

MANILA (RFA) - Hai tàu của Hải quân nga vừa đến Phi Luật Tân vào ngày 20/4/2017, để tham gia diễn tập với phía Phi Luật Tân.

Tàu Varyag có phi đạn dẫn đường đi kèm với tàu chở nguyên liệu Pechenge sẽ thăm Phi Luật Tân 4 ngày. Theo thông tấn xã Reuters, đây là lần thứ hai các tàu chiến Nga ghé cảng của Phi Luật Tân trong vòng 3 tháng qua.

Động thái này được coi là một phần trong chính sách ngoại giao độc lập mới mà Phi Luật Tân theo đuổi kể từ khi Tổng Thống Duterte lên nắm quyền hồi năm 2016. Tổng Thống Duterte cũng đã từng lên tiếng chỉ trích đồng minh Hoa Kỳ và tỏ ý muốn thắt chặt quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Đại tá Lued Lincuna, người đứng đầu cơ quan quan hệ đối ngoại của Hải quân Phi Luật Tân cho biết Phi Luật Tân hy vọng sẽ học được từ phía Nga thông qua các hoạt động tập luyện và giới thiệu các hệ thống trang thiết bị vũ khí hiện đại.

Hoạt động của hai chiếc tàu Nga tại Phi Luật Tân sẽ bao gồm việc diễn tập, các hoạt động thể thao và một buổi hòa nhạc tại công viên.











Phó Tổng Thống Mỹ Thăm Nam Dương

(Hình AFP: Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence (trái) nói chuyện với Linh mục Nasaruddin Umar (phải) trong chuyến viếng thăm Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta vào ngày 20 tháng Tư năm 2017.)

JAKARTA (RFA) - Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence cho hay Hoa Thịnh Ðốn sẽ mở rộng quan hệ chiến lược, tăng cường hợp tác quân sự với Nam Dương để phòng chống khủng bố, đồng thời nỗ lực giúp quốc gia đồng minh Đông Nam Á thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Joko Widodo tại Jakarta hồi trưa ngày 20/4/2017, Phó Tổng Thống Mỹ nói rằng khủng bố là một trong những nguy cơ thế giới phải đối phó.

Ông Pence không nói nguy cơ này thường do những phần tử Hồi Giáo quá khích gây nên, nhưng ca ngợi Nam Dương là một quốc gia Hồi Giáo ôn hòa, được thế giới kính trọng.

Ông cũng lên tiếng ca ngợi vai trò của tôn giáo khi nói rằng tôn giáo giúp mọi người đoàn kết với nhau.

Phát biểu này và cuộc gặp gỡ diễn ra tại Jakarta giữa Phó Tổng Thống Mỹ với đại diện các tôn giáo được xem là nhằm giải tỏa những nghi ngại mà người dân Nam Dương đang có đối với Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, sau khi ông Trump đưa ra những tuyên bố và ban hành một số Sắc lệnh bị chỉ trích là nhắm vào người theo đạo Hồi.

Về tình hình an ninh khu vực, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nhắc lại điều ông đã nói trước khi đến Jakarta là nước Mỹ sẽ bảo vệ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, nơi Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền hầu hết các hòn đảo, bãi đá mà họ đang tranh chấp với những nước Đông Nam Á.

Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Jakarta và Bắc Kinh ở trong giai đoạn khó khăn, sau những vụ tầu cá Trung Quốc bị Hải quân và tuần duyển Nam Dương chận bắt khi đánh cá ở vùng đảo Natuna tại Biển Đông.

Phía Trung Quốc nói đây là ngư trường truyền thống của ngư dân nước họ, nhưng Jakarta bác bỏ lập luận đó, nói rõ chủ quyền Natuna thuộc về Nam Dương.

Cuối tháng Hai vừa rồi khi sang thăm Úc Ðại Lợi, Tổng Thống Widodo có nêu ý kiến Hải quân Úc Ðại Lợi và Nam Dương cùng tập trận hoặc tuần tra chung ở Biển Đông. Không rõ ý kiến này có được Tổng Thống Nam Dương nêu ra khi thảo luận với Phó Tổng Thống Hoa Kỳ hay không.

Cũng tại Jakarta, Phó Tổng Thống Pence loan báo Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump có kế hoạch sang thăm Phi Luật Tân và dự thượng đỉnh Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN); trước đó ông Trump sẽ ghé Việt Nam dự thượng Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC).

Nói với báo chí sau khi đến thăm Văn Phòng Tổng Thư Ký ASEAN ở Jakarta, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ giữa nước Mỹ với ASEAN, gọi đó là mối quan hệ mang tầm chiến lược, giúp phát triển, xây dựng an ninh, để cả đôi bên đều có lợi.












Nam Dương: Đô Trưởng Jakarta Mãn Nhiệm Thất Cử
JAKARTA (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong cuộc bầu cử Đô trưởng Jakarta vòng hai diễn ra hôm 19/4/2017 vừa qua, Đô trưởng Thiên Chúa Giáo mãn nhiệm Basuki Tjahaja Purnama, biệt danh Ahok, đã thua trước đối thủ Anies Baswedan, cựu Bộ Trưởng Giáo Dục và là một tín đồ Hồi Giáo. 

Ông Anies Baswedan đạt 58% số phiếu. Và ông Ahok cũng đã thừa nhận thất bại. Từ Jakarta, thông tín viên Joël Bronner của đài RFI cho biết thêm chi tiết:

media
(Hình REUTERS/Beawiharta: Ứng cử viên Ahok tại Jakarta ngày 17/4/2017.)

“Trước hết, đây là một thắng lợi quan trọng của các nhóm tín đồ Hồi Giáo cực đoan. Họ đã làm mọi cách khiến ông Basuki Tjahaja Purnama, biệt danh Ahok, Đô trưởng Thiên Chúa Giáo Jakarta, phải thất bại, mặc dù những thành quả chống tham nhũng và nâng cao điều kiện sống cho người dân thủ đô Nam Dương đã giúp ông trở thành một ứng cử viên được lòng dân và theo các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử, ông là ứng cử viên được ủng hộ nhiều nhất. 

Tại thủ đô của đất nước có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới, các nhóm tín đồ Hồi Giáo trên đã dựa theo kinh Coran để khẳng định rằng các cử tri theo đạo Hồi không được bầu cho ứng cử viên không phải là tín đồ Hồi Giáo. Đây là điều mà Đô trưởng Thiên Chúa Giáo mãn nhiệm phản đối. Ông đang bị xử về tội “phỉ báng đạo Hồi”. Và rất có thể việc này đã góp phần khiến ông thất bại.

Nhưng đương nhiên, đây cũng là chiến thắng của cá nhân ứng viên Anies Baswedan, một cựu Bộ Trưởng Giáo Dục, nay lên lãnh đạo thành phố hơn 10 triệu dân. Nam Dương thường được coi là tấm gương về một đất nước tôn giáo ôn hòa trong thế giới Hồi Giáo, nhưng tiếng nói của các nhóm Hồi Giáo cực đoan lại tăng lên hàng năm. Thất bại của Đô trưởng Thiên Chúa Giáo Jakarta là một ví dụ điển hình”. 

Chỉ một ngày sau khi thất bại trong cuộc bầu cử Đô trưởng Jakarta, hôm nay, Đô trưởng Thiên Chúa Giáo mãn nhiệm Ahok lại bị viện Công tố Jakarta ra quyết định quản chế hai năm. Theo Công tố trưởng Ali Mukartono, ông Ahok đã phạm tội “chống đối, thù hằn và sỉ nhục một phần dân chúng Nam Dương”. Nếu trong hai năm này, ông Ahok phạm tội thì sẽ chịu án tù giam 1 năm.












Malaysia Airlines Sẽ Theo Dõi Các Chuyến Bay Từng Phút Một 

(Hình Public Domain: Chiếc Boeing 777 của hãng Hàng không Mã Lai Á.)

KUALA LUMPUR (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay hôm 19/4/2017 vừa qua, Malaysia Airlines loan báo sẽ là hãng hàng không đầu tiên dùng hệ thống mới theo dõi vệ tinh theo thời gian thực để giám sát tất cả các chuyến bay của hãng vòng quanh thế giới.

Malaysia Airlines sẽ phối hợp với ba công ty khác gồm FlightAware, SITANOAIR, và Aireon sử dụng hệ thống cập nhật chuyến bay từng phút một.

Hãng cho biết dữ liệu cung cấp từ hệ thống này sẽ giúp lấp đầy khoảng trống thông tin cho các trung tâm vận hành máy bay, đặc biệt khi phi cơ băng ngang đại dương hay bay qua một không phận xa xôi không có hệ thống giám sát chuyến bay.

Đội máy bay hiện nay của hãng sẽ có thể vận dụng ngay hệ thống này mà không cần bổ sung, điều chỉnh gì.

“Tiếp cận được báo cáo từng phút một sẽ giúp Malaysia Airlines biết được địa điểm, tốc độ, cao độ của tất cả máy bay của họ tại mọi thời điểm và được báo động khi có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào xảy ra”, ông Paul Gibson thuộc SITAONAIR cho biết.

Hệ thống định vị này sẽ được trình làng vào năm sau.











Bạo Lực Gia Tăng ở Miền Nam Thái Lan

NARATHIWAT (RFA) - Một loạt các cuộc tấn công bằng súng và lựu đạn xảy ra ở miền Nam Thái Lan làm hai người thiệt mạng cho thấy căng thẳng trong đàm phán nhằm chấm dứt bạo lực ở khu vực này. 

Tin này được một nhóm giám sát xung đột đưa ra hôm thứ Năm (20/4/2017), đồng thời cảnh báo trước các vụ tấn công tương tự xảy ra trong tương lai.

(Hình AFP: Lực lượng an ninh Thái Lan tại tỉnh Narathiwat, phía Nam Thái Lan, vào ngày 7 tháng Tư năm 2017.)

Bản tin của thông tấn xã Reuters cho biết có 8 người bị thương trong 13 vụ tấn công hôm thứ Tư (19/4) ở các tỉnh Narathiwat, Pattani và Songkhla của Thái Lan gần biên giới Mã Lai Á. Vẫn chưa có nhóm nào lên tiếng chịu trách nhiệm về các vụ tấn công vừa nêu.

Các cuộc tấn công diễn ra sau khi chính phủ Thái Lan bác bỏ đề xuất đàm phán hòa bình có điều kiện do một trong những nhóm nổi dậy chính là Barisan Revolusi Nasional (BRN) đưa ra trong tháng này.

Ông Srisompob Jitpiromsri, người đứng đầu nhóm giám sát độc lập Deep South Watch, nói với thông tấn xã Reuters rằng BRN sử dụng bạo lực chứng minh khả năng tấn công phối hợp để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình.











Thêm Tin Tức Nga Có Kế Hoạch Làm ‘Chệnh Hướng Bầu Cử 2016’ 

HOA THỊNH ÐỐN (VOA) - Ngày 21/4/2017, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay 3 giới chức đang làm việc và bốn cựu giới chức Mỹ nói rằng một cơ quan nghiên cứu của chính phủ Nga, dưới sự kiểm soát của Tổng Thống Vladimir Putin, đã vạch kế hoạch chuyển hướng cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2016 có lợi cho ông Donald Trump và phá hoại lòng tin của cử tri về hệ thống bầu cử Mỹ. 

Những người này mô tả hai tài liệu mật của cơ quan nghiên cứu đưa ra khung làm việc và cơ sở hợp lý các cơ quan tình báo Mỹ, đã kết luận là đã có một nỗ lực vượt bực của Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 năm 2016. Các giới chức tình báo có được tài liệu do Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, trụ sở tại Mạc Tư Khoa, soạn thảo, sau cuộc bầu cử.

(Hình AP: Tổng Thống Nga Vladimir Putin họp Nội các tại Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 12/4/2017.)

Viện do một giới chức tình báo quốc ngoại cao cấp của Nga hồi hưu, được văn phòng Tổng Thống Putin bổ nhiệm, điều hành.

Tài liệu thứ nhất của Viện là một văn bản chiến lược được soạn thảo vào tháng 6 năm 2016, được luân lưu ở cấp cao nhất trong chính phủ Nga nhưng không đề cập đến cá nhân nào rõ rệt.

Bảy giới chức này nói tài liệu đề nghị Ðiện Cẩm Linh mở chiến dịch tuyên truyền trên truyền thông xã hội và những hãng tin trên thế giới do nhà nước Nga yểm trợ, khuyến khích cử tri Mỹ bỏ phiếu cho một Tổng Thống có lập trường mềm mỏng với Nga hơn là chính quyền của Tổng Thống Barack Obama.

Bảy giới chức này nói tiếp, tài liệu thứ hai được soạn thảo vào tháng 10 năm 2016 và được phân phối cùng một cách thức, cảnh báo là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân chủ, Hillary Clinton, chắn chắn thắng cử. Và vì lý do đó, tốt hơn hết đối với Nga là chấm dứt tuyên truyền thiên về phía ông Trump và thay vào đó tăng cường các tin tức liên hệ đến gian lận cử tri để phá hoại tính chính đáng của hệ thống bầu cử Mỹ và làm tổn thương uy tín của bà Clinton trong nỗ lực làm bà thất bại trong cuộc bầu cử Tổng Thống.

Bảy giới chức Mỹ này cho biết tin với điều kiện ẩn danh vì tình trạng bí mật của tài liệu. Họ cũng từ chối thảo luận làm cách nào Hoa Kỳ có được những tài liệu này. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng từ chối bình luận.

Tổng Thống Putin phủ nhận có can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Phát ngôn viên của ông Putin và Viện nghiên cứu của Nga không trả lời khi được yêu cầu bình luận.











Người Dẫn Chương Trình Nổi Tiếng của Fox News Bị Sa Thải 

(Hình REUTERS: Người dẫn chương trình Bill O’Reilly của Fox News.)

HOA THỊNH ÐỐN (VOA) - Ngày 20/4/2017, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay nhà bình luận nổi tiếng, người dẫn chương trình được đánh giá hàng đầu trong mạng lưới tin tức truyền hình cáp tại Mỹ, ông Bill O’Reilly, bị buộc rời khỏi vị trí người dẫn chương trình ‘giờ vàng’ của Fox News.

Loan báo được Fox News đưa ra hôm 19/4, sau khi hé lộ nhiều cuộc dàn xếp liên quan đến các cáo buộc sách nhiễu tình dục nhắm vào ông O’Reilly.

Sự ‘truất phế’ này là một dấu chấm hết đột ngột và đáng hổ thẹn kết thúc 2 thập niên ‘ngự trị’ của ông O’Reilly trong vị trí một trong những nhà bình luận nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên truyền hình.

“Sau khi xem xét kỹ lưỡng các cáo giác, công ty và Bill O’Reilly nhất trí rằng O’Reilley sẽ không trở lại Kênh Fox News nữa”, hãng 21st Century Fox, công ty mẹ của Fox News, ra thông cáo cho biết.

O’Reilly bị sa thải khỏi Fox News sau khi lộ tin rằng ông và công ty đã chi tiền trong các cuộc dàn xếp với những phụ nữ tố cáo ông sách nhiễu tình dục.

Tường thuật của tờ New York Times rằng 13 triệu Mỹ kim đã được chi trả cho 5 phụ nữ từng làm việc với ông hay từng xuất hiện trên chương trình của ông đã khiến hàng chục nhà quảng cáo tẩy chay chương trình O’Reilly phụ trách và mang lại hình ảnh xấu cho Fox News.

Ông O’Reilly khẳng định không làm gì sai và nói rằng chi tiền dàn xếp để ‘chấm dứt các tranh cãi vì con cái’.

















Tin Việt Nam


Hà Tĩnh: Dân Biểu Tình Đòi Minh Bạch Việc Bồi Thường

(Hình danquyenvn: Hàng ngàn người dân tụ tập tại Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, hôm 3/4/2017.)

HÀ TĨNH (RFA) - Vào lúc 10 giờ sáng ngày 20/4/2017, một số người dân xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, kéo nhau đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã biểu tình đòi bồi thường thỏa đáng do thảm họa môi trường mà Formosa gây nên.

Mạng Việt Nam Thời báo dẫn nguồn tin riêng cho biết đây là lần đầu tiên người dân xã Xuân Hội đứng lên biểu tình. Họ mang theo thuyền, thúng và ngư lưới cụ đến Ủy ban xã để phản ánh rằng người không đáng được nhận đền bù thì lại đền bù, còn người đáng được nhận thì lại không được và cho rằng danh sách đền bù không minh bạch.

Tin cho biết thêm rằng cuộc biểu tình lần này không có sự can thiệp của an ninh và các cán bộ xã đã lẩn trốn, chỉ cho lãnh đạo cấp thấp ra đối thoại với dân. Cuộc biểu tình được cho biết là kết thúc lúc 12 giờ trưa.

Xã Xuân Hội nằm cách nhà máy Formosa khoảng 100 cây số. Được biết trước khi xảy ra thảm họa nghề biển vùng này rất phát triển, người dân có cuộc sống khấm khá. Nhưng từ khi xảy ra thảm họa đời sống của bà con lâm vào cảnh khốn khó.










Kiên Giang: Chủ Đất Ném Bom Xăng Vào Lực Lượng Cưỡng Chế

(Hình vietnamnet.vn: Đất của ông Nguyễn Văn Bé ở Kiên Giang bị cưỡng chế hôm 20/4/2017.)

KIÊN GIANG (RFA) - Sáng thứ Năm (20/4/2017), công an ở Phú Quốc, Kiên Giang, bị ném bom xăng khi đến thu hồi đất của một gia đình dân ở Gành Dầu, Bãi Dài.

Đó là đất của ông Nguyễn Văn Bé ở ven Bãi Dài mà theo lời Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân xã Gành Dầu, bà Lê Thị Hằng, thì phải thu hồi để làm bãi tắm công cộng. Bà Hằng cho biết khu đất này được tiền đền bù thấp hơn một gia đình dân khác 200 triệu Đồng là do diện tích đất trại của ông nhỏ hơn.

Chủ hộ Nguyễn Văn Bé và người nhà đã phản ứng bằng cách ném chai lọ có chứa xăng vào lực lượng cưỡng chế gờm khoảng 100 người.

Tin nói sau khi được thuyết phục thì ông Nguyễn Văn Bé bằng lòng giao đất, tuy nhiên yêu cầu hỗ trợ 500 triệu Đồng của ông không được chấp thuận.

Bà Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân xã Gành Dầu ở Phú Quốc giải thích là nếu làm theo yêu cầu của ông Nguyễn Văn Bé thì các gia đình dân khác sẽ khiếu nại. Vẫn theo lời bà, để giúp ông Bé ởn định cuộc sống, xã đồng ý cho ông mượn trên 3.000 mét vuông đất trong khu tái định cư với thời hạn một năm.

70% đơn khiếu nại lên Quốc hội đều liên quan đến các vấn đề về đất đai, là thông tin được trưởng Ban Dân Nguyện Nguyễn Thanh Hải đưa ra trong buổi họp ngày 17 tháng Tư vừa qua ở Quốc hội.

Đây là cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3 sắp tới, và bà Nguyễn Thanh Hải cho biết mỗi tuần Ban Dân Nguyện nhận được khoảng 500 đơn, trong đó số lượng khiếu nại việc cưỡng chế, trưng thu mặt bằng, đền bù đất đai chiếm 70%.

Bà Nguyễn Thanh Hải còn đề nghị là báo cáo tiếp dân cũng như giải quyết đơn thư khiếu nại nên được trình bày tại hội trường Quốc hội thay vì chỉ thảo luận tại Thường Vụ Quốc hội và gởi đến đại biểu Quốc hội như hiện nay.

Theo bà Trưởng ban Dân Nguyện này, quá trình giám sát cho thấy nhiều bất cập, có tình trạng né tránh tiếp dân, không nghiêm túc trong việc thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại ở địa phương, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự ngay tại địa phương đó.











Cưỡng Chế Đất ở Bắc Ninh

(Hình Thái Văn Đường: Công an và cảnh sát cưỡng chế đất ở Bắc Ninh sáng 20/4/2017.)

BẮC NINH (RFA) - Gần 1.000 người gồm công an và lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế thu hồi 14 mẫu đất tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tin được truyền đi trên trang cá nhân của Facebooker Thái Văn Đường vào khoảng 6 giờ chiều ngày 20/4/2017.

Những hình ảnh và video clips do người này đăng tải cho thấy rất nhiều cảnh sát cơ động mang khiên chắn và đội mũ bảo vệ tập trung vào khu đất của thôn Vọng Đông.

Cũng từ nguồn tin này, vào ngày 19/4, chính quyền đã cử nhiều công an về làng và dọa vào 6 giờ rưỡi sáng ngày 20/4 sẽ cưỡng chế. Nhưng do tình hình dân căng thẳng, chính quyền dùng biện pháp mời dân đến họp để thương lượng, sau đó hơn 500 cảnh sát cơ động vào cưỡng chế người dân mà không có thông báo. Tin cho biết có người già bị ngất và gãy tay, có số người bị bắt lên xe với lý do quay phim, chụp hình.

Em chỉ nắm được họ đưa lực lượng gần 1.000 người vào cưỡng chế. Bà con đã cắm chốt, cắm lều, dựng bạc ở ngoài khu đất bị thu hồi nhiều ngày nay rồi. bà con mua sẵn cả mấy cái quan tài đã đốt hương sẵn để ngoài đó. khi lực lượng vào đánh thương 1 cụ già và đánh gãy tay 1 người dân, bắt đi những người quay phim chụp ảnh.

Theo nội dung ghi trên trang cá nhân của Thái Văn Đường, Thôn Vọng Đông có khu ruộng có tên là đồng Cốc với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 mét vuông). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn với sản lượng cao so với các khu ruộng khác. Chính quyền cấp xã và các tổ chức liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng nhiều lần yêu cầu người dân bàn giao số đất trên nhưng người dân không đồng ý với tiền đề bù là 21.000 đồng/1 mét vuông.












Chủ Tịch Hà Nội Đối Thoại Với Cán Bộ Xã Đồng Tâm, Không Có Dân

HÀ NỘI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay cuộc đối thoại dự kiến giữa nông dân xã Đồng Tâm và Chủ Tịch thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, đã không diễn ra theo yêu cầu của ông Chung.

Báo chí Việt Nam cho hay là ông Nguyễn Đức Chung đã gửi giấy mời đến các cán bộ và nông dân xã Đồng Tâm đến trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức vào chiều ngày 20/4/2017, để tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng giam giữ con tin từ ngày 15 tháng Tư đến nay.

Thành phố Hà Nội đã cho ba chiếc xe xuống xã Đồng Tâm để chở những người đại diện của dân lên gặp Chủ Tịch Nguyễn Đức Chung tại huyện Mỹ Đức cách đó 20 cây số. Nhưng theo ghi nhận của các phóng viên trong nước thì người dân không chấp nhận mà yêu cầu các lãnh đạo thành phố xuống xã Đồng Tâm gặp họ.

Đến 6 giờ 40 phút chiều thì một viên chức huyện Mỹ Đức xác nhận với báo chí rằng 3 chiếc xe của chính quyền đã rời khỏi xã Đồng Tâm mang theo những người đại diện Đồng Tâm.

Theo tin của báo Tuổi trẻ thì ông Chung và các cán bộ xã Đồng Tâm bắt đầu nói chuyện với nhau vào lúc 6h50 chiều. Tuy nhiên trong số những người đến ủy ban huyện Mỹ Đức không có đại diện của nông dân mà chỉ là cán bộ xã mà thôi.

Đến lúc 7 giờ 25 phút tối 20 tháng Tư, cuộc làm việc giữa Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm kết thúc. Trong cuộc làm việc, ông Chung nói sẽ mời người dân Đồng Tâm lên đối thoại trực tiếp với ông vào một lần sau.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam vào ngày 20 tháng Tư bị báo chí chất vấn về vụ Đồng Tâm.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao bà Lê Thị Thu Hằng cho biết là các cơ quan chức năng Hà Nội đang giải quyết tình hình theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Bên cạnh đó bà cũng nói rằng chính quyền sẽ giải quyết nghiêm những hành động vi phạm pháp luật.

Vụ khủng hoảng Đồng Tâm bắt đầu từ ngày 15 tháng Tư sau khi bốn nông dân bị bắt giữ khi biểu tình chống việc cấp đất của xã cho công ty Viettel của quân đội.

Đáp trả lại dân chúng đã bắt giữ 38 cán bộ xã và các nhân viên công an an ninh.

Đến nay 4 nông dân đã được về nhà. Phía dân chúng cũng đã trả tự do cho 15 con tin, nhưng theo các nguồn tin khác nhau thì hiện nay nông dân xã Đồng Tâm vẫn canh gác cẩn mật làng xóm, không cho người lạ xâm nhập, mặc dù họ đã cởi mở hơn khi cho phép báo chí trao đổi với họ để đưa tin.










Mỹ Sắp Chuyển Cho Việt Nam Một Tàu Tuần Tra

HÀ NỘI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay hôm 20/4/2017, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ trương hợp tác với Hoa Kỳ trong các hoạt động thực thi pháp luật trên biển.

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo thường kỳ vào ngày 20/4 về việc Hoa Kỳ sắp chuyển giao cho Việt Nam tàu tuần duyên đã qua sử dụng USCGC Morgenthau, phát ngôn nhân Lê Thị thu Hằng nói chủ trương của Việt Nam là hợp tác với các nước nhằm mục đích nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ ngư dân và góp phần vào hoạt động ợp tác giao lưu quốc tế. Bà Hằng cho biết Việt Nam và Mỹ đã thiết lập khuôn khổ Đối tác toàn diện, trong đó có việc tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa cảnh sát biển hai nước.

(Hình fleetmon: Tàu tuần tra USCGC Morgenthau.)

Trước đó, hôm 13 tháng Tư, trang Hợp tác An ninh Quốc phòng của Mỹ (DSCA), đăng tin Hoa Kỳ chuẩn bị chuyển giao cho Việt Nam tàu tuần tra USCGC Morgenthau đã qua sử dụng cho Việt Nam theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa.

Việt Nam trước đó đã đề nghị mua lại 3 tàu tuần tra của Mỹ nhưng con số được phía Mỹ đồng ý chỉ là 1 chiếc và quyết định này được phê duyệt vào tháng 10 năm 2016. Chiếc USCGC Morgewnthau vừa được đưa ra khỏi biên chế hôm 18 tháng Tư vừa qua.

Tàu này được Mỹ đưa vào sử dụng vào tháng Ba năm 1969 và là tàu tuần duyên lớp Halmilton thứ 8.












Tổng Thống Hoa Kỳ Sẽ Dự APEC Tại Việt Nam Vào Tháng 11/2017 

JAKARTA (VOA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tham dự ba hội nghị thượng đỉnh ở Á Châu vào tháng 11 tới, Phó Tổng Thống Mike Pence cho biết như vậy khi đi thăm trụ sở của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta của Nam Dương hôm thứ Năm (20/4/2017).

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố sau cuộc họp với Tổng Thư Ký ASEAN Lê Lương Minh rằng ông Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Phi Luật Tân, và hội nghị thượng đỉnh Diễn Ðàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

Ông Pence nói rằng chính quyền ông Trump sẽ làm việc với Hiệp hội ASEAN về các vấn đề an ninh, thương mại và tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia Đông Nam Á.

Trong một diễn biến liên quan, Phó Thủ Tướng Việt Nam kiêm Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh họp với Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn trong cùng ngày thứ Năm (20/4).










Biển Đông: Manila Tin Sẽ Hoàn Tất Dự Thảo Khung COC Giữa Năm 2017

media

(Hình REUTERS: Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Lào tháng 9/2016.)

MANILA (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong cuộc họp báo ngày 19/4/2017, Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân bày tỏ tin tưởng là dự thảo khung bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông sẽ được hoàn tất vào giữa năm nay.

Tờ Manila Bulletin dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, ông Robespierre Bolivar, cho rằng: “Mức độ cam kết giữa Trung Quốc và khối ASEAN là cao”. Ông hy vọng là “dự thảo khung sẽ được hoàn tất vào giữa năm 2017”.

Cũng theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân, trong năm nay, Nhóm Làm Việc Chung về việc thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử của các bên tại Biển Đông đã tiến hành hai cuộc họp.

Vào tháng trước, cuộc họp thứ 20 của Nhóm Làm Việc Chung đã diễn ra tại Cam Bốt giữa Trung Quốc và thành viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN). Các bên tham gia đã cam kết tăng cường hợp tác hàng hải, tích cực chuyển hướng sang tham vấn về COC, và xây dựng một bộ quy tắc khu vực có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.

Về phần mình, Bắc Kinh đánh giá là các bên liên quan hiện đang đi đúng hướng qua việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn. Ngoại Trưởng Trung Quốc cho là bản Tuyên Bố về Ứng Xử đang được thực hiện một cách toàn diện và hiệu quả, và dự thảo khung COC cũng đang được định hình.

Thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/4/2017 này tại Manila, Phi Luật Tân, quốc gia Chủ Tịch luân phiên. Ngoài vấn đề hợp tác và phát triển một ASEAN vững mạnh, các vấn đề an ninh khu vực như tranh chấp trên Biển Đông hay căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự.
















Tin Cộng Ðồng


Ông Trump Thua Bà Clinton Phân Nửa Số Phiếu Từ Cử Tri Gốc Việt

VOA Tiếng Việt (20/4)

*

(Hình AP: Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, 9/10/2016.)

Số phiếu từ người Mỹ gốc Việt dành cho bà Hilarry Clinton cao hơn gấp đôi so với số phiếu họ dành cho ông Donald Trump, theo kết quả khảo sát vừa công bố. 

Cuộc khảo sát mang tên National Exit Poll do tổ chức nghiên cứu Edison thực hiện với nguồn bảo trợ từ một số tổ chức truyền thông quốc gia lớn cho thấy trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016 vừa qua, 65% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho bà Clinton trong khi chỉ 32% dồn phiếu cho ông Trump. 

Vẫn theo cuộc khảo sát này, bà Clinton đạt 65% số phiếu của cử tri gốc Á nói chung, ông Trump được 27%.

Trong khi đó, cuộc khảo sát trước do tổ chức AALDEF tiến hành cho thấy tỷ lệ phiếu bà Clinton đạt được từ cử tri gốc Á là 79% trong khi ông Trump được 18%, nghĩa là cứ 5 cử tri gốc Á thì có 4 người chọn bà Clinton.

Cuộc khảo sát của AALDEF thăm dò trên 14 ngàn cử tri Mỹ gốc Á, nhiều gấp 14 lần con số được thăm dò trong cuộc khảo sát mới đây của National Exit Poll.

Với sự góp mặt của nhiều thành phần cử tri trẻ, những người Mỹ gốc Á càng ngày càng xem mình thuộc đảng Dân chủ.

Ông Trump cũng bị giảm ủng hộ từ cử tri gốc Việt, vốn là nền tảng hậu thuẫn cho phe Cộng hòa trong số các cử tri gốc Á.

Trong khi những ứng cử viên Cộng hòa trước đây như Romney được 54%, McCain dành 67% số phiếu của người Mỹ gốc Việt, ông Trump chỉ kiếm được 32% số phiếu từ cộng đồng cử tri mà đa phần là những người tị nạn Cộng sản sau ngày 30/4/1975.

















Bài Vở


Sợ Khủng Bố, Pháp Tăng Cường An Ninh Cho Bầu Cử Tổng Thống

Thanh Phương (RFI 20/4)
*

media
(Hình REUTERS/Charles Platiau: Cảnh sát Pháp bảo vệ an ninh quảng trường République (Cộng Hòa) trước cuộc mít-tinh của ứng cử viên Xã Hội Benoit Hamon tối 19/4/2017.)

Ngày 18/4/2017, tức là chỉ vài ngày trước vòng một bầu cử Tổng Thống Chủ Nhật (23/4) này, cảnh sát Pháp đã bắt giữ hai nghi can khủng bố tại Marseille. Vụ này khiến nhà chức trách Pháp phải tăng cường an ninh cho cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay.

Từ năm 2015 đến nay, Pháp đã bị nhiều cuộc tấn công khủng bố của các nhóm thánh chiến Hồi giáo hoặc của các cá nhân làm theo lệnh của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS, Daech). Theo chính phủ, từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 20 âm mưu khủng bố bị phá vỡ. Lần đầu tiên một cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp diễn ra trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp, được duy trì do nguy cơ khủng bố vẫn rất cao.

Thứ ba vừa qua, hai thanh niên, Clément Baur, 23 tuổi và Mahiedine Merabet, 29 tuổi, đều mang quốc tịch Pháp, nằm trong danh sách theo dõi của cơ quan an ninh Pháp vì có tư tưởng Hồi Giáo cực đoan, đã bị câu lưu tại một căn nhà ở Marseille, mà họ mới thuê từ ngày 01/4. Trong căn nhà này, cảnh sát đã tìm thấy nhiều súng và khối chất nổ tự tạo, cũng như một lá cờ của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Hiện chưa biết là hai thanh niên này dự tính tấn công vào lúc nào và vào mục tiêu nào, nhưng cảnh sát tìm thấy trong căn nhà của họ một tấm bản đồ Marseille, và do các khối chất nổ nói trên khó có thể được vận chuyển xa, cho nên các nhà điều tra nghi rằng họ định ra tay hành động ở Marseille hoặc vùng phụ cận, nhằm phá hoại chiến dịch tranh cử Tổng Thống.

Những người đặc trách về an ninh cho nhiều ứng cử viên Tổng Thống Pháp vào tuần trước đã được cảnh báo về tính chất nguy hiểm của hai thanh niên nói trên và cũng nhận được ảnh của hai nghi can.

Chân Dung Hai Nghi Can

Biện lý Paris François Molins trong cuộc họp báo ngày 18/4 đã mô tả Clément Baur và Mahiedine Merabet là hai người “vừa kiên quyết vừa rất cẩn trọng”. Trong cặp bài trùng này, Clément Baur có vẻ là “rành nghề” hơn, vì anh ta thường xuyên thay đổi chổ ở và lấy nhiều bí danh khác nhau, trong đó có cả bí danh của một quân thánh chiến người Chechnya ở Bỉ.

Bị kết án vào tháng 1/2015 vì tội sử dụng giấy tờ giả, Clément Baur đã ra tòa với một tên khác: Ismail Djabrailov. Chính là ở trong tù mà anh ta đã gặp “đồng nghiệp” tương lai, Mahiedine Merabet, một kẻ có nhiều tiền án tiền sự (bị kết án tổng cộng 12 lần từ năm 2004 đến 2013 về các tội cướp giật, bạo lực, buôn ma túy). Sống chung buồng giam với Clément Baur, Merabet cũng trở thành một thành phần Hồi giáo cực đoan.

Các nhà điều tra đã phải mất rất nhiều thời gian để lùng bắt được hai nghi can này, vì họ dùng rất nhiều tên giả, xài nhiều điện thoại khác nhau và chi trả bằng những thẻ tín dụng nạp tiền trước. Cảnh sát đã gia tăng truy tìm Baur và Merabet sau khi vào ngày 12/4 họ tìm thấy được một đoạn video gởi cho các thành viên của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, cho thấy có thể là hai thanh niên này sắp sửa tiến hành tấn công khủng bố ở Pháp.

Tăng Cường An Ninh Cho Tranh Cử

Hai nghi can khủng bố đã bị bắt ở Marseille một ngày trước khi ứng cử viên đảng cực hữu Marine Le Pen có một cuộc mít-tinh vận động tranh cử tại thành phố này. Không biết có sự liên hệ nào giữa âm mưu khủng bố với cuộc mít-tinh của bà Le Pen hay không, nhưng sau vụ bắt giữ này, Bộ Trưởng Nội Vụ Matthias Fekl cho rằng nguy cơ khủng bố tại Pháp là “cao hơn bao giờ hết” và ông bảo đảm chính phủ sẽ thi hành đủ mọi biện pháp để bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử Tổng Thống, sẽ diễn ra trong hai ngày 23/4 và 07/5.

Trước mắt, an ninh đã được tăng cường cho các cuộc mít-tinh tranh cử, như của ứng cử viên cực hữu tại Marseille ngày 19/4. Những cảm tình viên của bà Le Pen khi vào dự mít-tinh đều phải qua nhiều vòng kiểm tra nghiêm ngặt. Khoảng 300 cảnh sát đã được huy động để bảo đảm an ninh cho cuộc mít-tinh của Le Pen, với sự tham gia của hơn 5000 người, cũng như bảo đảm trật tự cho cuộc biểu tình chống ứng cử viên cực hữu, với sự tham gia của khoảng 500 người.

Trên đài truyền hình CNews, ứng cử viên Xã hội Benoit Hamon cũng xác nhận là an ninh cho bản thân ông đã được tăng cường sau vụ bắt giữ hai nghi can khủng bố ở Marseille. Tại cuộc mít-tinh của ông tối 19/4 ở quảng trường Cộng hòa, Paris, với sự tham gia của 20 ngàn người (theo lời ban tổ chức), lực lượng an ninh đã dựng nhiều hàng rào kiểm tra, đóng nhiều ngõ vào các trạm métro và hạn chế lưu thông xe cộ ở khu vực chung quanh.

Tại Nantes, một số xe cảnh sát cũng đã đậu chung quanh rạp Zénith, nơi mà ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron tổ chức mít-tinh. Những người vào dự cũng bị khám xét kỹ lưỡng hơn.

An Ninh ở Các Phòng Phiếu

An ninh dĩ nhiên sẽ được tăng cường tối đa vào ngày bầu cử Tổng Thống. Tổng cộng hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh sẽ được huy động, với sự yểm trợ của quân đội, để bảo đảm an ninh ở các phòng phiếu.

Riêng tại Nice, nơi đã xảy ra vụ khủng bố bằng xe vận tải đúng vào ngày Quốc khánh Pháp năm 2016, chính quyền thành phố cho biết là các nhân viên bảo vệ tư nhân sẽ được bố trí trước mỗi phòng phiếu, để tăng viện cho lực lượng cảnh sát thành phố. Các Chủ Tịch của mỗi phòng phiếu sẽ được trang bị các nút báo động, được nối với trung tâm giám sát đô thị.

Đường Dây Thánh Chiến Hồi Giáo

Một thông tin nữa cho thấy là hiểm họa khủng bố ở Pháp vẫn rất đáng ngại: Hôm 20/4, Tòa đại hình đặc biệt của Paris đưa ra xét xử một đường dây thánh chiến Hồi Giáo, gọi là đường dây Cannes-Torcy.

Ba năm trước khi xảy ra các vụ khủng bố ở Paris năm 2015, đường dây này, bao gồm đến 20 người, đã được các cơ quan chống khủng bố của Pháp mô tả là đường dây nguy hiểm nhất bị phá vỡ, kể từ sau các vụ tấn công khủng bố của nhóm Hồi giáo Algeria GIA vào thập niên 1990 tại Pháp.

Hai mươi bị cáo, tuổi từ 23 đến 33, sống tại Torcy, ngoại ô Paris, và Cannes, miền Nam nước Pháp, sẽ bị xét xử từ đây đến ngày 7/7. Các phiên xử này sẽ giúp nhà chức trách Pháp hiểu rõ hơn về các phương thức hoạt động của nhóm này, góp thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc chặn đứng các âm mưu khủng bố ở Pháp.

Trong khi đó, hai bị cáo khác cũng vừa bị tòa kết án 2 năm tù giam ngày 19/4/2017, vì đã từng sang Syria vào mùa Thu năm 2013 và có tên trong danh sách các chiến binh của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, danh sách gọi là “Daech leaks” bị tiết lộ vào tháng 5/2016.

Là dân thành phố Nice, hai người này, khoảng 30 tuổi, đã đến Syria, mà theo lời kể của họ để trợ giúp người dân Syria. Khi đến nơi, họ đã nhanh chóng vỡ mộng, bất bình trước cách cư xử của phe thánh chiến Hồi Giáo với người dân, nên đã quay trở về Pháp. Nhưng sau đó họ đã bị bắt tại Pháp, chỉ vài ngày trước khi danh sách “Daech leaks” được kênh truyền hình Anh Sky News tiết lộ, bao gồm tên 4.600 chiến binh ngoại quốc, trong đó có 128 người đến từ Pháp. Bị truy tố về tội có quan hệ với một tổ chức khủng bố, hai bị cáo đã bị tuyên án 5 năm tù, trong đó có 3 năm tù treo.













Bầu Cử Pháp: Vì Sao Các Ứng Viên “Chính” Đều “Chống Hệ Thống”?

Trọng Thành (RFI 20/4)
*

media
(Hình REUTERS/Eric Gaillard/File Photo: Một điểm bỏ phiếu bầu Tổng Thống Pháp, Saint Andre de La Roche, gần Nice, 10/4/2017.)

Ba ngày trước vòng một cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp, Chủ Nhật 23/4/2017, chủ đề tranh cử chiếm trang nhất hầu hết các báo ra ngày 20/4. Để huy động tối đa sự ủng hộ của cử tri, các ứng cử viên “chính” đều chọn lập trường “chống lại hệ thống chính trị hiện hành”, ở các mức độ khác nhau. Vì sao các ứng cử viên lại chọn chiến lược này? Đó là chủ đề hồ sơ chính của báo Le Monde.

Tranh Cử: Ngày J-3 

Báo thiên hữu Le Figaro tập trung ủng hộ ứng cử viên François Fillon, với bài xã luận “Cơ hội cuối cùng”. Báo thiên tả Libération đưa lên trang nhất cuộc đối đầu giữa ứng viên phong trào Nước Pháp Bất Khuất Jean Luc Melenchon và ứng viên Mặt Trận Quốc Gia Marine Le Pen, với hàng tựa: “Cuộc chiến giành phiếu bầu công nhân”.

Báo Le Monde ghi nhận một hiện tượng đặc biệt: vẫn còn đến hơn một phần tư cử tri còn lưỡng lự, chưa quyết định bỏ phiếu cho ai, trong bối cảnh mức độ ủng hộ dành cho 2 ứng cử viên được coi là dẫn đầu từ nhiều tháng nay – lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia cực hữu Marine Le Pen và người đứng đầu phong trào Tiến Bước không tả, không hữu Emmanuel Macron – lại đang có xu hướng suy giảm.

Khả năng cử tri “vắng mặt đạt mức kỷ lục”, và “tính bất trắc lớn chưa từng thấy” là đặc điểm của cuộc tranh cử Tổng Thống Pháp năm 2017 này, như nhận định của báo Le Monde. Theo các chuyên gia, với tỉ lệ ủng hộ hiện nay, theo các thăm dò dư luận, tất cả 4 ứng cử viên nhóm dẫn đầu đều có cơ hội lọt vào vòng hai.

“Hệ Thống”: Cái Bung Xung của Kỳ Tranh Cử

Theo báo Le Monde, lập trường chống lại tầng lớp cầm quyền là quan điểm của ứng cử viên Jean Luc Melenchon “từ nhiều năm nay”, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Le Pen cũng tỏ rõ quan điểm “đứng về phía dân chúng chống lại giới tinh hoa”. Cựu Thủ Tướng Fillon và cựu Bộ Trưởng Kinh Tế Macron cũng tham gia vào cuộc đấu này trong những tháng gần đây, lên án đối thủ là “người của hệ thống”.

“Hệ thống”, cái bung xung của kỳ tranh cử”, một bài viết trong hồ sơ nói trên của Le Monde mở đầu với cuộc tranh luận trên truyền hình giữa ứng cử viên Macron và Thượng nghị sĩ Bruno Retailleau, người thân cận với ứng cử viên Fillon hôm 6/4. Khi bị chỉ trích là “một sản phẩm của hệ thống”, ông Macron đáp lại với vẻ giễu cợt, với nhận xét: “Ông có lý. Người nổi loạn chống lại hệ thống là một cựu Thủ Tướng, đã tham gia chính trường Pháp từ 35 năm nay. Thật tuyệt vời khi coi ông ấy là người nổi loạn!”.

Quan điểm “chống hệ thống” - vốn là lập trường riêng của các phong trào cực tả, cực hữu hay vô chính phủ - đã “lan tràn” trong cuộc tranh cử lần này, bởi “chống hệ thống” là một khẩu hiệu có sức thu hút mạnh mẽ dân chúng. Tại Hoa Kỳ, Donald Trump đã triệt để lợi dụng, những người ủng hộ Brexit tại Anh cũng làm tương tự.

Về cuộc tranh cử Tổng Thống Pháp, theo báo Le Monde, thực ra, dưới lớp vỏ ngôn từ chung này, mỗi ứng cử viên đưa ra một cách hiểu khác nhau. Hệ thống có thể được hiểu là “giới tài chính”, “giới công chức Âu Châu”, “người nhập cư được hưởng phúc lợi”, “các đảng phái chính trị truyền thống”, “truyền thông” hay “giới tinh hoa”….

Đối lập “nước Pháp bên trên” với “nước Pháp bên dưới”, giới tinh hoa chống lại dân chúng, Âu Châu chống lại Pháp là lập luận của một số ứng cử viên. Ứng cử viên Mặt Trận Quốc Gia Le Pen đưa ra một định nghĩa đơn giản là: Hệ thống là “những nhóm người bảo vệ lợi ích của riêng họ chống lại dân chúng”, “những kẻ kỹ trị của Liên Hiệp Âu Châu buộc dân chúng phải tuân theo ý muốn của họ. Đó là một giai tầng tách lìa khỏi dân chúng, hoạt động vì lợi ích của riêng họ”.

Ứng cử viên phong trào Nước Pháp Bất Khuất Melenchon cũng đã triệt để sử dụng khẩu hiệu “Cút đi!” của phong trào Mùa Xuân Ả Rập để bày tỏ quan điểm.

Trên thực tế, một loạt ứng viên trụ cột của các đảng phái chính trị truyền thống đã bị loại khỏi cuộc đấu, trước và trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng hồi cuối năm 2016, đầu năm nay. Từ Tổng Thống François Hollande, Thủ Tướng Manuel Valls, đến các ứng cử viên vốn được coi là đứng đầu cánh hữu, như cựu Tổng Thống Nicolas Sarkozy hay cựu Thủ Tướng Alain Juppé.

Báo Le Monde ghi nhận, “trong một thế giới phức tạp như hiện nay”, khẩu hiệu “chống hệ thống” là một “công cụ hiệu quả để thu hút những tình cảm oán giận”. Bản thân cựu Thủ Tướng Fillon cũng mới chỉ tham gia vào cuộc chơi “chống hệ thống”, sau khi trở thành ứng viên chính thức của liên minh cánh hữu và cánh trung. Đáp lại vụ bê bối liên quan đến nghi án việc làm giả, hay các lùm xùm về tiền nong, ứng cử viên Fillon khẳng định mình như là nạn nhân của “một cú đảo chính Hiến pháp”, bị “báo chí hành hình”. Thái độ phản kháng này được coi là “một chìa khóa” cho cuộc tập hợp đông đảo cử tri, có tính quyết định đối với ông Fillon, tại quảng trường Trocadero, Paris, hồi đầu tháng Ba.

Theo báo Le Monde, bị thu hút vào các khẩu hiệu “chống hệ thống”, công chúng dường như không còn chú ý nhiều đến các đề xuất thay đổi hệ thống cụ thể mà các ứng cử viên đưa ra (như đề xuất tổ chức Quốc hội lập hiến, để chuyển sang nền cộng hòa thứ Sáu của Melenchon, giảm số lượng Dân biểu của Macron…).

Bài Học Cho Người “Chống Hệ Thống”

Bài viết của báo Le Monde kết thúc với một chi tiết được công luận Pháp chú ý nhiều. Trong cuộc tranh luận lịch sử trên truyền hình lần đầu tiên giữa tất cả 11 ứng cử viên Tổng Thống, đầu tháng 4/2017, ông Philippe Poutou, một công nhân, nhà hoạt động công đoàn, được coi là “ứng cử viên nhỏ”, đã kịch liệt lên án thái độ bất chấp luật pháp của ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, Nghị sĩ Âu Châu.

Bà Le Pen không ra trình diện Tư pháp nước Pháp theo yêu cầu, trong nghi án dùng tiền của Âu Châu cho hoạt động của đảng phái riêng, viện cớ có đặc quyền miễn trừ Tư pháp. Bà Le Pen vốn là ứng cử viên có quan điểm bài Âu Châu rất mạnh.

Báo Le Monde kết luận: “Tối hôm ấy, chính người có quan điểm chống hệ thống đã nhận được một bài học đích đáng về thế nào là chống hệ thống”.

Tranh Cử Tổng Thống Pháp: Lo Ngại Về Hố Sâu Chia Rẽ 

Cũng về cuộc bầu cử Pháp, bài xã luận của báo Les Echos có đặt câu hỏi: “Liệu cuộc tranh cử này có xứng đáng không?”. Báo Les Echos ghi nhận một tính chất khác thường nữa của cuộc bầu cử lần này. Đó là “các cuộc đối đầu lớn” đã không xảy ra, các vận động không mang lại nhiều phấn khích trong xã hội. Tờ báo lo ngại, sau cuộc tranh cử “hỗn loạn” này, liệu đất nước có thể đoàn kết?

Báo Les Echos nhận xét: Ba ứng cử viên Fillon, Le Pen và Melenchon có một điểm chung, đó là “tất cả đều có được một khối cử tri chắc chắn, cuồng nhiệt”làm chỗ dựa. Cả ba ứng cử viên đều, “hoặc rất được yêu mến, hoặc rất bị thù ghét”. “Hố ngăn cách giữa ba ứng cử viên ngày càng sâu đậm trong cuộc tranh cử”. Đối với hai ứng cử viên Le Pen và Fillon, dường như “điều đó không quan trọng, vì điều đáng kể nhất đối với họ là bệ đỡ chắc chắn của khối cử tri ủng hộ truyền thống”.

Chỉ có ứng cử viên Macron là hoàn toàn ngược lại, “không bị nhiều người ghét bỏ, nhưng cũng không có được một bệ đỡ cử tri vững chắc”. Macron chọn lập trường vì “một nước Pháp thống nhất, hơn là bảo vệ một bản sắc chính trị rõ nét”. Báo Les Echos đặt câu hỏi, nhưng phải chăng chính như thế mà ông ấy có thể “chiến thắng và điều hành được đất nước”?

Bầu Cử Pháp: Giới Chủ Cũng Phân Hóa

Vẫn về cuộc tranh cử Pháp, báo Les Echos cho biết thái độ của giới chủ Pháp rất phân hóa. Lãnh đạo MEDEF, Pierre Gattaz, một hiệp hội chính của giới chủ, công khai ủng hộ ứng viên Fillon đảng LR, chống lại ba ứng viên Le Pen, Hamon và Melenchon.

Trong khi đó, ông Pierre Pringuet, Chủ Tịch của AFEP (hiệp hội bao gồm hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn của Pháp), kêu gọi bầu cho ứng cử viên Macron, lãnh đạo phong trào Tiến Bước.












Ngoại Trưởng Hoa Kỳ: ‘Iran Là Mối Đe Dọa Khu Vực và Thế Giới’ 

Zlatica Hoke (VOA 21/4)

*

(Hình VOA: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson.)

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson, nói Iran là mối đe dọa đối với khu vực và nếu Teheran không bị kiểm soát, mối đe dọa có thể lan truyền trên toàn thế giới.

Phóng viên Zlatica Hoke của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có thêm chi tiết sau đây:

Chính quyền ông Trump đang lưu ý Iran, lên tiếng thông báo rằng Mỹ đang tiến hành xem xét lại chính sách đối với Iran do Teheran đang tạo mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh toàn cầu.

Ngoại Trưởng Rex Tillerson nói:

“Iran là nhà tài trợ hàng đầu thế giới cho chủ nghĩa khủng bố và chịu trách nhiệm về việc châm ngòi đa xung đột và phá hoại lợi ích của Hoa Kỳ tại các quốc gia như Syria, Yemen, Iraq và Libăng, và tiếp tục hỗ trợ các cuộc tấn công chống lại Do Thái”.

Ông Tillerson nói nếu không được kiểm soát, những tham vọng nguyên tử của Iran có thể trở nên nguy hiểm đối với thế giới giống như tham vọng của Bắc Hàn.

“Với lần thử nghiệm phi đạn-đạn đạo tầm trung gần đây nhất, sự tiếp diễn việc phát triển và gia tăng vũ khí nguyên tử của Iran vẫn đang đi ngược lại Nghị Quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” Vẫn lời ông Tillerson.

Năm 2015, Teheran ký thỏa thuận với Hoa Kỳ và năm quốc gia khác, cam kết ngưng chương trình phát triển nguyên tử được xóa bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế. Tổng Thống Donald Trump luôn coi trọng thỏa thuận, dù gọi đó là “thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán”.

Nhưng ông Tillerson cho biết thỏa thuận này chưa có tác dụng loại bỏ mối đe dọa nguyên tử của Iran:

“Đây là một ví dụ khác về việc mua chuộc một quốc gia có tham vọng nguyên tử. Chúng tôi mua chuộc họ trong một khoảng thời gian ngắn thôi và sau đó một quốc gia nào đó sẽ phải theo sát việc này”.

Ông Tillerson cho biết thỏa thuận này hoàn toàn bỏ sót các mối đe dọa khác mà Teheran đặt ra cho khu vực và thế giới.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ nói rằng chính quyền ông Trump sẽ xem xét các mối nguy hiểm tiềm ẩn từ Iran một cách toàn diện và sẽ áp dụng giải pháp triệt nhằm loại bỏ mối nguy hiểm này. Tuy nhiên, ông không nói những biện pháp có thể được thực hiện là gì.

Một số nhà Lập pháp Mỹ chỉ trích việc xóa bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran. Nhưng các nhà phân tích nói rằng nếu Hoa Kỳ tái áp dụng các lệnh trừng phạt này thì Hoa Thịnh Ðốn lại vi phạm một thỏa thuận quốc tế.











Donald Trump: Ba Tháng Thay Đổi Thái Độ “Đến Chóng Mặt”

Minh Anh (RFI 20/4)
*

media
(Hình REUTERS/Carlo Allegri: Ông Donald Trump đọc bài diễn văn thắng cử ngày 9/11/2016 tại New York, Hoa Kỳ.)

Hôm 20/4/2017 là đúng ba tháng Donald Trump trở thành chủ nhân Tòa Bạch Ốc. Đó cũng là 100 ngày “rắc rối” với những xáo trộn và những thay đổi thái độ “đến chóng mặt” của tân Tổng Thống Mỹ.

Ông Donald Trump được bầu làm Tổng Thống nhờ vào một chương trình tranh cử muốn đáp ứng trực tiếp nguyện vọng của một bộ phận tầng lớp trung lưu Mỹ, những người cho rằng bị thiệt hại nhiều do tiến trình hiện đại hóa, cách mạng kỹ thuật số và tác động của toàn cầu hóa.

Giờ ngày càng có nhiều người từng ủng hộ ông Trump bắt đầu cảm thấy chán chường. Theo thông tín viên Anne-Marie Capomaccio của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Hoa Thịnh Ðốn, chỉ số tín nhiệm của Donald Trump trong số cử tri ủng hộ ông đã tụt giảm mạnh. Chỉ có 45% số người được hỏi vẫn còn tin rằng Tổng Thống Mỹ sẽ giữ lời hứa khi vận động tranh cử, trong khi chỉ số này vào tháng 1 là 62%.

“Đúng là, như đã hứa, Donald Trump đã từ bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như đã bổ nhiệm thành công một vị Thẩm phán nổi tiếng rất bảo thủ vào Tối cao Pháp viện.

Nhưng trên những hồ sơ còn lại, ông buộc phải tôn trọng các định chế Hoa Kỳ và điều này làm chậm lại những hành động của một vị Tổng Thống mà chắc là đã không lường trước những khó khăn.

Sắc lệnh của ông về nhập cư đã bị Tư pháp chặn lại vì không “tôn trọng tinh thần Hiến pháp”. Việc rút bỏ đạo luật Obamacare cũng bị thất bại vì gặp phải sự phản đối của một số Nghị sĩ cực hữu tại Nghị viện.

Tiếp đến là việc xây tường ngăn chặn người nhập cư ở biên giới phía Nam với Mễ Tây Cơ giờ vẫn chỉ là một dự án cần phải có nguồn tài trợ. Ông Donald Trump trước đó không ngừng lặp lại là trong 8 tuần ông đã làm được nhiều việc hơn ông Obama trong 8 năm ở Tòa Bạch Ốc. Thế nhưng, mọi việc đã rành rành ra đấy. Các cử tri Mỹ giờ khó mà tin được”.

Về đối ngoại, Tổng Thống Donald Trump có những thay đổi thái độ ngoạn mục “đến chóng mặt” trên nhiều hồ sơ mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

“Chẳng hạn như với Trung Quốc. Trước đó, ông không ngừng cáo buộc Bắc Kinh là thao túng đồng nội tệ, nay thì ông không nói như vậy nữa. Trung Quốc giờ trở thành đồng minh sẽ trợ giúp Hoa Kỳ trong hồ sơ Bắc Hàn.

Tương tự với Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), ông Trump nay cho rằng tổ chức này đã hết ‘lỗi thời’. Hay như trong hồ sơ Syria, Donald Trump từng khuyên Barack Obama không nên can thiệp, thì nay ông lại tung một chiến dịch oanh kích.

Cuối cùng, Hoa Kỳ vẫn còn lâu mới hòa giải được với Nga. Bởi vì, các Nghị sĩ Quốc hội Mỹ đang gây khó khăn cho ông khi mở điều tra về khả năng đã có thông đồng giữa ban vận động tranh cử của ông với Mạc Tư Khoa”.

Với Á Châu cũng vậy. Nếu như trong chiến dịch tranh cử Tổng Thống, Donald Trump chủ trương chủ nghĩa biệt lập, yêu cầu các nước Á Châu đồng minh phải tự thân vận động, đóng góp nhiều hơn vào chi phí phòng thủ chung, thì nay giọng điệu cũng khác hẳn.

Mike Pence hiện đang công du Á Châu đã lên tiếng trấn an Nhật Bản và Nam Hàn, đồng thời đe dọa cứng rắn hơn với Bắc Hàn. Ai cũng hiểu rằng chẳng được lợi gì khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên. Trump hiện cũng buộc phải đi theo con đường thông thường đã vạch ra.

Bất kể chuyện gì xảy ra, Donald Trump cũng đã bắt đầu gây quỹ cho chiến dịch vận động tranh cử 2020. Lá bài chủ đạo của ông là hiện giờ chính là sự yếu kém của phe Dân chủ, hiện đã mất cả hai viện và vẫn đang tìm kiếm một lãnh đạo mới.












Tổng Thống Trump - 100 Ngày: FBI, Quốc Hội Điều Tra Sự Can Thiệp của Nga 

Masood Farivar (VOA 21/4)

*

(Hình AP: Phó Chủ Tịch Uỷ ban Tình báo Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mark Warner (bên phải) và Chủ Tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Richard Burr (trái) gặp báo chí hôm 29/3/2017, để thảo luận cuộc điều tra của uỷ ban vào vai trò của Nga trong bầu cử Mỹ.)

Sự tập trung vào dấu mốc 100 ngày đầu tiên của Tổng Thống Donald Trump đã bị phân tán vì nhiều cuộc điều tra về hành động can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ. Trong số những câu hỏi mà các cơ quan thi hành công lực và Quốc hội Mỹ muốn được giải đáp gồm có: Liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Mạc Tư Khoa hay không? 

Ngày 10 tháng 1: Các viên chức tình báo hàng đầu Hoa Kỳ lần đầu tiên ra điều trần về các nỗ lực của Nga nhằm phá hoại cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 2016.

Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper:

“Chúng tôi tin chắc rằng Tổng Thống Putin vào năm 2016 đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch gây ảnh hưởng nhắm vào cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ. Mục đích của chiến dịch này là làm suy yếu niềm tin của công chúng vào tiến trình dân chủ của Hoa Kỳ, bôi nhọ Ngoại Trưởng Hillary Clinton và làm tổn hại đến triển vọng bầu cử của bà, và trong trường hợp bà đắc cử, phương hại đến nhiệm kỳ Tổng Thống của bà. Ông Putin và chính phủ Nga cũng dần dà nhen nhúm ý tưởng muốn thấy ông Trump đắc cử”.

Đấy là những lời tố cáo quan trọng nhưng không mang lại giải đáp trong một trong các vụ bê bối chính trị lớn nhất từng làm rúng động Hoa Thịnh Ðốn trong nhiều năm qua.

Tiếp theo đó là nhiều tuần lễ với những diễn tiến liên tục tới chóng mặt: Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump từ chức, Bộ Trưởng Tư Pháp, rồi Chủ Tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện rút ra khỏi cuộc điều tra.

Tiếp theo đó, Giám đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) cuối cùng thừa nhận công khai điều mà nhiều người đã đồn đoán trong nhiều tuần lễ: FBI đã bắt đầu điều tra vai trò của Nga từ tháng Bảy năm 2016.

Giám đốc FBI James Comey phát biểu:

“Tôi đã được Bộ Tư pháp cho phép xác nhận rằng FBI đang điều tra những âm mưu của chính phủ Nga nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 - như một phần trong sứ mệnh phản gián của chúng tôi. Cuộc điều tra bao gồm việc tìm hiểu bản chất của bất kỳ mối liên kết nào giữa các cá nhân tham gia chiến dịch tranh cử của ông Trump với chính phủ Nga”.

Như trong bất kỳ cuộc điều tra phản gián nào, FBI muốn biết liệu có bất cứ tội hình sự nào đã xảy ra hay không.

Ông Trump khẳng định các cáo buộc liên quan tới sự can thiệp của Nga là một tin “giả mạo”, đồng thời nói vụ bê bối thực sự là chính quyền của Tổng Thống Obama đã theo dõi ông và các cộng sự của ông trong chiến dịch tranh cử.

Tổng Thống Trump nói:

“Tất cả đều là những tin giả mạo. Tin giả mạo”.

Ông Richard Ben-Veniste, cựu Công tố viên trong vụ tai tiếng Watergate, cho hay cuộc điều tra liên quan tới ông Trump khá nghiêm trọng.

“Vụ này nêu bật những yếu điểm của nền dân chủ của chúng ta cũng như của các nền dân chủ khác trên khắp thế giới trong việc đối phó với những hành động can thiệp thông qua hacking, tung tin thất thiệt và các hình thức gây gián đoạn khác mà chúng ta phải đề phòng”.

Các nhà Lập pháp Mỹ nói họ muốn biết sự thật cho dù có mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

Chủ Tịch Uỷ ban Tình báo Thượng viện Richard Burr:

“Tôi chỉ muốn nói rằng chúng tôi không thể nói hết về nhiệm vụ của ủy ban tình báo Thượng viện, là xem xét tất cả các hoạt động mà Nga có thể đã thực hiện nhằm thay đổi hoặc ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ”.

Ủy ban Tình báo Thượng viện là một trong năm uỷ ban đã xem xét hành động can thiệp của Nga.

Người ta quay sang chú ý tới uỷ ban này sau khi Chủ Tịch uỷ ban tình báo Hạ viện Devin Nunes, người dẫn đầu các cuộc điều tra vào vai trò của Nga, rút lui giữa những lời cáo buộc về việc rò rỉ tài liệu mật.

Để tìm câu trả lời, bảy chuyên gia của uỷ ban-đặc biệt được phép tham khảo tài liệu tối mật, bỏ công ra nghiên cứu hàng ngàn tài liệu tình báo mật. Uỷ ban dự định sẽ thẩm vấn ông Jared Kushner, con rể và cũng là Cố vấn cao cấp của Tổng Thống Trump, trong số ít nhất 20 nhân chứng được yêu cầu xuất hiện trước uỷ ban.

Các cuộc điều tra của FBI được thực hiện từ hai văn phòng ở hiện trường và trụ sở chính của FBI ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.

Để phối hợp các cuộc điều tra, tin cho hay FBI đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm ở Hoa Thịnh Ðốn.

Trao đổi với VOA, FBI từ chối bình luận.

Được hỏi các cuộc điều tra như thế này thông thường kéo dài bao lâu, Giám đốc FBI James Comey hồi tháng trước trả lời:

“Không có chuyện thông thường ở đây. Thật tình mà nói, không thể nào trả lời câu hỏi này”.

Tuy nhiên, theo cựu Công tố viên vụ bê bối Watergate Ben-Veniste, cuộc điều tra có thể sẽ kéo dài một thời gian dài nữa trong năm tới.

“Điều đó phụ thuộc vào mức độ hợp tác của các nhân chứng, các thông tin thu thập bằng những phương tiện điện tử khác nhau có khả năng mang nhiều thông tin hứa hẹn cho các điều tra viên... nhưng điều chắc chắn là, cuộc điều tra sẽ không kết thúc trong một vài tháng”.

So sánh với cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ, cuộc điều tra vào vụ tai tiếng Watergate trong những năm đầu của thập niên 1970 kéo dài hai năm, và cuộc điều tra vụ tai tiếng Iran Contra trong những năm 1980 kéo dài tới 6 năm.












Sổ Thông Hành Nước Nào Quyền Lực Nhất Thế Giới? 

VOA Tiếng Việt (20/4)

*

Đức có thể lớn hơn Tân Gia Ba gấp 500 lần về diện tích, nhưng công dân đảo quốc sư tử hiện chẳng thua kém gì công dân Đức về phương diện sở hữu những cuốn sổ thông hành (passport) quyền lực nhất thế giới.

Tân Gia Ba bước từ hạng nhì lên đồng hạng nhất với Đức trong bảng Xếp hạng Quyền lực Sổ thông hành Toàn cầu 2017 do hãng tư vấn tài chính Arton Capital thực hiện, so sánh passport của 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc và 6 vùng lãnh thổ.

Arton Capital cho biết Tân Gia Ba ‘lên ngôi’ sau khi Ukraine nới lỏng quy định cấp visa cho những ai mang sổ thông hành Tân Gia Ba.

Vì vậy, Tân Gia Ba tăng điểm trong hạng mục ‘được miễn visa (thị thực nhập cảnh)’ lên thành 159, sánh bước đồng hạng nhất với Đức.


Điểm ‘được miễn visa’ này đại diện cho con số các quốc gia mà công dân Tân Gia Ba có thể đặt chân tới mà không cần xin visa hoặc tới nơi mới xin, không cần xin trước.

Về khoản được miễn visa hoàn toàn, công dân Đức có thể du hành tới 125 nước mà không cần xin visa. Với công dân Tân Gia Ba, con số đó là 122 nước.

Ngược lại, có 37 quốc gia mà người mang sổ thông hành Tân Gia Ba đến nơi mới phải xin visa. Số này đối với người mang sổ thông hành Đức là 34.

Xếp hạng nhì bảng xếp hạng năm nay là Thụy Điển. Số nước mà công dân Thụy Điển có thể tới hoàn toàn không cần xin visa là 158.

Chỉ tính vùng Á Châu, passport của Tân Gia Ba là mạnh nhất, theo sau là Nam Hàn với 157 đích đến ‘được miễn visa’, Nhật với 156, và Mã Lai Á cũng 156.

Việt Nam xếp hạng 77/93 về Quyền lực Sổ thông hành, đồng hạng với Cam Bốt và Ấn Độ cùng ba nước khác. Công dân mang passport Việt Nam được 49 nước miễn visa hoặc tới nơi mới xin visa.

Sổ thông hành của A Phú Hãn dường như ‘yếu’ nhất thế giới, xếp thứ 93 trên bảng đánh giá. Công dân nước này chỉ được 24 quốc gia miễn visa hoàn toàn hoặc tới nơi mới xin visa.

Trong năm nay, sổ thông hành Tân Gia Ba cũng vươn lên vị trí thứ tư toàn cầu trong bảng xếp hạng khác về tự do du hành mang tên Chỉ số Giới hạn về Visa.













Di Dân Không Giấy Tờ Trong Danh Sách ‘2017 Time 100’ 

Aline Barros (VOA 21/4)

*

(Hình AP: Bà Jeanette Vizguerra, người Mễ Tây Cơ tìm cách tránh bị trục xuất, nói chuyện trong một cuộc họp báo tại nhà thờ nơi bà và các con cư trú ở Denver, ngày 15/2/2017.)

Jeanette Vizguerra, một phụ nữ Mễ Tây Cơ tránh bị chính phủ Mỹ trục xuất, đã tìm nơi an toàn tại căn hầm của một nhà thờ ở Denver, tiểu bang Colorado, vào giữa tháng Hai vừa qua.

Tuần này bà khai thuế liên bang.

Ngày thứ Năm, 20/4/2017, bà có tên trong danh sách 2017 TIME 100 – Đây là danh sách hàng năm của tạp chí TIME, liệt kê 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. 

Trong một cuộc họp báo tại Hội Thánh First Unitarian – nơi bà Vizguerra sống để tránh bị các giới chức di trú bắt và trục xuất, và qua một thông dịch viên, bà nói “phần thưởng này, hy vọng là giúp chúng tôi, những người không giấy tờ hợp lệ, xóa bỏ những nhãn hiệu gán cho chúng tôi là tội phạm và không đóng góp được gì cả”.

Bà Vizguerra nói “đây là cuộc hành trình 20 năm. Một cuộc hành trình 20 năm để xây dựng đối tác, thành lập những không gian, mở những phong trào mới và mở những cánh cửa mới”.

Toán pháp lý của bà nói câu chuyện của bà được nhiều người biết đến. Tin cho biết bà bị cảnh sát chặn lại vào năm 2009 vì lái xe với một bảng số đăng ký đã hết hạn. Bà bị bắt vì xuất trình giấy tờ giả và bị tù 23 ngày.

Bà Julie Gonzales, đại diện pháp lý của bà Vizguerra, nói với nhật báo Los Angeles Times là thân chủ của bà đã nhận tội vì dùng giấy tờ giả.

Kể từ đó bà bị đặt trong tiến trình bị trục xuất. Trong quá khứ, bà trình diện các giới chức di trú nhiều lần, nhưng sau khi một Tổng Thống mới được bầu và thấy những người khác trình diện bị trục xuất, bà quyết định tìm nơi cư trú trong một nhà thờ.

Theo hướng dẫn của Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan (ICE) của Mỹ, những nơi như trường học, bệnh viện, nhà thờ, đền thờ Do Thái Giáo và Hồi Giáo được xem là những nơi nhạy cảm, có nghĩa là cơ quan này vẫn theo tập tục không vào để bắt người sống trong đó.

Tin tức cho biết, bà Vizguerra rời nước Mỹ vào năm 2012 để thăm mẹ nhưng mẹ bà đã chết trước khi bà về đến nhà. Khi bà trở lại Colorado, bà bị bắt vì vào nước Mỹ bất hợp pháp.

Bà bị giam lần nữa, nhận tội và được thả nhưng phải trình diện giới chức điều tra. Tuy nhiên, theo Sắc lệnh Hành pháp về Di trú của Tổng Thống Donald Trump, bà là người ưu tiên bị trục xuất.

Lệnh được ký vào tháng 1 năm nay, quy định di dân bất hợp pháp với án hình sự đang chờ xét xử, ưu tiên bị trục xuất dù được tòa xét thấy có tội hay không.

Cựu Tổng Thống Barack Obama đặt ưu tiên trục xuất những người bị kết án về các tội nặng.

Tiểu sử của bà Vizguerra đăng trên trang mạng của tạp chí TIME do bà America Ferrera viết. Bà Ferrera là một diễn viên và nhà hoạt động, bà mô tả bà mẹ có 4 con khác với những lời lẽ được dùng trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng Thống năm 2016.

Bà Ferrera viết: “Chính quyền hiện nay đã đem di dân làm dê tế thần, làm cho người Mỹ sợ hãi tin rằng những người không giấy tờ hợp lệ như bà Janette là tội phạm. Bà đến nước này không phải để hiếp dâm, giết người hay bán ma túy, mà để tạo dựng một đời sống tốt đẹp hơn cho gia đình bà. Bà đã đổ máu, đổ mồ hôi và nước mắt để trở thành chủ nhân, cố gắng để cho các con bà nhiều cơ hội hơn bà. Đây không phải là một tội phạm. Đây là Giấc Mơ Mỹ.

Bà Vizguerra từ Mễ Tây Cơ đến Mỹ vào năm 1997 với chồng và cô con gái lớn. Bà làm việc quét dọn nhà cửa và tổ chức công đoàn. Bà cũng là người sáng lập Liên minh Cư trú An toàn vùng Denver.

Bà Ferrera viết: “Bà Jeanette đến Mỹ để làm công việc quét dọn nhà cửa, và là một người tổ chức công đoàn năng động và mở một công ty của riêng bà trước khi trở thành một người tích cực vận động cải cách di trú, một việc làm táo bạo và gặp nhiều rủi ro đối với di dân bất hợp pháp như bà”.

Con gái bà được bảo vệ, không bị trục xuất theo chương trình Hoãn Hành động Đối với di dân đến Mỹ khi còn là trẻ em, được ban hành dưới thời Tổng Thống Obama. Bà cũng có 3 con sanh tại Mỹ, tất cả đều dưới tuổi 12.

Bà Vizguerra nói không hy vọng được tặng thưởng, bà không biết sự công nhận này có giúp được gì cho trường hợp của bà hay không, và cũng không hy vọng gì cả từ phần thưởng này. Tuy nhiên, bà hy vọng việc này khuyến khích mọi người suy nghĩ cách khác và sâu rộng hơn về những nhãn hiệu gán cho cộng đồng di dân bất hợp pháp.

Bà nói: “Phần thưởng này không thay đổi gì cả. Tôi vẫn cam kết tranh đấu… dù tôi có giấy tờ hay không”.













Nhóm Chiến Hạm Mỹ Nay Hướng Đến Bán Đảo Triều Tiên 

William Gallo (VOA 21/4)

*

(Hình US Navy/DoD: Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson (CVN 70) di chuyển trên Ấn Độ Dương, ngày 15/4/2017.)

Hôm thứ Tư (19/4/2017) , các giới chức Tòa Bạch Ốc bác bỏ cáo buộc cho rằng thông báo về vị trí của nhóm hàng không mẫu hạm tác chiến của Mỹ là lừa dối. Nhóm chiến hạm này trước đó được cho là sẽ đến bán đảo Triều Tiên, nhưng thực tế lại di chuyển theo hướng ngược lại.

Việc Mỹ điều nhóm chiến hạm đến khu vực là để cho thấy quyết tâm của Hoa Thịnh Ðốn trước những đe dọa từ Cộng sản Bắc Hàn của lãnh tụ Kim Jong Un.

Nhưng ngược lại, diễn biến này đã gây ra thêm một vu tranh cãi chính trị ở Hoa Thịnh Ðốn, lần này mang những yếu tố quốc tế.

Sự việc bắt đầu hồi tuần trước, khi quân đội Mỹ ra thông báo nói rằng họ “điều nhóm hàng không mẫu hạm Carl Vinson” từ Tân Gia Ba “về hướng Bắc” nhắm đến bán đảo Triều Tiên.

Một ngày sau, Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis giải thích các lý do cơ bản đưa đến quyết định này:

“Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tự do di chuyển ở mọi nơi trên Thái Bình Dương. Tàu Carl Vinson trên đường hướng lên phía Bắc, nơi chúng tôi cho rằng sự có mặt của hàng không mẫu hạm Carl Vinson là cần thiết vào thời điểm này”.

Truyền thông báo chí hiểu thông báo đó có nghĩa là nhóm chiến hạm này trực chỉ Bán đảo Triều Tiên.

Ám chỉ đó càng được củng cố bởi phát biểu của Tổng Thống Donald Trump trong cùng ngày tại cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox Business.

Ông Trump nói: “Chúng tôi phái đi một nhóm chiến hạm rất mạnh. Nhóm chiến hạm có tàu ngầm rất mạnh”.

Vấn đề đã nổi lên khoảng hơn một tuần sau khi nhóm chiến hạm này đi theo hướng ngược lại, rời xa Bán đảo Triều Tiên khoảng 5.000 cây số.

Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sean Spicer đã biện minh cho chuyện bày và bác bỏ việc Tổng Thống Trump đánh lừa dư luận.

Ông Spicer nói: “Tổng Thống nói rằng chúng tôi điều một hạm đội về hướng bán đảo Triều Tiên. Đó là sự thật. Việc đó đã diễn ra và vẫn đang diễn ra”.

Phát ngôn viên Spicer thay vào đó đã đổ lỗi cho các phóng viên báo chí rằng đáng lẽ họ đã phải xác nhận thông tin đó với Ngũ Giác Đài:

“Quý vị hỏi tại sao tôi không biết vấn đề này rõ hơn. Tôi không biết. Đó là chuyện lẽ ra cần phải hỏi bên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) hoặc bên Bộ Quốc Phòng”.

Trong khi đó, các giới chức Ngũ Giác Đài xác nhận rằng hàng không mẫu hạm cuối cùng đã đi về hướng Bán đảo Triều Tiên, và có thể sẽ đến nơi trước cuối tháng này.













Tập Cận Bình Đặt Cược Vào ‘Khu Vực Phát Triển’ 

VOA Tiếng Việt (20/4)

*

(Hình REUTERS: Một cánh đồng ngoại ô nằm trong dự án đặc khu kinh tế Hùng An, Trung Quốc, 6/4/2017.)

Chủ Tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới đây đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng để biến một khu vực nằm sâu trong đất liền rộng lớn ở Tây-Nam thủ đô thành một khu kinh tế hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Một số người lập luận rằng nếu thành công, Tân khu Hùng An có thể trở thành một thành tựu lớn trong di sản của ông Tập. Ngược lại, nó có thể là một sai lầm đắt giá. 

Khi hoàn thành, Hùng An sẽ có kích thước gấp khoảng ba lần thành phố New York.

Nhà chức trách vẫn đang xây dựng kế hoạch tổng thể cho khu vực hẻo lánh kém phát triển, nhưng người ta đã có thể cảm nhận được tác động của dự án.

Giá bất động sản tăng vọt sau khi dự án được công bố hồi đầu tháng này, và nhà chức trách đã nhanh chóng thực hiện bước đi chưa từng thấy là đóng cửa thị trường hoàn toàn.

Không chỉ việc bán bất động sản bị cấm, mà việc xây dựng cũng đã bị ngưng lại. Số phận của nhiều cộng đồng quy mô lớn hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết các biện pháp kiểm soát đã dần dần được thắt chặt trong nhiều tháng.

Một nam cư dân Hùng An nói: “Tôi đã xây xong một ngôi nhà rộng 400 mét vuông năm 2016 và vẫn không thể vào ở được. Nó sẽ bị phá. Nhà chức trách chưa nói gì, nhưng họ chắc chắn sẽ phá nó”.

Một nam cư dân cho biết: “Năm 2016, tin đồn đã bắt đầu lan truyền. Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Ban đầu, người dân không thể canh tác, và bây giờ người dân không thể xây dựng. Chuyện này thật không bình thường”.

Một số nhà phân tích bất động sản nói chính quyền có thể cấm vĩnh viễn tư nhân xây dựng, cho phép chính phủ Trung Quốc dưới quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản được kiểm soát thị trường nhà ở trong khu vực.

Rõ ràng một số người sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn.

Một số nhà phân tích nói rằng số tiền đầu tư cần thiết cho kế hoạch này có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc thêm tới 1%, đó là sự gia tăng quan trọng vào thời điểm nền kinh tế đang phát triển chậm lại.

Một số cư dân địa phương cảm thấy lợi ích của họ đang bị gạt sang một bên.

Một nữ cư dân Hùng An nói: “Sau khi nghe về kế hoạch, tôi chỉ muốn khóc. Tôi không thể ăn, ngủ trong nhiều ngày. Tôi đã làm lụng cả nửa đời và bây giờ tôi phải vứt bỏ tất cả”.

Không rõ nhà chức trách sẽ giải quyết những mối quan ngại đó ra sao. Hiện tại, người ta vẫn tập trụng chú ý đến toàn cục.

Miền Bắc Trung Quốc lâu nay đã tụt lại so với miền Nam về vai trò động lực kinh tế cũng như đổi mới trong nhiều lĩnh vực. Và mặc dù các viên chức hy vọng khu vực này sẽ trở thành một mô hình tăng trưởng mới, một số người chỉ trích nói rằng, nếu thị trường không được phép gây tác động, thì phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới của nhà nước có thể sẽ thất bại.













Khai Thác Sự Thù Hận Việt Nam Trong Bầu Cử Cam Bốt
VOA Tiếng Việt (20/4)

*

(Hình AP: Thủ Tướng Cam Bốt Hun Sen (bên phải), và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Phe đối lập cáo buộc rằng chính phủ của ông Hun Sen là con rối của Việt Nam.)

Nỗi e ngại lâu năm của Cam Bốt đối với Việt Nam dường như vẫn là chuyện đường biên giới không hợp lý, các cáo buộc tranh chấp đất đai, gây hấn, thậm chí thực phẩm xuất cảng bị ô nhiễm cùng những lời phỉ báng. Những điều này thường bị người láng giềng phía Đông phản đối. Nay e ngại này càng tăng thêm khi Cam Bốt tiến gần đến cuộc bầu cử cấp phường, trong năm nay.

Nhà lãnh đạo phe đối lập vừa hồi hưu, Sam Rainsy, và người kế nhiệm Kem Sokha, là những người đang hưởng lợi chính trị bằng cách khơi thêm thù hằn kéo dài bấy lâu nay. Theo đó, họ đổ lỗi Cộng sản Việt Nam gây ra tình trạng gần như là kích động.

Cao điểm là vào năm 2013, khi Đảng Cứu Quốc Cam Bốt (CNRP) trỗi lên trong cuộc tổng tuyển cử, làm giảm mạnh số ghế do Đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) cầm quyền trong Quốc hội. Không đảng nào phản hồi yêu cầu bình luận của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) về vấn đề này.

Ông Muoy Piseth, phát ngôn viên Liên Đoàn Học Giả và Sinh Viên Cam Bốt, nói: “Chiến lược mà các chính trị gia sử dụng để dành phiếu bầu là lên án Việt Nam về những vụ xâm lược ở đây và sử dụng lời xúc phạm. [Hành động] như vậy không đúng đắn”.

Ông nói thêm, như thế, rốt cuộc thì sự hằn thù buồn cười này lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự Sợ Hãi và Ghê Tởm

Đúng hay sai, những nỗi sợ hãi đó lại là nhân tố trong quận Chbar Ampov, một quận ở Nam Vang nơi tập trung người gốc Việt đông nhất thủ đô.

Ở đây rất khó để phân biệt người Khmer và người Việt vì hầu hết mọi người nói lưu loát tiếng Khmer, mặc y phục kiểu Khmer và hội nhập văn hóa Khmer.

Mặc dù đã đồng hóa, bà Chea Ny, một người trung niên bán thức uống trên đường phố, nói rằng, một cách tổng quát, bà không thích Việt Nam, và cho rằng hầu hết người Việt sống ở đây là người nhập cư bất hợp pháp; trốn qua biên giới bằng thuyền và đi lên Nam Vang bằng đường sông Mekong để kiếm việc làm.

Thỉnh thoảng chêm vào một tiếng Khmer có tính miệt thị dùng để mô tả người Việt, bà nói: “Tôi ghét họ. Tôi ghét họ vì họ đã gây lộn xộn trên đất nước chúng tôi, họ cướp đi công ăn việc làm của chúng tôi, và chính phủ không làm gì cả”.

Nỗi sợ lên đến đỉnh điểm khi Việt Nam xâm chiếm Cam Bốt vào cuối năm 1978 và Hà Nội chiếm đóng ở đó cả thập niên.

Đối với một số người, đó là đỉnh cao tham vọng của lãnh tụ Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, người muốn cai trị tất cả các thuộc địa của Pháp như là một liên bang Đông Dương, bao gồm Cam Bốt, Lào, Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.

Nhưng đối với những người khác, chính Hà Nội đã chấm dứt thời kỳ khủng bố của Pol Pot và sau đó cài đặt Hun Sen làm Thủ Tướng, một điều mà phe đối lập cáo buộc rằng chính phủ của ông là con rối của Việt Nam.

Mạng xã hội cũng có tác động trong việc này khi các đoạn video quay cảnh rau cải người Việt trồng sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại rồi đem sản phẩm ra bán ở thị trường Cam Bốt, cùng với cáo buộc sai lầm rằng người dân nước láng giềng muốn đầu độc người Khmer.

Những Lá Phiếu Đang Đếm

Đây là cơ hội tốt để đảng CNRP khai thác tại các cuộc bầu cử cấp phường xã, sẽ được tổ chức vào ngày 4/6. Đây cũng sẽ là tiền đề cho cuộc thăm dò ý kiến quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng Bảy năm sau. Khi ấy có lẽ ông Hun Sen sẽ phải bận rộn nhằm xoa dịu các cáo buộc do Việt Nam can thiệp.

Trong cuộc bầu cử năm 2013, những người ủng hộ đảng CNRP đã tấn công những cử tri gốc Việt. Tự gọi họ là “những nhà quan sát cho cuộc bầu cử tự do và công bằng”, ủng hộ viên đảng CNRP bị phát giác có hành vi ngăn chặn người gốc Việt đi bỏ phiếu.

Một điểm nóng khác là đường biên giới, ông Sam Rainsy cáo buộc Hà Nội xâm nhập vào lãnh thổ Cam Bốt. Các công ty Việt Nam chiếm đoạt đất đai là một vấn đề đã được các tổ chức phi chính phủ, như tổ chức Global Witness, phản ánh.

Các nhà phân tích cho rằng sự thù ghét Việt Nam cũng cho thấy khá rõ qua lá phiếu của cử tri trẻ, những người được kỳ vọng sẽ chiếm đa số ở các cuộc thăm dò bầu cử. Hai thập niên hòa bình sản sinh ra một thế hệ trẻ mới, với 70% dân số dưới 30 tuổi và họ ủng hộ đảng CNRP từ bốn năm trước đây.

Nhưng ông Muoy Piseth nghĩ rằng ông Kem Sokha không thể đối phó với Hà Nội nếu đảng của ông thắng cử trong cuộc bầu cử sang năm.

Ông Mory Sar, Phó Chủ Tịch Mạng Lưới Thanh Niên Cam Bốt, nói rằng đảng CNRP tập trung lòng thù ghét Việt Nam vào chương trình nghị sự nhưng điều này đã không dành được sự ủng hộ của công chúng và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt vì những thông điệp chính trị cổ súy cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.












Quan Hệ Việt-Mỹ Qua Chuyến Thăm Hoa Kỳ của Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh

Việt Hà, phóng viên RFA (20/4)

*

Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh sang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 20 đến ngày 21 tháng Tư theo lời mời của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam tới Mỹ dưới thời của Tổng Thống Donald Trump. Chuyến thăm này có ý nghĩa thế nào với hai nước và quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới sẽ ra sao?

Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nhân chuyến thăm này. Trước hết nói về ý nghĩa của chuyến thăm với hai nước, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận định:

Nếu mình nhìn những ngày vừa qua từ ngày ông Trump lên làm Tổng Thống thì tính tình của ông Trump và những lời tuyên bố bất nhất của ông Trump làm cho rất nhiều nước quan ngại, nhất là những nước coi trọng quan hệ giữa nước mình và Mỹ. Cho nên ngay từ đầu chúng ta thấy các chuyên thăm của các nhà lãnh đạo của chính phủ của họ như Nhật, Đức, Anh. Họ thăm để làm gì? Trước hết họ muốn có liên lạc cá nhân với ông Trump trước, thứ hai là họ muốn tìm hiểu chính sách mới của chính quyền này, thứ ba là họ muốn củng cố mối quan hệ của họ với ông Trump. Thì chuyến thăm của ông Phạm Bình Minh cũng nằm trong mục tiêu đó. Nhưng có một số điều đặc biệt. Chúng ta thấy là trong số những người sang thăm có bà Merkel, ông Abe, bà May là ở trong cấp lãnh đạo cao cấp gặp thẳng ông Trump. Còn cấp của ông Phạm Bình Minh là ở một cấp tương đối thấp hơn, có nghĩa là gì? Có nghĩa là về phương diện hình thức chuyến thăm này không quan trọng bằng những cái kia. Có nghĩa là với Mỹ, tầm quan trọng của Việt Nam không thể bằng các nước kia. Về phương diện thứ hai chúng ta thấy là Việt Nam còn coi trọng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam rất nhiều.

Đầu tiên, chúng ta thấy một số nước gửi lời hỏi thăm ông Trump. Ở Việt Nam thì ông Nguyễn Xuân Phúc hỏi thăm ông ấy. Rồi ông Bình Minh gặp ông Tillerson, và lần này không phải là lần đầu mà là lần thứ 2. Lần thứ nhất cách đây khoảng 1 tháng ở bên lề hội nghị G20 ở Âu Châu. Chúng ta thấy những việc này rất là dồn dập, cho thấy là Việt Nam rất coi trọng quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, muốn tìm hiểu và củng cố quan hệ đó. Đồng thời cũng có tin là ông Thủ Tướng Phúc sẽ sang thăm Mỹ trong vài tháng tới. Có lẽ ông Minh sang để giàn xếp cho chuyến viếng thăm đó.

Việt Hà: Thưa Giáo sư, trong chuyến thăm này, ông Phạm Bình Minh và ông Rex Tillerson sẽ bàn thảo những vấn đề chính gì?

Nguyễn Mạnh Hùng: Quan hệ Việt Nam và Mỹ thì vẫn tiếp tục tăng cường. Trong mối quan hệ đó có mối quan hệ tay ba giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ. Việt Nam từ xưa đến nay vẫn tìm một đối trọng nào đó tuy họ không nói ra, nhưng việc đi tìm đối trọng là phải. Mỹ là một đối trọng quan trọng nhất cho nên họ sang họ sẽ thăm dò xem Mỹ ủng hộ Việt Nam đến mức độ nào, có thể Việt Nam giúp gì về phương diện an ninh hay không. Quan trọng hơn nữa là hiệp ước TPP mà Việt Nam rất hy vọng ở thị trường Mỹ này giờ không còn nữa thì vấn đề thương mại cũng phải được đề cập đến.

Việt Hà: Trong thời gian tranh cử Tổng Thống ông Donald Trump cũng đã có chỉ trích Việt Nam là phá giá hàng sang Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp gần đây với ông Tập Cận Bình thì ông cũng cho thấy dấu hiệu thắt chặt quan hệ hơn với Trung Quốc, ít nhất là trong những lời nói. Vậy thì theo Giáo sư, dưới thời của Tổng Thống Donald Trump, vai trò của Việt Nam đối với Mỹ sẽ khác thế nào so với dưới thời của Tổng Thống Barack Obama?

Nguyễn Mạnh Hùng: Phải nói lời tuyên bố của ông Trump khi tranh cử về những hành động mà ông làm sau này thì nó không hoàn toàn đồng nhất với nhau và có tính bất nhất. Thí dụ ông nói về Trung Quốc thì ông nói là Trung Quốc là nước trục lợi tiền tệ để làm lợi cho mình. Sau khi gặp ông Tập thì ông nói là Trung Quốc không phải như vậy nữa. Ông thay đổi liền.

Trong trường hợp quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam, thì cái thời của ông Obama ông ấy nhấn mạnh sự xoay trục. Trong xoay trục, thì quan hệ rất tốt. Ông Obama đã thăm Việt Nam, bà Clinton cũng thăm nữa. Quan hệ rất tốt. Trong trường hợp của Trump, ông nói về vụ Việt Nam là Việt Nam lấy công ăn việc làm của Mỹ nhưng mà so với Trung Quốc thì cái nhập siêu giữa Mỹ với Việt Nam chả có là bao nhiêu cả, nên ông cứ nói vậy thôi, cho nên nó không quan trọng lắm. Ngay cả thị trường lớn như Trung Quốc mà nhập siêu khoảng hơn 300 tỷ mà ông còn quan hệ và vẫn coi trọng thì vấn đề với Việt Nam nhẹ hơn nhiều.

Chính Sách Xoay Trục Sang Á Châu Ra Sao? 

Việt Hà: Chính quyền của Tổng Thống Trump đã nói là chiến lược xoay trục của Tổng Thống Obama không còn tác dụng gì nữa. Vậy theo Giáo sư chiến lược của Tổng Thống Donald Trump ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương sắp tới sẽ khác biệt thế nào. Liệu ông ấy nói như vậy thì có nghĩa họ sẽ làm mạnh lên hay là họ sẽ giảm nhẹ sức ép lên Trung Quốc?

Nguyễn Mạnh Hùng: Ông muốn làm cái gì thì ông cũng va chạm với thực tế chính trị thế giới. Thực tế chính trị thế giới, nhất là ở khu vực đó là sự vươn lên của Trung Quốc và cố gắng làm bá quyền ở đó. Khi Trung Quốc bá quyền ở vùng biển Đông thì sẽ đẩy Mỹ ra khỏi vùng đó. Lựa chọn của Mỹ là hoặc là nhân nhượng hoàn toàn hoặc là chống lại, nếu chống lại thì phải coi vùng đó là quan trọng.

Dưới thời Tổng Thống Obama thì ông coi vùng đó rất quan trọng về lâu dài với nước Mỹ kể cả về phương diện kinh tế lẫn chiến lược. Thời ông Trump thì mình chưa thấy nói chuyện đó. Nhưng nếu nhìn ra thế giới thì ở vùng Nam Mỹ thì rất nhiều vấn đề. Âu Châu thì già nua. Bây giờ nền kinh tế kiếm nhất thì chỉ ở bên Á Châu thôi. Mỹ muốn có vai trò quan trọng chứ đừng nói là lãnh đạo thế giới mà không muốn bị đẩy ra vùng đó thì phải quan tâm thôi. Thành ra ông muốn nói gì thì nói, thì thực tế chính trị vẫn là như thế. Thứ hai là ông Tổng Thống có rất nhiều quyền trong chính sách ngoại giao. Nhưng về Á Châu thì có rất nhiều quyền lợi có thể rất quan tâm đến nó, ví dụ như Hải quân rất quan tâm đến nó.

Thứ hai trong Thượng viện ở Ủy ban Quân vụ chúng ta thấy có nhiều Thượng nghị sĩ nhất là ông John McCain rất quan tâm đến sự hiện diện của Mỹ ở đó. Thế thì không có chuyện là ông Tổng Thống muốn làm gì thì làm. Điều đó có nghĩa là dần dần với thời gian Mỹ vẫn phải coi trọng vùng đó. Chú trọng đến mức độ nào thì ngay từ thời Tổng Thống Obama ông ấy cũng nói là chúng tôi không thể làm một mình được. Chúng tôi muốn làm thì các ông phải cố gắng giúp chúng tôi, vì thế chúng ta thây có một số nước như Nhật Bản đã có chứng tỏ là có đóng góp nhiều hơn, rồi Tân Gia Ba, ngay cả Mã Lai Á một phần nào đó.

Ông Trump ông hơi lơ là hơn nhưng không có nghĩa là ông không để ý. Nhưng ông để ý đến mức độ nào thì còn tùy thuộc vào đóng góp của các nước đó đối với tình hình an ninh chung trong khu vực, trong đó có cả quyền lời của nước Mỹ nữa. Nó cũng tùy thuộc vào quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc.

Việt Hà: Tổng Thống Donald Trump từ trước đến nay vẫn nói là ông sẽ chú trọng hơn đến vấn đề nội bộ nước Mỹ, làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Nếu chủ trương của ông ấy đã là như vậy thì phía Việt Nam có gì có thể đưa cho phía Mỹ để cho thấy là Việt Nam thực sự có lợi đối với Mỹ?

Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết Việt Nam riêng cái nhìn chiến lược của các chiến lược gia Mỹ thì Việt Nam đã có vai trò quan trọng. Lấy ví dụ, nếu Mỹ không muốn Trung Quốc độc chiếm vùng quan trọng đó, mà tôi nghĩ là Mỹ không muốn như thế. Và nếu không muốn như vậy thì Mỹ không muốn có một cực tức là chỉ có ông Trung Quốc làm bá chủ hết. Mỹ muốn có một hệ thống đa cực ở đó. Một hệ thống đa cực ở đó phải có sự hiện diện Mỹ, phải có sự lớn mạnh của Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Ðại Lợi, và trong đó phải có Việt Nam nữa. Trong số những nước Đông Nam Á thì Việt Nam là một nước tương đối mạnh nhất, tương đối thôi, trừ Nam Dương ra thì quân lực của Việt Nam cũng rất mạnh.

Còn một nước có quan hệ quan trọng với Mỹ qua hiệp ước quân sự là ông Phi Luật Tân thì chính sách của ông Duterte làm ông Mỹ rất phiền lòng. Trong khi ông phiền lòng ông Phi Luật Tân thì vai trò của Việt Nam trong việc đi tìm kiếm lực lượng đa cực quan trọng hơn. Việt Nam muốn chứng tỏ thì phải cho thấy mình muốn độc lập với Trung Quốc. Thứ hai là mình có khả năng, những cố gắng làm mình độc lập với Trung Quốc. Những cái đó nó làm cho vai trò của Việt Nam quan trọng hơn trong cái nhìn chiến lược của Mỹ.

Việt Hà: Theo Giáo sư thì dười thời của Tổng Thống Donald Trump thì phía Hoa Kỳ khi trao đổi với Việt Nam thì có thể có những sức ép nào đối với Việt Nam không? Có một số ý kiến cho rằng dưới thời của Tổng Thống Obama thì vấn đề nhân quyền được nói tới nhiều hơn nhưng dưới thời của Tổng Thống Donald Trump thì có lẽ vấn đề nhân quyền sẽ phải bỏ sang một bên. Giáo sư có ý kiến gì?

Nguyễn Mạnh Hùng: Bỏ một bên thì không hẳn như thế nhưng nó bớt hơn. Ngay cả dưới thời ông Obama nói mạnh về nhân quyền nhưng cái hành động cho thấy nhân quyền không phải là vật cản duy nhất. Người ta nói là nhân quyền là cái mà Mỹ phải nói tới nhưng nó không phải là vật cản trở tất cả những tiến bộ khác. Nó quan trọng nhưng nó cũng là một cản trở. Với ông Trump thì nó cản trở ít hơn, ít nhất là trong giai đoạn này.

Việt Hà: Vậy thì sức ép từ phía Mỹ với Việt Nam dưới thời của Tổng Thống Donald Trump là gì?

Nguyễn Mạnh Hùng: Các nước quan hệ mật thiết với nhau thì nó có cái gọi là sự tương đồng về chế độ chính trị rất quan trọng. Nhân quyền là một phần trong đó. Nếu Việt Nam làm quá vấn đề nhân quyền thì dĩ nhiên cũng tạo ra phiền nhiễu vì bên Mỹ không chỉ có một mình ông Tổng Thống. Bên Mỹ còn rất nhiều áp lực nhân quyền, chúng ta thấy có bao nhiều cơ quan không phải ở Mỹ mà ở cả thế giới nữa, rồi trong Quốc hội. Có những nhóm đó luôn áp lực lên vấn đề nhân quyền. Quan niệm riêng của ông Trump ông không để ý nhưng mà định chế bên Mỹ nó đòi hỏi ông ấy không thể nào không để ý được, nó chỉ có thể tương đối bớt thôi chứ không hoàn toàn được.

Vấn đề nhân quyền cũng là một trong những rắc rối. Nếu Việt Nam không làm gì quá trớn về vấn đề này thì cũng là một hấp dẫn. Ngoài ra thì vấn đề nhân công Việt Nam rẻ cũng lợi cho Mỹ vì nhập siêu giữa Mỹ và Việt Nam cũng chẳng đáng bao nhiều so với tổng số của Mỹ. Nếu Việt Nam sản xuất được những đồ rẻ hơn do giá nhân công của mình thì cũng tốt đối với giới tiêu thụ Mỹ chứ không phải hoàn toàn là có hại cho Mỹ. Có nhiều vấn đề nhưng theo tôi vấn đề quan trọng nhất là vai trò chiến lược của Việt Nam.

Việt Hà: Xin cảm ơn Giáo sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.












Cuộc Đấu Tranh Gian Khó Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam

Lan Hương, phóng viên RFA (20/4)

*

(Hình AFP: Nghị sĩ Đức, Martin Patzelt, cầm một chiếc áo có hình blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 22 tháng Ba năm 2016.)

Nhà cầm quyền Hà Nội thường xuyên bị khuyến cáo về thành tích nhân quyền tồi tệ; tuy nhiên đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng nhiều biện pháp khác nhau để đàn áp nhân quyền và những người đấu tranh cho dân chủ.

Hành Hung Người Đấu Tranh và Sách Nhiễu Thân Nhân

Hàng loạt các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến, hay những người tham gia biểu tình từng lên tiếng phản ánh rằng họ bị những người mặc thường phục mà theo nhận định của họ đó chính là công an giả danh ra tay đánh đập đối lập giữa thanh thiên bạch nhật, không kể phụ nữ hay người già. Các hình thức đánh đập rất dã man chẳng hạn như sử dụng dùi cui, đấm đá, đạp vào người vào mặt, lột đồ, chở đến nơi vắng vẻ, cướp điện thoại và bỏ họ lại đó.

Đầu tháng Hai vừa qua, chị Nguyễn Thị Thái Lai là một trong những người đã cùng blogger Mẹ Nấm xuống đường phản đối Trung Quốc trước đây, sau này lại lên tiếng yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết chị bị hành hung khi đang đi chơi cùng người bạn, nhưng khi trình báo với công an thì được nói là họ không biết và không làm việc này. Tuy nhiên khi đến trụ sở công an phường, chị đã nhận ra mặt những người hành hung chị đang đi ra đi vào trong sở và nói chuyện với công an. Chị nói:

Chị bây giờ vẫn còn đau, bị nó đá nó đấm từ trên mặt nó đá xuống người, cho nên bây giờ vẫn con đau và ê ẩm. Đây không phải là lần đầu tiên, năm 2016 chị cũng bị tụi nó đạp xe rồi.

Ngoài việc hành hung các nhà hoạt động nhân quyền, những người mặc thường phục này còn thường xuyên ngăn chặn không cho các nhà hoạt động ra khỏi nhà vào các dịp tưởng niệm hay các sự kiện quan trọng của đất nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động vì xã hội dân sự ở Việt Nam cho biết ông đã bị bắt cóc khi được nhân vật ngoại giao quan trọng như Đại sứ Úc Ðại Lợi mời dự buổi chia tay hồi tháng 3/2016, bị chặn không cho đến cuộc gặp với Tổng Thống Obama. Ông cho biết năm 2016 ông bị bắt cóc đến 3 lần khi đi gặp giới chức ngoại giao ngoại quốc.

Gây áp lực, tra hỏi hay gây khó dễ cho thân nhân các nhà hoạt động cũng là một cách mà nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng để đàn áp tiếng nói vì nhân quyền hay làm nản lòng những người có ý định đứng lên đấu tranh cho nền dân chủ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng cho RFA biết anh chị em ruột của bà bị thu hồi đất trái pháp luật với mức đền bù không thỏa đáng và bị sách nhiễu những chuyện hết sức phi lý chẳng hạn như việc cho mẹ Nấm mượn máy thu hình. Anh Nguyễn Thiện Nhân, một blogger thường xuyên lên tiếng cho công nhân và dân oan cho biết đến người giúp việc của gia đình anh cũng bị đe dọa:

Khi mình thuê người giúp việc thì công an đến nói với người giúp việc là tôi làm phản động, chế thuốc nổ khủng bố nên đừng làm việc cho tôi, nghỉ đi làm chỗ khác. Người giúp việc rất hoang mang, họ nghe vậy là đòi nghỉ liền”.

Bịt Miệng Phương Tiện Truyền Thông

Các phương tiện truyền thông của Việt Nam như báo chí, truyền hình đều chịu sự quản lý sát sao của nhà nước. Chính vì vậy các sự kiện như biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh, chuyện các nhà hoạt động như mẹ Nấm, Cấn Thị Thêu hay Phạm Thanh Nghiên, Luật sư Nguyễn Văn Đài,… rất ít khi được nhắc đến trên các mặt báo. Nếu được nhắc đến thì sẽ lồng các yếu tố vi phạm pháp luật vào chẳng hạn như dân biểu tình vì bị các phần tử xấu phái kích động, hay bị bắt vì chống phá Nhà nước, gây rối trật tự công cộng,…. Chị Ngọc, một thường dân ở Hà Nội, khi được hỏi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cho RFA biết:

Những vấn đề về chính trị, nhân quyền, hay biểu tình tôi biết rất ít thông tin vì tôi thấy báo chí Việt Nam không đăng tải nhiều và hình như đó là những vấn đề nhạy cảm nên báo chí họ không được phép đề cập đến. Ngoài ra tôi thấy các phương tiện truyền thông khác cũng nhắc đến rất ít, như truyền hình hay đài phát thanh cũng không thấy nói đến nên tôi không biết gì cả.

(Hình AFP: Nhà hoạt động Lã Việt Dũng bị côn đồ hành hung sau trận túc cầu với chiếc áo No-U hôm 10/7/2016.)

Trang báo The Diplomat mới gần đây đăng tải một bài viết có tựa “Vietnam’s quiet human rights crisis” tạm dịch là “Cuộc khủng hoảng nhân quyền thầm lặng ở Việt Nam”, đã trích dẫn lời Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Á Châu thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cho biết Việt Nam làm mọi việc có thể để gây cản trở việc theo dõi các vụ buộc tội những nhà bất đồng chính kiến. Mọi diễn biến tại tòa hay cách đối xử với họ khi ở tù đề được giữ bí mật hết sức có thể và tuyệt đối ngăn cấm truyền thông trong nước lên tiếng.

Nếu truyền thông dòng chính trong nước có đề cập đến những vấn đề dân sự, nhân quyền thì theo nhiều người dân họ đều đưa những tin sai lệch thực tế. Trang Quân đội Nhân dân ngày 3.4 đã đăng tải bài viết có nội dung “Với mưu đồ chống phá đến cùng, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền, kích động “con chiên ngoan đạo” biểu tình phản đối chính quyền và Formosa. Trước thông tin như trên chúng tôi đã liên lạc với những người dân tham gia biểu tình phản đối Formosa và được biết:

Biểu tình là do tự người dân chúng tôi, bởi vì quyền sống của chúng tôi, chúng tôi không có ai kích động cả. Chúng tôi lấy ví dụ như dân Kỳ Nam thì có kích động? dân Quảng Đông, Quảng Bình cũng có tôn giáo nào kích động đâu? Nhưng những tờ báo như báo Nghệ An lại đưa tin nói Linh mục kích động. Linh mục chỉ dẫn đầu người dân đi tìm lại quyền sống. Chúng tôi có quyền đòi lại quyền sống. Tại sao lại nói chúng tôi bị kích động? 

Ngay cuộc xung đột xảy mới xảy ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội hồi giữa tháng Tư, các trang báo trong nước chỉ đăng những thông cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng nguyên nhân là do người dân không đồng ý cách giải quyết đất đai hợp lý của chính quyền. Tối 18 tháng Tư, tờ Hà Nội Mới lại đăng bài cho rằng dân Đồng Tâm bị các thế lực thù địch bên ngoài kích động.

Hiện tại Việt Nam đăng tăng cường siết chặt các trang mạng xã hội, không cho những người không cùng quan điểm chính trị được bày tỏ suy nghĩ của mình. Nhiều facebooker bị bắt với cáo buộc chống phá chế độ như Bùi Hiếu Võ, ông Phan Kim Khánh, Trần Minh Lợi,…. Ngày 18/4 Cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên YouTube.

Trang báo The Diplomat cũng trích lời một nhà hoạt động dân sự cho biết quốc tế đã tạo áp lực với Việt Nam nhưng không dễ mà đương đầu với nhà cầm quyền vì họ rất khéo léo trong chuyện giải quyết các áp lực từ quốc tế.














Mỹ Đức, Quả Bom Ruộng Đất Việt Nam

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam (RFA 20/4)

*

(Hình RFA: Một ụ cao những cột mốc vừa bị gỡ bỏ.)

Trong gần 1 tuần, kể từ hôm 15/4/2017 đến nay, thông tin về bà con nông dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đấu tranh, bắt nhốt 38 cảnh sát cơ động và cố thủ trong làng, chuẩn bị tinh thần đấu tranh cao độ để đối phó với lực lượng công an Hà Nội đang bố ráp, cắt điện, cắt nước và phá sóng di động, sự việc như một quả bom đã được kích hoạt. Vấn đề căng thẳng do đền bù bất hợp lý đất đai của nhà nông vẫn chưa được giải quyết nhưng chính quyền đã tiến hành truy tố người dân đấu tranh. Liệu sự việc này sẽ đến đâu? Và đâu là nguyên nhân?

Đền Bù Không Hợp Lý

Một người dân sống ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, tên Hạnh, chia sẻ: “Chuyện chính quyền họ lấy đất, lấy ruộng của nông dân mà không trả đấy mà! Bây giờ dân người ta đang đòi đất từ chính quyền, chính quyền lấy đất của dân mà không trả đấy thôi. Chuyện này lằng nhằng lâu nay rồi...”.

Bà Hạnh chia sẻ thêm, vấn đề thu hồi và đền bù đất ở Mỹ Đức dường như có sự bất minh ngay từ đầu. Nghĩa là trước thời điểm xảy ra biến cố Đồng Tâm nhiều năm, đã có một chương trình xây dựng phi trường Miếu Môn và dự án này thu hồi, đền bù đất ruộng của bà con nhân dân xã Mỹ Đức với giá rất thấp và người dân vui vẻ chấp nhận điều này vì phi trường Miếu Môn là công trình quốc phòng, có tính phúc lợi xã hội. Nhưng điều này không diễn ra đúng như lời hứa từ phía nhà nước, quỹ đất canh tác của người dân bị chặn đứng và bỏ hoang suốt một thời gian dài.

Trong khi không có đất để canh tác, nông dân xã Đồng Tâm phải đi làm thuê tứ xứ, các chợ lao động trên thành phố Hà Nội với hàng chục, có lúc đến hàng trăm người xếp hàng chờ chủ thuê đến gọi đều là người của xã Đồng Tâm. Số tiền đền bù đất nông nghiệp lúc đó tính ra mỗi mét vuông đất mua không được một ổ bánh mì nhưng bà con nông dân vẫn chấp nhận để nhà nước xây phi trường. Thế rồi mọi chuyện thay đổi không theo dự tính, từ một công trình xây dựng quốc phòng là phi trường Miếu Môn, người ta hô biến nó thành một công trình có tính thương mại, bán nó cho tập đoàn Viettel và cả một quỹ đất khổng lồ hàng trăm ngàn mét vuông, nơi vốn dĩ là mảnh đất sinh sống hằng trăm năm nay của người dân Đồng Tâm bị biến thành miếng mồi béo bở của tập đoàn Viettel.

Và với giá bồi thường cho người dân mỗi mét vuông chưa mua được một ổ bánh mì, người ta biến thành đất xây dựng, bán ra thị trường với giá 30 triệu đồng một mét vuông. Điều này gây bất bình trong nhân dân bởi vô hình trung, hành vi thổi đất quốc phòng thành đất bán trên thị trường của những người đang nắm chức sắc trong bộ máy nhà nước đã mang tính lừa đảo nhân dân. Mượn danh quốc phòng, mượn danh phúc lợi xã hội để lấy đất của dân để bán. Và câu chuyện người dân Đồng Tâm nổi dậy, đấu tranh đòi đất là một hệ quả tất yếu sau quá trình dài bị nhà cầm quyền lừa đảo họ.

Đấu Tranh Đến Bao Giờ?

Ngày 15 tháng Tư năm 2017, lực lượng công an thành phố Hà Nội phối hợp với công an huyện Mỹ Đức tiến hành bố ráp bà con nông dân xã Đồng Tâm để bảo vệ cho Viettel cải tạo đất phi trường Miếu Môn thành đất của Viettel để bán. Việc này đã dẫn đến phản ứng dữ dội của bà con nông dân xã Đồng Tâm. Có thể nói rằng mức độ phản kháng của người dân gay cấn chẳng kém gì mức độ phản kháng của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, trước đây.

Có 38 cảnh sát cơ động bị bà con nông dân Đồng Tâm bắt nhốt trong nhà văn hóa thôn Hoành. Và trong những lúc căng thẳng cao điểm, cảnh sát, an ninh và nhà cầm quyền cho bao vây, bố ráp, cách ly hoàn toàn xã Đồng Tâm với thế giới bên ngoài bằng cách cắt điện, cắt nước, phá sóng để người bên trong xã không thể nào liên lạc với thế giới bên ngoài. Mọi thông tin tại Đồng Tâm hoàn toàn bị cắt đứt bởi lực lượng cảnh sát, an ninh bao vây dày đặt chung quanh xã Đồng Tâm. Đáp trả, những người dân Đồng Tâm đã tẩm xăng chung quanh khu vực các cảnh sát cơ động bị nhốt và tuyên bố nếu như lực lượng an ninh tấn công vào bên trong khu vực rào cản do dân thiết lập thì dân sẽ phóng hỏa thiêu rụi nhà văn hóa thôn, nơi đang nhốt các cảnh sát cơ động.

Một người dân trong xã Đồng Tâm, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Tức là nó cũng sẽ đàn áp nhưng nó sẽ giảm lực lượng đi đã, tỉa tót bớt lực lượng dân đi đã. Tất nhiên nó sẽ làm sạch trước ngày 30 tháng Tư. Nhưng nó cũng sẽ làm nhiều điều mình không biết trước. Nhưng tôi nghĩ đòn cao của nó sẽ là tháo gỡ lệnh khởi tố, tạm thời tuyên bố xó cờ rồi sau đó nó chơi cờ mới, nó lại tìm cách bắt bớ. Bởi nó biết bản thân người dân cũng không thể nắm tay lâu được. Nó sẽ tỉa tót bằng cách cách chức thằng nọ thằng kia trong bộ máy xã để xoa dịu, tháo ngòi nổ trước 30 tháng Tư. Rồi sau đó thì khó mà lường trước được”.

Theo vị này, sở dĩ người dân nổi nóng và có phản ứng dữ dội như vậy không chỉ vì vấn đề đền bù không thỏa đáng mà do hành tung mang lựu đạn cay, mang các loại vũ khí gây tổn thương của lực lượng cảnh sát cơ động trong lúc tiến vào xã Đồng Tâm. Đặc biệt, kiểu mang bản số xe giả khi hành quân vào Đồng Tâm là một cách đối xử với kẻ thù chứ không phải là của công an, nhà nước đối xử với nhân dân. Chính vì vậy, khi phát giác ra những loại vũ khí trong các xe cảnh sát cơ động, người dân đã mất hết kiên nhẫn và sự kiềm chế, họ đã phản ứng theo cơn giận.

Nhưng vị này cũng nói rằng cơn giận của người dân Đồng Tâm là có lý lẽ của nó chứ không đơn giản chỉ là sự bốc đồng tập thể hay cố ý gây rối trật tự như các báo trong nước đã nói. Bởi vì sự nóng giận của người dân đã bị kích thích đến tột độ khi nhà cầm quyền thay vì thương lượng, xoa dịu và xin lỗi dân bởi họ sai trái thì ngược lại, họ tiếp tục có hành vi ám hại nhân dân bằng bạo lực công an. Điều này nằm ngoài sức chịu đựng của người dân xã Đồng Tâm cũng như nhiều dân oan mất đất khác.

Và cho đến thời điểm hiện tại, khi chúng tôi ngồi viết bài tường trình này, sức nóng câu chuyện ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, vẫn chưa hề lắng xuống. Phía nhân dân đã thả một số cảnh sát cơ động về nhà, và phía nhà cầm quyền đã tạm thả một số người mà họ đã bắt ờ Đồng tâm để rồi tiếp đến là kế hoạch bố ráp mới lại bắt đầu. Kiểu tung đòn ảo của ông Chủ Tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bằng cách hứa sẽ điều trần với bà con Đồng Tâm rồi sau đó nuốt lời lại càng làm cho mọi chuyện trở nhên căng thẳng hơn, mâu thuẫn và xung đột càng nặng hơn.

Hy vọng rằng nhà cầm quyền Hà Nội có một giải phái tối ưu để xoa dịu người dân và tạo ra một sinh quyển chính trị, quyền lợi cân bằng để tiếp tục phát triển quốc gia thay vì lẩn quẩn trong nhiễu loạn mà phần lớn nguyên nhân đều xuất phát từ sự bất công xã hội như hiện tại!













Thông Điệp Từ Dương Nội Gửi Tới Đồng Tâm 

VOA Tiếng Việt (21/4)

*

(Hình Facebook: Xô xát giữa người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức, và cảnh sát trong vụ tranh cãi về sỡ hữu đất đai.)

Gần 10 năm sau khi người dân của làng Dương Nội “vùng lên” để đòi lại đất đai của họ thì những người dân của Đồng Tâm - một xã khác cùng thành phố Hà Nội - cũng phải đứng lên đối chọi với chính quyền vì mất thực địa sản xuất.

Những người dân của làng Dương Nội ở Hà Đông vẫn đang tiếp tục đấu tranh và người dân Đồng Tâm có thể học hỏi được gì từ 1 thập kỷ đấu tranh của người Dương Nội?

Anh Trịnh Bá Phương, người dân xã Dương Nội, cho rằng những người dân Đồng Tâm đang thắng thế trong cuộc xung đột với chính quyền bởi “phía nhà cầm quyền Hà Nội đã phải nhượng bộ thả tất cả những người dân bị bắt giữ trái phép”. Theo người con trai của nhà đấu tranh quyền đất đai Cấn Thị Thêu đang bị nhà cầm quyền giam giữ, người Đồng Tâm có được sự ủng hộ từ nhiều tầng lớp. 

“Bà Bí thư của xã Đồng Tâm, tức là người có quyền lực cao nhất ở xã Đồng Tâm đã đứng về phía nhân dân, đã cùng với cụ Kình, một người cao tuổi ở Đồng Tâm ra đấu tranh và sát cánh cùng với người dân trong cuộc đấu tranh giành lại thực địa sản xuất. Hiện nay cho dù nhà cầm quyền Hà Nội đang có lợi thế về số lượng báo chí, truyền hình, truyền thông cả hình và viết nhưng người dân Đồng Tâm với số lượng 6000 dân thì tôi tin rằng người dân Đồng Tâm cũng có biện pháp và họ cũng đã lường trước tất cả các tình huống đàn áp từ chính quyền Hà Nội và tôi nghĩ rằng họ đang ở thế thắng”.

(Hình REUTERS: Người dân làng Dương Nội biểu tình bên ngoài một tòa án trước vụ xử “dân oan” Cấn Thị Thêu vào tháng 6 năm 2016. Người dân Dương Nội, Hà Đông, cũng đã có gần 10 năm đấu tranh giành lại thực địa sản xuất từ chính quyền.)

Bắt đầu từ năm 2008, người dân Dương Nội, cũng giống như người dân Đồng Tâm hiện nay, đã đồng loạt đứng lên đấu tranh trước chính quyền với mọi tầng lớp từ già tới trẻ tham gia. Theo anh Phương, cũng giống như Đồng Tâm, cuộc “nổi dậy” đó của người Dương Nội đã “làm cho những người làm trong chính quyền cấp thôn xã đều đã phải bỏ trốn hoặc phải ngụy trang và hóa trang khi ra đường”.

“Nhà cầm quyền Hà Nội đã sử dụng trăm mưu ngàn kế để đánh phá người dân Dương Nội” – từ đe dọa tới bắt giam, theo anh Phương. Bà Cấn Thị Thêu, mẹ của anh đã bị kết án 9 năm tù giam vì đấu tranh cho quyền đất đai của Dương Nội. Nhưng anh Phương cho biết những người dân Dương Nội vẫn đang kiên cường và tạo thành khối đoàn kết để đấu tranh.

“Hiện nay bà con ít xuống đường hơn so với những năm trước. Đó là những phương pháp do bà con ở đây đưa ra đó là đấu tranh trường kỳ. Tức là bà con trong quá trình này sẽ làm những tập phim. Qua những tập phim của các đoàn làm phim có cả phụ đề tiếng Anh để cho toàn dư luận thế giới biết được những tội ác mà nhà cầm quyền Hà Nội đã gây ra đối với người dân Dương Nội”.

Người dân Dương Nội, theo anh Phương, sẽ đấu tranh đến cùng để giành lại đất đai và “bà con không coi việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ mẹ tôi là một nỗi đe dọa đối với bà con” và “cũng hiểu được rằng dư luận đang rất phẫn nộ và cũng hiểu được rằng có cộng đồng rất lớn – trong đó có các cơ quan và chính phủ các nước phương Tây rất quan tâm”. Anh Phương cho biết đại diện khối Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại Hà Nội, cũng như các Tòa Đại sứ, Tổng Thống Pháp và Cục phó Cục An ninh Mỹ Ben Rhodes quan tâm tới trường hợp của bà Cấn Thị Thêu và cuộc đấu tranh của làng Dương Nội.

Nhờ có sức ép của cộng đồng quốc tế mà chính quyền địa phương đã phải “xuống nước” và nhượng bộ. Anh Phương cho rằng về lâu dài người dân Đồng Tâm cũng cần có được sự chú ý và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế như người dân Dương Nội đã làm.

(Hình Luân Lê Facebook: Những cảnh sát cơ động bị giữ tại nhà Văn hóa của xã Đồng Tâm trong vụ xô xát giữa chính quyền và người dân về tranh chấp đất đai.)

Người dân Đồng Tâm tiếp theo 1 năm sau hay 2 năm sau có thể áp dụng giống như Dương Nội tức là có thể họ sẽ tổ chức nhiều những cuộc xuống đường tại trung tâm thủ đô, như tại bờ hồ Hoàn Kiếm, theo anh Phương, và họ sẽ tiếp xúc gặp gỡ nhiều cơ quan báo chí và các tổ chức nhân quyền để các chính phủ phương Tây họ quan tâm đến vấn đề đất đai ở Việt Nam. Họ cũng sẽ làm giống như Dương Nội hiện nay là kêu gọi ủng hộ. Và họ không thỏa hiệp không đàm phán với chính quyền thì họ sẽ tiến tới thành công.

Sau 10 năm tranh chấp đất đai, xô xát đã nổ ra hôm 15/4 ở Đồng Tâm khi chính quyền muốn giao 47 ha đất cho công ty bưu chính của Bộ Quốc Phòng Viettel. Hiện người dân Đồng Tâm vẫn đang giữ 20 cảnh sát cơ động được điều đến địa phương để “thi hành công vụ”.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói tại một cuộc họp tổng kết công tác năm 2016 của ngành tài chính vào đầu năm nay rằng nguồn lực công, đặc biệt từ đất đai không được định giá chính xác là tâm điểm của tham nhũng và lợi ích nhóm. Đất đai vẫn đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân ở Việt Nam. Số liệu trong báo cáo 2035 của chính phủ và Ngân Hàng Thế Giới cho thấy 70% trong số khoảng 700.000 đơn khiếu nại gửi đến chính quyền giai đoạn 2009-2011 có liên quan đến vấn đề thu hồi và mâu thuẫn về đất đai.













Chủ Tịch Hà Nội Tìm Cách Hạ Nhiệt ‘Điểm Nóng’ Đồng Tâm 

VOA Tiếng Việt (20/4)

*

(Hình REUTERS: Chủ Tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung.)

Chiều 20/4/2017, ông Nguyễn Đức Chung đã về huyện Mỹ Đức để, theo lời ông, “đối thoại với người dân xã Đồng Tâm”, sáu ngày sau khi bùng phát căng thẳng quanh chuyện giải tỏa đất.

Người đứng đầu thành phố Hà Nội đi tới quyết định trên sau khi xuất hiện nhiều lời kêu gọi ông tới đối thoại trực tiếp, trong khi căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuy nhiên, thay vì tới xã Đồng Tâm, nơi dân làng hiện còn giữ khoảng hai chục cảnh sát cơ động cũng như thiết lập “các tuyến phòng thủ”, ông Chung chỉ dừng chân ở trụ sở huyện.

Tới tối ngày 20/4, nguồn tin từ trong nước cho hay, Chủ Tịch Hà Nội đã phát biểu trước sự hiện diện của viên chức địa phương mà không có người dân.

Ông nói: “Lãnh đạo thành phố, mà trực tiếp là tôi, sẽ đối thoại với người dân, nhân dân xã Đồng Tâm. Cái cuộc hôm nay có mời nhưng mọi người không ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục mời người dân đối thoại vào thời gian ngắn nhất, sớm nhất, có thể ngay trong ngày mai hoặc ngày kia”.

Ông Chung cũng cho biết rằng Hà Nội đã “ra quyết định thanh tra toàn diện quá trình giải quyết đất đai liên quan đến khu vực xã Đồng Tâm”, và kết quả sẽ được công bố “sau 45 ngày”.

Trong khi đó, ông Bùi Viết Hiểu, đại diện cho người dân, được báo chí trong nước trích lời kêu gọi lãnh đạo Hà Nội về hẳn xã Đồng Tâm để “tháo gỡ sự việc”.

Dưới góc nhìn của một người từng làm việc trong cơ quan Lập pháp của Việt Nam, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với Ban Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA): “Người dân ở đấy nên thông qua những đại diện của mình, gặp gỡ chính quyền và đại diện chính quyền giải quyết. Giải quyết theo hướng nào thì chính quyền sẽ phải tính. Nhưng tôi nghĩ tốt nhất phải đối thoại với dân”.

(Hình Luân Lê Facebook: Tới tối 20/4/2017, 20 cảnh sát cơ động vẫn còn bị dân làng Đồng Tâm giữ.)

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đại diện cho các cử tri huyện Mỹ Đức.

Một bài báo của tờ Dân Việt đưa tin rằng ngày 21/4, ba nhà Lập pháp của thủ đô sẽ tới huyện này để “giải đáp và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri”. Chưa rõ là vấn đề tranh chấp ở xã Đồng Tâm có được mang ra thảo luận hay không.

Về lời khuyên dành cho các đại biểu đương nhiệm chuyên trách huyện Mỹ Đức, ông Thuyết nói: “Tôi nghĩ rằng các đại biểu cần về tiếp xúc với dân để xem cụ thể tình hình diễn biến như thế nào, nguyên nhân ở đâu và người dân có kiến nghị gì. Quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền lợi cho dân, cái gì mình làm sai thì mình phải sửa. Dù có căng thẳng đến mấy mà mình thấy khuyết điểm mà mình sửa thì dân cũng bỏ qua. Để nó căng thẳng như thế này thì có thể do giải quyết sai”.

Chiều 20/4, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về khả năng chính quyền thành phố Hà Nội áp dụng biện pháp mạnh để giải cứu cán bộ đang bị người dân Mỹ Đức giam giữ.

Bà Hằng nói rằng cơ quan chức năng Hà Nội “đang giải quyết tình hình theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan”.

Nữ phát ngôn viên cũng nói rằng cần giải quyết nghiêm các hành vi vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Còn phát biểu tại trụ sở huyện Mỹ Đức, Chủ Tịch Nguyễn Đức Chung lên tiếng kêu gọi dân làng “thả người” cũng như “dỡ chướng ngại vật”. 

(Hình Facebook: Dân Đồng Tâm dựng chướng ngại vật trên đường làng kể từ cuối tuần trước.)

Trả lời VOA một ngày trước đó, một người dân không muốn nêu tên nói rằng việc bắt các cảnh sát cơ động làm con tin là do “bức xúc quá” và “chỉ có làm như thế thì mới giải quyết được vấn đề”.

Ông Bình Lê, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, viết trên trang Facebook: “Tôi cũng mong những người dân Hà Nội quan tâm đến Đồng Tâm. Hãy thực hành quyền “theo cách của bạn, cách tôn trọng tự do, bình đẳng, nhân phẩm của người khác chứ không phải cách trấn áp và tước đoạt!”












Cán Bộ Xã Có Phải Là Đại Diện Cho Nông Dân Hay Không?

Kính Hòa, phóng viên RFA (20/4)

*

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất