Vườn Rau Việt.
Khi đến Hoa Kỳ trong những ngày đầu, năm 1975, đại đa số người
Việt ở tản mát khắp nơi trên đất Mỹ, người Việt cô đơn, người Việt buồn bã, người
Việt mất quê hương…và tất cả đêu nghĩ rằng chẳng bao giờ có thể có một bữa ăn
Việt Nam trong gia đình. Làm gì có rau muống, rau đay, cà pháo, măm tôm, …v.v.
Nhưng dần dà, người Việt từng đợt đến Mỹ. Người Việt có phở,
hủ tíu, bún bò, bún rêu, bún mắm…và có tất cả các loại rau Việt. Vườn Rau Việt
có mặt và góp phần làm phong phú nên văn hóa “Rau Trộn” (Salad Bowl). Nhiều người
đã làm giàu nhờ trồng rau. Kể vài chuyện điển hình như vầy:
Một vườn rau ở Florida
nỏi tiếng, và anh nông dân chủ vườn tâm tình: Anh nói: “Làm nông ở Việt Nam
nghèo, làm nông ở Mỹ giàu. Nhưng làm nông dân ở Mỹ muốn giàu phải chịu cực. Tui
nói cậu nghe, nông dân Mỹ không giàu bằng tui đâu. Nhưng họ sướng hơn tui nhiều.
Cùng một diện tích, nông dân Mỹ trồng ngô, tôi trồng rau. Họ kiếm được 200$,
tui có thể kiếm được 2,000$. Nhưng họ làm bằng máy, chi phí cao. Tui chịu khó,
làm bằng tay, chi phí thấp, nên tui nhanh giàu”.
Một tháng kiếm được 200-300 nghìn đô-la Mỹ, trừ đi các chi
phí và đóng thuế, lương của anh Hồng Nguyễn còn cao gấp mấy lần Tổng thống Mỹ.
Nhờ vườn rau húng, rau lang, rau ngò, rau bí… các loại của mình, anh Hồng Nguyễn
mở được cả công ty, rồi xây dựng một căn biệt thự bề thế cả chục phòng ngủ với
giá cả triệu đô ngay chính giữa trang trại của mình, rồi nuôi con cái ăn học,
giúp đỡ họ hàng ở Việt Nam, thường xuyên đóng góp từ thiện. Nhưng anh Hồng
không ăn diện xe xua, không mua xe sang, không đi du lịch nay đây mai đó.
Cuộc sống của anh mỗi ngày là thức dậy, ra vườn. đến tối vào
nhà, nói chuyện với vợ năm ba câu, đặt lưng xuống là ngủ. Cuối tuần, anh mang
nông sản của trang trại mình vào những khu chợ phiên để giới thiệu sản phẩm, quảng
bá thương hiệu Hong’s Farm đến người tiêu thụ. Trang trại rộng gần 20 héc-ta của
anh Hồng không có một khu đất trống.
Rồi có bà lấy chồng Mỹ, qua HK năm 75, trở thành nông dân ở
Virginia: Vườn nhà bà Bọc hầu như không thiếu loại rau nào, từ bạc hà, cải mơ,
rau muống, mồng tơi, rau đay, hành, hẹ, bí xanh, bí đỏ cho đến rau răm, húng, rau
mùi...Bà nói chuyện với nhà báo: “Nếu không muốn mua rau đã cắt sẵn, khách cứ
việc xuống vườn, muốn hái gì tuỳ thích. Trừ rau sống bán mớ, các loại rau củ
khác đều bán theo cân, nặng bao nhiêu cứ thế trả tiền.” Vườn nhà bà Bọc đông
khách, cả ngày tấp nập, nên gọi là chợ chắc cũng không sai. Không chỉ người Việt
mà cả Tây, Tàu, Ấn... đều biết tiếng "Chợ Vườn" mà tìm đến.
Vườn rau Việt đã đi vào đời sống của đất mới. Mỗi người một
cảnh, có bao nhiêu nông dân trở thành triệu phú nhờ trồng rau? Chẳng có thống
kê. Nhưng rau Việt hôm nay đã đủ cung cấp cho gần 4 triêu người Việt trên toàn
nước Mỹ.
Đồng hương Việt cư ngụ tại California (nói chung), và tại
San Jose (nói riêng) đều biết khí hậu Cali rất giống Việt Nam, nhà người Việt
nào cũng có một miếng vườn; thậm chí, ở nhà thuê hoặc chung cư…người Việt cũng
cố gắng làm một “mảnh” vườn, cho thấy vườn rau rất gần gủi với nếp sống Việt
Nam. Ở đó có chậu tía tô, ngò gai, kinh giới…hoặc giàn bí, giàn bầu…lên xanh mướt
mắt. Và, có điểm rất độc đáo là nhiều người già Việt Nam
đã đem những loại rau quả đó ra bán cho người Việt. Một bà cụ ngồi dưới cội cây
trên đường Berdette Dr., mỗi cuối tuần người ta nếu đi chợ đều có thể nhìn thấy
một bà cụ ngồi bên vệ đường với hàng lô, hàng lốc các chậu bằng nhựa cứng với
các cây giống, bên cạnh đó là những mớ rau, trái ớt, trái mướp…bán cho người
qua lại. Có lẻ bà không bán để sinh nhai, bà bán cho vui qua ngày tháng? “Ra đường
cho thấy người qua lại. Ở nhà buồn sanh bệnh…” Bà nói vậy. Cũng có người biết
bà và kể cho người quen nghe rằng “Bà bán mớ rau đó, nếu có đồng nào thi bà gửi
làm từ thiện.”
Vườn rau với tuổi già, với nếp sống Việt Nam
xa quê, thật không có lời nào diễn đạt! Cũng có thể đó là tâm tình của một người,
chưa già, nhưng đã mê màu xanh của rau quả. Ông Nguyễn Tâm, ông là nghị viên của
thành phố đông dân Việt nhất ngoài Việt Nam ,
đã tâm tình “Tôi mê lắm, tôi ở nhà quê mà. Tôi muốn có một vườn rau cho xanh
mát con mắt.” Thế thì làm thế nào? Với
chức vụ nghị viên, ông đã xin phép khai
thác một mảnh đất nhỏ bên cạnh Vườn Văn Hóa Việt, 1499
Robert Ave. , San Jose , CA
95122 . Có thể đó cũng là tâm
tình của nhiều người Việt Nam
sống tại Mỹ?
Người ta cũng đã gặp nhiều ông bà cụ Việt Nam
có vườn rau trong các khu vườn Cộng Đồng (Community
Garden ), người ta có thể vào trang
mạng sanjoseCA.gov, hoặc gọi 408-793-4165 để tìm hiểu luật lệ xin đất; nhưng,
chắc chắn một điều là chờ đợi biết đến bao giờ. Một người cho biết “Chờ lâu lắm.
Có thể vài ba năm hoặc lâu hơn tùy chỗ.” Có hàng trăm khu vườn như thế trong
thành phố San Jose . Người ta có thể
nhìn thấy điển hình một khu vườn Community
Garden như thế (rất gần cộng đồng
Việt Nam - trên
đường Tully, đối diện thư viện Tully). Xin đã khó, nhưng không có chi miễn phí
tại Hoa Kỳ. Giá tiền tượng trưng cho một miếng vườn nhỏ từ 100 sq ft đến 600 sq
ft có lệ phí từ $12.50 một tháng.
Một ngày giữa tháng Sáu năm nay (15/6/2018), một chiều thứ
Sáu có nắng đẹp, tại khu Vườn Rau Việt, NV Nguyễn Tâm đã mời đồng hương đến
chung vui, coi như mở của vườn rau chào đón bà con đến “coi cho biết”. Họ là những
ông bà cô bác ở gần đó, nhiều nhất có lẻ là cư dân chung cư nằm trước mặt khu
vườn, đã nhận một miếng đất nhỏ để “canh tác”. “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một
màu…có đàn, có đàn gà con nương náu…”, bỗng đâu bài hát Bà Mẹ Quê (Phạm Duy)
như văng vẳng đâu đây. Hình ảnh những cây cà, giàn mướp, bụi ớt, luống hành…hiện
ra trong trí, và “nó” đang ở trước mắt người ta, chỉ thiếu một người mẹ với chiếc
áo bà ba, cái khăn rằn vắt vai…là chúng ta đã có một quê hương Việt trên đất Mỹ.
Nhớ lắm!
Có khoảng hơn 50 người đến chung vui. Có nghị Viên Diệp Thế
Lân, Johnny Khamis. NV Tâm Nguyễn tiếp đón chào mừng nồng nhiệt. Ông chỉ ra khu
vườn “Chưa hoàn tất, còn phải đổ đất, phân lô…” Ông cho biết, có đoàn hướng đạo
Việt Nam tại địa
phương đến giúp. Tuy chưa hoàn tất, nhưng khu vườn đã có màu xanh, có trái chín,
những vồng cải, salad đang thu hoạch. Cũng theo NV Nguyễn Tâm “Hoàn toàn miễn
phí.” Tiền nước do ông thanh thỏa, bà con nhận vườn, ngày hai buổi đến trồng,
chăm sóc, tưới nước…”Mấy bác vui lắm!” Ông nói.
Hiện nay, sau 3 tháng làm lụng, Vườn Rau Việt đã mở cửa mỗi
sáng Chủ Nhật để đồng hương đến “tâm tình, nói chuyện, và uống cà phê…” Một nơi
chốn sẽ trơ thành điểm hội tụ cho đồng hương.
Để kỷ niệm một năm hoạt động tai Vườn Văn Hóa Việt, ngày thứ
Bảy 4/8/2018 sẽ có lễ chào cờ
đầu tháng diễn ra tại đây.
Nghị viên Nguyễn Tâm thông báo: “Kỳ nầy nhằm vào thứ Bảy ngày 4 tháng 8, lễ chào cờ do
Hướng đạo Diên Hồng đảm trách, sau đó mời mọi người bước qua Vườn Rau Việt với
cafe sáng do hội Liên Gia UVAN khoản đãi.” Tưởng cùng nên biết thêm, chào cờ đầu
tháng tại Vườn Việt được thực hiện đều đặn suốt 1 năm qua do NV Nguyễn Tâm phối
hợp với các hội đoàn luân phiên tổ chức, dù mưa hay nắng, đúng 9:00am mỗi sáng
thứ Bảy đầu tháng.
Vườn Rau Việt do NV Nguyễn Tâm vận động suốt 1 năm nay và đi vào hoạt động được 3 tháng nay với sự tham dự đông đảo nồng nhiệt của quý vị cao niên trong xóm bên kia đường Roberts. Quý cụ chăm sóc vườn rau hai buổi sáng chiều mỗi ngày, và sau ba tháng đã gặt hái nhiều đợt rau trái xanh tươi ngon ngọt. Vườn rau trở thành một nơi sum họp giải trí cho nhiều người mọi lứa tuổi, nhất là ông bà dắt cháu dạo thăm vườn rau. Đặc biệt nhất là có chương trình cafe vườn rau Việt từ8:00 giờ sáng mỗi chủ nhật./.
Vườn Rau Việt do NV Nguyễn Tâm vận động suốt 1 năm nay và đi vào hoạt động được 3 tháng nay với sự tham dự đông đảo nồng nhiệt của quý vị cao niên trong xóm bên kia đường Roberts. Quý cụ chăm sóc vườn rau hai buổi sáng chiều mỗi ngày, và sau ba tháng đã gặt hái nhiều đợt rau trái xanh tươi ngon ngọt. Vườn rau trở thành một nơi sum họp giải trí cho nhiều người mọi lứa tuổi, nhất là ông bà dắt cháu dạo thăm vườn rau. Đặc biệt nhất là có chương trình cafe vườn rau Việt từ
Lê Bình
Comments
Post a Comment