Mối quan hệ sóng gió của ông Tillerson với Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải ông Rex Tillerson khỏi chức vụ Ngoại trưởng. Nhiều người cảm thấy bất ngờ trước quyết định này của ông Trump, nhưng thật ra ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu ngành ngoại giao của ông đã xung đột trong nhiều vấn đề, cả lớn lẫn nhỏ.
Báo The Hill đã tổng kết lại những sự kiện đáng chú ý trong mối quan hệ giữa ông Trump và ông Tillerson, theo trình tự thời gian:
Ngày 1/2/2017: Ngoại trưởng Tillerson được xác nhận
Việc đề cử của Tillerson đã thu hút được sự quan tâm của các đảng viên Dân chủ, những người tỏ ra không thoải mái về việc một doanh nhân ngành năng lượng có quan hệ với Nga và các chính phủ nước ngoài khác lại trở thành người đứng đầu cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, Thượng viện đã bỏ phiếu để xác nhận ông Tillerson trong cuộc bỏ phiếu 56-43 với đảng Dân chủ Sens Mark Warner (Va.), Heidi Heitkamp (ND) và Joe Manchin (W.Va.) và Sen. Angus King (I-Maine) gia nhập đảng Cộng hòa trong việc bỏ phiếu cho ông.
“Đã đến lúc đưa ra một cái nhìn rõ ràng về vấn đề đối ngoại, để nhìn vào thế giới xung quanh chúng ta, và tìm kiếm các giải pháp mới dựa trên những sự thật rất lâu đời”, ông Trump nói trong lễ tuyên thệ của Tillerson.
Ngày 9/6: Ông Trump bất đồng với Tillerson về Qatar
Ông Tillerson bất đồng với ông Trump sau khi Ả-rập Xê-út và 3 nước Ảrập khác cắt đứt quan hệ với Qatar vào tháng 6/2017 với cáo buộc Qatar hỗ các nhóm khủng bố.
Trong khi ông Tillerson kêu gọi chấm dứt cuộc phong tỏa Qatar, nơi có hơn 10.000 binh lính Mỹ đóng quân ở một căn cứ hải quân, ông Trump lại ca ngợi quyết định của các quốc gia khác và kêu gọi Qatar từ bỏ “chủ nghĩa cực đoan”.
Bất đồng đầu tiên này được giới quan sát nhìn nhận như một dấu hiệu sớm cho thấy Bộ trưởng Ngoại giao không phải luôn luôn cùng quan điểm với Nhà Trắng.
13/6: Tillerson bất đồng với ông Trump về khí hậu
Ông Tillerson bất đồng với Tổng thống Trump một lần nữa – lần này là về vấn đề thay đổi khí hậu – tại buổi điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện vào ngày 13/6..
Ngoại trưởng nói Tổng thống Trump không nên quyết định rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, khẳng định rằng ông vẫn ủng hộ thỏa thuận này bất chấp ông Trump nói thỏa thuận áp đặt những hạn chế không công bằng đối với Mỹ.
Sự chia rẽ lần này đã cho thấy ông Tillerson dường như miễn cưỡng trong việc thay đổi những “di sản” của chính quyền tiền nhiệm Obama.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson (bên trái) gặp Tổng thống Djibouti, ông Ismail Omar Guelleh tại Dinh Tổng thống ở Djibouti, ngày 9/3/2018. (Ảnh: (Jonathan Ernst / pool via AP)
Ngày 7/7: Tillerson bối rối khi ông Trump hỏi thẳng Putin
Tillerson là quan chức cao cấp duy nhất của Mỹ tham gia cùng với ông Trump trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 7/7 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức.
Ông Trump đã nhiều lần ca ngợi Putin trong chiến dịch tranh cử, cho thấy cả hai có thể làm việc cùng nhau để làm tan băng mối quan hệ ngày càng lạnh lùng.
Theo tờ New York Times, khi ông Trump hỏi thẳng ông Putin có phải chính phủ Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hay không, ông Tillerson tỏ ra rất ngạc nhiên. Ông Tillerson đã chia rẽ với ông Trump về vấn đề Nga nhiều lần kể từ đó.
Ngày 27/8: Tillerson nói ông Trump ‘tự nói chuyện với mình’
Sau khi ông Trump cho biết trách nhiệm về cuộc đụng độ bạo lực giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và những người phản đối họ ở Charlottesville, bang Virginia, là thuộc về “nhiều phía”, ông Tillerson nói với Fox News rằng “Tổng thống nói chuyện với chính mình”.
Ngày 1/10: Tổng thống Trump nhắc nhở Tillerson về Triều Tiên
Ông Trump đã công khai phản bác ý kiến của ông Tillerson rằng Mỹ nên có một đường dây liên lạc trực tiếp với Triều Tiên.
Trong một bài đăng Twitter vào ngày 1/10, ông Trump nói Ngoại trưởng đang “lãng phí thời gian của ông ấy để đàm phán với Người Tên lửa nhỏ” – một biệt danh ông Trump đặt cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Lời bình luận đó là một cú sốc đáng xấu hổ đối với sự tín nhiệm của ông Tillerson và đã làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ngoại trưởng Rex Tillerson tại một cuộc họp báo ở Ankara nói với chương trình “60 Phút” của CBS rằng ông “đang lắng nghe” những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẵn sàng đàm phán. (Ảnh: AFP)
Ngày 4/10: Tillerson gọi ông Trump là ‘con nít’
Tờ NBC tung tin đồn vào tháng 10 cho biết ông Tillerson đã từng gọi ông Trump là “con nít già” (moron) sau một cuộc họp cấp cao tại Lầu Năm Góc vào tháng 7. Đồng thời, tờ báo tuyên bố ông Tillerson đã vật lộn với ý tưởng từ chức, cho đến khi Phó Tổng thống Pence thuyết phục ông ở lại.
Ông Tillerson đã nhanh chóng phủ nhận việc ông đe dọa sẽ từ chức. Tuy nhiên, ông ít khi trả lời thẳng câu hỏi liệu ông có gọi ông Trump “moron” hay không, nói rằng ông không nói “những thứ nhỏ nhen như thế”.
Ông Trump cũng bác bỏ bài báo của NBC, gọi đó là “tin giả mạo”, nhưng đề nghị ông Tillerson nên thi kiểm tra IQ với ông.
Ngày 15/10: Tillerson ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran
Ông Tillerson đã thúc đẩy Tổng thống Trump ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, cảnh báo việc rút khỏi thỏa thuận có thể gây nguy cơ lớn hơn cho an ninh quốc gia. Ông Trump được biết đến từ lâu là người phê bình thỏa thuận này.
Sau khi ông Trump ngày 13/10 tiến hành xác nhận sự tuân thủ của Iran, ông Tillerson đã thực hiện một bước hiếm hoi để bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với thỏa thuận trong cuộc phỏng vấn CNN vào ngày 15/10.
Việc xuất hiện trên CNN đã cho thấy Tillerson sẵn sàng phản bác tổng thống công khai. Hơn nữa, sự ủng hộ của ông Tillerson đối với thỏa thuận này chính là điểm gút mắc với ông Trump. Khi sa thải ông Tillerson, ông Trump đã liệt kê sự bất đồng này như một lý do.
Ngày 30/11: Rộ tin ông Tillerson sắp bị sa thải
Một bài báo của New York Times (NYT) vào tháng 11 nói về kế hoạch nhân sự của Nhà Trăng, trong đó Giám đốc CIA Mike Pompeo sẽ được chuyển vào Bộ Ngoại giao. Điều này là dấy lên một loạt câu hỏi về tương lai của Tillerson.
Ông Trump nói bài báo của NYT là “tin giả” và nhấn mạnh rằng ông và Tillerson đã hợp tác tốt với nhau. Tuy nhiên, tin đồn đã làm cho các chính phủ nước ngoài thiếu tin tưởng vào Ngoại trưởng Mỹ.
Ngày 5/1/2018: Tillerson nói ông có kế hoạch dẫn dắt Bộ Ngoại giao hết năm 2018
Tillerson đã bước vào năm mới với một tuyên bố rằng ông sẽ ở Bộ Ngoại giao hết năm 2018.
“Tôi dự định sẽ ở đây suốt cả năm”, ông nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 5/1.
Ngày 12/3: Tillerson cho biết vụ đầu độc cựu điệp viên Nga sẽ kích hoạt phản ứng
Tillerson sẵn sàng chấp nhận một đường lối cứng rắn hơn của Nga so với ông chủ của ông đã được trưng bày đầy đủ vào ngày thứ Hai, khi ông nói với các phóng viên rằng việc ngộ độc của một cựu gián điệp Nga ở Anh “rõ ràng đến từ Nga” và sẽ “kích hoạt phản ứng” từ Mỹ
Ý kiến của ông được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố rằng “rất có khả năng” Nga đã đứng đằng sau cuộc tấn công vào ông Sergei Skripal và con gái ông, những người được cho đã bị đầu độc bởi một chất độc thần kinh do Nga sản xuất.
Ngày 13/3: Sa thải Ngoại trưởng Tillerson
Vị trí đứng đầu Bộ Ngoại giao của ông Tillerson đã kết thúc đột ngột vào thứ Ba 13/3, sau khi ông Trump tuyên bố trên Twitter rằng ông có ý định đề cử Pompeo làm người kế nhiệm Ngoại trưởng.
Tillerson cho biết ông sẽ chính thức rời khỏi bộ vào ngày 31/3.
Mỹ Khánh
Comments
Post a Comment