Hội Ái Hữu Bạc Liêu Mừng Tân Niên Mậu Tuất 2018.


Cựu Đô Đốc Trần Văn Chơn

Ông Triệu Hà Hội ĐPQ
Anh Bỉnh và anh Lưu Thành, Thăng Phở Nguyễn
MC Đặng Tấn Lợi

Chào Cờ Khai Mạc





Múa Lân Mừng Xuân Mới
DS Bảy, Ông Triệu Hà và Đô Đốc Trần Văn Chơn

Cựu Hội Trưởng Liên Hán Như

Ca Sĩ Trúc My

 DS Bảy Trao Quà Lưu Niẹm
 Tân Hội Trường Lưu Trường Kiện 
 Cải Lương Hồ Quàng Phương Nam
 Hội AH An Giang Nguyễn Tấn Thuận
 Bạc Liêu
Chúc Thọ và nhận  Lì Xì là không thể thiếu trong Ngày Tết




 Gia Đình Ông Huỳnh Ngọc Ẩn Bạch Liêu 




Lê Bình

Lúc 5:00pm ngày thứ Bảy 3/3/2018 tại nhà hàng Dynasty Seafood Restaurant, San Jose; Hội Ái Hữu Bạc Liêu Bắc California đã tưng bừng Họp Mặt Mừng Xuân Mậu Tuất (2018). Có gần 700 đồng hương và quan khách, thân hữu đến chung vui. Trong số đó có các hội đồng hương thân hữu: hội Bạc Liêu Nam CA, Hội An Giang, Hội ĐPQ&NQ, và một vài vị khách nhân sĩ trong vùng như Ông Trần Văn Chơn, Ông Bà Nguyễn Khắc Bình, DS Nguyễn Văn Bảy, Ông Bà Trần Quang An…

Trang trí sân khấu là tấm bích chương lớn Chào Mừng Quan Khách, hai chậu mai vàng và cây tắc. Ban Tiếp Tân đón khách từ phía cuối nhà hàng, tặng mỗi vị khách một Đặc San Xuân Bạc Liêu, và mời chụp hình kỷ niệm.

Nhà hàng rộn ràng từ lúc 4:30pm, máy phóng thanh liên tục chào mừng và sắp xếp chỗ ngồi. Người điều khiển, anh Đặng Tấn Lợi nhắc nhở đồng hương chụp hình, lấy báo Xuân, vào chỗ ngồi…và thông báo chương trình thật hấp dẫn. Tiếng chào hỏi chúc Tết của bà con đồng hương tràn ngập nhà hàng, xen lẫn trong tiếng cười đùa của con trẻ. Người ta không còn thời giờ để ngồi yên một chỗ. Rộn ràng, vui vẻ, nụ cười có sẵn trên môi. Những cái bắt tay thật chặt, những cái ôm choàng lấy nhau thân thiết. Đúng là “Vui như Tết”.

Vùng đất khai hoang thưở xưa, hơn 300 năm về trước. Bình dị, mộc mạc, chân tình đang thể hiện nơi đây. Vùng đất “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, đang từng phút hiển hiện, đó là cái tánh khí bạt mạng, ngang tàng và sự đoàn kết của những con người đi mở đất về phương Nam. Nó ở trong máu thịt của con người. Và họ đã “lập ấp, xây làng” nơi hải ngoại từ ngày đành đoạn rứt ruột bỏ quê hương đi tị nạn tại xứ người.

Lễ Chào Cờ, và phút mặc niệm diễn ra vào lúc 7:00pm do anh Đặng Tấn Lợi điều khiển. Tết không thể không có trống và Lân. Đoàn Lân với 8 con đủ màu sắc uốn lượn nhịp nhàng theo tiếng trống. Sau đó đến từng bàn chào quan khách và đồng hương đề nhận “Lì Xì” đầu năm theo tập quán ngày Tết.

MC Nguyễn Thu Hương, Đặng Tấn Lợi điều khiền chương trình của buổi họp mặt. Cô giới thiệu quan khách, mời cựu Hội Trưởng Liên Hán Như lên sân khấu Chúc Tết. Ông Liên Hán Như cảm ơn đồng hương đã đến chung vui. Ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Việt, Triều Châu ông chúc mọi người năm mới phát tài, nhiều sức khỏe “Tiền vào cửa trước, vàng vào cửa sau” Tấn tài, Tấn lộc, Tấn bình an, cảm ơn đồng hương và anh chị em trongBCH đã giúp ông hoàn thành nhiệm vu trong nhiệm kỳ vừa qua. Tiếp theo là Tân Hội Trưởng Lưu Trương Kiện chúc Tết đồng hương.
DS Bảy trao tặng cưu HT bảng lưu niệm. Các vị trong BCH: Anh Huỳnh Ngọc Ẩn, Lưu Trường Thọ, Nguyễn Bình Hòa thay nhau tường trình những sinh hoạt trong năm qua.

Thủ quỹ báo cáo tài chánh chi thu trong năm qua, và số tiền còn tồn quỹ. Tưởng cũng nên biết, điều đặc biệt là đồng hương Bạc Liêu nhận thiệp mời không bao giờ thấy ghi giá tiền trên thiếp, nhưng tiền bạc lúc nào cũng dồi dào…đúng phong cách “Bạc Liêu”. Tại bàn yểm trợ $30,000.00 và tiền vé số $4,400.00.

 Những công việc của hội tập trung vào hai cuộc họp mặt Hè và Tết, phát thưởng khuyến khích học tập của con cháu, thăm viếng đồng hương bịnh hoạn yếu đau hoặc gặp chuyện gia đình khốn khó, quà cáp giúp đỡ quê nhà…v.v. Qua phần tường trình, mọi người biết tin tức của đồng hương, ai còn ai mất, gia đình nào thêm dâu rể.

Phần nghi thức, chào mừng, chúc Tết đã xong. Ông Nguyễn Bình Hòa, cựu Hội trưởng, tâm tình cùng đồng hương, nói lên lòng tri ân của Ban Chấp Hành về việc bà con Bạc Liêu lúc nào cũng thắt chặt tình đồng hương, luôn sát cánh cùng Hội trong suốt 32 năm qua. Ông cũng cho biết thêm, trong thời gian qua Hội đã chi tiền triệu trong các cuộc gặp mặt, hội họp. Sự ưu ái, rộng rãi của bà con là niềm khích lệ to lớn cho BTC. Ban Tổ Chức Không thể quên các cháu nhỏ và phong tục ngày Xuân. Ông Đường Mậu Thủy thay mặt BTC phát quà “lì-xì” cho các cháu.

Dạ tiệc và Dạ vũ bắt đầu. Mọi người vừa thưởng thức văn nghệ và dùng chung môt bữa tiệc thịnh soạn. Văn nghệ năm nay phong phú, có hai phần tân nhạc với ca sĩ Trúc My và phần cổ nhạc, hồ  quảng ban Phương Nam với  nghệ sĩ Tuấn Châu, Ngọc Đáng,  Cẩm Thu Phillip Nam. Trích đoạn các tuồng cỗ …v.v. Người xem sống lại với các làn điệu quê hương đờn ca tài tử trong tiếng đàn lục huyền cầm réo rắc.

Xổ số đầu năm là không thể thiếu với hàng chục giải thưởng từ các doanh gia, thương gia, và các vị trong BTC: Ông Lưu Thành (New Tùng Ke, Phở Lưu), Ông Thắng Phở Nguyễn, Ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Ông Hùng Lương, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Bình Hòa, Lưu Trường Thọ, Lưu Trường Ninh, Liên Hán Như, Bà Hùng Văn Sang…v.v.
Ban Tổ Chức cũng cho biết Picnic Hè và Phát Thưởng sẽ diễn ra tại Cunningham Park.

Trong các bàn tiệc, có người đến lần đầu từ các thành phố khác, cũng có gia đình đã tham dự mỗi năm. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống tại đất mới, và những kỷ niệm với quê hương.

Dạo quanh các bàn, dân “rặc” Bạc Liêu cho đến bây giờ chỉ có chừng một phần ba, số còn lại ở khắp các miền về lập nghiệp. Một điều rất rõ qua những lần hội họp, giờ đây người Bạc Liêu rất ít có gia đình nào là Triều Châu “rặc”, trên thực tế không ít thì nhiều dòng máu Việt, Khmer, Hoa đã hòa quyện trong mỗi gia đình...Trong câu chuyện, anh Bỉnh vui vẻ mau mắn kể chuyện “đời xưa”.

Người ta nói với nhau, Bạc Liêu xưa nay vẫn thế, vẫn bình dị, hiền hòa, rộng lượng. Vẫn những đồng lúa xanh, những cánh đồng muối trắng Ba Thắc, những dòng sông chằng chịt. Vẫn còn đó chiếc xuồng ba lá, chiếc nón lá chao nghiêng mùa lúa về . Cái chất hiền hòa bình dị ấy làm sao người tha hương không vương vấn, nhớ về. Thoảng qua trong phố, trong quán ăn, một tô bún mắm bốc khói, một nồi canh chua ... là cả một trời quê ẩn hiện đâu đó trong tâm tư, kỷ niệm của người xa xứ. Có thể như vậy mà mỗi năm Xuân Thu nhị kỳ-Picnic Hè, Dạ Tiệc Tân Niên là người đi như trẩy hội.

Không những thành công về thương mãi, Bạc Liêu còn có những câu chuyện mang dấu ấn lịch sử khó phai trong lòng mỗi người. Đồng Nọc Nạng với anh em Mười Chức một khí phách quật cường của người nông dân chống áp bức, bất công. Chủ Chọt người Khmer tập họp dân làng đánh Tây. Ở đó còn có nhạc sĩ cổ nhạc Cao Văn Lầu, nhà thơ Vũ Đức Sao Biển …Về tín ngưỡng có Chùa Phật Bà Nam Hải và Phật Bà Đông Hải được cư dân nơi đây trân trọng gọi bằng “Mẹ Nam Hải” và “Mẹ Đông Hải”, chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước, chùa Xiêm Cán, chùa Giác Hoa, đình thần Nguyễn Trung Trực, đình Tân Hưng…Tháp cổ Vĩnh Hưng.

Ai đã đến Bạc Liêu, dù chỉ dừng chân trong một cuộc hành quân, một chuyến viếng thăm bè bạn, hoặc “bị đì” từ Sài Thành Hòn Ngọc Viễn Đông về xứ “nước mặn đồng chua”, xứ “Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu” thì vẫn nhớ hoài không quên Vĩnh Lợi, Giá Rai, Phước Long…


Bạc Liêu là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp Sóc Trăng và Cần Thơ, Hậu Giang, phía đông nam giáp biển Đông, phía Tây giáp Cà Mau và Kiên Giang. Là vùng đất mới được khai mở vào cuối thế kỷ 17 và được phù sa bồi đắp. Bạc Liêu có nhiều cánh đồng lúa bao la. Do hành trình của dòng hải lưu Bắc Nam, phù sa dồn lại tạo thành những giồng đất cát, nơi đây cây ăn trái mọc sum sê.


Thành phố Bạc Liêu nằm bên rạch Bạc Liêu, cách biển 10 km, là trung  tâm lúa gạo và đầu mối giao thông trong và ngoài tỉnh. Đất đai Bạc Liêu màu mỡ, dân cư đông đúc, sống bằng nghề trồng lúa, hoa mầu, cây ăn trái, hải sản và nghề làm muối.

Thời nhà Nguyễn, thế kỷ 18, Bạc Liêu thuộc phủ Bãi Xàu, tỉnh An Giang. Bạc Liêu được hình thành từ cuối năm 1882 do thống đốc Le Myre de Villers ký nghị định lấy một phần đất của Sóc Trăng và Rạch Giá. Ngày 20/12/1989, Toàn quyền Poul Doumer đổi thành tỉnh Bạc Liêu.

Bạc Liêu đã có một vị trí khá quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng của người Pháp. Bạc Liêu vốn là xứ của một số đại điền chủ Nam kỳ lục tỉnh, mà đến nay vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây đã tạo cho Bạc Liêu một dấu ấn rất riêng. Ai đã đến Bạc Liêu sẽ hiểu thêm về giai thoại công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi. Đến Bạc Liêu người ta se không quên sân chim Bạc Liêu, những vườn nhãn dài hàng mấy chục cây số, tháp cổ Việt Hưng, chùa Xiêm Cán, hoặc đi thăm những rừng đước, rừng tram…v.v.

Thuở ban đầu, Bạc Liêu không giống các tỉnh miền ngoài. Dân cư không sống trong “lũy tre làng”. Dân Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực”. Họ sống rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Người Kinh, người Khơ-me, người Hoa, luôn tương trợ, đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích “làm ăn lớn”. Phong cách sống của người Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, bộc trực, nhưng bất khuất và anh dũng, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.

Bạc Liêu là vùng đất trù phú thịnh vượng, người Bạc Liêu hiền hoà, hiếu khách, có phong cách sống phóng khoáng của vùng Nam Kỳ lục tỉnh, anh hùng mã thượng. Ở Bạc Liêu, lớp người trung niên giữa Kinh và Khơ-me hay kết thân nhau làm “ní” (người cùng tuổi). Trai, gái Kinh và Hoa thường gọi nhau là “hia”, “chế” thay cho “anh, chị”.

Người Bạc Liêu rất yêu nghệ thuật, đặc biệt là vọng cổ và bài bản đờn ca tài tử; Bạc Liêu là nơi sanh ra bản “Dạ cổ Hoài Lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là quê hương của những bản Vọng cổ, điệu nói thơ Bạc Liêu, và làn điệu hò chèo ghe Bạc Liêu…

Vị trí đặc biệt của Bạc Liêu đã có “diện mạo” riêng. Đó là những nề nếp sinh hoạt ăn, ở…đã tạo nên tính cách cũng như những nét riêng của con người Bạc Liêu. Trong đời sống, người Bạc Liêu rất hiếu khách, nhiệt tình, quý trọng tình bạn, giàu lòng nhân ái, chuyện nhỏ bỏ qua, chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Trong công việc, người Bạc Liêu rất cần cù; trong chi tiêu thì phóng khoáng, ít so đo, tính toán hơn thiệt…Tất cả đã xây dựng nên một “phong cách” độc đáo của Hội AH Bạc Liêu hôm nay.

Một vài nét đơn sơ về Bạc Liêu:

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy phần lớn diện tích đất của tỉnh Bạc Liêu bao gồm quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây để thành lập tỉnh Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu còn lại 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh.

Vùng đất Bạc Liêu có nhiều di tích ghi dấu những sự kiện từ ngày đầu khai hoang mở đất thể hiện qua những công trình văn hóa tạo nên vẻ đẹp riêng Bạc Liêu. Tháp cổ Vĩnh Hưng, đây là công trình kiến trúc vào năm 892 sau Công nguyên thuộc nền văn hóa Óc Eo.  Đồng hồ Thái Dương, một sản phẩm của nhà bác vật đầu tiên ở Việt Nam - ông Lưu Văn Lang (1880-1969). Đồng hồ Thái Dương được xây dựng bằng gạch và xi măng, chỉ dựa vào hướng đi của ánh nắng mặt trời để báo giờ.

Ngoài ra, Bạc Liêu còn có rất nhiều đình, chùa và các đền thờ được xây dựng để thờ các vị tiền nhân có công với Bạc Liêu như: Chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước, chùa Xiêm Cán, chùa Giác Hoa, đình thần Nguyễn Trung Trực, đình Tân Hưng... khu di tích Đồng Nọc Nạng (thị xã Giá Rai); nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Kỳ Lục Tỉnh ...các lễ  Kỳ Yên, lễ Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn; lễ Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh...


Nói đến Bạc Liêu vẫn còn đó dòng sông Bạc Liêu hiền hòa - chứng nhân một thời lưu dân đi mở đất, khai ấp, lập đình “dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”; vẫn còn đó hàng me cổ thụ như hoài niệm về biết bao thăng trầm lịch sử, tạo một nét cổ kính của thành phố vùng sông nước Cửu Long.

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất