CHÚNG TÔI KHÔNG LÀ VIỆT KIỀU .



Năm ngoái, một cô “du sinh” Việt Nam (Sinh Viên VN Du Học) theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ có phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: 

Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ? 

- “Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,”
(tôi trả lời. )

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích:

“Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” tức là Giấy Thông Hành nước ngoài.
- Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không muốn NHẬN VƠ chúng tôi là dân của ông ấy?
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.
Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam:
- Những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
- Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa là từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất đi tư cách tị nạn. Pháp đã áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.
Dù không thuộc các thành phần nêu trên, nhưng một khi đã giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không còn là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng đã hiểu ra câu trả lời:
"chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
- Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đề khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ phải can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt được hiệu quả.”
- Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.
Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chận ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam.
Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?
- Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ.
- Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.
- Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ.
Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
- Thành ra, muốn xác định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”.
Khi người người trong chúng ta ý thức được điều này rồi hành động và cư xử đúng cương vị thì nhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.

Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi:

1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.

2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng "socialist republic...", lập tức sẽ được hỏi "Đến nước Đức làm gì?", "Ở bao lâu? Khi nào về?", "Mang theo bao nhiêu tiền?"...

3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn."

4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus "Không được vất rác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus", những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng "Ăn cắp là pham tội... Camera đang hoạt động". Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.

5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt "Không xả rác bừa bãi... Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won".

6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.

7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: "Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!"

8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: "Em đang vội. Merci bú ku".

9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây "một câu hò Nghệ Tĩnh": "Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!"

10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút "Đi đâu về?", "Đi làm gì?"... Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo...


fb Minh Pham - Tự hào là người Việt Nam non-XHCN!

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất