Đạo Hiếu.



I. Bất hiếu vì không theo Đạo của cha mẹ?


Tôi có thân nhân và bạn hữu theo Phật giáo, có suy nghĩ như sau:



1- Ông bà, cha mẹ đã theo Phật giáo, mà mình theo tôn giáo khác là bất hiếu.

Có phải bất hiếu vì không sống theo thói cổ của ông bà, cha mẹ? Ngày trước, khi mang quan tài của ông bà đi chôn, người Việt đặt một ly rượu trên quan tài, và đô tùy (người khiêng quan tài) phải đi thật chậm, để ly rượu không bị đổ, và họ tin làm như thế, thì mới bộc lộ lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ.

Ngày nay, quan tài được chuyên chở bằng xe hơi, bằng máy bay, có ai cho như thế là bất hiếu không?



2- Phật giáo tin phải cúng cơm cho ông bà, cha mẹ đã khuất, để ở bên kia thế giới, ông bà, cha mẹ khỏi phải đói khát.

Có phải linh hồn cần ăn uống như người sống không?

Đó là mê tín, tin nhãm, vì thế mà dân gian có câu: “Khi sống thì không cho ăn, đến khi nằm xuống làm cơm cúng ruồi.”



3- Người Phật giáo đốt vàng bạc giả, tiền giả, nhà lầu, ngựa, xe giả... để gửi cho ông bà, cha mẹ, có cái dùng ở bên kia thế giới.

Nếu họ dùng được, tại sao không đốt vàng thật, tiền thật, nhà lầu thật, ngựa xe thật? Tại sao chỉ dùng toàn đồ giả? Hành động như thế không phải diễu cợt đối với người đã khuất sao?



Trước năm 1975, cao tăng Thích Ngự Chiếu, viết quyển “Vô Thần Luận”, đả phá sự mê tín, dị đoan tràn ngập trong Phật giáo, và nhà sư này tuyên bố Phật giáo là vô thần.

Thực tế, những kẻ chối bỏ Thiên Chúa, thường là những kẻ mê tín, dị đoan hơn ai hết. Bằng chứng là các cán bộ Cộng sản, ở cấp càng cao, càng hay đi coi bói. Bạn có biết tại sao không? Vì con người không thuần tuý vật chất mà có linh hồn, có khuynh hướng tìm về với Đấng Thiêng Liêng. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa, thì họ tìm đến tà thần, tà phật, hoặc họ đưa tạo vật lên làm thần; đó là lýdo có nhiều tôn giáo giả dối, tà đạo.



Tỉnh Quảng Nam có Thầy thuốc Nghiêm rất nổi tiếng, sau khi trở về với Chúa, ông nói: “Có ai mộ mến Phật hơn tôi? Có ai làm những điều dị đoan hơn tôi? Thế mà nhờ ơn Chúa, từ khi được Rửa Tội, gia nhập đạo Công giáo, tôi hoàn toàn đổi mới, tôi đã bỏ được thói dị đoan, mê trong Phật giáo”.



4- Nhiều cao tăng Phật giáo nói, Công Giáo là Đạo ngoại quốc, dođó không nên theo, vì Việtnam đã có “Tam giáo đồng nguyên”, không cần tôn giáo nào nữa.

Nói như thế là bộc lộ sự ngu xuẩn. Có phải Lão tử, Khổng tử và Tất Đạt Đa là người Việtnam? Sự thật, trước khi Lão, Khổng, Phật giáo truyền vào nước ta, người Việt đã tin có TRỜI.

Nhờ tìm hiểu Thiên Chúa Giáo, người Việt biết Ông Trời, chính là Thiên Chúa; và Đạo Trời, chính là Kitô Giáo, Công Giáo. Bằng chứng:

Đạo Trời thì nói: “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ” ; “Sống nhờ Trời, chết về chầu Trời” ; “Chỉ có Trời cứu” ...

Công Giáo thì tuyên bố: “Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa.”; “Thiên Chúa là cội nguồn và là cùng đích của nhân loại”; “Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng” ...



5- Nhiều nhà sư khoe, ở VN người theo Phật giáo là 80- 90% dân số .

Giả dụ lời khoe đó là đúng, nhưng có phải với số phần trăm đó, mà những ai theo Phật giáo thì được về cõivĩnh phúc, sau cái chết? Chắc chắn là không. Thực tế, Việtnam và Chệt quốc ngày nay, số người xấu, gian dối, ăn cắp, ăn cướp... nhiều hơn người tốt, người thật thà, người lương thiện. Vậy số phần trăm đó, đâu phải là tiêu chuẩn để xác định đó là chân đạo. Mẹ Maria cho biết, hằng ngày số người sa vào hỏa ngục, nhiều hơn số người được về thiên đàng.



Bác sĩ Chang Shu Wen là phật tử, nghiên cứu Phật giáo nhiều năm, đã viết: “Phật giáo mâu thuẫn, mê tín, yếm thế, trốn đời, kiềm hãm đất nước và dân tộc trong sự chậm tiến và lạc hậu. Trong lúc tôi đi tìm cho mình một chân đạo, tôi tình cờ khám phá được tư tưởng chỉ đạo tôt nhất cho dân tộc, giúp cho đât nước phát triển, và giúp mọi người được ấm no, hạnh phúc; đó là chân đạo và tư tưởng Thiên Chúa Giáo.”



Người khôn ngoan, biết bỏ cái dở mà chọn cái hay; bỏ cái giả mà chọn cái thật; bỏ tôn giáo dị đoan mê tín, không thể cứu rỗi linh hồn ai, mà trở về con đường, dẫn chúng ta đến cõi thiên đàng vĩnh phúc, đó là Thiên Chúa Giáo, còn gọi là Công Giáo.

Thiên Chúa: “Ta là Ánh sáng, là Chân lý, là Sự sống. Ai tin Ta thì được sống đời đời.”



II. Bằng chứng có Thiên Chúa


1- Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia dù có cả ngàn danh y bên cạnh, nhưng họ đều bất lực, không thể giúp cho vua và hoàng hậu có con. Vua và hoàng hậu phải đi van vái nhiều nơi mới sinh được Tất Đạt Đa, Phật giáo gọi là Phật Thich Ca.



Các nhà bác học cho biết, loài người không tạo được sự sống, dù chỉ là sự sống của một hạt lúa, hay một con vi trùng. Vậy, Tất Đạt Đa được hiện hữu ở trần gian, là do Thiên Chúa ban cho.



2- Anh Vũ Đức Kiên, 40 tuổi, vợ là Nguyễn Thị Dung 36 tuổi, giáo xứ Nghĩa Hòa, Tân Bình. Anh Kiên đã có vợ và được năm con gái. Sau khi vợ chết, anh chắp nối với chị Dung mong sẽ có con trai, nhưng lại thêm hai con gái. Vị chi là bảy cô nàng. Cả họ buồn bã vì anh là con trai duy nhất của gia đình. Anh thất vọng đay nghiến vợ con, không cầu nguyện nữa. Phần chị Dung vững lòng trông cậy. Hằng tuần, vào ngày thứ tư, chị đến đền Thánh Giuse cầu nguyện. Trong khi ấy, cả nhà gièm pha. Thấy chị có thai, họ bảo, lại con gái nữa cho mà xem. Ngày chị đi sinh, không ai thèm ngó ngàng. Lúc sinh ra con trai, báo tin về gia đình, chồng cũng không tin. Ba ngày sau anh lên thăm, ẵm con thì mới nhận ra là đúng thật. Tên cháu là Giuse Vũ Đức Thạch.


Với 2 dẫn chứng ở trên, đã đủ minh chứng: không phải cha mẹ muốn có con là được. Sự hiện hữu của chúng ta, ở ngoài quyết định của cha mẹ chúng ta. Và nếu đi lần lên mãi, chúng ta phải khiêm tốn mà nhận rằng, phải có Thiên Chúa; cha mẹ chỉ là người cộng tác trong chương trình của Thiên Chúa, để chúng ta có cơ hội hiện hữu.

Kết
Người theo Thiên Chúa Giáo, ngoài sự phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, còn phải hiếu thảo với Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo vũ trụ, mọi luật thiên nhiên, và muôn loài vạn vật..,trong đó có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cả chúng ta.

Nói tóm lại, đạo hiếu của Thiên Chúa Giáo là đạo hiếu đi đến tận cội nguồn, là đạo hiếu toàn vẹn, cao đẹp và vượt xa ngàn trùng, so với đạo hiếu của các tôn giáo do phàm nhân lập ra, chỉ hướng đến cha mẹ, ông bà, hoặc phàm nhân... mà họ chỉ là tạo vật của Thiên Chúa.

Nguyễn Hy Vọng










'Nhon Nguyen' via Phụng Sự Xã Hội

12:16 PM (9 hours ago)





to PhungSuXaHoi, Nguyễn, Nguyễn, A, DD, PSXH, Bat, nam











Việt Đạo: Đạo Thờ Cúng Ông Bà

Nguyễn Nhơn






Khổng và Lão

Chu Mộng Long – Truyện viết nhanh nhân lễ Vu Lan tặng mẹ kính yêu. Những kẻ sùng tín tà đạo đừng đọc rồi la ó, phun nhổ tùy tiện!

Mẹ Cha đã nuôi con bằng mồ hôi nước mắt và dạy con bằng Đạo của đất trời. Và con bây giờ cũng theo cái Đạo ấy để nuôi dạy con cái của mình. Con lòng thành biết ơn Cha Mẹ vô hạn như trời đất mà không cần ai răn dạy giáo điều!

… Khổng lại vái chào lần nữa:

– Tại hạ là Khổng Khâu đây, Đạo của tại hạ vốn khiêm cung, lão trượng đã quá lời…

Lão nhìn bọn phu kiệu lưng ướt đẫm mồ hôi rồi nhìn Khổng khăn áo lượt là mà cười, con trâu cũng cười theo. Lão nói:

– Đạo của ngươi là gì?

Khổng trịnh trọng:

– Tóm gọn trong mấy chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

… Vậy mạo muội hỏi, Đạo của lão trượng là gì?

Lão Tử vẫn khoan thai, tay đưa lên vuốt chòm râu trắng:

– Ta chỉ có một cái đầu trong muôn vạn cái đầu của thiên hạ. Ba họ nhà ta là ai ta còn chưa biết thì sợ gì họa tru di. Ngươi hỏi Đạo của ta ư? Đạo của ta là vô đạo, đường của ta đi là không có con đường. Đó mới là Đại Đạo.

***************

Khổng nho thì gò bó

Đạo Lão cao xa khó với

Việt đạo: Đạo làm người

Đầu đội Trời – Chân đạp Đất

Đất nứt ta ra trời chuyển động
Ta thay trời mở đất mênh mông
Trời che đất chở ta thong thả
Trời đất ta đầy đủ hoá công (*)

Nguyễn Nhơn

(*) Trần Cao Vân – Vịnh Tam Tài

LUNG LINH HUYỀN THOẠI VIỆT ĐẠO

Hiện tại bọn phản quốc bán nước cầu vinh việt cọng đang mưu toan xóa nhòa việc học Lịch sử Dân tộc để chúng chuẩn bị thay thế việc học sử Việt sang học sử tàu theo như cam kết trong mật ước Thành Đô và cũng để xóa nhòa Tinh thần Dân tộc vì chúng lo sợ, một khi tinh thần Dân tộc bất khuất chống tàu xâm lăng trổi dậy, toàn dân Việt sẽ vùng lên quét sạch bọn mãi quốc cầu vinh việt cọng ra khỏi cỏi bờ Đất Việt.

Để chống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loài quỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.

Đặc điểm tín ngưỡng – tôn giáo Việt Nam

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.
Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc trong niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người Việt là tính dụng. Tôn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu. (Xem thêm Đạo Mẫu ).

Tín ngưỡng sùng bái con người

Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người.

Hồn và vía

Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn . Một số dân tộc Đông Nam Á coi linh hồn gồm “hồn” và “vía”. Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm có vai trò quan trọng trong nuôi con. Tuy nhiên có cách giải thích khác (xem thêm chín vía ). Người Việt thường có câu nói nam có “ba hồn bảy vía” còn nữ có “ba hồn chín vía”, cũng là từ các quan niệm trên mà ra.
Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: “hồn xiêu phách lạc” (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ động), “sợ đến mức hồn vía lên mây”…
Khi chết là hồn đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty , cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng thuyền nên nhiều nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền.

Tổ tiên

Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà.

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)

Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối . Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã . Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn—khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất—theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước-Lửa (âm dương) và Trời – Đất – Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.

Tổ nghề

Tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư). Tổ nghề chỉ là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.

Thành hoàng làng

Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng . Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở Việt Nam mà không có Thành hoàng.
Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó. Tuy nhiên một số làng còn thờ những người lý lịch không rõ ràng gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày, trộm cắp… nhưng họ chết vào “giờ thiêng” (Giờ xấu theo mê tín dị đoan).

Vua tổ

Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng . Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ . Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Tứ bất tử

Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử , đó là Tản Viên , Thánh Gióng , Chử Đồng TửLiễu Hạnh .
Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt Nam .

Danh nhân và Anh hùng

Ngoài ra, tại Việt Nam có rất nhiều đền thờ các vị danh nhân như vua Đinh Tiên Hoàng, Lương Thế Vinh, Trần Hưng Đạo (Tín ngưỡng Đức Thánh Trần),….

Tín ngưỡng sùng bái Thần linh

Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. người ta cho rằng, Thổ công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi.

Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông.

Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Thương. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ông yêu là Phù Dung tiên tử.

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.

Táo Quân (Trung: 灶君<灶君> (Táo quân)/ Zào jūn); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt NamTrung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau.

Hà Bá (chữ Hán: 河伯) là một vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng Đạo giáo giống như Thổ Địa là một vị thần cai quản đất đai. Vì vậy người Việt mới có câu: “Đất có Thổ Công (Thổ Địa), sông có Hà Bá.” là vậy.

Môn Thần hay còn gọi là thần giữ cửa (tiếng Trung Quốc giản thể: 门神, phồn thể: 門神, bính âm: ménshén) là một vị thần Trung Quốc thường được đặt ở 2 bên cổng vào một ngôi chùa, nhà ở hay tiệm kinh doanh… được cho là để giữ cho những linh hồn hay ma quỷ không xâm nhập vào được.

Các vị thần này thường đi theo cặp, phải đối mặt với nhau, nếu đặt đấu lưng lại thì là điềm gỡ chẳng lành. Có nhiều hình thức khác nhau của các Môn Thần, phổ biến nhất là 2 vị tướng Tần Thúc BảoUất Trì Cung. Các tranh vẽ Ngụy Trưng hoặc Chung Quỳ (鍾馗) được sử dụng ở cửa đơn (một cánh cửa).

Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ (Giản thể: 福禄寿; Phồn thể: 福祿壽; bính âm: Fú Lù Shòu) là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và những văn hóa chịu ảnh hưởng từ nó, để nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều tượng trưng cho một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc-Lộc-Thọ hay Tam Đa, và thường không được tách rời.




Lời người sưu tập

Trên đây là trích một phần rất nhỏ của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mà đọc đã váng đầu, hoa mắt chưa biết hạ thủ vào đâu để xuống xề thì may đâu hội chủ Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc chờ lâu, sốt ruột hạ thủ một câu chắc nịch: “ Việt đạo tức là đạo thờ ông bà (theo tiếng người bình dân)…

Phải rồi! Sự việc đơn giản chỉ có vậy thôi, không hơi đâu chạy kiếm mặt trời đứng bóng lúc hai giờ chiều!

Cu kêu, ba tiếng cu kêu

Trông mau tới Tết, dựng nêu ăn chè

Đó là câu ca cuả trẻ nhỏ làng quê khi gần giáp Tết, trông mau tới Tết để được mặc quần áo mới, chạy rong khắp làng xóm, đốt pháo chuột nỗ tì tạch.

Người lớn thì lo sửa sang bàn thờ Ông Bà, chùi bóng bộ lư đồng cho sáng loáng.

Chiều 30 Tết, cơm canh tươm tất, nhang khói u trầm, ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm làm lễ “ Rước Ông Bà về “ ăn Tết.” Ngoài kia, tiếng pháo nỗ rang chào đón Ông Bà.

Suốt 3 ngày Tết, trong nhà, nơi bàn thờ Ông Bà yên lặng trang nghiêm, “ cung kính như tại.”

Chiều mồng bốn, lại trang nghiêm, làm lễ tiển đưa Ông Bà.




Kể từ ngày giặc cờ đỏ họ giả hồ tràn vô Nam cướp phá tan hoang, bàn thờ Ông Bà nhang tàn, khói lạnh. Thay thế hình Ông Bà là hình già hồ bác cụ, râu ria lạ hoắc!

Ngày nay tuổi gần bát thập, thân lưu lạc xứ người, chỉ mong mau có một ngày, người dân Việt bị áp bức tàn tệ quá lâu, can trường vùng lên quét sạch lũ cáo hồ phản nước, hại dân để con dân Việt hồi xứ, dựng lại “ Bàn thờ Ông Bà” lo việc khói nhang, nối tiếp truyền thống “ Đạo Việt Thờ Tổ Tiên.”



Nguyễn Nhơn

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất