16 tiểu bang kiện Tổng thống Trump về tình trạng khẩn cấp quốc gia.



Sarah N. Lynch and Jeff Mason
February 18, 2019
(Tổng hợp)

WASHINGTON (Reuters).- Nhóm 16 bang do Bộ Trưởng Tư Pháp California Xavier Becerra đứng đầu, đã nộp đơn tại một tòa án quận ở Bắc California ngày 18/2.
“Chúng tôi sẽ cố gắng ngăn chặn Tổng thống vi phạm Hiến pháp, chia rẽ quyền lực, ăn cắp tiền của người Mỹ và các bang được phân bổ ngân sách theo Quốc hội”, ông Becerra nói với CNN.
Tham gia khởi kiện cùng California có các tiêu bang: Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Michigan, Minnesota, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon và Virginia. Lý do khởi kiện của các tiểu bang là Tổng thống Trump tìm cách“qua mặt” Quốc hội để lấy tiền xây dựng tường biên giới bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

“Hiến pháp trao quyền cho Quốc hội về các vấn đề ngân sách và chưa từng có tổng thống nào từng sử dụng quyền ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để có tiền cho một dự án được chọn, đặc biệt là một dự án nội địa quy mô lớn và lâu dài như thế này. Động thái này đi ngược lại với ý muốn của quốc hội và nó hoàn toàn vô lý”, ông Dror Ladin, một luật sư về các dự án an ninh quốc gia cho biết.
Bộ Trưởng Tư Pháp California Becerra nói rằng, các bang có đủ tư cách khởi  kiện Tổng thống Trump vì ngân sách phân bổ cho các bang của họ có nguy cơ bị trưng dụng để xây bức tường biên giới.
“Nếu Tổng thống nhất thiết phải lấy số tiền đã được phân bổ cho các bang vì các mục đích khác nhau, chúng tôi sẽ bị thiệt hại và người dân của các bang sẽ bị thiệt hại”, ông Becerra nói.
Làn sóng khởi kiện Tổng thống Trump là điều được dự báo từ trước, khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm 15/2 để có tiền xây bức tường biên giới mà ông đã cam kết trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016.
Dự luật ngân sách được lưỡng viện Quốc hội thông qua trước đó trong ngày 15/2 chỉ chi 1,375 tỷ USD cho an ninh biên giới, thấp hơn nhiều so với con số 5,7 tỷ USD mà Tổng thống Trump đề nghị. Tổng thống Trump ký thông qua dự luật này nhưng sau đó vẫn ban bố tình trạng khẩn cấp để huy động thêm nhiều tiền cho dự án xây tường biên giới. hành động này vấp phải sự phản ứng từ các nghị sĩ cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội.
Từ năm 1978-2018 Mỹ có khoảng 58 sắc lệnh tình trạng khẩn cấp và hiện có 31 sắc lệnh vẫn còn hiệu lực cho tới nay.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện yêu cầu trả lời
VOA.- Trong một bức thư gửi vị Tổng thống, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler yêu cầu ông để cho các viên chức Nhà Trắng và Bộ Tư pháp tham gia trong hành động này ra khai chứng và yêu cầu giao nộp các tài liệu pháp lí về quyết định dẫn đến Tưyên bố. Bưc thư viết:

“Chúng tôi tin rằng Tưyên bố về tình trạng khẩn cấp của ông thể hiện sự liều lĩnh coi thường  đối với sự phân chia quyền lực và trách nhiệm của ông theo hệ thống hiến pháp của chúng ta,”
“Chúng tôi tin rằng Tưyên bố về tình trạng khẩn cấp của ông thể hiện sự coi thường  đối với sự phân chia quyền lực và trách nhiệm của ông theo hệ thống hiến pháp của chúng ta,”
“Bằng việc ngụy tạo một tình trạng khẩn cấp nhằm bỏ qua tiến trình chính trị phân bổ ngân sách, ông dường như đang lạm dụng cả sự tín nhiệm này lẫn lời Tưyên thệ nhậm chức của chính mình,” 


Năm đối tượng có thể thách thức Tưyên bố của Tổng thống Trump.

1. Thượng viện và Hạ viện
Phe Dân chủ tại Quốc hội đã Tưyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp họ có để phản đối tình trạng khẩn cấp quốc gia của Tổng thống Trump, trong đó có kiểm tra pháp lý. Họ có thể ra một nghị quyết không thừa nhận tình trạng khẩn cấp quốc gia – một qui định trong Đạo luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia năm 1976
Cả hai viện Quốc hội sẽ cần thông qua nghị quyết với đa số phiếu, tức cần 51 phiếu ở Thượng viện và 218 phiếu ở Hạ viện.
Nghị sĩ Cộng hòa Joaquin Castro và nghị sĩ Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez đã thông báo họ sẵn sàng đưa ra một dự luật tại Hạ viện nhằm ngăn chặn Tưyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Ông Castro trước đó đã cho biết ông định trình dự luật tại Hạ viện – nơi phe Dân chủ có đa số ghế. Hiện còn xem Thượng viện có đủ số phiếu để thông qua hay không. 47 thượng nghị sĩ Dân chủ sẽ cần thêm 4 thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ.

Nếu dự luật được thông qua, văn kiện sẽ được trình lên Tổng thống Trump và ông được cho là sẽ phủ quyết dự luật. Cần lưu ý rằng Tổng thống đã cảnh báo phủ quyết nhiều dự luật nhưng thực sự chưa sử dụng quyền này trong suốt 2 năm qua.

Do Tổng thống nhiều khả năng sẽ phủ quyết nên để ngăn chặn Tưyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, dự luật sẽ cần được thông qua với đa số với tỷ lệ 2/3 ở cả Hạ viện và Thượng viện để vô hiệu hóa quyền phủ quyết của tổng thống.

Để đạt được điều đó ở cả hai viện, phe Dân chủ sẽ cần sự ủng hộ của rất nhiều nghị sĩ Cộng hòa để có thể hội đủ 67 phiếu ở Thượng viện và 290 phiếu ở Hạ viện. Tờ Vox cho rằng không có khả năng có nhiều nghị sĩ Cộng hòa sẽ trực tiếp chống lại Tổng thống Trump.

2. Phe Dân chủ
Như bà Pelosi và ông Schumer đã đề cập đưa cuộc chiến này ra tòa án là một biện pháp có thể thực hiện nhằm ngăn chặn Tưyên bố tình trạng khẩn cấp. Từng có một tiền lệ do phe Cộng hòa ở Hạ viện thực hiện
Theo Vox, phe Dân chủ ở Hạ viện có thể kiện Nhà Trắng với lý do rằng Tổng thống Trump đã vượt quyền chi tiêu theo hiến pháp của Quốc hội. Đây cũng là lý lẽ mà phe Cộng hòa đưa ra khi kiện Tổng thống lúc đó là Barack Obama năm 2014. Phe Cộng hòa cho rằng các viên chức Nhà Trắng định dùng ngân sách liên bang chưa được Quốc hội cho phép để chi trả cho các nhà bảo hiểm theo Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền. Khi đó, một thẩm phán đã phán quyết rằng phe Cộng hòa có cơ sở để kiện Nhà Trắng.
Trong trường hợp hiện nay, phe Dân chủ tại Hạ viện có thể thách thức tình trạng khẩn cấp quốc gia bằng cách lý luận rằng đó thực sự không phải là tình trạng khẩn cấp. 

3. Chủ đất
Khi Tổng thống Trump Tưyên bố tình trạng khẩn cấp, một đối tượng có thể phản kháng lại Tưyên bố này là những người có đất dọc biên giới Mỹ-Mexico, nơi Tổng thống Trump muốn xây tường biên giới.

Theo tờ New York Times năm 2017, các chủ đất ở Texas đã có hàng chục đơn kiện chống lại Tổng thống George W. Bush năm 2006 sau khi ông ký Đạo luật hàng rào an ninh, cho phép xây rào và tường dọc biên giới. Trong trường hợp của Tổng thống Trump, điều này có thể xảy ra tương tự.
Chính phủ liên bang có thể viện dẫn hợp pháp quyền tước đoạt quyền sở hữu. Đây là một quyền để thu hồi đất và tài sản tư nhân rồi chuyển đổi để sử dụng cho mục đích công cộng theo quy định trong Hiến pháp Mỹ.
Tưy nhiên, nếu ông Trump cố gắng làm vậy để xây tường, ông có thể đối mặt với phản kháng. Các chủ đất có thể kiện nhằm không cho chính phủ động vào đất của mình. Các vụ kiện này có thể kéo dài.

Theo Washington Post, 334 vụ kiện kiểu trên đã được đâm đơn ở miền nam Texas thời Tổng thống Bush. Trong đó, 60 tới 70 vụ vẫn chưa được xử.

4. Các tổ chức hoạt động tự do
Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã nhiều lần kiện chính quyền của Tổng thống Trump. Ngày 15/2, họ Tưyên bố sẽ kiện ông vì Tưyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia bất hợp pháp.
Tổ chức này gọi hành động  của ông Trump là “lạm quyền, vi hiến, làm tổn thương các cộng đồng Mỹ”.
Trong Tưyên bố, Giám đốc Điều hành ACLU Anthony Romero cho biết chi tiết vụ kiện sẽ có trong đầu Tưần tới.

Trước khi Tổng thống Trump Tưyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái Protect Democracy (Bảo vệ Nền Dân chủ) và tổ chức tư vấn Trung tâm Niskanen cho biết họ sẵn sàng nộp đơn kiện. Họ đại diện cho hạt El Paso và Mạng lưới Biên giới vì Nhân quyền.
Tổng thống Trump đã tới El Paso đầu năm 2019 để vận động về bức tường biên giới.
Thẩm phán Ricardo Samaniego thuộc hạt El Paso đã chỉ trích ông Trump vì đã đưa ra Tưyên bố tiêu cực về El Paso để bảo vệ bức tường biên giới.

5. Bang California và các bang khác
Bang California cho biết đang lên kế hoạch kiện để phản đối Tưyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Thống đốc Gavin Newsom và Bộ trưởng Tư pháp California Xavier Becerra cho rằng Tổng thống Trump đang “tạo dựng khủng hoảng và Tưyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia giả tạo”. Trong Tưyên bố chung, họ nói: “Thông điệp của chúng tôi tới Nhà Trắng rất rõ ràng và đơn giản: California sẽ gặp các ngài ở tòa”.

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất