Chế độ Assad sụp đổ: các căn cứ quân sự Nga ở Syria sẽ ra sao?
Tại Syria, Nga có hai căn cứ quân sự lớn, một về hải quân ở Tartous và một về không quân Hmeimim, nằm cách Latakia khoảng 20 km về phía đông nam.
Hiện ông Assad đã rời khỏi Syria và chính phủ của ông này đã sụp đổ, truyền thông Nga đang xôn xao với những câu hỏi về số phận của các thiết bị quân sự đắt đỏ, tàu chiến, phương tiện và khoảng 7.500 nhân lực tại đây.
Mặc dù có nhiều ước tính khác nhau về số lượng nhân sự và thiết bị cụ thể còn lại ở các căn cứ quân sự trên, trên thực tế, Nga đang gặp vấn đề lớn – làm gì và làm cách nào để bảo vệ khối tài sản lớn của mình trong tình thế thay đổi nhanh chóng và khó lường như ở Syria.
Năm 2017, Moscow và Damascus đã ký một thỏa thuận cho phép Nga sử dụng các căn cứ ở Tartous và Hmeimim trong thời hạn 49 năm, tức đến năm 2066. Tuy nhiên, hiện tại rất khó dự đoán liệu những căn cứ này có còn nằm dưới sự kiểm soát của Nga hay không.
Lãnh đạo Nga đã ám chỉ rằng họ không có kế hoạch tiếp tục sử dụng hai căn cứ này.
Kế hoạch sơ tán
Sơ tán hản không phải là một phi vụ dễ dàng. Ngoài 7.500 nhân lực, quân Nga còn có một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự, chủ yếu tại căn cứ không quân Hmeimim.
Kho vũ khí gồm xe bọc thép, hệ thống tên lửa phòng không, thiết bị kỹ thuật và các nguồn lực khác. Một cuộc sơ tán, nếu được thực hiện, sẽ rất dễ gây chú ý.
Kho vũ khí gồm xe bọc thép, hệ thống tên lửa phòng không, thiết bị kỹ thuật và các nguồn lực khác. Một cuộc sơ tán, nếu được thực hiện, sẽ rất dễ gây chú ý.
Trong những năm trước, các báo cáo cho thấy lực lượng Nga tại Syria có cả xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng.
Những thiết bị này sẽ cần được vận chuyển bằng máy bay An-124, một trong những máy bay lớn nhất thế giới và sử dụng đường băng tại căn cứ không quân Hmeimim.
Nếu Nga bắt đầu sơ tán khẩn cấp lực lượng của mình khỏi Hmeimim, có thể sẽ cần đến hàng trăm chuyến bay bằng máy bay An-124 và Il-76 trong một thời gian rất ngắn.
Trong khi đó, tuyến đường hàng hải xuyên qua căn cứ hải quân ở Tartous dường như cũng không kém phần phức tạp.
Mặc dù các tàu chiến có thể chở một lượng lớn người và thiết bị, nhưng không thể đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ để vào Biển Đen.
Sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm cửa tàu chiến của Nga và Ukraine vào các eo biển này theo Công ước Montreux.
Việc đóng cửa này đồng nghĩa với chuyện dù Nga có thể tập hợp các tàu để sơ tán quân Nga từ Tartous, họ sẽ phải thực hiện một lộ trình dài qua Địa Trung Hải, eo biển Gibraltar, vòng quanh châu Âu và sau đó tới Biển Baltic hoặc các cảng phía bắc xuyên qua biển Na Uy và biển Barents.
Nếu Nga quyết định sơ tán lực lượng của mình khỏi Syria, chiến dịch này sẽ có quy mô lớn và rất tốn kém.
Mất đi căn cứ ở Syria có ý nghĩa gì với Nga?
Các căn cứ quân sự tại Syria không chỉ quan trọng với Nga trong việc hậu thuẫn chế độ của Tổng thống Assad.
Các căn cứ này còn đảm bảo sự hiện diện quân sự của Nga tại Trung Đông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hóa đến châu Phi, nơi mà Nga đã tạo dựng được những lợi ích đáng kể trong những năm gần đây.
Chính phủ Nga khẳng định cơ sở ở Tartous không thể được coi là một căn cứ toàn diện mà đó đơn thuần chỉ là một xưởng bảo trì tàu. Trên thực tế, cơ sở này đã đảm bảo sự hiện diện hải quân của Nga tại Địa Trung Hải, dù quy mô nhỏ hơn nhiều so với hạm đội Sáu) của Mỹ.
Căn cứ không quân Hmeimim đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là trung tâm hậu cần chủ chốt cho tất cả các dự án tại châu Phi, kể cả lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga.
Nếu Nga đàm phán thành công với chính quyền mới ở Syria để duy trì các căn cứ, thỏa thuận này có thể sẽ khác biệt đáng kể cả về tinh thần lẫn hình thức.
Chính phủ của Bashar al-Assad từng phụ thuộc chặt chẽ vào Nga và sự hiện diện quân sự của nước này tại Syria. Hiện tại, Moscow sẽ cần đưa ra những đề xuất khác để có được sự ủng hộ từ Damascus.
Việc điều động hàng ngàn binh sĩ vào năm 2015 để giúp cho Assad từng được Putin xem là một cách để khẳng định vị thế của Nga là một cường quốc toàn cầu.
Sự hiện diện của Nga ở Trung Đông là thách thức quan trọng đầu tiên của Putin đối với phương Tây và vị thế này vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô cũ.
Đã có thời điểm, sứ mệnh của Nga tại Syria dường như đã đạt được thành công. Tuy nhiên, hiện nay, những lợi ích quân sự và ngoại giao sau nhiều năm hiện diện của Nga tại Syria đang bị đặt câu hỏi.
Comments
Post a Comment