Tân Xuân Giáp Thìn của Hội Ái Hữu Bạc Liêu Bắc Califoronia
https://youtu.be/CAefjWFHN8c
Bạc Liêu là
một tỉnh ven biển
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán
đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam.
Tỉnh Bạc Liêu được thành
lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức là đơn vị hành chính từ ngày 1
tháng 1 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào
tỉnh Ba Xuyên (Sóc
Trăng). Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập.
Bạc Liêu có nhiều dân tộc
khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chàm... Người
Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng của vùng Nam
Kỳ. Bạc Liêu có Công
tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra
vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao
Văn Lầu và bài Dạ
cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ
nhạc Nam
Kỳ.
Bạc Liêu được nhiều người
biết đến có nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng do không có vị
đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời thuộc địa, và Việt Nam Cộng Hòa, ngành
kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng, ra tới tận Phan Thiết miền
Trung và đặc biệt xuất cảng theo đường sông Cửu Long qua Campuchia, hiện nay
nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất
muối lớn nhất miền Tây.
Nguồn gốc tên gọi
Tỉnh Bạc Liêu từ khi
thành hình đã lấy tên của con rạch Bạc Liêu (có giả thuyết cho rằng do Poanh
Liêu mà ra, tức là nơi có Đạo quân Lào trú đóng thời xưa). Tên
gọi "Bạc Liêu", đọc giọng Triều Châu là
"Pô Léo", có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề
chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán
Việt là "Bạc" và Léo phát âm là "Liêu". Ý kiến
khác lại cho rằng "Pô"
là "bót" hay "đồn", còn "Liêu" có nghĩa
là "Lào" (Ai Lao)
theo tiếng
Khmer, vì trước khi người Hoa đến
sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ căn cứ vào
tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên
họ gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ
tranh". Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát
từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao.
Vùng đất Bạc Liêu trù phú, hữu tình với những con
người quê mặn mà, thuần hậu luôn là thu hút những bước chân tứ xứ chọn Bạc Liêu
làm bến dừng chân. Đây là một vùng đất đầy cám dỗ không chỉ vì thiên nhiên ưu
đãi, phong cảnh hữu tình, mà còn bởi nó được dệt bằng những giai thoại. Bạc Liêu có nhạc sĩ Cao Văn Lầu với “Dạ cổ hoài lang”
Tháp cổ Vĩnh Hưng ở Bạc Liêu với những di chỉ khảo
cổ độc đáo được khai quật là những cổ vật “biết nói” về đời sống sinh hoạt của
người dân cách đây 700 - 800 năm, về lai lịch của vùng đất này. Và Bạc Liêu còn
được biết đến với sự kiện lịch sử chấn động: Đồng Nọc Nạng 1927 - 1928.
Là nơi có 3 sắc dân Việt - Khmer - Hoa sống chung, nên Bạc Liêu có một nền văn hóa đậm đà sắc thái riêng. Những vườn nhãn, những rẫy liền kề nổi tiếng từ xa xưa đã góp phần tạo nên những sắc thái độc đáo, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách khi đến đây và thưởng thức món bánh xèo trứ danh, các vùng biển trù phú, nhâm nhi rượu nhãn, vừa được nghe cổ nhạc trong không gian đầy thơ mộng, hữu tình!
Bạc Liêu là xứ cơ cầu
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.
Cadao |
Thời phong kiến
Năm 1680, Mạc Cửu là
một di thần nhà
Minh ở Trung Hoa đến
vùng Mang
Khảm chiêu tập một số lưu dân người
Việt, người Hoa cư
trú ở Mang
Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà
Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Kampốt)
lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng
vùng đất Mang
Khảm cho chúa Nguyễn
Phúc Chu. Chúa Nguyễn
Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà
Tiên, lúc này Mạc Cửu được
phong làm Tổng binh trấn Hà
Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập
dinh trại đồn trú tại Phương
Thành, dân cư ngày càng đông đúc hơn.
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập
ra Trấn
Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc
Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa
Nguyễn.
Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ.
Năm 1802, vua Gia Long lên
ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi
là thành Gia
Định cai quản 5 trấn là Phiên
An, Biên
Hoà, Định
Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà
Tiên
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ
thành Gia
Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh là Biên
Hòa, Gia
Định, Định
Tường, Vĩnh
Long, An
Giang, Hà
Tiên, bao gồm đất từ Hà
Tiên đến Cà Mau. Phần
đất tỉnh An Giang, tính
từ Châu
Đốc đến Sóc Trăng và
Bạc Liêu tính đến cửa biển Gành Hào. Thời vua Tự Đức, vùng này
thuộc phủ Ba Xuyên, rồi sau đó lại tách ra lập thành huyện Phong Thạnh trực
thuộc phủ Ba Xuyên, tỉnh An
Giang.
Thời Pháp thuộc
Ngày 5 tháng 1 năm 1867, thực dân Pháp chiếm Nam
Kỳ Lục tỉnh. Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh
tra Ba Xuyên. Ngày 15
tháng 7 năm 1867,
Pháp đổi hạt Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng.
Đến ngày 5 tháng 6 năm 1876, Nam Kỳ được
Pháp chia thành 24 khu tham biện (inspection) do các viên thanh tra hành chính
(inspecteur) đảm nhiệm.
Năm 1877, Nam Kỳ được Pháp điều
chỉnh lại còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18 tháng 12 năm 1882, Pháp cắt 3 tổng Quảng Long, Quảng
Xuyên, Long
Thủy của đại diện (Dlégation) Cà Mau thuộc
địa hạt Rạch
Giá (Arrondissement de Rach Gia) và 2 tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của
đại diện Châu
Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và
thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là
địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ,
lúc đầu có 2 đại diện là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.
Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt,
đổi thành tỉnh, đại diện đổi thành quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho
toàn Nam Kỳ, trong đó có
hạt tham biện Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại
làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi. Chủ tỉnh
Bạc Liêu đầu tiên là Eugene Chabrier (1897 - 1903)
Tỉnh Bạc Liêu ban đầu chỉ có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà
Mau. Năm 1903, lập đại diện
hành chánh Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu, gồm 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên,
Long Thủy; Nguyễn Tấn Đức làm quan cai trị đầu tiên của Cà mau. Năm 1904, cắt một phần đất của quận Vĩnh Lợi để
lập thêm quận Vĩnh
Châu. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng đại diện hành chánh
Cà Mau lên thành quận Cà Mau trực
thuộc tỉnh Bạc Liêu, do đốc phủ sứ Trần Quang Phước làm chủ quận đầu tiên.
Năm 1918, cắt thêm phần
đất thuộc quận Cà Mau và tỉnh lỵ thành lập thêm quận Giá Rai. Tỉnh Bạc
Liêu có tổng diện tích là 705.000 mẫu tây.
Ngày 5 tháng 10 năm 1918, thực dân Pháp chia tỉnh Bạc Liêu
thành 4 quận trực thuộc:
- Quận Cà Mau gồm
2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới
Bình của tổng Long Thủy với 521,000 mẫu tây
- Quận Vĩnh Lợi gồm
5 làng: Hoà Bình, Hưng Hội, Long Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch của tổng
Thạnh Hoà với 44,784 mẫu tây
- Quận Vĩnh Châu gồm
5 làng: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hoà, Khánh Hoà, Lạc Hoà của tổng Thạnh
Hưng với 31,688 mẫu tây
- Quận Giá Rai gồm
làng Vĩnh Mỹ của tổng Thạnh Hoà; làng Phong Thạnh, Long Điền của tổng Long
Thủy với 107,531 mẫu tây.
Ngày 6 tháng 4 năm 1923, thời viên chủ tỉnh Bạc Liêu là
Adrien Petit, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập
tổng mới Long Thới thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924).
Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thị xã
Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị
xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh (lúc này là L. le Strat) bổ
nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng
Vĩnh Lợi.
Ngày 24 tháng 9 năm 1938, giải thể quận Vĩnh Châu, nhập vào
địa bàn quận Vĩnh
Lợi; đồng thời tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới
có tên là quận Quảng Xuyên.
Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hành chính Tân An thuộc
quận Cà Mau. Ngày 5
tháng 4 năm 1944,
lập quận Thới
Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà
Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2
quận Cà Mau Bắc và Cà Mau Nam thành một quận có tên là quận Cà Mau thuộc
tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1947, chính quyền thực dân Pháp cũng giao quận Phước Long (trước đó thuộc tỉnh Rạch Giá) cho tỉnh Bạc Liêu quản lý.
Giai đoạn 1954-1975 Việt Nam Cộng hòa
Chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Bạc Liêu như
thời Pháp thuộc.
Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính
quyền Quốc gia Việt Nam quyết định sáp nhập vùng Chắc Băng và
quận An Biên thuộc tỉnh
Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 24
tháng 5 năm 1955,
quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước
thuộc tỉnh Sóc
Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này. Sau đó,
quận An Biên và
vùng Chắc Băng lại trở về thuộc tỉnh
Rạch Giá như cũ.
Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính
quyền Việt Nam Cộng hòa lấy phần lớn diện tích đất của tỉnh Bạc
Liêu bao gồm quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định
Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây để thành lập tỉnh Cà Mau; tỉnh lỵ ban
đầu cũng có tên là Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu còn lại 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô
Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và
tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa
giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành
lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này vùng đất tỉnh Bạc
Liêu cũ thời Pháp thuộc có sự thay đổi hành chính như sau:
- Đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ Cà Mau thì đổi tên là "Quản Long".
- Thành lập tỉnh Ba Xuyên
hợp nhất phần đất tỉnh Sóc Trăng và
tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi
tên là "Khánh Hưng".
Ngày 13 tháng 1 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của
chính phủ Việt Nam Cộng hòa, quận Vĩnh Châu bị
giải thể để sáp nhập vào quận Vĩnh Lợi.
Tuy nhiên, đến ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu thuộc
tỉnh Ba Xuyên.
Ngày 21
tháng 12 năm 1961,
quận Phước Long được Việt Nam Cộng hòa giao về cho tỉnh Chương
Thiện mới được thành lập. Ngày 18 tháng 4 năm 1963, thành lập mới quận Kiến Thiện thuộc
tỉnh Chương
Thiện tách một phần đất đai của các quận Phước Long và Long Mỹ.
Bạc Liêu hồi thời Pháp thuộc rất sung túc, dân cư
đông đảo, là xứ ăn xài, lắm khách hào hoa phong nhã, chợ búa mua bán phồn
thịnh, nền kinh tế dồi dào. Cho đến khi chính phủ Ngô
Đình Diệm chấp chánh, tỉnh Bạc Liêu bị sáp nhập vào tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) trước
kia thịnh vượng đông đảo bao nhiêu, bây giờ lại hóa ra đình trệ bấy nhiêu. Vì bị
thu hẹp lại thành một quận là quận Vĩnh Lợi, trong 9 năm châu thành Bạc Liêu
lâm vào cảnh vắng vẻ, kinh tế bị sụp đổ.
Suốt 9 năm dưới thời Đệ
nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô
Đình Diệm, Bạc Liêu từ một tỉnh phát triển mạnh ngày nào dưới thời
Pháp thuộc bị thu lại thành một quận lỵ (tức quận Vĩnh Lợi). Thời
Pháp thuộc, Cà Mau chỉ là một quận lỵ nhỏ thì lúc này, Bạc Liêu lại trở thành
quận lỵ Vĩnh Lợi nhỏ hơn nhiều tỉnh lỵ Quản Long (Cà Mau cũ).
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ
ngày 1
tháng 10 năm 1964 tái
lập tỉnh Bạc Liêu tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của
tỉnh Ba Xuyên và
quận Phước Long của tỉnh Chương
Thiện được chia thành 5 tổng, 17 xã với diện tích là 238.000
mẫu tây và dân số 257.154 người (trong đó, dân số thị xã Bạc Liêu là 40.000
người). Riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương
Thiện cho đến năm 1975. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu có tên là
"Vĩnh Lợi", do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là
nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Bạc Liêu gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long cho đến năm 1975.
Comments
Post a Comment