Oan Gia

 




Trần Trung Chính

Rất nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử và kể cả những nhà nghiên cứu văn học và các sử

gia của Việt Nam …đã phân tích, mổ xẻ cuộc đời và sự nghiệp của Văn Hào NGUYỄN TRÃI. Năm 1965,

dưới thời của nội các chiến tranh do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo

Quốc Gia và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (một danh xưng

khác của Thủ Tướng Chính Phủ), Bộ Tổng Tham Mưu và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã chỉ thị cho

các quân binh chủng của Quân Lực VNCH dựng tượng đài của các vị anh hùng lịch sử được tôn làm

Thánh Tổ của quân binh chủng của mình tại các công trường lớn tại thủ đô Sài Gòn. Tiêu biểu có thể liệt

kê sau đây một số tượng đài của một số quân binh chủng như sau :

@ Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là Thánh Tổ của Quân Chủng Hải Quân.

@ Tượng Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ là Thánh Tổ của Binh Chủng Quân Vận.

@ Tượng Trần Nguyên Hãn là Thánh Tổ của Binh Chủng Truyền Tin.

@ Tượng An Dương Vương Thục Phán là Thánh Tổ của Binh Chủng Pháo Binh và Binh Chủng Công Binh.

@ Tượng Bình Định Vương Lê Lợi là Thánh Tổ của Binh Chủng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.

@ Tượng Phù Đổng Thiên Vương là Thánh Tổ của Binh Chủng Thiết Giáp.

@ Tượng Yết Kiêu là Thánh Tổ của Binh Chủng Người Nhái trong Hải Quân.

@ Tượng Nguyễn Trãi là Thánh Tổ của Ngành Chiến Tranh Chính Trị.

Sự nghiệp Văn Học của Nguyễn Trãi rất to tát và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều năm sau khi ông bị

lãnh án Tru Di Tam Tộc, nhưng sự nghiệp chính trị của ông còn quá nhiều ẩn khuất mà những tài liệu

được viết ra sau này không làm người viết thỏa đáng.

Vì vậy, những gì được trình bày trong bài viết này chỉ hạn hẹp trong tầm vóc và hạn hẹp của sự tìm tòi và

suy nghĩ của cá nhân người viết. Độc giả nào muốn người viết trình bày cặn kẽ những ẩn khuất về cuộc

đời của Đại Văn Hào Nguyễn Trãi thì người viết không đủ khả năng, vả lại những ẩn khuất đó không

thuộc về lãnh vực văn học và không thuộc về lãnh vực lịch sử, cho nên người viết chỉ nêu ra những

“hướng đi” mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là những ẩn khuất của cuộc đời Đại Văn Hào Nguyễn Trãi phải

được lý giải bởi các chuyên viên khoa học của thế kỷ 21. Sự lý giải này cũng rất khó vì lý giải về cái chết

của nhân vật Nguyễn Trãi từ hơn 600 năm trước với những nhập lượng thông tin hầu như không có gì

cả, nhưng người viết luôn luôn tin rằng khó nhưng vẫn có thể tìm ra được lời giải thích khả chấp.

Trước tiên xin định nghĩa sơ qua về tiêu đề của bài viết :

1/ Oan : bị quy tội mà bản thân không phạm, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân không đáng phải chịu.

2/ Oan gia : 2a. tai vạ oan. 2b. kẻ có thù oán.

3/ Oan khốc : rất oan uổng và đau khổ.

4/ 0an khuất : oan mà không giãi bầy ra được.


2


5/ Oan ức : oan quá đến mức uất ức không thể chịu nổi.

Sau khi Lê Thái Tổ Lê Lợi băng hà, vua Lê Thái Tôn lên ngôi mới có 19 tuổi và vẫn còn độc thân, triều đình

tổ chức “cưới vợ” cho tân vương để có con nối dõi. Các quan đại thần có 2 phe bênh vực cho các ứng

viên , Nguyễn Trãi đứng đầu cho phe yểm trợ “ứng viên Ngô Ngọc Giao” , những đại thần khác yểm trợ

cho “ứng viên Nguyễn Thị Ánh”. Nhưng vua Lê Thái Tôn chọn “ứng viên Nguyễn Thị Ánh” làm hoàng hậu,

còn “ứng viên Ngô Ngọc Giao” làm thứ phi. Sử gia Trần Trọng Kim phê phán vua Lê Thái Tôn còn trẻ mà

đã ham sắc dục, nhưng người viết cho rằng triều đình có hậu ý để vua Lê Thái Tôn mau có nhiều con trai

với nhiều cung nữ và cũng có thể là vua Lê Thái Tôn về mặt biểu kiến không phải là người đàn ông cường

tráng.

Sau đó ông đi duyệt binh và chiều tối ông ghé Chí Linh (quê nhà của Nguyễn Trãi) để nghỉ ngơi, lúc này

ông Nguyễn Trãi đã nghỉ hưu và về quê vui thú điền viên. Tối hôm đó, nhà vua qua đời thình lình trong

nhà của ông Nguyễn Trãi và sự băng hà này đã dẫn tới vụ án LỆ CHI VIÊN mà 3 dòng họ liên quan đến

ông Nguyễn Trãi bị xử trảm. ( Lệ Chi là tiếng Hán Việt để chỉ trái vải, suy ra điền viên của ông Nguyễn Trãi

là nhà vườn trồng cây ăn trái là cây vải, chứ không phải trồng lúa). Lúc vua Lê Thái Tôn băng hà, Thái Tử

lên kế vị là Lê Nhân Tôn mới chỉ có 2 tuổi, bà hoàng hậu Nguyễn Thị Ánh nắm quyền Nhiếp Chính. Và thứ

phi Ngô Ngọc Giao cũng có hạ sinh được một hoàng tử cùng tuổi với vua Lê Nhân Tông, sử sách gọi

hoàng tử này là Bình Nguyên Vương Tư Thành (Bình Nguyên Vương là chức vị, Tư Thành là tên riêng của

hoàng tử).

Chính vì muốn bảo vệ quyền lực cho chính cá nhân mình và bảo vệ cho vị vua con trai của mình còn quá

nhỏ, Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ánh đã tìm mọi cách “triệt hạ” cho bằng được cựu đại thần Nguyễn

Trãi. Không thấy lịch sử ghi chép điều gì về Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ánh, nhưng có lẽ bà đã nghĩ ra

điều mà Đô Đốc Chu Du của Đông Ngô viết thư gửi cho Thừa Tướng Tào Tháo : “Ông mà chưa chết thì

tôi chưa thể ngủ yên được”. Tất cả những chuyện được truyền tụng đến ngày nay liên quan đến

Nguyễn Trãi đều là những “fake news” nhằm “vu oan giá họa” cho ông Nguyễn Trãi, tất cả đều có xuất

xứ từ phía bà Nguyễn Thị Ánh và phe nhóm của bà ta.

Chứng minh :

Chứng minh 1 : tung tin vua Lê Thái Tôn chết vì Thượng Mã Phong trong khi “làm tình” với bà Nguyễn

Thị Lộ.

Phản biện thứ 1.1: bà Nguyễn Thị Lộ không phải là vợ ông Nguyễn Trãi, bà Nguyễn Thị Lộ sau khi quen

biết với ông Nguyên Trãi qua “tình văn nghệ” khi bà đi bán chiếu gon và ông kết bạn với bà qua vai trò

“nàng hầu”

Phản biện thứ 1.2: thời vua Lê Thái Tổ, vì chữ nghĩa giỏi, ông Nguyễn Trãi tiến cử bà vào cung để dạy chữ

nghĩa thơ văn cho các cung nữ với chức vụ “giáo thụ”.

Phản biện thứ 1.3, về mặt tuổi tác, bà hơn tuổi vua Lê Thái Tôn khá lớn (vai vế ngang hàng với dì) nên

chuyện “làm tình” với bà khó có thể xảy ra, nhất là vua Lê Thái Tôn có nhiều cung phi trẻ và đẹp hơn bà

Nguyễn Thị Lộ và nhà của ông Nguyễn Trãi không phải là cung điện nên không có tiện nghi thỏa đáng.

Phản biện thứ 1.4 : hiện tượng Thượng Mã Phong không phải là một “triệu chứng bệnh”. Người viết

không thấy ở Hoa Kỳ người ta ghi nhận qua báo chí hay trong các tài liệu giảng dậy về y khoa nói về triệu

chứng Thượng Mã Phong!


3

Năm 1970, bác sĩ Trần Văn Bảng là Giáo Sư Y Khoa dạy về môn Triệu Chứng Học đã giải thích hiện tượng

Thượng Mã Phong như sau : dương vật của đàn ông là một cơ quan đặc biệt vì có 2 động mạch (đem

máu đỏ vào cơ quan) và chỉ có 01 tĩnh mạch (đem máu đen ra khỏi cơ quan) trong lúc các cơ quan khác

chỉ có 01 động mạch và 01 tĩnh mạch mà thôi. Chính vì vậy, khi hứng khởi, dương vật của đàn ông mau

chóng cương cứng. Sau khi đạt cao triều (orgasm), máu đen theo tĩnh mạch xuất ra khỏi dương vật. Khi

tĩnh mạch vì một lý do nào đó, những valves tĩnh mạch không chịu mở ra, tức là sau khi xuất tinh, dương

vật vẫn còn cương cứng và người đàn ông bị kích ngất rồi ngất xỉu trên bụng người đàn bà. Đông Y gọi

trường hợp này là Thượng Mã Phong và đề nghị chữa trị bằng cách người đàn bà dùng trâm cài tóc

(thường làm bằng nhôm hay bằng đồng hoặc bằng sừng hay bằng vẩy của con đồi mồi) đâm vào xương

khu của người đàn ông nhằm kích thích hệ thần kinh giúp cho valves tĩnh mạch mở ra.Theo hiểu biết

của những vị thầy lang, phương pháp này chỉ đạt 20% hiệu suất vì đây là Bệnh về tim mạch mà nguyên

nhân gây bệnh không được chữa trị đúng đáng.

Suy ra vua Lê Thái Tôn bị “đứng tim” (heart attack) mà chết trong nhà của Nguyễn Trãi, nhưng thời đó –

thế kỷ 15- con người chưa biết gì về y học chữa trị cộng thêm với tham vọng chính trị nên phe nhóm của

bà Thái Hậu Nguyễn Thị Ánh vu oan giá họa cho ông Nguyễn Trãi nhằm dẹp bỏ một chướng ngại vật

nguy hiểm.

Chứng minh thứ hai : câu chuyện Rắn Báo Oán để trả thù ông Nguyễn Trãi hoàn toàn vô lý và phản khoa

học, phe của bà Thái Hậu Nguyễn Thị Ánh dàn dựng những chuyện này để đưa yếu tố thần bí ra trước

công chúng nhằm che dấu âm mưu giết hại một đại công thần có công với đất nước và có công với triều

đại nhà Lê.

Phản biện thứ 2.1: một số lớn loài bò sát săn mồi sống hữu hiệu là nhờ thiên nhiên ban cho chúng có

sensor tầm nhiệt, thí dụ trong các trại nuôi rắn độc như nuôi rắn cobra (rắn đeo kính), rắn mai gầm

(người miền Bắc gọi là rắn cạp nong) để lấy nọc độc bán cho các dược phòng bào chế các loại thuốc trợ

tim hay thuốc giải độc. Thức ăn cho các loại rắn độc nói trên là các con chuột còn sống vì chuột còn sống

mới phát ra thân nhiệt và các con rắn độc bắt và ăn mồi sống nhờ những sensor tầm nhiệt : những con

chuột đã chết không còn thân nhiệt nên những con rắn bỏ qua vì chúng không thấy bằng mắt thường

được. Vì vậy con rắn vào nhà ông Nguyễn Trãi rồi bò lên xà ngang há miệng nhả giọt máu xuống quyển

sách ông đang đọc thấm tới 3 trang giấy (ngụ ý ông Nguyễn Trãi sẽ bị Tru Di Tam Tộc) là câu chuyện láo

lếu và hoàn toàn phản khoa học không thể chấp nhận được trong thế kỷ 20-21 này được.

Phản biện thứ 2.2: nhà văn Sơn Nam khi viết về ruộng vườn miền Nam những năm 1930 -1940 có kể là

khi đi bắt rắn, nhất là gặp rắn hổ ngựa thì kẻ đi bắt rắn phải vất bỏ những cây đuốc soi đường xuống đất

nếu không muốn bị rắn độc cắn (đuốc thường làm bằng dầu chai). Sau năm 1977, tôi có dịp sống ở Kiến

Tường vào mùa nước nổi cũng có tham dự một số buổi đi bắt rắn, một số bạn hỏi tôi sao mình bắt rắn

hổ hành, hổ ngựa…dễ dàng quá không khó như ông Sơn Nam mô tả, tôi nói thời ông Sơn Nam chưa có

đèn “pile” soi đường nên phải dùng đuốc phát ra nhiệt nên mấy con rắn độc nó tìm đến nguồn nhiệt là

những cây đuốc, còn bây giờ mình dùng đèn “pile” soi đường thấy rắn nhưng hệ thống sensor tầm nhiệt

của nó không hoạt động đó thôi.

Phản biện thứ 2.3: vào những năm đệ thất, đệ lục khi chúng ta học về các động vật, không có tài liệu

giáo khoa nào nói rằng tự nhiên con vật há miệng phun ra máu được (ngoại trừ chúng bị thương). Ngay

cả con người – là sinh vật thượng đẳng, ngoại trừ bị bệnh lao hay bị thương nơi cuống họng hay thực

quản mới thổ huyết ra ngoài được. Điều khôi hài là câu chuyện con rắn nhả ra máu từ xà ngang của nhà

ông Nguyễn Trãi được lan truyền từ thế kỷ 15 đến nay là thế kỷ 20-21 mà vẫn có người còn tin, thật là


4

một niềm tin mù quáng. Tiện đây người viết cũng xin nêu ra một nhận xét rất đau lòng như sau : những

người bị đánh giá là ngu và dốt vẫn còn có thể khá lên được nếu họ tự học hỏi hay được dạy bảo đúng

đắn, nghĩa là họ hết còn ngu hay hết còn dốt khi họ nhận chân được SỰ THẬT, còn những kẻ MÙ

QUÁNG thì vô phương cứu chữa (nói theo ngôn ngữ thời thượng là phải dùng website BÓTAY.COM

Phản biện thứ 2.4: theo bộ môn “phân loại động vật” rắn là loài bò sát không có chân, loài rắn di chuyển

nhờ sự uốn éo của thân mình khác với loài bò sát có chân như thạch sùng, cắc kè, kỳ nhông ,kỳ đà, cá

sấu …Vậy trong câu chuyện Rắn Báo Oán, không ai có thể giải thích nổi lý do nào con rắn bò vào nhà ông

Nguyễn Trãi lại phải bò lên xà ngang (gần với nóc nhà) làm cái gì, nhất là con rắn ấy không có khả năng

làm chuyện như vậy.

Vua Lê Nhân Tôn lên ngôi lúc 2 tuổi trị vì được 17 năm, tức là khi ông được 19 tuổi thì ông bị người anh

là Nghi Dân sát hại (không rõ đây có phải là người anh cùng cha khác mẹ với Lê Nhân Tôn hay không và

cũng không thấy lịch sử ghi mẹ của Nghi Dân là ai). Triều đình bắt giữ và xử tử kẻ giết vua là Nghi Dân và

đề cử Bình Nguyên Vương Tư Thành lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Thánh Tôn. Biết rõ sự oan uổng của ông

Nguyễn Trãi (do mẹ của Lê Thánh Tôn là bà Ngô Ngọc Giao kể lại) nên chính vua Lê Thánh Tôn ban chiếu

chỉ phục hồi danh dự cho dòng họ ông Nguyễn Trãi, nhưng lúc đó con cháu trực hệ của ông không còn

ai, mà chỉ còn duy nhất người cháu ngoại của ông còn sống - vì mang họ của người cha, khác với họ của

Nguyễn Trãi.

Mặc dù chính bản thân ông Nguyễn Trãi biết mình bị hàm oan nhưng tuyệt nhiên hậu bối chúng ta chớ

hề thấy ông “tấu sớ” kêu nài hay tự minh oan bằng văn thơ “than thân trách phận” hầu triều đình ban

phát ân huệ giảm khinh. Người viết cho rằng đó là SỰ KHÍ KHÁI đáng kính nể của GIAI CẤP SĨ PHU hậu

duệ của VẠN THẾ SƯ BIỂU KHỔNG TỬ. Im lặng chịu chết oan vì bị quy tội mà bản thân mình không vi

phạm , người viết cho rằng đó là phương cách làm danh thơm của kẻ sĩ SỐNG MÃI TRONG LÒNG DÂN

TỘC và LỊCH SỬ CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM. Nếu văn hào Nguyễn Trãi để lại SỚ KÊU NÀI hay NHỮNG BÀI

THƠ THAN THÂN TRÁCH PHẬN thì thân phận của ông chẳng khác chi nhiều Tiến Sĩ XHCN hay nhiều kẻ

QUYỀN CAO CHỨC TRỌNG của Chế độ CSVN can tội “tham nhũng” mà đưa ra những giấy khen có công

với Cách Mạng hay nếu không có chứng từ công trạng thì xin trả lại một phần tiền “thu hoạch” để được

“nhà nước XHCN” giảm án ! (Ghi chú : những kẻ xin giảm án kiểu này đều đã có trình độ đại học về môn

Toán vì sau khi thụ án tù nhẹ một thời gian ngắn, kẻ tội phạm vẫn sống thoải mái với số tiền không phải

trả lại cho nhà nước ).

Anh bạn già Võ Văn Sĩ có đề nghị người viết nên bãi bỏ nhóm từ “tội tham nhũng” mà thay thế bằng

nhóm từ “tội ăn cướp”, cho nên người viết đặt dấu ngoặc kép xung quanh nhóm từ “tội tham nhũng”

trong bài viết này.

San José ngày 4 tháng 10 năm 2023

Trần Trung Chính

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất