October Surprise ?
Vào ngày hôm nay, Thứ Sáu 25/10/2024
- Washington Post loan báo không ủng hộ Kamala Harris cũng không ủng hô Donald Trump. Lần đầu trong 36 năm, WaPo không ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống!
- LA Times cũng không ủng hộ Kamala Harris
******
1. Bầu cử sớm
Năm nay bầu cử TT quá sôi nổi, số người đi bầu sớm đông hơn bao giờ hết, và với sự việc này thi theo các nhà chính trị gia hay báo chí như Mark Halperin, tổng biên tập kênh tin tức video 2WAY, rằng số liệu bỏ phiếu sớm ở một số tiểu bang chiến trường quan trọng cho thấy ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa Donald Trump đang thể hiện tốt đến mức có thể đánh bại ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ Kamala Harris khi cử tri đến các điểm bỏ phiếu vào ngày 5/11.
Nhà phân tích Halperin cũng dự đoán nếu xu hướng bỏ phiếu sớm tiếp tục, trong đó một số lượng lớn cử tri Cộng Hòa xuất hiện ở các tiểu bang chiến trường quan trọng, ông Trump sẽ giành chiến thắng trong ngày bầu cử. Cô nhận xét quan niệm này như thế nào?
Đáp:
Đây là sự thay đổi lớn về cách bỏ phiếu của cử tri Cộng Hòa so với cuộc bầu cử năm 2020, 2022. Trong cuộc bầu cử 2020, ông Trump kêu gọi cử tri hãy bỏ phiếu đúng trong ngày bầu cử vào tháng 11, không bầu qua đường bưu điện cũng không đi bầu sớm.
Phương cách này đã gây thiệt hại cho đảng Cộng Hòa.
Nhận thấy đi bầu sớm là một lợi thế mà đảng Dân Chủ đã áp dụng thành công, nên ông Trump đã thay đổi quan niệm và trong cuộc bầu cử năm nay, ông đã kêu gọi cử tri hãy đi bầu sớm cũng như hãy bỏ phiếu qua đường bưu điện. Và lời kêu gọi này đang được cử tri Cộng Hòa hưởng ứng.
Theo NewsMax, cơ quan theo dõi cử tri bỏ phiếu sớm của Đại Học Florida cho biết, sơ khởi đã có trên 21 triêu người bỏ phiếu sớm, với hơn 7,8 triệu người bỏ phiếu trực tiếp, 13,3 triệu người đã bỏ phiếu qua thư trong số 62,6 triệu lá phiếu qua thư được gởi theo yêu cầu.
Bỏ phiếu sớm đã được thực hiện tại 48 tiểu bang. Tính đến năm nay 2024, chỉ có 2 tiểu bang là Alabama và Mississippi là không bỏ phiếu sớm, các cử tri muốn bỏ phiếu qua đường bưu điện phải nêu rõ lý do chính dáng để được chấp thuận nhận phiếu bầu bằng thư gởi qua đường bưu điện.
Vào 2 tuần trước, kỷ lục về cử tri đi bỏ phiếu sớm đã cao hơn tại các tiểu bang chiến trường như Georgia và North Carolina, với khoảng 328.000 người đã bỏ phiếu tại Georgia gấp đôi kỷ lục trước đó là 136.000 người vào năm 2020, khi Joe Biden là đảng viên Dân Chủ đầu tiên giành chiến thắng tại tiểu bang này kể từ năm 1992.
Tại North Carolina, hơn 353.000 lá phiếu đã được ghi nhận trong ngày đầu tiên bỏ phiếu sớm, cũng là kỷ lục mới của tiểu bang này. và sự khác biệt tỷ lệ cử tri Dân Chủ và Cộng Hòa bỏ phiếu là nhỏ, với 35% trong số 940.000 cử tri bỏ phiếu sớm là cử tri của đảng Dân Chủ, so với 33 phần trăm là cử tri Cộng Hòa.
Tại Nevada, nơi mà đảng Dân Chủ thường dựa vào số phiếu bầu sớm mạnh mẽ để bù đắp cho lợi thế của đảng Cộng Hòa trong ngày bầu cử, dữ liệu từ The Associated Press cho thấy tính đến ngày 22/10 những cử tri bỏ phiếu ủng hộ đảng Cộng Hòa nhiều hơn số người ủng hộ đảng Dân Chủ là 6 ngàn người.
Tại Arizona, theo hãng thông tấn AP, đã có hơn 660.000 người bỏ phiếu, 42 phần trăm trong số những cử tri đó là đảng Cộng Hòa đã ghi danh, trong khi 36 phần trăm là đảng Dân Chủ.
Tại Pennsylvania, 66 phần trăm trong số hơn 1 triệu cử tri bỏ phiếu sớm là đảng Dân Chủ và 28 % là đảng Cộng Hòa.
Nhìn chung sơ khởi, có nhiều cử tri Dân Chủ đã bỏ phiếu sớm hơn những cử tri Cộng Hòa, với hơn 4,7 triệu cử tri Dân Chủ so với 3,7 triệu cử tri Cộng Hòa.
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy số lượng cử tri Cộng Hòa bỏ phiếu sớm trong năm nay đang tăng vọt, và con số vẫn còn thay đổi.
Cũng cần nói thêm, sự gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử TT năm nay vẫn là mối lo chung của những người quan tâm đến sự liêm chính của cuộc bầu cử, có ảnh hưởng đến nền dân chủ, sự tuân thủ luật pháp và bảo vệ Hiến Pháp, trong bối cảnh Thống Đốc tiểu bang California Gavin Newsom vừa ký 1 đạo luật không cần ID, là thẻ căn cước, để đi bầu, có nghĩa là bất cứ người nào không phải là công dân Hoa Kỳ đều có thể bỏ phiếu, kể cả di dân bất hợp pháp, những người ngoại quốc, bọn khủng bố, băng đảng và trầm trọng hơn nữa nữa là 1 người có thể bỏ phiếu nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau.
Đây rõ ràng là môt hành động phá hoại nền dân chủ, ngồi xổm trên luật pháp và chà đạp Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách ngang nhiên và trắng trợn! Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, vẫn chưa thấy có bất cứ nhân vật nào đã từng tự xưng là người bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ luật pháp, bảo vệ Hiến Pháp, lên tiếng phản đối? Nhất là những ông, những ông bà người Mỹ và Mỹ gốc Việt từng lên án ông Trump phá hoại nền dân chủ, các ông các bà lặn đâu rồi, sao không nghe hó hé tiếng nào vậy?
2. Liên Minh Âu Châu và ông Trump
Giới chức Liên Minh Châu Âu (EU) cho biết, họ sẵn sàng đối phó nếu ông Donald Trump tái đắc cử Tổng Thống Mỹ và nhắm đến khối này bằng các biện pháp trừng phạt thương mại.
Mối lo ngại đang gia tăng tại các thủ đô của EU sau khi ông Trump, ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Mỹ, tuyên bố sẽ nhắm vào EU bằng một loạt các biện pháp trừng phạt thương mại mới nhằm giải quyết những gì ông cho là sự mất cân bằng nghiêm trọng trong xuất nhập cảng.
Trung Quốc sẽ chịu nhiều đòn trừng phạt về công nghệ khắc nghiệt hơn nếu ông Trump đắc cử Tổng Thống Mỹ. Nói chung lại, nếu ông Trump thắng cử ảnh hưởng nào nặng nhất mà các quốc gia lo ngại? Tại sao?
Đáp:
Đối với các quốc gia Âu Châu, gọi là đồng minh của Hoa Kỳ, nhưng luôn luôn lợi dụng Hoa Kỳ, thì TT Trump đã có hành động trong nhiệm kỳ I của ông. Đó là đòi hỏi sự công bằng trong lãnh vực thương mại giữa tình đồng minh với nhau, tưởng không có gì quá đáng. Tuy nhiên, sự công bằng đối với Hoa Kỳ sẽ gây bất lợi cho Liên Âu, nên phản ứng tự nhiên là họ phải đối phó với ông Trump. Sự công bằng mà ông Trump muốn có ở đây, xin đơn cử một trường hợp điển hình cụ thể, là Hoa Kỳ đã tốn hao ngân quỹ và nhân sự trong việc bảo vệ Liên Hiệp Châu Âu trước áp lực quân sự của Nga, nhưng Liên Âu, nhất là Đức không đáp ứng sự yêu cầu có qua có lại chính đáng của TT Trump, là hãy mua khi đốt hoá lỏng của Hoa Kỳ, thay vi mua khí đốt của Nga, trong khi Hoa Kỳ đã cho quân đội trú đóng tại Đức trên 35 ngàn, tại Ý trên 12 ngàn , tại Anh trên 10 ngàn, Tây Ban Nha trên 3 ngàn và duới 3 ngàn tại các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Belgium, Hoà Lan, Ba Lan, Hy Lạp v.v...
Cũng như TT Trump yêu cầu các thành viên NATO phải đóng góp phần tài chánh 2% tổng sản lượng quốc gia đã cam kết trong trách nhiệm của họ cũng là một đòi hỏi vô cùng chính đáng. Ngay cả ngân sách quốc phòng tối thiểu của chính quốc gia họ mà phải đợi người khác nhắc nhở, thiết nghĩ đó không những là một sự ỷ lại và lợi dụng Hoa Kỳ mà còn là một hành động ngu ngốc!
Còn đối với Trung Cộng, TT Trump cũng đã áp dụng thuế quan cao cho những hàng hoá sản xuất từ Hoa Lục, điều này gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Trung Cộng, và lôi kéo các hãng xưởng của Hoa Kỳ rời Trung Cộng trở về nước hoặc dời đến các quốc gia khác.
Xu hướng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm chi phí lao động tại Hoa Lục bây giờ đã tăng lên cao, cộng thêm mối lo ngại về sự ổn định chính trị và kinh tế của Trung Cộng.
Một số công ty lớn của Mỹ đang cân nhắc việc ra khỏi Trung Cộng bao gồm:
- IntelI: sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất của họ trở về Hoa Kỳ, nhằm tuân thủ các quy định của chính phủ Hoa Kỳ.
- Microsoft: sẽ chuyển một phần sản xuất sang châu Âu để giảm rủi ro chuỗi cung ứng.
- Nike: sẽ chuyển một phần sản xuất ra sang Đông Nam Á để cải thiện phẩm chất và giảm chi phí.
- Dell: đã thông báo rằng họ sẽ chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam và Mễ Tây Cơ để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Các quốc gia nắm bắt cơ hội này để giành phần trong lãnh vực sản xuất của thế giới, đang trở thành điểm đến cho các công ty đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Cộng bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Nam Dương và Bangladesh. Các quốc gia này có chi phí lao động thấp hơn, môi trường chính trị ổn định hơn và gần các thị trường lớn.
Ấn Độ nói riêng đã nói rõ rằng họ muốn tăng sản lượng kinh tế và sản xuất. Trong những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các bước tiến để thực hiện điều này, bao gồm giảm thuế và giảm các quy định đối với doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, như đường bộ, hải cảng và phi cảng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ.
Thống Đốc tiểu bang Pennsylvaina, thành viên đảng Dân Chủ, ông Josh Shapiro đã đề nghị cơ quan thực thi pháp luật điều tra tỷ phú Elon Musk, sau khi vị Giám Đốc điều hành hãng xe điện Tesla tuyên bố tặng 1 triệu USD mỗi ngày cho 1 cử tri ngẫu nhiên ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến của ông. Ngay trong ngày 19/10, tỷ phú Musk đã trao tấm chi phiếu trị giá 1 triệu mỹ kim cho cử tri, mang tên John Dreher. Sau đó 1 ngày, một cử tri nữ cũng đã được nhận 1 triệu USD tại một cuộc vận động khác ở Pittsburgh.
Thống Đốc Pennsylvania cho rằng kế hoạch của tỷ phú Musk tặng tiền cho cử tri “rất đáng lo ngại” và đây là điều mà cơ quan thực thi pháp luật có thể xem xét.
Sao nghe lạ lạ, nhưng lại quen quen, những cái gì ai tặng cho đảng DC thì không sao, nhưng tặng cho CH, hay nói trắng ra cho Donald Trump là coi chừng bị điều tra, ra tòa.
Đây là bản kiến nghị hay thỉnh nguyện thư, nội dung nói rõ để bảo vệ Tu Chính Án Thứ Nhất là quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Tự Do Tín Ngưỡng, Tự Do Hội Họp và Tu Chính Án Thứ Hai là quyền Trang Bị Vũ Khí để tự vệ, nằm trong bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Những người ghi danh vào thỉnh nguyện thư này sẽ nhận được 1 triệu mỹ kim do sự lựa chọn ngẫu nhiên. và đã có 2 người nhận được chi phiếu mỗi người 1 triệu như Dũng Nghiêm vừa cho biết. Nếu muốn ghi danh, thì vào đường dẫn, link: America PAC.org
Đây là một trong những điều rất đặc biệt trong cuộc bầu cử TT năm nay, khi tỷ phú Elon Musk ra mặt ủng hộ UCV/TT Donald Trump, đã tham dự cuộc vận động của ông Trump tại Butler, Pennsylvania vào ngày 3/10/2024. Elon Musk cũng dùng trang mạng xã hội X do ông làm chủ để vận động cho cựu TT Trump.
Tất cả những điều trên không có điều nào phạm pháp, và thỉnh nguyện thư của ông Musk cũng là một sinh hoạt dân chủ bình thường, ông cũng công khai minh bạch về số tiền 1 triệu mỹ kim tặng cho những người ghi danh vào thỉnh nguyện thư được chọn ngẫu nhiên, thì có gì là phạm pháp cần phải điều tra?
Một điểm đặc biệt khác nữa trong cuộc bầu cử TT năm nay, là ông Trump nhận được sự ủng hộ của ông Robert Kennedy Jr., con trai của cố TNS Robert Kennedy, và là cháu gọi TT John F. Kennedy bằng Bác. Ông Robert Kennedy Jr. là một đảng viên Dân Chủ thuần thành của dòng họ Kennedy, nhưng khi tranh cử UCV/TT trong đảng Dân Chủ thì bị các đảng viên Dân Chủ tìm đủ mọi cách để loại tên ông ra khỏi lá phiếu của nhiều tiểu bang, khiến ông phải bỏ đảng trở thành UCV Độc Lập và cuối cùng thì chính thức ủng hộ ông Trump.
Ngoải ông Robert Kennedy Jr, còn có bà Tulsi Gabbard. một cựu chiến binh Hoa Kỳ, cũng là một đảng viên Dân Chủ trẻ tuổi xuất sắc, là Dân Biểu của Hawaìi từ năm 2013-2021, từng giữ vị trí cao cấp trong đảng Dân Chủ là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ từ năm 2013-2016, UCV TT đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử TT năm 2020. Vào năm 2022, bà rời đảng Dân Chủ trở thành người Độc Lập và chính thức tuyên bố gia nhập đảng Cộng Hòa trong khi tham gia cuộc vận động tranh cử với cựu TT Trump tại Greenborough, North Carolina vào ngày 22/10/2024.
Điểm đặc biệt nữa, là ông Trump đã đến những nơi là thành trì vững chắc của đảng Dân Chủ như tiểu bang California và tiểu bang New York. Vào ngày 12/10, ông tới Coachella, cách Đông Nam Palm Springs 25 dặm, đây là tiểu bang nhà của bà Kamala Harris mà ông Trump khó thắng nổi, nhưng ông vẫn cứ đến, với thông điệp chính yếu là không muốn nhìn thấy nước Mỹ trở thành như California hiện nay dưới sự quản trị của đảng viên Dân Chủ, trong đó có bà Kamala Harris. Buổi vận động quy tụ gần 100 ngàn người, có thể thấy được ý muốn thay đổi của những người dân tại California. Và vào ngày Chủ Nhật 27/10 tới đây, ông Trump sẽ có cuộc vận động tại vận động trường Madison Square Garden, ngay trung tâm thành phố New York. với chủ đề "She broke it, Trump will fix it". Vận động trường này có tối đa 20 ngàn chỗ ngồi cho 1 buổi hòa nhạc và 18 ngàn chỗ cho 1 trận đấu bóng rỗ. Theo ban vận động tranh cử của ông Trump, vé đã bán hết trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Trước đây, trong thời gian ra Tòa tại New York, ông Trump cũng đã có cuộc vận động ngay trong khu Brooklyn, và tại Long Island quy tụ một số rất đông.
Về phía bà Kamala, trong tháng 10, có 2 "Thái Thưọng Hoàng" của bà là cựu TT Bill Clinton và Barack Obama cũng đi vận động cho bà, nhưng 2 ông hình như bị tẩu hoả nhập ma, nên đã gây bất lợi cho bà Kamala hơn là kiếm thêm phiếu. Ông Bill Clinton trong cuộc vận động cho bà Harris vào ngày 13/10 tại Georgia, nói rằng, cô Laken Riley, học viên y tá ở đây sẽ không bị di dân lậu đến từ Venezuela giết chết, nếu di dân bất hợp pháp được thanh lọc kỹ, còn ông Obama thì lặp lại lời của Joe Biden trước đây nói rằng nếu dân da đen không bầu cho ông Joe, thì họ không phải là người da đen. Nay Obama lặp lại y chang, nếu quý ông da đen không bầu cho bà Kamala, thì quý ông không phải là người da đen. Câu này làm cho nhiều người đàn ông da đen nổi giận.
Cũng phải nói đến ông cựu Phó TT Dick Cheney và bà Liz Cheney là những người rất thù ghét ông Trump cũng vận động cho bà Harris.
Riêng bà Kamala, tuy sau này liên tục xuất hiện trong nhiều cuộc phỏng vấn trên TV, như có lần xuất hiện trên Fox News với Bret Baier, cũng như trong các buổi town hall meeting, nhưng không có gì mới mẻ, ngoài việc tấn công, chỉ trích và đổ lỗi cho ông Trump, thì bà vẫn tiếp tục trộn xà lách chữ nghĩa và lật lọng nhiều lần về vấn đề khai thác dầu hỏa.
Về điểm đặc biệt nữa của Cựu TT Trump, là ông đã có mặt tại 1 tiệm McDonald ở tiểu bang Pennsylvania để chiên khoai tây và giao hàng cho khách tại cửa sổ drive- in. Mục đích là để đáp lại việc bà Kamala tuyên bố đã từng chiên khoai tây và làm thu ngân viên tại McDonald khi còn là sinh viên.
Truyền thông cánh tả lại được dịp chỉ trích ông Trump, nhưng chủ nhân McDonald cũng đã mời bà Kamala và ông Tim Walz hãy đến với McDonald như ông Trump đã đến.
Vụ này có phải là October Surprise?
[category BB, DD-V]
Comments
Post a Comment