Quốc Hận.
Quốc hận là một quyết tâm mà mọi người Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ biến quốc hận thành hành động sống cụ thể, hành động làm cho lịch sử phải hanh thông, lịch sử phải vận hành đúng hướng phục vụ dân chủ nhân quyền...
....Quá khứ là Tây Tạng 31/3/1959, Việt Nam 30/4/1975.
Hiện tại là hành động nuôi hận (nuôi ý chí) để kịp thời phục vụ lịch sử khi thời cơ tới.
Không có ý chí phục hận trong hiện tại làm gì có tương lai dân chủ nhân quyền cho Việt Nam? Đây là lý do giải thích tại sao hai chữ “quốc hận” được dùng để đặt tên cho ngày 30/4. Tên gọi này là tên gọi hợp lý nhất, tên gọi bất khả thay thế.
TÂY TẠNG 59, VIỆT NAM 75
ĐỖ THÁI NHIÊN
Ngày 3 tháng 4 năm 2017, trên Trang Điện Tử của đài VOA, tin tức loan tải rằng: Ngày 2 tháng 4 năm 2017 , thành phố Guwahati, thủ phủ bang Assam, Ấn Độ, đã long trọng nghinh đón Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng nghi thức tưởng niệm một biến cố rất đặc biệt. Biến cố kia như sau:
Năm 1959 sau thất bại trong khởi nghĩa chống Trung Cộng đô hộ Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma phải trải qua hai tuần vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn, tìm đường tị nạn. Đêm 31/3/1959, ông Naren Chandra Das và một toán lính biên thùy Ấn Độ đã hộ tống Ngài Đạt Lai Lạt Ma đạt chân lên lãnh thổ Ấn Độ. Hồi bấy giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma 23 tuổi, ông Chandra Das 21 tuổi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa có buổi gặp mặt vị cư sĩ Hộ pháp cảnh vệ Naren Chandra Das đầy xúc động
Bây giờ, đã gần 60 năm qua, gặp lại người lính biên thùy năm xưa, với tâm tình bồi hồi cảm động, Đức Đạt Lai Lạt Ma ôm lấy Chandra Das, Ngài nói đùa:” Nhìn gương mặt của anh, tôi nhận ra rằng tôi cũng đã già”.
Quay sang báo chí, nhắc lại biến cố 1959, Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói tiếp:” Những ngày trước khi đặt chân tới Ấn Độ là khoảng thời gian đầy căng thẳng, mối quan tâm duy nhất là vấn đề an toàn, nhưng tôi đã trải nghiệm thế nào là tự do khi được người dân và các quan chức địa phương đón tiếp nồng hậu, và cuộc đời tôi bắt đầu một chương mới.”
Theo lời tâm tình của Đức Đat Lai Lạt Ma, biên cương Trung Hoa và Ấn Độ đêm 31/3/1959 cộng với anh lính biên thùy năm xưa là mốc thời gian và không gian ghi dấu “ cuộc đời tôi bắt đầu một chương mới”. Tại sao Ngài Đạt Lai Lạt Ma không xuất phát từ “một chương mới” để đưa dẫn Tây Tạng trực tiếp tiến thẳng về tương lai? Tại sao Ngài Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều thập niên qua đã vừa vận động tự do hạnh phúc cho Tây Tạng vừa triền miên và tha thiết nghĩ tới biến cố 1959? Thưa rằng đáp số của các câu hỏi vừa nêu nằm trong mối tương quan đa chiều giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Quá khứ chẳng khác nào nguồn cung cấp đất, nước và ánh mặt trời cho hiện tại.
Hiện tại là cánh đồng lúa.
Tương lai chính là bông lúa và hạt lúa.
Không có quá khứ làm gì có đồng lúa xanh? Làm gì có bông lúa vàng?
Mang biến cố Tây Tạng 1959 lồng vào bức tranh quá khứ hiện tại tương lai như vừa diễn tả, người Việt Nam có nghe chăng lòng mình xao xuyến khi nghĩ tới 30/4/1975 trên Quê Hương hắt hiu?
Nói tới 30/4/75, guồng máy tuyên truyền của CSVN thường cho rằng: 42 năm là thời gian đủ dài để 30/4 bị đẩy vào quá khứ xa xăm; rằng hận thù chỉ nên buông, không nên trói và rằng hãy đoàn kết chung quanh đảng CSVN để xây dựng quê hương, hãy mang hai chữ “quốc hận” cất vào bảo tàng viện của lịch sử âm u...
Quốc hận là gì? Tại sao người Việt Nam ngày càng quan tâm đến quốc hận, càng tranh luận gay gắt chung quanh sự kiện quốc hận? Khi một người mong muốn thực niện một công việc quan trọng nào đó nhưng đương sự không hoặc chưa thực hiện được, những mong muốn bất toại kia kết đọng lại thành một loại tình cảm gọi là hận. Có người khi cuộc đời đã đi hẳn vào hoàng hôn mới chợt nhận ra mình đã sống một đời sống không đáng ca ngợi. Người này mơ ước sau khi chết đi đương sự sẽ được sống lại, sẽ sống một đời sống khác ý nghĩa hơn, xứng danh Con Rồng Cháu Tiên hơn. Tuy nhiên ước mơ “sống lại” hiển nhiên là một hoang tưởng, nó bị người đời chỉ đích danh là “hận tái sinh”.
Hận tái sinh là một khối đá bất biến. Quốc hận không chỉ là loại tâm tình nghìn tuổi này qua nghìn tuổi sau. Quốc hận là một quyết tâm mà mọi người Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ biến quốc hận thành hành động sống cụ thể, hành động làm cho lịch sử phải hanh thông, lịch sử phải vận hành đúng hướng phục vụ dân chủ nhân quyền.
Quốc hận 30/4/1975 đã bước qua năm thứ 42, nhu cầu giải hận, nhu cầu giải trừ CSVN độc tài, bán nước và tham ô là mệnh lệnh nghiêm khắc của lịch sử. Công cuộc giải hận không thể thực hiện một sớm một chiều. Nó đòi hỏi thời gian và kiên trì. Kiên trì là hành động ôm hận để phục hận. Xin được nhấn mạnh thêm một lần nữa: Hận ở đây không hề là hận thù hẹp hòi trong đời sống cá nhân. Hận ở đây là sự nuôi dưỡng ý chí phục vụ lịch sử bằng phương pháp nghiền ngẫm những biến cố trong quá khứ, phân tích những nguyên nhân xa gần khiến cho lịch sử bị CSVN đắp mô. Đồng thời, tìm con đường giải tiêu CS.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận: Tướng Quân Đặng Dung (1373- 1414) đã nuôi dưỡng ý chí phục vụ lịch sử thông qua bức tranh mài gươm thép dưới trăng thanh:
“ Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày”
( Bản dịch của Phan Kế Bính )
Với phong thái của một vị Phật Sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dịu dàng nhắc nhở người đời bài học “Nuôi dưỡng ý chí phục vụ lịch sử” bằng chuyến viếng thăm người lính xưa, biên giới cũ ngày 2 tháng 4 năm 2017. Người lính xưa là hình tượng của tình yêu Quê Hương Tây Tạng. Biên giới cũ là mốc thời gian ghi nhận ngày đau thương của Tây Tạng.
Quá khứ là Tây Tạng 31/3/1959, Việt Nam 30/4/1975.
Hiện tại là hành động nuôi hận (nuôi ý chí) để kịp thời phục vụ lịch sử khi thời cơ tới.
Không có ý chí phục hận trong hiện tại làm gì có tương lai dân chủ nhân quyền cho Việt Nam? Đây là lý do giải thích tại sao hai chữ “quốc hận” được dùng để đặt tên cho ngày 30/4. Tên gọi này là tên gọi hợp lý nhất, tên gọi bất khả thay thế.
Mặt khác, quốc hận không đơn giản chỉ là quyết tâm ghi lòng tạc dạ “hận 30/4”. Hận phải được thể hiện trong hành động sống hàng ngày. Những hành động kia là gì?
Một là không ngừng nổ lực đoàn kết người Việt Nam Trung Bắc, người Việt trong và ngoài nước. Triệt để và dứt khoát loại bỏ mọi âm mưu chia rẽ giữa người Việt với người Viêt.
Hai là thường xuyên tạo cơ hội để đồng bào Viêt Nam cảm thông và thương mến lẩn nhau thông qua những thảo luận về các đề tài có tính chìa khóa của tương lai Việt Nam: Đa nguyên trong dân chủ là gi? Đa nguyên là đa tư tưởng, đa đảng, vậy thì phương pháp nào giúp đa tư tưởng tiến tới đồng thuận để xây dựng và phát triển Viêt Nam ? Nếu đa nguyên là người khách lạ đối với đồng thuận thì đa nguyên tuyệt đối đồng nghĩa với đa ốc đảo. Trong trường hợp này Việt Nam sẽ trở về thời kỳ chưa lập quốc.
Các vận động “nuôi hận” kể trên tuy chỉ là những nét sơ phác nhưng đủ để nhấn mạnh rằng người Việt Nam trong hiện tại phải nỗ lực nuôi hận một cách khoa học thì tương lai Việt Nam mới thực sự vắng bóng chế độ Cộng Sản Việt Nam bán nước, đôc tài, tham ô ./.
ĐỖ THÁI NHIÊN
4/2017
__
Comments
Post a Comment