Những Thằng Phản Bội.
ĐÂU PHẢI CHỈ CÓ… THƯƠNG NỮ BẤT TRI…
-LÃO MÓC-
*
* *
“Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình hoa!”
dịch:
“Gái ca đâu nghĩ nước nhà
Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình”
(Lệ Thần Trần Trọng Kim)
Cách giang do xướng Hậu Đình hoa!”
dịch:
“Gái ca đâu nghĩ nước nhà
Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình”
(Lệ Thần Trần Trọng Kim)
Hai câu thơ trên cực tả tâm trạng vô cảm của những kẻ vong quốc. Hai câu thơ này cũng diễn tả tâm trạng và việc làm của một số người Việt trước đây vì không sống nổi dưới sư cai trị bạo tàn, sau khi ổn định đời sống ở quê hương mới lại xé bỏ căn cước tỵ nạn, quay lại bợ đỡ, quỵ lụy những kẻ thù ngày cũ vì chút quyền lợi, vì chút danh vị hão cuối đời. Họ là những kẻ đã “quên thân chó đói khi có thừa sữa bơ”. Họ là những kẻ “khi đến quê hương mới /đã quên đời ngục tối/đang giết mòn người dân” nơi quê nhà.
Nhưng, những kẻ này, rốt cuộc cũng sẽ không làm được gì dù đã ra sức làm những chuyện vô cùng khốn nạn là quay mỏ ra chửi bới những người tỵ nạn, làm những chuyện chọc tức người Việt tỵ nạn cộng sản như treo cờ đỏ sao vàng và ảnh của Hồ Chí Minh.
Có những kẻ tự xưng mình là trí thức lại ký thỉnh nguyện thư xin xỏ để được hòa giải hòa hợp với VC; trong khi những trí thức ở trong nước công khai lên tiếng là họ bị lãnh đạo đảng CSVN coi còn thua con bò!
Những chuyện “gái tơ không biết thù nhà” như thế có rất nhiều sau 37 năm tỵ nạn xứ người.
Và những chuyện này đã gây ra sự phân hóa trong cộng đồng tỵ nạn, đó là chưa kể đến những việc làm phá hủy niềm tin của những đảng phái cuội, chính phủ ma… trong suốt 37 năm qua.
Tuy nhiên, như cựu Phó Thủ Tướng VC Nguyễn Dy Niên nhận xét: “Bọn Việt kiều bình thường chia rẽ, chống đối nhau; nhưng khi cần chống chúng ta (VC) thì bọn chúng rất là đoàn kết”.
Nhận xét này rất chính xác đối với biến cố Trần Trường năm 1999 và biến cố kêu gọi ký Thỉnh Nguyện Thư do nhạc sĩ Trúc Hồ phát động vào này 8-2 năm 2012.
-Cách đây 13 năm, năm 1999, tên người đuôi chó Trần Trường đã lợi dụng quyền tự do ngôn đã treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ tặc trong tiệm cho thuê video của anh ta. Lập tức, hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt cũng đã dùng quyền tự do ngôn luận biểu tình suốt 53 ngày đêm trước cửa tiệm của anh ta.
Lúc đó, bọn “đặc công truyền thông” còn mạnh. Tên “đầu sỏ đặc công” đã dùng cái “lưỡi gian” từ địa đạo của mụ “đào nương”ong óng nào là “không nên chống Trần Trường vì anh ta có tu chính án số 1 bảo vệ, không nên dùng súng chống tăng bắn ruồi”. Số người tham dự biểu tình có lúc lên đến trên 50,000 người. Cuối cùng, cờ đỏ sao vàng và ảnh Hồ tặc biến mất. Trần Trường bị cảnh sát Mỹ bắt bỏ lên xe cây đưa ra tòa về tội sang băng lậu. Sau đó anh ta đã bán sới tài sản về Việt Nam đào “ao Bác Hồ nuôi cá tra”. Nhưng rồi lại cũng bị “bọn hậu duệ của Bác Hồ” là “bọn cướp ngày” nó cướp mất cả ao lẫn cá. Đành phải “trần truồng” quay trở lại Mỹ như… con chó nhà tang!
-Mười ba năm sau, ngày 8-2-2012, nhạc sĩ Trúc Hồ với chiến dịch kêu gọi người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ ký Thỉnh Nguyện Thư gửi Tổng Thống Barrack Obama yêu cầu can thiệp về việc VC bắt bớ và giam cầm những người bất đồng chính kiến. Sự việc dẫn đến việc làm này là từ 2 bài hát của nhạc sĩ Việt Khang là bài “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai?” đã vang ra hải ngoại những lời yêu nước nồng nàn của người nhạc sĩ, sau khi anh ta bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam vì đã phổ biến 2 ca khúc này.
“Việt Nam ơi… thời gian quá nửa đời người
và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn sót dạ nhìn đời
người lầm than đói khổ nghèo nàn
kẻ quyền uy giàu sang dối gian.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?
Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu.
Là một người con dân Việt Nam
lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
từng đoàn người đi chẳng nề chi
già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam
Việt Nam tôi đâu… Việt Nam tôi đâu… Việt Nam tôi đâu…”
Người nhạc sĩ mà “lời ca của anh là máu, tiếng hát anh là nỗi đau của xích xiềng đang nghiền nát trên thân thể gầy guộc mẹ Việt Nam đã bị công an Cộng sản Việt Nam bắt giam vào lúc 7 giờ tối ngày 23-12 năm 2011. và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn sót dạ nhìn đời
người lầm than đói khổ nghèo nàn
kẻ quyền uy giàu sang dối gian.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?
Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu.
Là một người con dân Việt Nam
lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
từng đoàn người đi chẳng nề chi
già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam
Việt Nam tôi đâu… Việt Nam tôi đâu… Việt Nam tôi đâu…”
Tôi gọi anh là người nhạc sĩ viết ca khúc đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam vì lý do rất dễ hiểu là đất nước VN hiện nay đang ở trong mùa Đông băng giá của tình người và đang có nguy cơ biến thành một tỉnh của Trung Cộng mà nhiều bậc thức giả đã lên tiếng báo động.
“Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để sau này con cháu tôi làm người
Cội nguồn đâu
Khi thế giới này không còn Việt Nam”
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để sau này con cháu tôi làm người
Cội nguồn đâu
Khi thế giới này không còn Việt Nam”
Lời ca của bài hát “Anh là ai?” còn nhức buốt hơn lời ca “Việt Nam Tôi Đâu”. Từng lời, từng lời như con dao nhọn xoáy vào vết thương đang mưng mủ là cơ thể bà mẹ Việt Nam gầu guộc vì đàn con cộng sản Việt Nam bội nghĩa vong tình!
Nhà cầm quyền CSVN bắt nhốt người nhạc sĩ viết ca khúc đòi mùa Xuân cho đất nước VN là Việt Khang (tên thật của anh là Võ Minh Trí); nhưng tiếng hát của anh đã bay ra khắp thế giới và vang xa để mọi người VN cùng nghe những lời ca đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam!
Tiếc thay, theo tố cáo của Nguyễn Thanh Tú thí đài SBTN chỉ là cái vòi của con bạch tuộc “Việt Tân ma”. Phong trào ký Thỉnh Nguyện Thư của nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN đã được đồng bào đóng góp trên 500,000 Mỹ kim; nhưng nhạc sĩ Việt Khang chỉ nhận được 200 Mỹ Kim (sic!).
*
Sau phong trào ký Thỉnh Nguyện Thư, chuyện rùm beng nhất trong tháng Tư 2012 là chuyện hát hò để ca tụng chuyện “mười năm chết ngắt” của tên “nhạc sĩ màu da cam” Trịnh Cộng Sơn. Và chuyện chương trình ca nhạc hài “Tình Ca Mùa Xuân” do nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm MC với một số ca sĩ từ Hoa Kỳ sang trình diễn được tổ chức đúng vào ngày Thứ Hai 30-4-2012 là ngày mà “chế độ man rợ (Miền Bắc) đã chiến thắng nền văn minh (miền Nam)” - nói theo cách nói của nhà văn Dương Thu Hương.
Trong một chương trình phỏng vấn để giải độc, Nguyễn Ngọc Ngạn đã xấc xược tuyên bố: "Chúng nó chủ yếu chống tôi là chính, chứ đâu phải vì ca nhạc vào ngày 30-4”.
Nhiều người đã lên tiếng về cách hành xử của anh nhà văn “nhổ rồi liếm lại” Nguyễn Ngọc Ngạn qua bài trả lời phỏng vấn. - Cũng như nhiều năm trước đây, anh ta bị nhiều người lên tiếng khi viết bài “Để trả lời một câu hỏi” để đổ tội cho cố nhà văn Duyên Anh, sau khi bắn quả B.40 vào cộng đồng trong băng video Paris By Night 40 ca tụng “hạt lúa đỏ”, kêu gọi mọi người hãy quên đi tiền kiếp, hoà giải hòa hợp với VC để xây dựng lại quê hương.
Trong một email trả lời nhà văn Phạm Tín An Ninh ở Na-Uy, nhà văn Huy Phương có viết như sau:
“… Thường tôi vẫn không đồng ý là chúng ta cần phải tránh những ngày lễ của CSVN như ngày 19-5, 3-2… nhưng về show Mùa Xuân trình diễn ở Berlin vào ngày Thứ Hai 30-4 thì có vẻ hơi lộ liễu. Từ trước đến giờ chưa có một show ca nhạc nào trình diễn vào ngày Thứ Hai (công nhân bận đi làm, sinh viên bận đi học, bán vé cho ai đi coi) Nếu show này tổ chức vào ngày Thứ Hai thì đúng là một show liên hoan. Tòa Đại sứ CSVN nghỉ việc, sinh viên du học nghỉ học, cảm tình viên được phát vé không, chỉ cần có một show văn nghệ tổ chức đúng ngày này là “đủ điểm” cả năm. Thuê người đứng ra làm bầu tổ chức mời ca sĩ việc này không khó, nhất là khôn ngoan đừng đem ca sĩ từ Việt Nam ra thì ai có lý do gì mà phản đối.
Cái “Tình ca Mùa Xuân” này làm tôi liên tưởng đến mấy chữ “Đại Thắng Mùa Xuân”. Ẩn ý nhưng lại quá rõ ràng…
… Tiếc là nhân tài chúng ta có dư, nhưng kẻ sĩ trên đời này khó kiếm…."Thương nữ bất tri… kẻ sĩ cũng bất tri luôn!”
Cái “Tình ca Mùa Xuân” này làm tôi liên tưởng đến mấy chữ “Đại Thắng Mùa Xuân”. Ẩn ý nhưng lại quá rõ ràng…
… Tiếc là nhân tài chúng ta có dư, nhưng kẻ sĩ trên đời này khó kiếm…."Thương nữ bất tri… kẻ sĩ cũng bất tri luôn!”
Theo Lão Móc, nhà văn Huy Phương đã đánh giá quá cao về “anh nhà văn từ giã văn đàn bước xuống sân khấu tấu hài để mưu sinh” khi gọi Nguyễn Ngọc Ngạn là kẻ sĩ khi viết: “Thương nữ bất tri… kẻ sĩ cũng bất tri luôn”.
Không ai trách gì bọn
“Gái ca đâu nghĩ nước nhà
Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình!”
Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình!”
bởi vì bổn phận của những ca nhi thì phải ca hát cho người mua vui!
Nhưng với những kẻ cầm bút viết văn chống Cộng và sống nhờ vào những sách chống Cộng của mình trong một thời gian dài - như Nguyễn Ngọc Ngạn thì lại khác.
LÃO MÓC
Comments
Post a Comment