HOÀNG SA BỊ BẮC KINH KIỂM SOÁT 49 NĂM, VIỆT CỘNG CÂM NÍN
Đất Việt - Việt cộng ra thông báo là tất cả có mối quan hệ quốc tế, tất cả các hiệp ước, tất cả các bàn luận về mối quan hệ Việt – Trung đều thuộc danh mục bí mật của nhà nước. Cách đây đúng 49 năm, ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung cộng dùng vũ lực cưỡng chiếm tất cả các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, trước đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 74 thủy thủ Việt Nam Cộng Hòa tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung cộng có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương. Mười bốn năm sau, ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung cộng. Trong trận này, Trung cộng dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt cộng trên đảo. Nhiều năm trời, một số người Việt Nam thắp hương tưởng niệm những chiến sĩ hải quân hy sinh, luôn bị phía nhà nước Việt Nam ngăn cản. Năm nay, tổ chức đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ đưa ra Bản Lên tiếng, kêu gọi nhà nước Việt Nam phải có hành động cụ thể và mạnh mẽ để thế giới không quên Trung cộng đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. Bản Lên tiếng kêu gọi cùng nhau mạnh mẽ lên án hành vi xâm lược của Trung cộng và đòi hỏi nhà nước Việt cộng thực hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông; không ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa và Trường Sa hay phản đối hành vi xâm lăng của Trung cộng. Đảo Hoàng Sa Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, tác giả một số cuốn sách về biển đảo Việt Nam như: “Hoàng Sa – Trường Sa – Luận cứ và sự kiện”; “Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”… nêu nhận định: “Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, tôi nghĩ rằng, kể từ trận đánh 14/ 3/1988 khi Trung cộng chiếm bảy thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà nước Việt cộng có tiến bộ trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Kể từ đó đến nay, chúng ta chưa mất thêm một thực thể nào. Việt Nam cũng đã củng cố thêm nhiều điểm chiếm đóng ở Biển Đông để củng cố thế trận an ninh quốc phòng của mình.” Bản Lên tiếng đồng thời đòi hỏi chính phủ Việt cộng phải quốc tế hóa việc Trung cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và vô cớ tấn công ngư dân bằng cách mạnh mẽ lên án các hành vi bất hợp pháp của Bắc Kinh trước Liên Hiệp Quốc và kiện Trung cộng ra tòa án Quốc tế. Ông Đinh Kim Phúc nói: “Vấn đề nghiên cứu, tố cáo Trung cộng ra dư luận thế giới, tham gia nghiên cứu khoa học để vạch trần cái bản chất xâm lược của nhà nước Trung cộng hiện nay thì rất nhiều nhà khoa học người Việt trong và ngoài nước đã thực hiện rất tốt. Tôi lấy một ví dụ, trước đây vấn đề Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa Trường Sa là một việc tối kỵ trong thông tin công khai. Nhưng kể từ khi anh em chúng tôi tham gia Hội thảo khoa học về Biển Đông và Hải đảo Việt Nam do Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức năm 2009 đã chứng minh rằng, đây là một sự kiện mở ra một thời kỳ mới là công khai hóa vấn đề Biển Đông. Rồi một bước tiếp theo trong nhiều năm tiếp theo khi giàn khoan HD-981 của Trung cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam năm 2014 thì vấn đề phi nhạy cảm hóa vấn đề Biển Đông đã được đẩy mạnh. Hiện nay chỉ có một yếu tố nữa mà chúng tôi chưa làm được, đó là minh bạch hóa hồ sơ Biển Đông vì nhà nước Việt cộng đã ra thông báo là tất cả có mối quan hệ quốc tế, tất cả các hiệp ước, tất cả các bàn luận về mối quan hệ Việt – Trung đều thuộc danh mục bí mật của nhà nước.” Sau cùng, Bản Lên tiếng kêu gọi Việt Nam cần kết hợp với các quốc gia tự do dân chủ trong khu vực để tạo sức mạnh liên minh nhằm ngăn cản sự bành trướng của Trung cộng, bảo vệ hòa bình chung cũng như bảo vệ cuộc sống và sinh mệnh của ngư dân Việt Nam; kêu gọi Chính phủ Việt cộng đòi chính phủ Trung cộng bồi thường thỏa đáng cho ngư dân nếu gây thiệt hại cho ngư dân. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói tiếp: “Vấn đề va chạm giữa một số nước Đông Nam Á với Trung cộng trên Biển Đông, ví dụ như đối phó với tất cả các tàu dân quân biển trá hình của Trung cộng, hoặc tàu hải giám, hải cảnh… diễn ra hằng ngày trong thời gian vừa qua. Trung cộng luôn luôn biến xung đột ở Biển Đông trở thành chiến thuật vùng xám, tức là không đẩy đến nguy cơ chiến tranh cục bộ hay chiến tranh khu vực, nhưng nó không làm nguội tình hình an ninh trên Biển Đông. Vì mục đích cuối cùng của Trung cộng là muốn dùng sức mạnh kinh tế của mình, sức mạnh quân sự của mình hòng đạt được mưu đồ là “chủ quyền thuộc ngã”, “gác tranh chấp cùng nhau khai thác”. Trung cộng không cho bất cứ một nước Đông Nam Á nào tiến hành khai thác nguồn lợi trên biển Đông, nhất là dầu khí đối với các nước ngoài khu vực. Đó là một trong những sức ép của Trung cộng đối với tiến trình COC mà tới giờ này vẫn đang đi vào bế tắc, không thể ký kết được giữa các nước ASEAN và Trung cộng. Bề ngoài Trung cộng luôn nói vấn đề tốt đẹp về hòa bình, về hữu nghị, nhưng bên trong Trung cộng luôn luôn muốn thống trị Đông Nam Á.” Ông Đinh Kim Phúc nhấn mạnh, Việt cộng không được ảo tưởng đối với Trung cộng trong tình hình hiện nay, nhất là sự hiếu chiến của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình trong đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản vừa qua.
|
Comments
Post a Comment