Bàn Tay TQ Thò Xa Hơn
Trần Khải
Có phải Trung Quốc đã chiếm xong Biển Đông? Câu hỏi này nêu lên như một khả thể muộn màng...
Thông tấn Nga Sputnik ghi nhận y kiến chuyên gia quốc tế rằng đúng như thế, rằng "Trung Quốc đã chiếm xong Biển Đông."
Các chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhận định về những bước đi tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông sau nhiều năm theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại khu vực này, Dân Trí dẫn nguồn The Diplomat cho biết.
Theo Diplomat, sự bành trướng đáng kinh ngạc của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông rộng gần 3,5 triệu km2 và ngay sau đó là các động thái quân sự hóa trái phép trong vài năm qua đã tạo nên một môi trường an ninh phức tạp. Giai đoạn khởi đầu của sự phức tạp đó được định hình dựa trên sự mở rộng và mối quan tâm địa chính trị, đặc biệt trong nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Sputnik ghi rằng báo New York Times của Mỹ đã từng nhận định, Trung Quốc đã chiếm xong Biển Đông, sẵn sàng đánh Mỹ.
Phóng viên báo New York Times đã có dịp tháp tùng một chuyến bay tuần tra Biển Đông, ghi nhận Trung Quốc 'điên rồ' xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép trên 4 Đá Xubi, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Còn theo Scott N. Romaniuk, nhà nghiên cứu về an ninh toàn cầu và vai trò quân sự của Trung Quốc tại Viện Trung Quốc thuộc đại học Alberta, và Tobias Burgers, nghiên cứu sinh tại Viện Otto-Suhr ở Berlin (Đức), mặc dù có quan điểm cho rằng căng thẳng trong khu vực sẽ không tăng nhiệt vì Trung Quốc đã dừng các hành động mở rộng lãnh thổ trái phép về phía nam, song môi trường an ninh phức tạp trong khu vực có thể sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng dâng cao và phức tạp mới trong năm 2019.
Đặc biệt là tàn tay nhám vươn xa hơn, theo nhận định này:
“...Brunei đã tăng cường liên kết kinh tế với Trung Quốc thông qua các thỏa thuận tài chính và thương mại. Nhờ vậy, Trung Quốc không chỉ bảo đảm được các lợi ích của mình, mà còn có thêm một đồng minh mà Bắc Kinh đang rất cần trong vấn đề Biển Đông. Đồng minh này có thể giữ im lặng hoặc xoay chiều theo lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
Ngoài Brunei, Philippines cũng tăng cường quan hệ với Trung Quốc sau khi bị lôi cuốn bởi những lời hứa hẹn về lợi ích của Vành đai và Con đường. Chiến lược này của Trung Quốc không chỉ là công cụ chính trị mà còn là sáng kiến kinh tế phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh.”
Trong khi đó, thông tấn Nhật Bản NHK cho thấy đồng tiền TQ cũng đang làm mờ mắt nhiều quan chức Liên Âu: Liên minh châu Âu (EU) đề ra lộ trình chuyển sang mạng không dây 5G thế hệ mới. Tuy nhiên, trong động thái dường như là khước từ yêu cầu của Mỹ, EU không cấm các sản phẩm do tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc sản xuất.
Hôm thứ Ba, giới chức Ủy ban châu Âu công bố phương hướng nâng cấp lên mạng 5G. Phương hướng kêu gọi các nước thành viên EU đánh giá các nguy cơ an ninh của thiết bị viễn thông đến trước tháng 6. Phương hướng không nêu cụ thể cần xem xét sản phẩm của nước nào.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Andrus Ansip nói: "Chúng tôi có một số quan ngại cụ thể liên quan đến một số nhà sản xuất, và mọi người đều biết chúng tôi muốn nói tới Trung Quốc và Huawei".
Mỹ đã cấm chính phủ sử dụng sản phẩm của Huawei, các nước như Australia và New Zealand cũng làm tương tự. Mỹ cũng gây sức ép buộc châu Âu tránh sử dụng các thiết bị 5G của các công ty của Trung Quốc như Huawei.
Thay vì làm theo yêu cầu của Washington, EU để từng nước thành viên tự ra quyết định.
Bản tin RFA ghi nhận khía cạnh khác: Bắc Kinh có ý định mở rộng đòi hỏi chủ quyền bên ngoài đường lưỡi bò ở Biển Đông...
Trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ hôm 21/3 có bài viết nhận định Trung Quốc có khả năng sớm tuyên bố đường cơ sở thẳng qua toàn bộ các thực thể ở Biển Đông bất chấp luật quốc tế.
Trang AMTI viết rằng “Trung Quốc không hề che giấu ý định cuối cùng sẽ tuyên bố đường cơ sở thẳng quanh phần còn lại của những thực thể tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa”.
Đường cơ sở được các quốc gia ven biển áp dụng để xác định vị trí và chiều rộng của các vùng biển để từ đó xác định chủ quyền trên biển căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Hiện khu vực Biển Đông cùng các thực thể tại đây là vùng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
RFA ghi rằng, theo AMTI, từ năm 1996, Trung Quốc đã tuyên bố một loạt đường cơ sở thẳng qua quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm được từ Việt Nam vào năm 1974. Đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tuyên bố ở khu vực quần đảo này khiến Trung Quốc mở rộng phần lãnh hải qua việc áp dụng đường cơ sở thẳng đối với toàn bộ các thực thể thuộc quần đảo, thay vì vẽ riêng với từng thực thể như quy định của luật quốc tế. Không những thế, Trung Quốc cũng tuyên bố tất cả vùng nước phía trong của những đường cơ sở thẳng này là vùng nội thủy của Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc khẳng định các tàu thuyền và máy bay nước ngoài không có quyền đi qua vùng nước và vùng trời khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả khi ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo.
Hoa Kỳ sau đó đã tuyên bố phản đối Trung Quốc. Philippines và Việt Nam cũng phản đối.
Đặc biệt là, theo RFA ghi nhận:
“AMTI dự đoán có thể có 4 khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra đường cơ sở thẳng đối với phần còn lại của Biển Đông như sau:
Khả năng 1: Trung Quốc sẽ phớt lờ tất cả các quy định trong UNCLOS và bao gồm tất cả các thực thể ở Quần đảo Trường Sa vào đường cơ sở của mình, tức là bao gồm cả Trường Sa, bãi Luconia và James Shoal của Malaysia và Vanguard Bank, cùng những thực thể nửa chìm nửa nổi thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Khả năng 2: Trung Quốc sẽ bao gồm tất cả quần đảo Trường Sa vào các phân khúc của đường cơ sở với chiều dài lớn hơn 100 miles.
Khả năng 3: Trung Quốc sẽ vẽ các đường cơ sở quanh các thực thể nổi và bãi cạn lúc chìm lúc nổi.
Khả năng 4: Trung Quốc sẽ bao gồm chỉ những nhóm thực thể nổi trong các đường cơ sở.”
Nghĩa là, ngư dân Việt Nam sẽ hết cách sống... muốn đánh cá chỉ có cách lui về Sông Hồng, Sông Cửu Long... và ven bở biển thôi.
Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn vươn tay ra kết thân với Việt Nam hơn, xem như cơ hội này nếu bỏ rơi, là Hoa Lục sẽ Hán hóa toàn bộ Châu Á...
Bản tin VOA kể rằng Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, bà Andrea L. Thompson đã họp với trưởng phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về cuộc Đối thoại Quốc phòng, An ninh và Chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới diễn ra tại thủ đô Washington.
“Hoa Kỳ cam kết vì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các quốc gia độc lập giữ vững pháp quyền và đóng góp vào an ninh quốc tế”, bà Thompson viết trên mạng xa hội sau hội nghị.
Theo thông cáo của chính phủ Việt Nam, hai bên “cũng thảo luận sâu rộng các vấn đề quốc tế và khu vực khác cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông”.
Hy vọng... hy vọng... chậm là chết với Hoa lục liền.
Comments
Post a Comment