Hành Quân Nha Mân
– Tiểu Đỉnh
Hồi 4 giờ kém 20 phút sáng, thành phần 10 tàu chuyển vận của Liên Giang Đoàn 23/31 chuẩn bị nhận quân, trong khi 2 soái đĩnh, 6 cặp trinh sát và 2 hộ tống loại monitor thả trôi trên sông Tiền. Bãi ủi nằm ngay tả ngạn con rạch, gần một cái đình nhỏ, cách chợ Nha Mân khoảng ngàn thước. Bên hữu ngạn là cơ sở của quận đường. Công tác của Liên Giang Đoàn 23/31 là nhận chở Trung Đoàn 15 Bộ Binh (trừ bị) của Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ bãi ủi tại cửa rạch Nha Mân đi hành quân lục soát mục tiêu cách tỉnh lộ Vĩnh Long-Sa Đéc ba ngàn thước theo đường chim bay.
Mặt trời bắt đầu ló dạng. Trong ánh sáng của bình minh hàng hải, thấy lố nhố trên tả ngạn rạch Nha Mân, cạnh một ngôi đình, những binh sĩ nai nịt gọn gàng, mũ sắt đội đầu, vũ khí đeo vai, ba lô cá nhân lổm ngổm trên lưng mỗi người lính. Ông trung đoàn trưởng dáng người nhỏ thó, tay cầm gậy, đứng sát bờ sông kiểm tra quân số đang im lặng theo hàng một xuống từng tàu (1).
Tôi cho mời ông trung đoàn trưởng, cố vấn Mỹ của ông, và ban chỉ huy hành quân lên tàu chỉ huy của tôi để dùng thức ăn sáng trước giờ khởi hành. Trong số người này còn có ông quận trưởng quận Nha Mân và một số chừng năm lính tùy tùng của trung đoàn. Thức ăn Hải Quân dọn lên gồm có bánh mì thịt, cà phê đen và mấy bao thuốc Quân Tiếp Vụ. Hơi khiêm nhượng!
Ông quận trưởng kề tai tôi nói nhỏ: “Khi đổ quân xong thì xin…. ông nhóng lên chừng hai ngàn thước sâu vào bên trong, được không?”
“Nhóng lên chi vậy?”tôi hỏi:
“Em mới về ngồi quận này ba tháng. Nay sẵn dịp em vào thăm một đồn Nghĩa Quân”.
Tôi hỏi lại: “Đồn tên gì?”
“Thưa, Đồn Ông. ”
“Ông gì?”
“Thưa, không biết.”
“Từ quận đến đó chỉ có năm ngàn thước mà sao khó khăn đến như thế?”
Ông quân tiếp: “Thưa phải có tàu Hải Quân mới dám đi. Ghe máy của tụi này đi không đến mà còn bị tổn thất”.
“Như thế trong ba tháng qua lính của ông quận sống bằng gì?”tôi thắc mắc.
Câu trả lời nghe hơi lạc quẻ: “Hôm nay em mang phát hướng viên theo vào phát lương anh em trong đó luôn”.
Ba tháng là gần một trăm ngày. Một trăm ngày không lương, không tiếp tế thì sống bằng gì!
Bấm đèn nhìn bản đồ bên trên phủ tấm ô-vơ-lê (2) mà không thấy ghi vị trí của Đồn Ông. Bỏ tấm ô-vơ-lê ra thì ngay chỗ ngón tay ông quận chỉ, thấy có một ký hiệu hình tam giác màu đỏ. Đó là ước hiệu một xây cất bằng gạch.
Quay sang ông quận, tôi hỏi: “Không liên lạc được bằng người nhưng với vô tuyến thì sao?”
Ông nói: “Thưa cũng không luôn. Họ hết pin để dùng cho máy.”
“Sao ông quận biết anh em binh sĩ và vợ con họ còn ở đó?”
“Thưa em và cố vấn Mỹ bay trực thăng ngang qua thấy có người và cờ của ta.”
Càng thêm thắc mắc tôi hỏi: “Thấy như vậy bao lâu rồi?”
“Thưa tuần rồi”.
Tôi hỏi lại: “Cách đây mấy ngày?”
“Thưa năm ngày”.
“Thấy người và cờ nhưng có gì bảo đảm họ là không phải bên kia?”.
“Thưa em nghĩ họ còn là của mình”.
“Nếu không thế thì sao?”
“Dạ, chừng đó tính”.
Việc ông quận xem chẳng có gì quan trọng, nhưng đối với tôi lúc bấy giờ, thì đó không phải chuyện nhỏ. Tôi lại hỏi:
“Khu Chiến Thuật 41 có biết việc này chưa?”
“Thưa em chưa báo cáo.”
Tôi nói: “Được. Khi đổ quân xong, tôi sẽ tìm cách giúp ông.”
Khi người lính cuối cùng của trung đoàn lên tàu thì giang đoàn lui bãi, vào đội hình hàng một, đi giữa rạch. Tính khoảng cách trên bản đồ từ cầu Nha Mân vào đến nơi đổ quân chỉ có ba ngàn thước. Tôi báo ông trung đoàn trưởng biết giờ đổ quân là 7:15 a., không có bắn dọn bãi, trừ tình hình tại chỗ đòi cần làm như thế. Ông quận nghe mà không trả lời.
Lúc đoàn tàu chui qua cầu Nha Mân thì trời mờ sáng. Ngôi chợ gần đó bắt đầu nhóm họp, tiếng nói nghe rộn ràng, vang xa. Khi đến điểm cách liên tỉnh lộ Vĩnh Long-Sa Đéc độ ngàn thước thì cây cối hai bên bờ trở nên hoang vu. Những khu vườn trước kia vốn thịnh mậu, lúc bấy giờ hiện ra khô cằn, trụi lá. Xa xa thấy có những cây dừa bị đạn, bị mảnh bom chém cụt ngon, còn trơ thân cây đưa lên như những cách tay lở lói. Nhìn kỹ hai bên bên thấy nhiều bảng gỗ có hai chữ Tử Địa được gắn trên thân cây dọc bờ sông có nơi cỏ mọc cao khỏi đầu. Mục tiêu hành quân chỉ cách quốc lộ có 3 ngàn thước. Và đó, theo tin tức tình báo do Mỹ cung cấp, lại là kho vũ khí chứa nhiều trăm cây súng với đạn dược!.
Ông trung đoàn trưởng nói với tôi: “Mục tiêu đó chỉ cần một trung đội Pờ-Ru (PRU) (3) của tỉnh và một đại đội Bộ Binh với trực thăng võ trang là đủ chơi rồi. Anh có nghĩ vậy không?”
Tôi nói phân đôi: “Sư đoàn xỉ xuống cho trung tá chỉ huy cuộc hành quân này thì tùy trung tá định đoạt. Tôi nhận chở và đổ quân lên bờ đúng điểm đúng giờ một cách an toàn rồi phân tán, sẵn sàng yểm trợ hỏa lực cho quân bạn. Có điều tôi đang lo là các tàu của tôi không áo phao cho binh sĩ. Nếu trong công tác này có ai bị rơi xuống nước mà thiệt mạng thì trách nhiệm là do ở tôi.”
Nghe thế, ông chép miệng, nói: “Không phao cá nhân thì cầu trời cho mọi việc êm xuôi vậy.”
Rồi liền tiếp: “Lính thủy bơi được. Còn Bộ Binh lội sình giỏi nhưng chưa chắc tất cả đều biết bơi. Và lại còn súng đạn mang theo, còn ba lô ba liếc nữa.”
Tôi hỏi: “Đi hành quân mà mang ba-lô theo chi cho nặng?”
Ông nói: “Phải mang theo. Bộ Binh tụi tôi thì người đâu của đó. Nhiều khi đi hành quân nói là ba ngày, rồi kéo thành mười. Cũng có khi đang hành quân thì được lệnh di chuyển đến nơi mới mà không trở về hậu cứ nữa.”
Câu chuyện trao đổi qua lại chẳng bao lâu thì Trung úy Lượng, sĩ quan cơ hữu của tôi, cho biết sấp đến chỗ đổ quân. Tôi kêu Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho đổ quân thật nhanh tại hai nơi, một xa hơn và một ngắn hơn điểm ghi trong ô-vơ-lê chừng 100 thước.
Khi tất cả binh sĩ đã lên bờ, soái đĩnh tôi ủi bãi, đổ bộ Bộ chỉ huy Trung đoàn tại khoảng giữa hai cánh quân. Lúc nào tôi cũng nghi ngờ về tính chất bí mật tuyệt đối của lệnh hành quân.
Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân. Trên trời xuất hiện một máy bay quan sát loại L-19. Nó lượn vòng tròn trên mục tiêu rồi thình lình phóng một trái khói vào giữa cánh đồng trống không, cách bờ sông chừng ngàn thước. Sau đó, chiếc L-19 rời vùng.
Bật máy truyền tin qua tần số địa-không, rà tới rà lui nhưng chẳng nghe thấy gì. Trở lại tần số nội bộ nghe biết 2 tiểu đoàn đang đi đến mục tiêu, mọi người đang lội nước tới bụng.
Tiếng rè rè từ máy truyền tin vang vang. Đến gần trưa, ông quận trưởng ngồi trên tàu tôi kêu tà-lọt của ông —người lính lo ăn uống cho sĩ quan— dọn cơm có gà hấp rượu ăn với muối tiêu chanh, bánh mì, bia lon, trái cây, mọi thứ bay mùi thơm phức. Ông mời tôi và sĩ quan trên tàu dùng cơm trưa với ông.
Tuy chưa đói lắm, tôi cũng ngồi xuống. Chính lúc đó ông trung đoàn trưởng cho tà lọt của ông mang xuống tàu biếu tôi và sĩ quan giang đoàn nguyên hai con gà rô ti. Quà cáp như vậy là nhiều quá. Ông chỉ huy trưởng Giang Đoàn 31 cho chia thức ăn làm thành hai, một cho đoàn viên, một cho sĩ quan trên tàu. Trong khi đó thủy thủ các tàu khác thì trớt huớt.
Giống như mọi tổ chức khác, quân đội có hai tay dài không đều. Một tay ngắn ban phát ân huệ cho những ai ở gần bên, một tay dài để ra lệnh cho binh sĩ trấn đóng tận biên cương. Ông tướng còn thêm cây gậy cho tay ra lệnh được dài thêm.
Bữa cơm được thanh toán rất nhanh. Ông Lượng cũng ăn qua loa. Có lẽ rượu bia dành cho ông không được nhiều chăng? Kiểm soát hoạt động trên bờ thấy im re. Lục soát đến đâu, kết quả ra sao, nhu cầu tiếp tế thêm gì, là ba câu hỏi tôi cần biết. Nhớ lời yêu cầu của ông quận trưởng, tôi lên máy gọi trung đoàn thì được trả lời là…”Các đứa con đều bình yên.”
Tôi kêu chỉ huy trưởng Giang Đoàn 31 trực tiếp theo dõi cuộc hành quân trên bờ để yểm trợ cho Bộ Binh khi có yêu cầu. Còn tôi với ông quận cùng hai tùy tùng của ông ta thì nhảy sang một chiếc “Đầu Lân”(4) để đi đến nơi có tên gọi là Đồn Ông. Liền đó, tôi lên máy truyền tin, gọi ông Giang đóng 31 kêu sẵn sàng theo tôi khi có lệnh. Hai cặp trinh sát mở đường liền vọt lên phía trước; mặt nước trong kinh bỗng nhiên thành dao động, rập rình.
Khi vừa qua một cua gần 90º cách đoàn tàu chừng ngàn thước phía trước thì bộ phận trinh sát báo cáo thấy hai bóng người trên bờ phía tả ngạn; họ vẫy tay gọi tàu. Ai vậy? Tàu tăng tốc chạy tới nơi thấy hai đàn ông, quần te tua, bên thấp bên cao, áo lòi cùi chỏ, hết sức là xập xệ, tóc râu bù xù. Một người tự xưng là trưởng Đồn Ông, rồi chỉ người kia nói là lính của đồn. Một chiếc trinh sát ủi vào ngay nơi hai người đang đứng, mời cả hai lên tàu để được đưa sang tàu tôi.
Vừa bước lên tàu, thấy ông quận quân phục bảnh bao, ba hoa mai vàng chóe, trong khi tôi mặc quân phục ngụy trang, cổ áo có hoa mai với một gạch ngang đen thui, nhiều anh em Bộ Binh không biết đó là cấp bực gì. Ông trưởng đồn đứng dụm chân, đưa tay ngang trán chào ông quận, miệng nói ngôn ngữ bình dân dễ thương: “Nghe tiếng máy tàu, anh em mừng húm, nhờ tôi thả bộ ra xem thì thấy mấy ông vô. Ở trong này nhiều…gay cấn lắm, ông quận.”
Ông quận kêu chỉ đồn nằm bờ rạch bên nào cho tàu ủi bãi.
Đồn trưởng nói: “Trong vòng một tiếng hú thôi”. Danh từ người dân dùng ở vùng sông ngòi có khi cũng rắc rối đối với không ít người.
Chỉ cái voi trước mặt, ông ta tiếp: “Qua cái voi đó là thấy nóc cái đình thờ Ông. Đó là Đồn Ông.”
Nhìn hai người lính Địa Phương Quân đó, tôi cảm thấy bất nhẫn. Cũng là người Việt Nam, nhưng dường như trong suốt đời mình cho đến lúc bấy giờ, họ chưa biết gì ngoài quanh năm bùn lầy nước đọng. Việc bị bỏ quên ba tháng không lương chỉ là chuyện nhỏ, là chuyện thường tình dành riêng cho những người lính như họ. Đối với họ thì quan trên là thần, là thánh, là thông thái, là thanh liêm, là yêu nước, là lãnh đạo. Còn họ thì là dân ngu khu đen. Vợ con họ cũng không biết gì ngoài ăn uống, sinh đẻ, nuôi con, ̀, rồi chết không vì già thì vì chiến tranh, vì bệnh tật.
Nhìn hai người lính Địa Phương Quân đó, tôi cảm thấy bất nhẫn. Cũng là người Việt Nam, nhưng dường như trong suốt đời mình cho đến lúc bấy giờ, họ chưa biết gì ngoài quanh năm bùn lầy nước đọng. Việc bị bỏ quên ba tháng không lương chỉ là chuyện nhỏ, là chuyện thường tình dành riêng cho những người lính như họ. Đối với họ thì quan trên là thần, là thánh, là thông thái, là thanh liêm, là yêu nước, là lãnh đạo. Còn họ thì là dân ngu khu đen. Vợ con họ cũng không biết gì ngoài ăn uống, sinh đẻ, nuôi con, ̀, rồi chết không vì già thì vì chiến tranh, vì bệnh tật.
Nếu tin tình báo do Mỹ cung cấp không có tin kho vũ khí đối phương gần Đồn Ông thì đã không có cuộc hành quân lục soát; và rồi những người lính địa phương quân ở đồn đó sẽ còn bị bỏ quên đến bao giờ!
Nhờ ông Lượng kiểm tra tiến độ cuộc hành quân trên bộ một lần nữa, thấy không có yêu cầu yểm trợ nào từ phía Bộ Binh, tôi cho tăng máy chạy đến Đồn Ông theo chỉ dẫn của đồn trưởng.
Giang soái đĩnh Commandement.
Giang soái đĩnh Commandement.
Vừa qua cái eo trên rạch, nhìn về phía hữu ngạn thì thấy nóc cái đình dưới một cây đa trụi lá, chỉ còn những cành khô vương ra như những chân con bạch tuộc khổng lồ. Khẩu 40 ly trước mũi hạ ngang nòng; kinh nghiệm chiến trường đã dạy như vậy.
Nhiều giả thiết hiện ra trong đầu tôi, những giả thiết liên quan đến những bất trắc có thể xảy ra, trong đó tôi không loại trừ cái khổ nhục kế do đối phương đã đánh lấy đồn rồi ép đồn trưởng dụ tàu tôi vào ổ phục kích của chúng.
Khi còn cách đồn chừng một trăm thước thì hai trinh sát nhún mình phóng nhanh tới trước, ủi vào bãi tại bờ đối diện, lo an ninh mặt hậu cho chiếc “Đầu Lân”đang ủi ngay lối dẫn vào đồn nằm thụt bên trong có đến 50 thước. Hai trinh sát còn lại thì ủi bãi hai bên gần chiếc “Đầu Lân,”mỗi bên cách chừng 50 thước.
Cái gọi là đồn thật ra là ngôi đình ngày xưa dân làng thờ ông Quan Công. Lúc bấy giờ chung quanh không còn làng mạc gì nữa. Khu ngày xưa dùng làm nơi họp chợ thì nay là một đám lau sậy cách Đồn Ông chừng trăm thước, trổ cờ trắng hếu. Bên trong và bên dưới lùm lau lách đó là những gì? Theo ước tính của tôi, một trung đội có thể chui vào đó nấu cơm ăn với nhau mà bên ngoài không ai biết!
Tôi hỏi ông trưởng đồn: “Ông có cho người đi kiểm tra thường xuyên cái lùm lau lách um tùm đàng kia không vậy?” Ông ta liếc nhìn ông quận trưởng như muốn hỏi tôi là ai, rồi nhìn tôi, đáp: ”Ong vò vẽ không hà.”
Đứng trước cảnh tượng đó, tôi thấy cái ngã của tôi không còn. Tôi cũng chỉ là một người lính như anh Nghĩa Quân đó mà thôi. Nhưng cái khổ của anh ta và các lính khác trong đồn là điều tôi mới thấy lại lần thứ hai trong đời.
Trừ nhân viên thủy thủ đoàn, tất cả nhảy lên bờ theo ông đồn trưởng.
Từ bờ sông đi vào đồn có một rãnh nước rộng non một thước tây dùng dẫn nước sông vào một cái hồ vuông cạnh bốn thước, sâu bao nhiêu không rõ. Đồn chỉ nhờ vào cái hố này mà có nước dùng hàng ngày. Lý do là ra bờ sông trước đồn để tắm giặt hay lấy nước dùng thì thường bị du kích địa phương đến nhắm người mà tập…bắn bia. Nhiều năm trước, lần đầu tôi thấy y cảnh này tại một đồn Nghĩa Quân tại Xóm Ông Trang ở Mũi Cà Mau. Nếu trên bản đồ mà kéo một đường thẳng nối liền hai địa danh này rồi vẽ một hình tròn với đường bán kính này thì trong cái hình tròn đó còn có bao nhiều đồn trong tình trạng như thế. Đó là bốn năm Đệ Nhị Cộng Hoà với ông Tổng Thống và ông phó Tổng Thống như mặt trời mặt trăng.
Nhìn lên nóc đồn thì hầu như không còn một thước vuông nào không bị sút ngói. Không biết khi trời mưa —trong Nam thường có mưa dầm, tuy mỗi trận có hơi kém mưa dầm ở Huế đôi chút —thì người trong đồn sẽ trốn vào đâu cho khỏi bị ướt!
Đồn trưởng chỉ lên đó, nói: “Tụi nó pháo kích vào đồn nên nóc nhà ra dzậy. ”
Bước vào bên trong thì thấy sáng như bên ngoài. Đây đúng là cảnh ba gian ngập cả ba gian nắng chiều trong bài thơ Qua Nhà của Nguyễn Bính tôi đọc nhiều năm trước.
Mỗi góc đình là một khu…gia binh. Trên nền mốc meo nằm ngổn ngang chăn màn, nồi ơ trách trã, hủ khạp, túi vải, rổ, hộp giấy, hộp sắt đựng gia vị, muối, đường, bao diêm rỗng ruột nằm lăn lóc. Đứng lâu một chút nghe thấy có mùi nước tiểu! Trong những hóc kẹt nhìn sơ thì thấy có hàng tá chú cóc, mỗi chú to bằng nắm tay, ngồi thở, cổ phồng lên hạ xuống. Đó là nguồn lương thực tươi dự trữ của đồn chăng? Gia đình ông đồn trưởng và gia đình đồn phó chiếm hai góc đối diện nhau và nghe nói họ cũng thay đổi chỗ gần như thường xuyên.
Ông đồn trưởng giải thích: “Tụi tui phải nằm…. xa nhau. Tụi nó có pháo vào lỡ dính thằng này thì không dính thằng kia.”
Nhìn hướng lên nóc nhà tôi thấy bức tượng ông Quan Công bằng gỗ, nước sơn còn như mới. Ông ngồi một mình, không thấy Châu Xương và Quan Bình. Một tay ông cầm Thanh Long đao, một tay vuốt năm chòm râu, hai mắt sáng như sao đêm.
Ông đồn trưởng nói: “Đó là tượng Đức Quan Vân Trường, vị thần phù hộ tụi này nên tụi này rất kính Ông. Pháo của tụi chúng làm bể nóc đình, nhưng tượng của Ông và cả tụi này không bị ăn miễn. Đêm nào chúng nó về pháo thì xin lỗi, râu ông dụng ngược lên, run run ba lần, nhiều người nhìn thấy. Ông rất linh.”
Lúc đó nghe tiếng ai đứng phía sau nói: “Linh gì mà không bóp cổ bọn đó cho hết về pháo kích? Linh gì?”
Nhìn lại thì thấy hạ sĩ vận chuyển tên Cáp, một thủy thủ trên tàu trinh sát của tôi; không hiểu sao anh ta lại có mặt trong nhóm người lên thăm đồn.
Nhìn lại thì thấy hạ sĩ vận chuyển tên Cáp, một thủy thủ trên tàu trinh sát của tôi; không hiểu sao anh ta lại có mặt trong nhóm người lên thăm đồn.
Ông đồn trưởng nói ngay: “Nói dzậy là không được đâu. Ông linh lắm. Chúng tôi thờ Ông mà. ”
Tôi quay ra kêu anh Cáp về tàu chờ tôi ở đó. Khi anh ta quay lưng đi về phía bờ sông, tôi đề nghị ông quận đi quanh đồn xem đồn có cần gì thêm thì họp nhau mà lo cho họ.
Tôi quay ra kêu anh Cáp về tàu chờ tôi ở đó. Khi anh ta quay lưng đi về phía bờ sông, tôi đề nghị ông quận đi quanh đồn xem đồn có cần gì thêm thì họp nhau mà lo cho họ.
Vừa ra bên ngoài thì thấy ngay vách đình một khẩu súng “honi”sáu nòng, thứ gắn trên trực thăng Cobra Hoa Kỳ, mỗi phút bắn sáu ngàn viên đạn, tiếng đạn đi nghe như bò rống. Toàn bộ ổ súng bị sét ăn đỏ khé.
Ông quận hỏi: “Cái này sao nằm ở đây, hả?”
Có tiếng người trả lời: “Tháng rồi một (trực) thăng Mỹ bay ngang làm rớt ngoài ruộng. Tụi tôi …hành quân ra mang về bỏ đó. Sáu người mới khiêng nổi nó.”
Chuyện nghe quá lạ, nhưng rõ ràng cây súng đó đang nằm chổng gọng ở đó. Súng “honi” đâu phải được gắn trên trực thăng rồi muốn rớt ra lúc nào thì rớt, nếu không có bàn tay con người can dự vào?
Ông quận nói: “Thứ này mang về quận là có thưởng. Vậy cho mang về quận luôn”.
Nhìn hệ thống hàng rào kẽm gai rỉ sét dựa trên những cây cọc vừa bằng sắt vừa bằng tre tôi tưởng từ khi quân đội Pháp sung công ngôi đình để lập đồn canh cho đến lúc bấy giờ, hàng rào đó chưa được sửa sang tu bổ, dù cho một lần.
Ông quận kề tai tôi nói vừa đủ nghe: “Tôi không biết nên tin ông đồn trưởng này được bao nhiều phần trăm.”
Tôi nghe mà không biết phải nói gì cho hợp lý. Dù sao, cờ Việt Nam Cộng Hoà còn bay trên nóc đồn thì tôi thấy mình có bổn phận bồi dưỡng cho cái gốc của cột cờ đó. Tôi kêu ông đồn trưởng cho biết nhu cầu ông cần cho đời sống trong đồn. Ông nói nhu cầu thì nhiều nhưng hỏi bất chợt thì không nhớ ra.
Tôi nghe mà không biết phải nói gì cho hợp lý. Dù sao, cờ Việt Nam Cộng Hoà còn bay trên nóc đồn thì tôi thấy mình có bổn phận bồi dưỡng cho cái gốc của cột cờ đó. Tôi kêu ông đồn trưởng cho biết nhu cầu ông cần cho đời sống trong đồn. Ông nói nhu cầu thì nhiều nhưng hỏi bất chợt thì không nhớ ra.
Lúc đó ông quận gợi ý nói đồn cần dầu đốt đèn ban đêm, điện trì máy vô tuyến, đạn, kẽm gai cọc sắt.
Tôi muốn giúp cho đồn một tủ thuốc gồm loại dùng chữa bệnh đau bụng tiêu chảy, nhức đầu sổ mũi, băng keo, rượu cồn khử trùng, thuốc cảm mạo, thuốc đỏ rửa vết thương, sách báo giải trí, và lương khô. Trung úy Lượng ghi tất cả vào một tờ giấy cho nhớ.
Đồn trưởng xin đạn súng trường, cạt-bin với… lựu đạn.
Ông quận phát tay nói: “Xin lựu đạn để ném cá hả?”
Đồn trưởng nói: “Đâu có. Lựu đạn là để bắn tụi nó bên sông hay về chửi tục cho đồn nghe.”
Lại một sắc thái mới của cuộc chiến: Chửi tục cho nhau nghe.
Ông quận hỏi: “Như vậy bên ta có chửi lại không?”
Tiếng ông đồn trưởng: “Tụi tui chửi lại bằng lựu đạn. Từ khi hết lựu đạn thì cũng ngưng chửi luôn. Chỉ còn nghe nó chửi thôi.”
Ông quận trưởng căn dặn: “Lựu đạn thì tôi xin cho ông để giữ đồn. Không được dùng đó để ném cá hay chửi. Chửi bằng miệng đỡ tốn tiền hơn, nghe chưa? Tôi sẽ kiếm cho ông cái loa điện cầm tay cho ông chửi bọn chúng”
Ông đồn trưởng chỉ cười cười. Trong khi đó ông Lượng mang từ tàu lên hai thùng cạt-ton đựng thuốc, thức ăn khô. Theo sau là bốn thùng gỗ đựng đạn, lựu đạn. Sau cùng là bốn “can”dầu cặn. Rồi đồn trưởng cho người của mình làm đòn gánh khẩu súng “honi”xuống tàu, nói sợ để lại thì “tụi nó” biết được sẽ tìm cách tấn công đồn để cướp mang về cho …cố vấn Liên Sô.
Lúc chúng tôi sấp ra về thì thấy khoảng gần hai chục phụ nữ cùng trẻ con quần áo mới thay, đầu mấy bà vợ lính bôi dầu dừa láng bóng. Từ khi lên đồn, chúng tôi không thấy họ ở đâu cả. Rồi thình lình họ hiện ra như một trò ảo thuật!
Đồn trưởng chấp hai tay, lí nhí nói: “Tụi tui mới lãnh ba tháng lương xong. Sẵn có tàu về quận xin giúp cho gia đình chúng tôi đi chợ. Trong này thật hết cả thức ăn.”
Ông quận hỏi: “Ra đó rồi sao vô lại?”
Ông đồn trưởng nhìn tôi, miệng như muốn nói gì.
Tôi nói: “Cứ cho họ đi. Phụ nữ có tiền trong tay mà không đi chợ ăn quà, mua đồ này nọ thì…….chết sướng hơn. Chiều nay ta cho họ đi chợ. Mai tàu tôi đưa họ vào, ông quận không phải lo.”
Mấy bà bắt đầu đứng vào hàng như lính tập cơ bản thao diễn, xách tay ai người đó cầm, tiếng cười khúc khích, chờ lệnh xuống tàu. Việc này tôi giao cho Lượng (5). Ông ta hề hề cười, nói: “Trẻ con phụ phụ nữ xuống trước. Đàn đàn ông thì….xin miễn.”
Kim đồng hồ chỉ 3 giờ chiều. Qua máy vô tuyến nghe ông Trung đoàn trưởng yêu cầu cho tàu ủi bãi bốc quân của ông về lại quận. Điều này thì Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 đang thi hành. Mấy ông chồng đứng trên bờ dặn thêm, “Em nhớ mua nhiều ‘đế’ cho anh, mì gói, và cả thuốc rê Gò Vấp với nhiều giấy quyến cho anh, nghe em.”
Tàu lui bãi êm re. Đến nơi bốc quân thì thấy Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 cho tàu vào đội hình ra sông lớn. Chiếc “Đầu Lân”của tôi có phụ nữ và trẻ con trên tàu, đi đoạn hậu với hai trinh sát theo sau. Trung úy Lượng nói: “Chuyến về thường bị tụitụitụi nó bắn vói theo. Lính giang đoàn ai cũng cũngcũngcũng (rành) sáu sáu sáu câu.”
Vừa nói xong ông cho khẩu 40 ly quay nòng về phía lái bên mặt trong khi súng 20 ly phía sau cũng được lên đạn chờ sẵn. Rồi quay mặt xuống hầm tàu, ông nói lớn:” Qui bà quí chị có nghe nghe nghe tiếng súng thì thì thì không có sợ na.”
Như một hướng đạo sinh buổi chiều tính sổ những việc làm trong ngày, tôi thấy cuộc hành quân không mang lại kết quả nào, nhưng chúng tôi cũng giúp ông quận trưởng đi thăm Đồn Ông, biết rõ tình hình ở đó, tình hình mà phải có đi, có thấy mới tin. Binh sĩ địa phương quân giữ đồn thì được nhận lương muộn, muộn còn hơn không; vợ con họ được đi chợ sau hơn ba tháng bị cầm chân một chỗ, phải chịu đựng cuộc sống không vui cho lắm. Tôi chỉ mong chuyến đi được an toàn, hôm sau đưa họ về lại với chồng họ là xong.
Khi còn cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì bỗng nghe một loạt súng AK nổ từ phía sau. Tiếng súng nghe không gần lắm. Trung úy Lượng la lên “Nó vét cái ót mình!” tiếp theo là súng trên tàu nổ không ngưng. Địch nổ súng một loạt thứ hai. Khói súng bốc lên từ bờ phía tay mặt, chếch về phía lái. Thuyền trưởng chiếc “Đầu lân”bình tĩnh cho tàu quay bên mặt để sử dụng tức thời khẩu 40 ly. Chiếc giang đĩnh vừa đánh một nửa vòng tròn vừa khai hỏa vào mục tiêu đã nhìn thấy được. Đạn nổ làm ngả cây như voi phá rừng. Trong buổi chiều muộn đầy khói súng trên mặt sông, hai chiếc trinh sát lùi lại, bắn xéo lên bờ, hi vọng chận đường rút lui của du kích địch.
Phải trực tiếp thấy cảnh các tiểu đĩnh lồng lên trên rạch, giữa những tiếng súng, mới biết cái giá trị của Giang đoàn, biết thương những chiến sĩ đánh giặc trên sông, đánh giặc không biết đâu là giờ giấc. Tính ra Liên Giang đoàn hành quân liên tục được bốn hôm. Ba hôm trước thì ở Mang Thít. Về hậu cứ Hàm Tử ở thị xã Vĩnh Long 7 giờ chiều thì 3 giờ sáng hôm sau lại đi Nha Mân. Ngày mai thì ở tại chỗ này. Ngày mốt thì chưa biết!
Quân vận đĩnh tác chiến LCM-6 giang đoàn Xung phong.
Quân vận đĩnh tác chiến LCM-6 giang đoàn Xung phong.
Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 đang mang lính Bộ Binh về quận; ông xin cho một trung đội lính bộ đổ bộ lục soát trong khi phần còn lại tiếp tục di chuyển ra sông. Tôi sang tàu chỉ huy của Chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 trong khi cho “Đầu Lân”có chở phụ nữ và trẻ con vượt đoàn về trước. Ông Lượng lo vụ đó.
Trong khi tàu đổ quân lục soát, tôi được báo cáo tin Hạ sĩ Cáp bị thương ngay miệng, gẫy hai răng cửa và rách môi, vết thương đã được cầm máu. Ông Lượng hiện đang mang thương binh duy nhất đó trên tàu ông. Tôi hỏi về trường hợp bị thương thì biết lúc đó anh Cáp ngồi trên mui một tàu trinh sát. Anh đang há miệng nói cái gì đó thì một viên AK xẹt trúng rách môi và bể hai răng cửa.
Cuộc lục soát kéo dài chỉ nửa tiếng, tìm ra hai khẩu AK hết đạn, hai xác người, một không đầu và một không chân, mang về quận nhận dạng. Phía bạn có hai bị thương do giẫm phải mìn giăng gần ổ phục kích của địch. Vết thương trúng ở chân, một còn đi được, một phải khiêng. Thế là ta có 3 bị thương, địch 2 chết, ta thu hai AK-47; và như vậy là lời hay lỗ. Ta lời nhưng mẹ Việt Nam thì lỗ, vì những người chết và bị thương toàn là người Việt Nam với nhau! Riêng với tôi thì trên đường binh nghiệp, tôi đã can dự đến những thương vong này, điều mà tôi phải chấp nhận vì không còn lực chọn nào khác. Và đã can dự thì có ngày phải chịu sự phê phán của lẽ công chính.
Ông chỉ huy trưởng Giang đoàn 31 nói:”Hôm nay không biết ai có số đỏ đây. Thường mình phản pháo ít khi thấy kết quả.”
Nghe thế, tôi hỏi:”Tại sao vậy?”
Trả lời: “Hành quân thường chấm dứt ban chiều. Trên đường về, nếu chúng có bắn vói theo thì ta chỉ bắn trả rồi về luôn. Trời sụp tối, ở lại bất tiện .”
Ông ta chỉ nói như thế rồi ngưng.
Ông ta chỉ nói như thế rồi ngưng.
Tôi mới về Liên Giang đoàn được hơn hai tháng, trong khi ông phục vụ sông ngòi nhiều năm trước tôi. Thế nhưng tôi biết “bắn trả rồi về luôn” là thói quen rất khó bỏ. Trên giang đĩnh thường không có quân tùng thiết như lần hành quân đặc biệt này. Không quân thì lấy gì đổ quân lục soát kiểm tra kết quả của phản pháo?
Vì có cuộc chạm súng nói trên, tôi yêu cầu ông quận khi về quận đường thì gửi công điện yêu cầu Liên Giang đoàn 23 /31 giúp tiếp tế Đồn Ông, đồng thời cho theo dõi việc đi chợ của mấy bà, gom cho đủ số để sáng hôm sau tôi cho đưa họ về lại đồn. Hai là ông quận cho kẽm gai cọc sắt tu bổ hàng rào phòng thủ, đồ quân tiếp vụ và thư từ báo chí dành cho nhân viên trong đồn xuống tàu theo chuyến ngày mai. Ba là đề nghị chiến thương bội tinh cho anh hạ sĩ Cáp của tôi vì nếu nhờ Vùng 4 Sông Ngòi làm việc đó thì sẽ mất thì giờ đi vòng vo, Sư đoàn hỏi đi hỏi lại. Sau đó tôi yêu cầu Giang đoàn trưởng 31 đưa Giang đoàn ông về hậu cứ, tôi chỉ giữ lại một cặp “Đầu Lân”, hai LCM và hai cập trinh sát để hôm sau đưa gia đình binh sĩ về Đồn Ông, mang theo…”nhiều nhiều đế, mì gói, và thuốc rê Gò Vấp nữa, em ơi!” cho mấy ông chồng.
Tôi nghe rõ, họ không có nhu cầu báo chí. Như vậy thì không nghe ra-diô, không đọc sách báo thì họ làm gì với nhau trong những giờ rảnh rỗi mà không ra được bên ngoài? Hồi học ở trường, thầy giảng về đời sống thời Trung Cổ nói, “Trong những lâu đài chiến đấu xây cao trên núi thời đó, tướng quân chỉ có bắp thịt nhưng phần lớn là thuộc thành phần dốt chữ. Họ với binh sĩ và vợ con của họ sống chung với nhau, không phòng riêng, không màn. Sinh hoạt chung, ăn chung, ngủ chung, ai cũng như ai mà con nít thì cứ được sinh ra…để kịp bổ sung quân số.”
Nhìn cảnh con người sinh hoạt với nhau trong Đồn Ông, nơi các gia đình sống chung với nhau không vách, không màn, tôi tưởng thấy lại cảnh sống con người thời Trung Cổ tôi có lần được xem trong phim tài liệu, thời mà kỹ nghệ tơ sợi chưa có, mỗi người chỉ có vài ba bộ quần áo mặc thay đổi, binh sĩ chỉ có một bộ mặc trên người, chờ có người chết thì thu quần áo để dành cho mình. Con người bị giam hãm tại một nơi trong nhiều tháng, có khi trong nhiều năm, sống không nước để tắm giặt, uống rượu thay nước, người chết thì mang xác vứt xuống chân đèo…
Trời đã quá xế chiều. Sau khi cho thương binh với tất cả phụ nữ cùng trẻ con lên bờ bình yên, và mang khẩu súng “hô-ni” lên quận Nha Mân xong thì ông Lượng xách túi quần áo của ông nhảy sang tàu tôi. Các đơn vị của Giang Đoàn 31 đang xuôi giòng về hậu cứ. Hoàng hôn ụp xuống trên sông trong khi giang đĩnh thả lình bình ngang Cồn Cát, nơi tàu HQ- 328 của tôi bị cạn 10 năm về trước.
Tàu bị cạn là một tai nạn không nhỏ, nhưng lần đó vì ngu dốt không biết thế hay sao mà tôi bình tĩnh một cách lạ lùng. Có thể tôi nghĩ rằng tàu tôi thuộc loại tàu ủi bãi đổ quân thì việc tàu lên cạn là chuyện thường tình. Rồi từ lúc đó tôi cho rằng tất cả trên cuộc đời này đều là vay mượn rồi trả lại. Con người không làm chủ bất cứ một vật gì, kể cả cuộc sống của chính mình. Khi hiểu được như thế thì ta đâu phải lo mất mát những gì ta không làm chủ. Trên giao tôi mượn pháo hạm HQ-328 rồi trên cũng sẽ lấy lại để cho người khác mượn tiếp. Điều quan trọng là ta có biết dùng những cái ta vay mượn để “bối trần hợp giác,” nghĩa là đưa ta về với ánh sáng, xa lìa bóng tối hay không. Tôi đã mượn những chiến hạm, mượn những đơn vị khác và lúc bấy giờ mượn Liên Giang đoàn 23/31 để xây cho tôi một chuỗi dài ký ức mà nếu được chiến tranh tha thứ, thì còn có gì để kể lại, để tự hào và cũng biết đâu để hối tiếc về sau. Còn thì tất cả chỉ là hư ảo. Một thánh nhân từng nói “Cái lợi ích của tuổi già là biết hối tiếc về những hành động sai trái của mình lỡ phạm thời còn trẻ để sám hối. Nên người ta ai cũng thích sống già là do thế, sống để hối tiếc, để sám hối, để ăn năn.”Thế có nghĩa sống già mà không biết sám hối tức là không biết cách để mà già cho tốt.
Tôi bước ra phía lái tàu chỉ huy thấy Trung úy Lượng đang mặc quần đùi, kéo nước sông lên tắm. Tôi cũng chuẩn bị đi tắm với nước phù sa lấy trực tiếp từ sông.
Tôi bước ra phía lái tàu chỉ huy thấy Trung úy Lượng đang mặc quần đùi, kéo nước sông lên tắm. Tôi cũng chuẩn bị đi tắm với nước phù sa lấy trực tiếp từ sông.
Sau đó nghe ông nói: “Công tác mìn hmình nhận đưa gia đình binh sĩ đồnđồnĐồn Ông đi chợ NhaNha Mân rồi đưa họ vềvề lại đồn làlà sai nguyênnguyên tắc, hảhảhả ông?”
Tôi hỏi lại: “Trước cảnh sống của con người anh đã thấy đó, anh nghĩ một người, đã có lần bị chìm theo tàu rồi may mắn thoát chết như anh, sẽ phải làm gì?”
Lượng nói: “Em sẽ chờ chỉ thị ở trên cho nónónó chắc ăn. Nghĩa là em không tin những gì ông đồn trưởng đó nói. ”
Tôi hỏi: “Anh cũng không tin họ bị bỏ quên hơn ba tháng sao?”
Tiếng trả lời của vị sĩ quan từng thoát chết trong chiến trận: “Cáiđ ó thì em tin. Nhưng khi em mang đạnđạnđạn lên cho cho họ, em thấythấy họ chia đạn đạn đạn cho nhau như chia bài bài bài Tây là em sinhsinh nghi lắm. Ban chiều khi khi lui bãi em nghe nghe nghe “Oàm”một tiếng. Họ dùng lu lu lu lụ đạn mình cho đểđểđể ném cá. Mai em vào em em em kiểm tra tra số đạn mình mình cho họ thì thì thì biết ngay.”
Tôi hỏi:”Anh nghĩ Hải Quân đi kiểm tra Bộ Binh thì có sai nguyên tắc hay không?”
Ông Lượng làm thinh. Nhưng tôi cũng để ý thấy ông ta là người có óc quan sát. Ông hơn nhiều người khác, như tôi chẳng hạn, hơn những người có khi nhìn mà không thấy gì cả, có kiến mà không thị. Cho nên lời ông nói về đồn trưởng cũng khiến tôi quan tâm nghĩ ngợi. Tôi nghe nói có nhiều đồn lẻ vì muốn an toàn cho bản thân nên tự động thỏa hiệp với kẻ thù theo kiểu “Anh không đánh tôi, tôi không đánh anh, và anh làm gì tôi xem như không có. Còn tôi làm gì thì anh cũng nên xem như không có nha. “Ngoài ra cũng có khi đồn phải nộp võ khí, thuốc men cho phía bên kia mới được bình yên. Những tin tức như thế này thì buồn bã quá, nhưng làm sao che dấu được sự thật một khi nó đã hiện nguyên hình? Tôi có thể chối bỏ chúng, coi đó như những điều bịa đặt cho tôi được yên lòng. Nhưng làm thế thì tôi như con đà điểu chúi đầu xuống đất để không thấy, không biết gì cả, tôi không còn là tôi nữa, là vong thân.
Chập chờn trong bóng hoàng hôn, mây trời bay lãng đãng bay gần bay xa. Nhìn nơi sàn giữa thân tàu thấy lính tôi đang chia cơm cho nhau. Thấy cơm không bốc khói, tôi biết cơm và thức ăn đều đã nguội tanh!
Nhìn lại phần cơm chiều của mình, thấy cũng thế, lạnh tanh. Anh lính tà lọt nói để anh nhúm lửa hâm lại. Tôi phát tay nói khỏi.
Nhìn lại phần cơm chiều của mình, thấy cũng thế, lạnh tanh. Anh lính tà lọt nói để anh nhúm lửa hâm lại. Tôi phát tay nói khỏi.
http://denverpost. slideshowpro.com/albums/001/ 496/album-109687/cache/ vietnam061.sJPG_950_2000_0_75_ 0_50_50.sJPG?1273594968
Tiền Phong đĩnh Monitor và Xung kích đĩnh FOM truy kích địch trên sông rạch.
Tiền Phong đĩnh Monitor và Xung kích đĩnh FOM truy kích địch trên sông rạch.
Comments
Post a Comment