Chuyện Xưa Chuyện Nay!

 NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN ?!?

PHẢI LÊN TIẾNG, ĐỪNG IM TIẾNG !!!
"Nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi không biết thành ngữ này từ đâu mà có, nhưng tôi thấy nó sai quá chừng, hoặc là con nguời làm cho nó sai vì cố tình diễn tả lệch lạc đi. Chết là hết. Vâng, đúng chết là hết chứ còn gì nữa. Chết là hết thở, chết là thân xác không còn ai trông thấy nữa vì nằm sâu duới đất, hoặc đuợc đốt thành tro bụi, hoặc đuợc đem lên núi nuôi sống chim ưng… Nhưng có những cái chết nguời đời không dễ gì quên đuợc, của những nguời danh tiếng, dù tiếng tốt hay tiếng xấu.
Ngày xưa, lúc còn nhỏ, khoảng năm 1943-1944, khi đi ngang qua "Nhà việc" Gò Công, tức là tòa Thị chính bây giờ, thì tôi thấy có một tượng đài to lớn, rất oai nghi, với hình một nguời mặc quân phục trắng, tay cầm gươm nhìn ra sông. Tôi không biết tuợng này được đặt tại đây từ khi nào? Ở phía duới tượng đài có ghi "Lãnh binh Huỳnh Công Tấn (1840-1877)". Thấy thì thấy vậy, chứ tôi không tìm hiểu coi ông này là ai mà đuợc nguời Pháp nể trọng, phong chức "Lãnh binh" nhu vậy. Về sau này tôi mới biết đó là chức vụ cao nhất về quân sự của một tỉnh thời Pháp thuộc. Mỗi ngày, nhìn mãi tượng đài uy nghi đó, tôi đâm ra mến phục và kính phục người mặc áo trắng cầm gươm này. Đến năm 1945, một hôm đi ngang qua tượng đài Lãnh binh Tấn, tôi thấy không còn bức tuợng nữa mà phía duới đất ngay đó, là một đống gạch vụn, đổ nát, tuợng gãy cổ, chân nằm một nơi, tay nằm một nẻo.
Về sau, khi vào Trung học Gò Công, tôi mới tìm hiểu và đuợc biết tuợng Lãnh binh Tấn do nguời Pháp dựng lên tại cuộc đất quan trọng bậc nhất này của thành phố Gò Công là để ghi công một nguời tên Huỳnh Công Tấn. Nguời này vốn là một thuộc hạ của ông Trương Công Định, một lãnh tụ chống Pháp thời vua Tự Đức, nhưng bị ông Trương Công Định sa thải vì nhiều việc bê bối của ông ta. Tức mình, ông ta lên Saigon, đầu thú với nguời Pháp và ngày 19-08-1864, ông ta dẫn quân lính Pháp về làng Kiểng Phuớc (Gò Công) để phục kích và bắn ông Trương Công Định trọng thương tại Đám Lá Tối Trời. Biết không còn chống cự đuợc nữa, ông Trương Công Định tự sát.
Nếu đem câu "Nghĩa tử là nghĩa tận" ra áp dụng cho truờng hợp này, tôi thấy không đúng vào đâu cả. Nếu chết là hết, không ai đuợc nói gì đến nguời chết nữa, thì cái tên "Lãnh binh Tấn" này cũng không ai đụng tới. Nhưng ác hại thay, mỗi lần nguời đời nhắc nhở tới ông Truong Công Định thì thường hay có tên phản thầy, phản chú "Lãnh binh Tấn" đi kèm. Nếu nói "nghĩa tử là nghĩa tận" thì một tên cuớp giết người, khi nó chết rồi thì để nó yên sao? Vậy thì chúng ta rút ra bài học gì cho hậu thế? Cứ ăn cuớp đi, cứ giết nguời đi, khi chết thiên hạ không còn nói tới nữa!
Về chuyện Nguyễn Cao Kỳ cũng vậy. Vài kẻ lỡ "ăn cơm chúa phải múa tối ngày" dựa vào câu "nghĩa tử là nghĩa tận" để bảo thiên hạ thôi đừng nói gì đến NCK nữa, để lịch sử phán xét. Lịch sử là ai vậy? Chừng nào phán xét? Tại sao xã hội không phán xét bây giờ, ngay bây giờ để lấy đó làm bài học dạy cho con cháu chúng ta cách sống ở đời, cư xử nhau cho phải phép, không đàng điếm, không lừa thầy, không phản bạn, không mạt sát đồng huong, không kích bác đồng đội, không khiếp nhuợc bợ đỡ kẻ thù, không hèn hạ tìm miếng đỉnh chung…
Viết đến đây, tôi lại nhớ vào năm 1965, tôi đuợc một nguời bạn thân lúc còn học ở Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) là Nguyễn Thanh Lịch rủ vào câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc ở Tân Sơn Nhất để xem một màn vũ thật đặc biệt, có một không hai ở VN. Nguyễn Thanh Lịch, quê ở Bến Tranh (Mỹ Tho) lúc đó là phi công truởng của Công ty Hàng Không Việt Nam, thường xuyên lái máy bay hàng không dân sự qua Đài Bắc và Hồng Kông. Năm 1974, Lịch tử nạn khi bị không tặc ở Phan Rang.
Đuợc Lịch rủ, tôi cũng ham hố, muốn vào câu lạc bộ này để xem coi thế nào. Hơn nữa, mình là một dân sự, làm sao có dịp để vào câu lạc bộ nhà binh không quân này. Ngàn năm một thuở, dịp may hiếm có, tôi liền tháp tùng Nguyễn Thanh Lịch vào câu lạc bộ Hùynh Hữu Bạc và đuợc xem một màn thoát y vũ của một cô gái Đài Bắc với những trò luyện tập hiếm có, dùng nội công để điều khiển "bộ phận" của cô ta như:
- hút thuốc,
- thổi tắt ngọn đèn sáp,
- giữ thật chặt trái ping-pong trong "người",
- hoặc dùng "nó" để cầm bút viết chữ “Good luck” trên một tờ giấy và đưa tờ giấy đó cho khách giữ làm kỷ niệm v.v...
Lịch cho tôi biết rằng, ông Tuớng (tức Nguyễn Cao Kỳ) phải cho máy bay riêng từ Saigon qua Đài Bắc để rước cô này về trình diễn một đêm duy nhất ở CLB Huỳnh Hữu Bạc và sáng mai cũng sẽ đưa cô ta trở về Đài Bắc.
Bây giờ nghĩ lại - không hiểu thuở đó tại sao tôi không nghĩ - tôi thấy không ổn chút nào. Năm 1965, nghĩa là sau cuộc đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm 2 năm, đất nước đang lúc gặp nhiều xáo trộn, thù trong lẫn giặc ngoài. Thế mà những kẻ uy quyền, ăn trên ngồi truớc thiên hạ, đua đòi ăn chơi sa đọa kiểu đó... như vậy mất nuớc là phải.
Vịn vào thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” để bảo chúng ta phải im lặng để yên cho nguời chết, để yên cho kẻ cuớp, để yên những kẻ vô luân, vô đạo thì vô tình chúng ta sắp chung những anh hùng và những kẻ không ra gì vào chung một danh sách.
Thế thì ngày nay không ai dám nói tới Lãnh binh Huỳnh Công Tấn nữa sao? Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Những vị anh hùng ngày xưa cũng như những anh hùng thời đại như Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Phạm văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn…, chúng ta cũng quên hết sao? Chết là hết, không đuợc nói tới nữa sao?
Anh hùng cũng như tuớng cuớp, tuớng cuớp cũng như anh hùng, khi đã chết. Như vậy có công bằng không? Luân lý, đạo lý ở đâu, sao không rút ra từ đó những những bài học để cho con cháu chúng ta sau này biết để mà lấy đó làm gương, giữ mình.
Thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” không nên đem ra áp dụng không đúng chỗ. Đấy chỉ là một lối nói lấp liếm cho qua, vì thiên hạ đuối lý nên đem ra dùng, khi không còn biện thuyết nào nữa để bênh vực những nguời mà họ không còn lý do, chữ nghĩa gì để bênh vực đuợc nữa.
(22 Tháng Tám 2011
Nhạc sĩ Lê Dinh)
***
BUỒN VÀ THƯƠNG !!!
Dân ta khổ là phải,
Mà còn khổ dài lâu.
Vì lười không chịu đọc,
Không suy nghĩ bằng đầu.
Thiếu hiểu biết, kiến thức,
Thích bầy đàn, đám đông.
Không học cách tranh luận,
Hừng hực chất lên đồng.
Cứ ai nói trái ý
Là nhất loạt chồm lên,
Rồi văng lời tục tĩu,
Y hệt một lũ điên.
Y hệt thời cải cách
Đảng xúi, mấy ông bà
Chồm lên đấu địa chủ,
Giọng lưỡi rất điêu toa.
Dân trí giờ thế đấy.
Chí ít là số đông.
Muốn tự do, dân chủ,
Phải thoát chất lên đồng.
Tôi không giận, hẳn thế,
Chỉ thấy buồn, và thương.
Bao năm bị nhồi sọ,
Làm thế cũng bình thường.
Nhắc lại: Yêu hay ghét
Là quyền của mỗi người.
Muốn thì cứ phản biện,
Từ tốn, không nặng lời.
...
(Lý Bá Tân)
***
"Thương ai thương cả đường đi/ Ghét ai ghét cả tôn tin họ hàng." Đã ghét rồi thì tốt cũng thành xấu, thương thì xấu cũng thành tốt, hoặc chỉ nhìn thấy cái tốt, hoặc cố ngụy biện khỏa lấp cho cái "xấu" để bênh vực "phe ta" cho bằng được.
Bởi vậy thành phần con nhang đệ tự u mê Đỏ lẫn Vàng, cuội lẫn bò đông vô số kể. Tương lai tộc này chỉ "tự sướng" lời khen với nhau, vuốt đuôi lẫn nhau thôi, còn lại cs kệ cmn nó. À quên, thỉnh thoảng cũng có ngưng "tự sướng" để chụp nón cối tôi vì tội đã "tàn ác" tát nước lạnh vô khi thiên hạ đang "tự sướng" !!!
Khi nào tộc Vịt vất bỏ được cái thói "cứt phe mình cũng thơm," "ngoài phe mình ai làm gì cũng thối" thì mới hy vọng xã hội có thay đổi theo chiều hướng tốt !
(Tạ Phong Tần)
***
TÔ VĂN LAI, KHÁNH LY, KỲ DUYÊN: NHỮNG KẺ PHẢN BỘI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI !!!
(Trong một buổi tiệc: Khánh Ly hát; Nguyễn Cao Kỳ Duyên làm MC và Tô Văn Lai (Giám Đốc Trung Tâm nhạc Thúy Nga) cùng với lãnh sự Việt Cộng đặc trách về thương mại tại San Francisco Trần Như Sơn). Họ là những người đã một thời từng sống bám vào sự yêu thương, trong vòng tay ưu ái của đồng bào người Việt hải ngoại, nhưng thật không ngờ chỉ vì một chút lợi nhuận nho nhỏ được bố thí từ bọn cộng sản Việt Nam, họ đã quay lưng lại và hợp tác với cái guồng máy bạo lực đang ngày đêm hành hạ và cướp bóc từ tấc đất của những người nông dân nghèo Việt Nam! Họ là những ai vậy? Không ai xa lạ cả. Đó chính là Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Khánh Ly và Tô Văn Lai!
Đây chính là bọn "xướng ca vô lại" đúng như ông bà xưa ta thường nói. Không sai! Bởi cuộc đời của chúng chỉ sống nhờ vào những ánh đèn ảo trên sân khấu, với vẽ mặt đầy phấn son giả tạo và cùng với tiếng hát lạc lõng không định hướng. Vì vậy, việc họ cúi lưng, quì gối khúm núm trước bọn cán bộ cộng sản để mưu cầu sự che chở cho những phi vụ làm ăn của họ ở Việt Nam đã không làm cho ai ngạc nhiên cả. Chúng ta hãy cùng chúc mừng cho họ. Chúc cho họ luôn có sự may mắn hợp tác làm ăn cùng với bọn cộng sản, nhưng hãy nhớ rằng vào một ngày không xa nữa, khi mà cái đảng cộng sản không còn tồn tại nữa, thì cái đám "xướng ca vô lại" này cũng sẽ chết mỏi mòn trong sự cô đơn và đầy khinh bỉ của đồng bào Việt Nam.
Hãy nâng ly và uống thật say vào. Hãy gào lên nhũng tiếng hát bơ vơ vô tổ quốc. Hãy cùng làm việc với cái bạo quyền khốn nạn đang dày xéo trên quê hương Việt Nam. Hãy cười thật lớn lên để chúc tụng cho nhau với những hợp đồng béo bở. Nhưng, hỡi cái bọn "xướng ca vô lại" vô cảm kia. Các người có biết không, trong cái buổi dạ tiệc tưng bừng đó, ở trong ngục tù Việt Nam đang có hàng trăm tù nhân lương tâm bị hành hạ và đày đọa khổ sai chỉ vì họ dám dũng cảm đương đầu chống lại cái tập đoàn bạo quyền đảng trị cộng sản để đòi lại tự do dân chủ cho dân tộc. Còn cái bọn "vô lại" này thì sao? Chúng đang đóng góp một phần cũng cố cho cái bạo quyền bán nước nước hại dân này. Chúng đã quên mất rồi cái ngày mà chúng đã khóc lóc bỏ nước ra đi chạy trốn bọn cộng sản tàn bạo như thế nào. Nay, thì chúng cuối đầu thật là thấp để nịnh bợ! Thật là bỉ ổi và đê tiện!
Đồng bào ở hải ngoại và đồng bào trong nước, xin hãy cùng nhau tẩy chay cái bọn tiếp tay với cộng sản Việt Nam đi ngược lại quyền lợi của dân tộc bằng cách không mua, không ủng hộ bất cứ những dịch vụ gì của chúng tại bất cứ nơi nào. Hãy truyền tai nhau, hãy cho bạn bè chúng ta biết về bộ mặt trơ tráo, giả nhân giả nghĩa và hèn hạ của những kẻ vô lương tâm này. Bọn chúng đáng được bị trừng phạt và hãy cho chúng biết sức mạnh của cộng đồng người Việt bằng cách:
Không mướn/mua bất cứ băng đĩa của Thúy Nga By Night
Không thuê/dùng bất cứ dịch vụ gì của họ
Kêu gọi các hội đoàn ở hải ngoại cùng nhau tẩy chay bọn "xướng ca vô lại" này !!!
(24/12/2010
Nông Đức Dân)
p/s: Video: Tô Văn Lai, Nguyễn Cao kỳ Duyên, Khánh Ly cúi đầu phục vụ cho bọn cộng sản tại Lãnh-sự quán San Francisco trong tư thế lén lút, khép nép một cách đê hèn !!!
***
Tiếng Gọi Công Dân: Bài viết của Luật-sư Đỗ Thái Nhiên cách nay 20 năm sau khi cuốn băng “B40” của Paris By Night ra đời. Nay nhân vụ Đài Truyền Hình Vĩnh Long và Viet Face TV cấu kết hợp tác và lừa gạt đồng bào trong và ngoài nước, chúng tôi xin đăng lại bài này như để nhắc nhở đồng hương đừng để bị lừa gạt tiền bạc và lòng tin thêm một lần nữa.
(Posted on 21/03/2018 by minhhieu90)
“Thúy Đã Đi Rồi”
Thúy ở đây không phải là Thúy của tài tử Nguyễn Long trong một sản phẩm điện ảnh trước 1975. Thúy ở đây là kiểu gọi tắt của danh xưng “Thúy Nga Paris by Night”. Từ nhiều năm qua Thúy Nga là nhà sản xuất video ca nhạc được đông đảo khán thính giả trong và ngoài nước ưa thích. Tại sao nay Thúy lại đột ngột ra đi? Thúy đi đâu? Thúy đi biền biệt hay là sau chuyến lạc đường ngắn ngủi, Thúy lại quay về ?
Câu chuyện “Thúy Đã Đi Rồi” được tường thuật và phân tích như sau:
Tháng 8 năm 1997, băng video Thúy Nga 40 ra đời với chủ đề Mẹ. Vẫn như thường lệ, bộ băng này gồm hai cuốn. Gần trọn cuốn 1, Thúy Nga Paris by Night đã vận dụng mọi kỹ thuật của âm thanh, ánh sáng, màu sắc để tuyệt đối đề cao tình Mẹ Con, đề cao Mẹ. Đặc biệt Mẹ của Thúy Nga 40 chỉ là Mẹ ốm yếu xơ xác, Mẹ nghèo đói cùng cực. Mẹ sống trong cô đơn mênh mông, trong buồn tủi ngút ngàn. Cuối cùng Mẹ đi vào cõi chết trên những tình huống khắc nghiệt, bi thảm nhất. Mẹ chết cùng với con thơ đang ngậm sữa Mẹ. Mẹ chết bên cạnh những tử thi bê bết máu. Những tử thi không toàn thây, những tử thi của con cái Mẹ, của gia đình Mẹ, của đồng bào Mẹ…
Thúy Nga 40 cố tình không nhắc tới những lúc Mẹ sống đầm ấm bên cạnh chồng con. Những lúc mẹ hãnh diện về vô số tài năng tuyệt vời của con cháu Mẹ. Những lúc Mẹ kiên cường điều binh khiển tướng chống ngoại xâm phương Bắc. Những lúc Mẹ mỉm cười mãn nguyện trước những phong tục tập quán rất tinh tế trong ngập tràn yêu thương của nòi giống Hồng Lạc…
Đời sống là một giao thoa bất tận giữa hạnh phúc và đau khổ, hòa bình và chiến tranh, ấm no và đói nghèo, hy vọng và tuyệt vọng. Tại sao đời sống của Mẹ trong Thúy Nga Paris by Night 40 lại không giao thoa? Tại sao Mẹ của Thúy Nga 40 chỉ ôm lấy một vế của đời sống? Chỉ ôm lấy đau khổ, chiến tranh, nghèo đói, tuyệt vọng?
Thúy Nga 40 buộc mẹ phải sống một chiều như vậy là để mở đường cho Nguyễn Ngọc Ngạn nói những lời não nề: “Đời Mẹ có thể gọi là một bản trường ca thống khổ. Cái khổ vì nghèo không thấm gì so với cái khổ của chia lìa, ly tán vì chiến tranh”.
Chiến tranh quân sự đã tàn lụi trên hai mươi năm rồi. Mặt khác, tại phần cuối cuốn 2 Thúy Nga 40, chính Nguyễn Ngọc Ngạn đã tha thiết kêu gọi: “Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp”. Thế nhưng tại sao trong toàn bộ cuốn 1, Thúy Nga 40 lại quyết tâm giam cầm Mẹ trong “cuộc chiến tiền kiếp”?
Cuộc giam cầm này có chủ ý làm cho khán thính giả cảm thấy vô cùng đau đớn trước cảnh Mẹ bị chiến tranh vùi dập. Tình cảm đau đớn kia nhanh chóng biến thành lòng căm thù đối với tội ác chiến tranh. Nhưng ai là phạm nhân của tội ác chiến tranh? Thúy Nga 40 đã len lén gián tiếp trả lời câu hỏi vừa nêu bằng cách đẩy ca sĩ Don Hồ lên sân khấu. Giọng Don Hồ buồn da diết:
Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa phận mình. Mẹ ngồi ru con nghe đất gọi thầm trọn nợ lưu vong. Mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn để lại quê hương. Tuổi con bơ vơ thế giới hận thù chiến tranh ngục tù…
Ngay sau khi Don Hồ vừa dứt câu hát “Thế giới hận thù, chiến tranh ngục tù”, Thúy Nga 40 đã cho trực thăng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện một cách hung hãn. Sử dụng kỹ thuật kết nối lời ca và ngoại cảnh giả tạo như vừa kể, Paris by Night đã mạnh mẽ gợi ý cho khán thính giả nghĩ rằng Quân đội Việt Nam Công Hòa chính là một tập đoàn tội phạm chiến tranh. Kế đó Don Hồ tiếp tục hát. Trực thăng và cả phản lực cơ Mỹ xuất hiện. Trực thăng bắn giết dân chúng trên đường chạy loạn. Trực thăng tạo ra thảm cảnh hai mẹ con cùng chết đang khi con còn ngậm vú Mẹ. Xác chết của dân chúng nằm ngổn ngang khắp thôn xóm. Nơi này là người chết tan xác, một bàn chân buồn thảm còn kẹt lại trên hàng rào kẽm gai. Nơi kia là một bà mẹ rất trẻ, tay bế con thơ, tay kéo xác chồng được đặt nằm trên một tấm ván vừa ngắn vừa hẹp. Cảnh trực thăng xuất hiện để hỗ trợ cho luận điệu “lên án Việt nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam” đã kéo dài trong 7 phút của Thúy Nga 40.
Nói tóm lại, đề cao tình Mẹ Con, làm nổi bật nỗi đau khổ của Mẹ trong chiến tranh, gây lòng căm phẫn đối với chiến tranh, cuối cùng Thúy Nga 40 đã tổng hợp các tình cảm tha thiết, xót xa, đau khổ, căm thù để tạo thành một vụ nổ mạnh mẽ nhất: Gỡ bỏ lý tưởng phục vụ Tự do Dân chủ của Miến Nam trước năm 1975. Dứt khoát kết luận Việt Nam Cộng Hòa chính là tội phạm chiến tranh. Đó là nội dung cốt lõi của cuốn thứ nhất bộ video Thúy Nga 40.
Như chúng ta đã biết, mâu thuẫn chủ yếu hiện nay tại Việt Nam là cuộc xung đột gay gắt giữa hai thế lực:
– bên này là quần chúng yêu chuộng Tự do Dân chủ,
– bên kia là cộng sản độc tài tham ô, bán nước cộng với đám tay sai đủ loại.
Chúng ta lại còn biết: Những người xuất thân từ xã hội Việt nam Cộng Hòa hiện là thành phần cốt cán của thế lực yêu chuộng Tự do Dân chủ… Vì vậy, muốn tiếp tục duy trì ngôi vị thống trị trong độc tài và ngu dốt, cộng sản Việt Nam không còn phương cách nào khác hơn là bôi bẩn và triệt hạ hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa.
Câu hỏi được đặt ra là ”Sau khi đã nỗ lực đốn gẫy hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa như Thúy Nga 40 cuốn 1 đã làm, cộng sản Việt Nam sẽ dẫn Tổ Quốc Việt Nam đi về đâu?” Paris by Night 40 cuốn số 2 đã trả lời các câu hỏi này.
Giống như cuốn 1, phần mở đầu của cuốn 2 Thúy Nga 40 vẫn hết lời ca tụng Mẹ. Mẹ cao cả tuyệt vời. Mẹ vị tha tuyệt đối... Thế rồi, từ hình ảnh của bà Mẹ trong mỗi gia đình, Paris by Night đã hướng dẫn khán thính giả đi gặp Mẹ Việt Nam, Tổ Quốc Việt Nam. Đứng dưới chân Mẹ Việt Nam, dựa vào uy danh Mẹ Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ngạn ngọt ngào kêu gọi:
“Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp… Hãy xóa hết mọi ranh giới của chủ nghĩa, của giáo điều để chỉ còn lại một chủ nghĩa duy nhất: Đó là chủ nghĩa yêu thương đặt trên nền tảng giống nòi như trăm con nước cùng xuất phát từ một nguồn, như ngàn nhánh sông cùng đổ về đại dương… Dù tha hương hay ở quê nhà, dù theo Mẹ lên núi hay theo Cha xuống biển, đều sẽ kết tụ lại thành một khối vững chắc làm nền móng trường cửu cho ngôi nhà Việt Nam vinh quang và phú cường trong thời đại mới..”
Lời réo gọi nêu trên của Nguyễn Ngọc Ngạn hàm chứa hai sai lầm và một dấu hỏi:
– Sai lầm một: Không có sự chối cãi rằng cuộc chiến tại Việt Nam là cuộc chiến giữa lý tưởng Tư do Dân chủ và chủ nghĩa Độc tài Phi nhân. Mặt khác, bất kỳ cuộc chiến nào cũng có hai hình thái: đấu tranh quân sự và đấu tranh chình trị. Năm 1975 đấu tranh quân sự tại Việt Nam đã im tiếng súng. Nhưng đấu tranh chính trị lại được mở rộng và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Những phản kháng mãnh liệt của người dân nhằm vào bạo quyền CS kiểu Thái Bình, Thanh Hóa, Xuân Lộc… là những chứng cớ bằng máu, bằng nước mắt của đấu tranh chính trị trên quê hương Việt Nam ngày nay.
Cho rằng “cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp” Nguyễn Ngọc Ngạn đã tỏ ra không hiểu biết gì về tình hình chính trị Việt Nam. Đằng sau thái độ “không hiểu biết gì” của Nguyễn Ngọc Ngạn, chúng ta tìm thấy cái nhìn miệt thị của Nguyễn Ngọc Ngạn hướng về cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ mà toàn dân đang tiến hành trong gian khổ.
– Sai lầm hai: Khoa chính trị nhập môn đã chỉ ra rằng: ổn định là điều kiện tiên quyết của phát triển. Xã hội ổn định phải là xã hôi được điều động và tổ chức bởi pháp chế Tự do Dân chủ chân chính. Việt Nam hiện sống trong Độc tài Áp bức. Việt Nam hiện sôi sục trong đấu tranh Dân chủ hóa. Trước tình huống vừa trình bày, Nguyễn Ngọc Ngạn đưa ra lời kêu gọi toàn dân hãy “kết tụ lại thành một khối” nhằm phát triển “ngôi nhà Việt Nam vinh quang và phú cường”.
Dưới chế độ CS không hề và không thể có phát triển. Dưới chế độ CS phải có và chỉ có đấu tranh chống độc tài, bán nước. Kêu gọi quần chúng trong và ngoài nước đoàn kết để cùng đảng CSVN phát triển quốc gia đang khi xã hội cực kỳ bất ổn, Nguyễn Ngọc Ngạn vừa đặt cái cày trước con trâu vừa ngấm ngầm giúp cho CS tiếp tục tồn tại.
- Một dấu hỏi: Nguyễn Ngọc Ngạn kêu gọi người Việt trong cũng như ngoài nước hãy:“kết tụ lại thành một khối vững chắc” nhưng “chỉ để làm nền móng trường cửu cho ngôi nhà Việt Nam”. Lịch sử loài người đã chứng minh: Xã hội chỉ có thể vận động và phát triển hữu hiệu chừng nào xã hội có được sự hợp tác thuận hòa và tích cực giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Thượng tầng là Nhà cầm quyền. Hạ tầng là tập thể quần chúng với đủ loại sinh hoạt kinh tế xã hội. Điều được ông Nguyễn Ngọc Ngạn gọi là “nền móng trường cửu” chính là hạ tầng cơ sở. Vậy thì tại Việt Nam, “trong thời đại mới” cá nhân nào, tập thể nào sẽ nắm giữ trách vụ lãnh đạo Đất Nước?
Nguyễn Ngọc Ngạn đã rất tế nhị và khôn khéo ủy nhiệm cho ca sĩ Khánh Ly trả lời câu hỏi vừa nêu lên:
Nhìn kỹ đi coi một trăm năm tới
Mẹ nước Việt Nam vượt mãi hay lui
Mẹ đang đi vào cuộc đời đang tới
Mẹ đang đi vào thế kỷ ngày mai
Việt Nam nghìn đời rạng rỡ yên vui
Nhờ trong quá khứ có Mẹ lên ngôi
Thắm thiết tình người gửi tới nhân loại
Nào ai đang chờ vòng tay êm ấm
Mẹ vui Mẹ buồn mừng rỡ bâng khuâng
Cùng nhau tha thiết đưa Mẹ tiếp nối
Quá khứ huy hoàng Mẹ đã vun trồng.
Ngôn ngữ là ngôn ngữ chung. Sử dụng ngôn ngữ chung để diễn tả tâm tình riêng quả là một việc làm vô cùng khó khăn và rất dễ làm cho lời xiêu ý vẹo. Do đó giải thích lời văn của một tác giả, chúng ta cần tìm hiểu xem lời văn đó nằm ở mạch văn nào. Có như vậy công trình giải thích mới khoa học và chính xác.
Đặc biệt, đối với việc xác định ý nghĩa của Thúy Nga 40 chẳng những chúng ta phải chú trọng đến mạch văn là trường hợp bài ca “Mẹ Năm Hai Ngàn” của nhạc sĩ Phạm Duy. Thực vậy, chung quanh “Mẹ Năm Hai Ngàn”, Thúy Nga 40 đã phối trí các sự kiện kể sau:
– Thứ nhất: Cuối cuốn 1, Thúy Nga 40 tri tình xác định lập trường cộng sản của họ bằng cách mạnh mẽ lên án Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt nam. Vì vậy, muốn hiểu ý nghĩa của “Mẹ Năm Hai Ngàn”, chúng ta hãy nghe ca khúc đó theo cung cách suy nghĩ của người cộng sản: Năm 2000 hay năm 3000 không thành vấn đề. Cộng sản Việt Nam vĩnh viễn là Mẹ của nhân dân Việt nam.
– Thứ hai: Nguyễn Ngọc Ngạn kêu gọi toàn dân kết tụ lại thành một khối để làm nền móng, tức là làm hạ tầng cơ sở cho Việt Nam. Riêng việc giới thiệu thượng tầng cai trị, ông Nguyễn Ngạn đã nhờ Khánh Ly cà bài Mẹ Năm Hai Ngàn như một chỉ dấu cho thấy “trong thời đại mới”, cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục ngự trị trên ngôi báu của quyền lực chính trị.
– Thứ ba: Lo ngại khán thính giả không nhìn ra Cộng sản Việt nam trong chiếc áo Mẹ Việt nam, song song với giọng ca Khánh Ly, Thúy Nga 40 đã cho chiếu ngoại cảnh rất đặc biệt: Ngoại cảnh cho thấy con chim bồ câu từ trên bầu trời bao la đã thả xuống đồng ruộng Việt nam một hạt lúa thật đỏ, thật to. Hạt lúa đỏ biến thành cây lúa đỏ, loại lúa cao lớn và nhiều hạt hơn giống lúa vàng bình thường.
Một bé gái tay ôm mô hình nước Việt Nam, tay kia ôm bó lúa đỏ. Bé gái mang lúa đỏ tặng cho mọi nhà, mọi người, tặng cho đồng bào khắp nước Việt Nam. Đặc biệt bé đã mang lúa đỏ tặng cho một phụ nữ đội khăn đỏ đang ngồi cạnh chếc xe bò cũ kỹ ọp ẹp. Sàn xe có tượng Đức Phật đứng trên tòa sen:
Tượng trông nhem nhuốc, bàn tay trái của Đức Phật đã gẫy. Đức Phật bị trói bởi một sợi dây quấn ngang ngực. Tượng Đức Phật bị gẫy vỡ và bị trói đi kèm với cây Thập Tự Giá vừa dài vừa nặng, có ý muốn nói: Tư tưởng của các tôn giáo chỉ là những tư tưởng và tổ chức nặng nề bó hẹp. Tôn giáo không có khả năng mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho nhân dân. Chỉ có Cộng sản Việt nam thông qua hạt lúa đỏ và bó lúa đỏ đã thực sự đáp lại ước vọng ấm no và hòa bình của nhân dân.
Hiểu được các biểu tượng vừa trình bày, chúng ta mới có thể thấy được thâm ý của Thúy Nga 40 khi nghe Khánh Ly hát: “Việt Nam ngàn đời rạng rỡ yên vui, nhờ trong quá khứ có Mẹ lên ngôi… Cùng nhau tha thiết đưa Mẹ tiếp nối quá khứ huy hoàng Mẹ đã vung trồng…”
“Ngôi” của Mẹ là ngôi Tổng bí thư, ngôi Chủ tịch nước, ngôi Chủ tịch quốc hội, ngôi Thủ tướng. “Quá khư huy hoàng của Mẹ” bao gồm “cách mạng 1945” với vô số người Việt ái quốc bị cộng sản ám sát, “cải cách ruộng đất”, “vụ án nhân văn 1956”, “Tết Mậu Thân Huế 1968”, “Tù cãi tạo 1975”, và tham ô, buôn lậu, bán nước cho Tàu, sát hại đối lập từ 1975 đến nay..
Không còn nghi ngờ gì nữa, ba sự kiện kể trên đã hiển nhiên làm biến đổi ý nghĩa của nhạc phẩm “Mẹ Năm 2000”. Sự biến đổi này là một sự xác nhận Thúy Nga 40 có chủ ý suy tôn Cộng sản Việt Nam trên cương vị lãnh đạo Đất Nước thông qua hành động đồng hóa Cộng sản Việt Nam với Mẹ Việt Nam.
Nhìn chung lại, Thúy Nga 40 gồm 2 cuốn đồng thời cũng là 2 bước tiến công vào lực lượng yêu chuộng Tự do Dân chủ.
Bước thứ nhất (cuốn 1), triệt hạ uy tín của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, triệt hạ uy tín của thành phần chủ lực trong thế lực đấu tranh cho Tự do Dân chủ.
Bước thứ hai (cuốn 2), kêu gọi toàn dân kết tụ lại thành một khối làm “nền móng” cho căn nhà Việt Nam. Căn nhà này trong “thời đại mới” vẫn do Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hành động của Thúy Nga 40 đã dẫn tới các hậu quả sau đây:
– Hậu quả chính trị: Từ hơn hai thập niên qua, Trung tâm Thúy Nga Paris by Night được vinh danh là người bạn rất trung thành, rất than thiết của những người quyết tâm phục vụ Lý tưởng Tư do Dân chủ. Những tác phẩm kiểu Nước Non Ngàn Dậm Ra Đi, Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam, Việt nam 20 Năm Nhìn lại … mãi mãi vẫn là những kỷ niệm đằm thắm trong tâm khảm của mỗi chúng ta. Thế nhưng, tháng 8, 1997 Thúy Nga 40 đã đột ngột thay đổi lập trường. Thúy Nga đã từ giã lực lượng Tự do Dân chủ để chạy về phía Cộng sản Độc tài bán nước. Như vậy là: Thúy Đã Đi Rồi…
– Hậu quả pháp lý: Pháp lý ở đây không phải là pháp lý của riêng một quốc gia nào. Pháp lý ở đây là pháp lý phổ quát dưới sự chỉ đạo bởi triết học của pháp lý (triết pháp). Pháp lý phổ quát đã nêu bật chân lý hằng cửu rằng: quyền tự do kinh doanh là một trong các nhân quyền căn bản. Tuy nhiên, bên cạnh quyền tự do kinh doanh bao giờ cũng có nghĩa vụ tuân phục đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh phải triệt để bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Đạo đức kinh doanh bắt buộc bác sĩ phải tôn trọng bí mật nghề nghiệp. Đạo đức kinh doanh không cho phép luật sư vừa biện hộ cho bị đơn vừa ngấm ngầm làm lợi cho nguyên đơn. Lương doanh là những doanh gia tuân hành đạo đức kinh doanh. Thiếu đạo đức kinh doanh, doanh gia trở thành gian doanh. Cộng đồng Người Việt tại hải ngoại là thân chủ của Thúy Nga. Đối phương của Cộng đồng này là Cộng sản Độc tài. Thúy Nga vừa nhận tiền của khán giả Người Việt Hải Ngoại, vừa làm công cụ tuyên truyền cho Cộng sản, Thúy Nga đã từ lương doanh trở thành gian doanh. Như vậy là: Thúy Đã Đi Rồi.
Thúy ra đi không một lời từ giã. Thúy ra đi trong lạnh lùng. Sự thể này gây cho chúng ta cảm nghĩ là Thúy đã ra đi đột ngột. Phải chăng ra đi đột ngột có nghĩa là ra đi không hậu ý? Công việc tìm hiểu xem chuyến đi của Thúy có hậu ý hay không đã đẩy chúng ta đứng trước từ ngữ Behaviorism. Từ ngữ này là tên gọi của một học thuật tâm lý. Muốn lôi cuốn một người đi theo một hướng đi nào chúng ta thường đưa ra một số lý luận để thuyết phục đương sự. Người cộng sản có thói quen sử dụng vũ khí để cưỡng bách người khác phải đi theo họ.
Học thuyết Behaviorism chủ truơng cuốn hút con người bằng kỹ thuật gây nghiện ngập. Băng đảng kết nạp thành viên bằng cách dụ dỗ và tạo cơ hội để thanh thiếu niên nghiện ngập ma túy. Sau khi đã quen thuộc với thế giới “đi mây về gió”, thanh thiếu niên nạn nhân buộc lòng phải gia nhập băng đảng để được tiếp tục vui đùa với ma túy.
Hơn hai thập niên qua, Thúy Nga đã vận dụng màu sắc, âm thanh, ánh sáng, các kiểu áo dài, các khuôn mặt trẻ trung tươi mát của nam nữ diễn viên và nhất là lời lẽ ngọt ngào của nhân viên điều khiển chương trình đã làm cho khán thính giả nghiện ngập Thúy Nga. Thúy đã đi rồi nhưng Thúy không có ý định tuyệt giao với khán thính giả. Sau mỗi bước ra đi của Thúy là một ước mong thầm kín của Paris by Night. Ước mong rằng: Do nghiện ngập Thúy, khán giả sẽ đứng dậy chạy theo Thúy trên con đường từ “Ái quốc đến Phản quốc”.
Thế nhưng, Thúy đã lầm. Thúy đã đánh giá khán thính giả quá thấp. Trước sự ra đi của Thúy, khán thính giả đã có những phản ứng khác nhau. Có người phẫn nộ. Có người buồn phiền. Có người gay gắt lên án. Có người trầm tĩnh với ý nghĩ xem như Thúy đã chết. Trong cái thế giới khác nhau vừa kể, toàn thể khán thính giả đã gặp nhau ở một điểm chân lý rực sáng: Thúy Nga chỉ là một phương tiện giải trí bằng ca nhạc. Phương tiện này cùng với mọi hấp dẫn thể chất khác tuyệt đối không thể có năng lực làm sai lệch quyết tâm Dân Chủ Hóa Quê Hương của Người Việt Hải Ngoại.
Ngay sau chuyến ra đi của Thúy, Người Việt Hải Ngoại đã hội tụ mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam. Đó là chân ý nghĩa của qui luật trong tan có hợp, trong họa có phúc. Đó còn là bài học ngọt bùi pha lẫn đắng cay của câu chuyện Thúy Đã Đi Rồi…
(Đỗ Thái Nhiên
8/1997)
***
Từ khi biết Khánh Ly chuẩn bị về Việt Nam...
Đã có nhiều bài viết phẫn nộ về việc làm của bà (“bà”=quá lịch-sự: “con mẹ khánh ly”) ta... luân lưu trên Net ...
Xin chuyển toàn bài viết mà tôi nghĩ rằng đầy đủ, thấm thía nhất, nói về Khánh Ly của Cụ Nguyễn Ngọc Phách.
Được bíết Cụ Nguyễn Ngọc Phách, sinh năm 1933, là nhà báo, nhà văn và giáo sư trước 30-4-1975...
Cụ là em của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Linh (Thủ Khoa K.12 Thủ Đức & Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã), và là Anh của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích.
Sau 30-4-1975, Cụ Phách đã di tản đến Hoa Kỳ, nhưng "buồn" nước Cờ Hoa, nên đã xin định cư tại Úc Đại Lợi. Hiện cư ngụ tại Melbourne, Victoria, Australia.
(Steven Lam)
***
Khánh Ly tuyên bố: "Mọi người dân tỵ nạn CS không phải là người (mà là súc vật ?)
Không thể dùng chung cho mọi người văn nghệ sĩ nhưng có thể dùng cho từng người cho thời buổi văn minh cận đại này đó là câu: XƯỚNG CA VÔ LOẠI !!!
Với một ca sĩ tất cả mọi người trong xã hội cận đại này không một ai chê bai bất cứ một nghề nghiệp nào vì KHÔNG CÓ MỘT NGHỀ NGHIỆP NÀO XẤU, CHỈ CÓ CON NGƯỜI XẤU MÀ THÔI.
Ca sĩ Khánh Ly là một người trong xã hội cận đại này là người làm xấu nghề nghiệp ca hát nói riêng và giới văn nghệ sĩ nói chung, tôi xin lỗi tất cả quý bà, quý cô khi phải phát biểu một câu mà những bậc tiền bối xa xưa đã gặp những trường hợp như chúng ta ngày nay: ĐI TIỂU KHÔNG CAO HƠN NGỌN CỎ THÌ LÀM SAO CÓ CÁI NHÌN XA ĐƯỢC !!!
Trong xã hội văn minh, hai giới Nam và Nữ đã được tôn trọng bình đẵng như nhau, nhưng bà Khánh Ly đã từ chối cái quyền lợi dành cho phái nữ để chọn lựa Việt Nam quê hương ta đang sống quằn quại trong nỗi nhục hèn bán nước của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã kéo nền văn minh của dân tộc miền Nam Việt Nam lùi lại cả mấy chục năm về trước; Những cái văn minh phù phiếm thì Cộng Sản Việt Nam truyền bá trong dân gian, chúng khuyến khích tuổi trẻ để làm băng hoại xã hội để dễ nắm đầu người dân; Nhưng những văn minh xây dựng xã hội, văn minh xây dựng Dân Trí thì chúng tiêu diệt hoàn toàn. Việt Nam đang bước qua năm thứ 38 xây dựng xã hội chủ nghĩa Cộng Sản, nền văn hoá, phong tục cổ truyền đang bị băng hoại; ca Sĩ Khánh Ly đang ở vùng tràn đầy ánh sáng văn minh lựa chọn về nơi âm u như thế thì chúng ta phải hiểu ngược lại những lời phát biểu, trích:
"Có lẽ người nào cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là một điều rất tốt, là ước mơ của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những ước mơ của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng ước mơ được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về đẻ có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ, tôi hy vọng không chỉ là ước mơ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GỌI LÀ NGƯỜI” (hết trích)
Con người đấng tạo hoá tạo ra không hơn một con súc vật nhưng hơn chúng có bộ óc, biết suy nghĩ, biết tính toán và biết phải trái.
Bà ca sĩ Khánh Ly trong những năm tháng của 30 tháng tư năm 1975 có ai dí súng, có ai dùng dây thòng lọng tròng vào cổ kéo bà đi ra ngoại quốc? bà đã chen lấn, đã van xin để chạy thoát khỏi quê hương đang bị dép dâu, răng hô, mã tấu từ từ làm tan nát quê hương, cô ca sĩ Thái Thanh là một bằng chứng, một nhân chứng đã từng tuyên bố: CÁI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI CA SĨ KHÔNG ĐƯỢC HÁT CŨNG GIỐNG NHƯ MỘT CON CHIM KHÔNG ĐƯỢC HÓT.
Bà ca sĩ khánh ly trong những ngày sống trong trại tỵ nạn Fort Chaffee của thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas lếch thếch một nách mấy đứa con thấy mà thương, những ngày cuối tuần trong trại tỵ nạn cũng tổ chức văn nghệ đấu tranh, văn nghệ tưởng nhớ đến quê hương điêu tàn, đến Sài Gòn hấp hối sắp bị đổi tên của một con quỷ đã chết, những giọt nước mắt ngắn, dài, những nghẹn ngào không hát nên lời, làm rung động lòng người ly hương, đấy lúc này Khánh Ly mới thật sự là một con người Việt Nam Tự Do.
Sau 37 năm no cơm ấm... kể từ ngày cái trung tâm Thuý Nga từ bên Pháp xin qua bên Mỹ cư ngụ tại Cali, từ ngày cô người mẫu Kỳ Duyên con ông Kỳ Cục bán rẻ linh hồn cho quỷ, bán rẻ anh em đồng đội, phản bội lại tập thể NGƯỜI Việt Tỵ Nạn trên thế giới, có ai nghe người ta gọi bằng Phó Tổng Thống, Thiếu Tướng hay hạ thấp xuống bằng ÔNG chưa?, hay mọi người gọi bằng một giọng khinh bỉ THẰNG, cũng kể từ ngày ấy VỢ hắn NGƯỜI khác xài, con gái kỳ cục bắt đầu học khoe mông khoe đùi rồi từ từ tiến bộ thêm được Tô Văn Lai dẫn dắt bước vào thế giới Đại Đồng; Công, Dung, Ngôn, Hạnh được thực thi ngược thay chồng như thay áo diễn tuồng, khi đã thuần thục bèn hướng dẫn ca sĩ Khánh Ly tập tành, ngượng ngập mặc áo bành tô khép nép trong khách sạn do bọn Lãnh Sự Quán San Fransico tổ chức thế là kể từ ngày đó mọi người bèn bỏ chữ mến mộ là CÔ, BÀ mà thành CON với giọng khinh khỉnh !
Một duộc thằng thằng, con con rủ rê nhau đi về đú đởn trên thân xác trẻ thơ, trên thân phận đoạ đầy của người Việt Nam từ Bắc vô Nam, chúng vui mừng ca hát, tổ chức hội hè tổ chức những đêm văn nghệ, trong những vũ trường nhầy nhụa thân xác tuổi trẻ Việt Nam, trong lúc mảnh đất quê hương đang mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp, như vậy chúng có phải là những con người mang cùng huyết thống máu đỏ da vàng cùng với chúng ta?. Chuyện trước mắt kia kìa, Duy Quang sau thời gian theo cha là Phạm Duy già dịch ngụp lặn trong XÃ HỘI CHỦ NGHĨA bây giờ THÂN TÀN MA DẠI lại bò về xứ Mỹ tại đất Cali ngửa mũ xin tiền chữa bệnh UNG THƯ, tại sao không ai chịu học? có gì là lạ đâu vì CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI, chúng chỉ là những con SÚC VẬT không có óc suy nghĩ, mọi người đã thấy trong tủ sách, trong kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày: CHẤT PHẾ THẢI CỦA CON NGƯỜI THẢI RA NGOÀI RẤT LÀ HÔI THỐI NHƯNG NHỮNG CON CHÓ (một loài SÚC VẬT) "HỒ HỞI" TRANH DÀNH NHAU ĐỚP HÍT !!!
Với hy vọng một ngày đẹp trời chúng ta sẽ không phải nghe Khánh Ly quay trở lại Mỹ ngửa nón xin tiền giống tên Duy Quang bây giờ; Bên Hoa Kỳ như quý vị đã biết: chất phế thải phải ở trong cầu tiêu, của trẻ sơ sinh phải ở trong thùng rác gói chặt cấm không được làm Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHUNG QUANH.
Nuôi vật Khánh Ly cũng có lúc mến tay, chúng ta cùng cầu nguyện thôi thì hãy ráng tạo phúc để kiếp sau không phải làm loài SÚC SANH nữa mà hãy làm người để hưởng phước !!!
Lành thay... Lành thay…
(Nguyễn Ngọc Phách)
***
KHÁNH LY CHỤP MŨ: "AI CHỐNG TÔI VỀ HÁT Ở VN" LÀ CỰC ĐOAN !!!
Trong cuộc phỏng vấn từ đài BBC, ngày 24/09/2012 tại Fountain Valley, miền Nam California, trước những nguồn dư luận qua nguồn tin cho biết Khánh Ly có thể về nước ca hát, theo đó, nữ ca sĩ già, gần đất xa trời, xa sân khấu nầy cho là bị phản đối khi về nước ca hát. Tại sao Khánh Ly lại được đài BBC phỏng vấn?
Lý do đơn giản là đài nầy có những khuynh hướng hình như lệch sang cánh tả, được nhiều người gọi là đài Hà Nội, với thuận lợi nầy mà Khánh Ly, người có những mối quan hệ với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua vài lần về, tết năm 2011 cùng với lãnh sự ở San Franciso tiệc tùng đầu năm với sự có mặt của Tô Văn Lai và Nguyễn Cao Kỳ Duyên… hình ảnh Khánh Ly cùng với những người tỵ nạn đổi màu nầy đã gây thêm mất cảm tình với Khánh Ly. Theo công ước tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Geneve ngày 28 tháng 7 năm 1951 qui định: người tỵ nạn không có nơi sống, phải nhờ các nước tạm dung, không thể trở về quê hương khi chế độ đàn áp vẫn còn, ngay cả tiếp súc với sứ quán… thế nên, những người tỵ nạn như Khánh Ly, Tô Văn Lai, Kỳ Duyên… chẳng những tiếp xúc mà còn tiệc tùng, thì coi đây là hành vi phản bội trắng trợn, vi phạm công ước Geneve, không còn là người tỵ nạn nữa, nhưng trở thành kẻ tạm trú, ra đi chỉ để kiếm ăn. Chính những thành phần sớm tỵ nạn, sau tạm trú đã làm hệ lụy đến những người tỵ nạn thật sự, các nước tạm dung khinh thường, mất nhiều cảm tình.
Những hình ảnh Khánh Ly với nhân viên lãnh sự, tương tự như Đỗ Ngọc Yến chụp ảnh chung với Nguyễn Tấn Dũng, bị tiết lộ sau vụ báo Người Việt in hình chậu rửa chân có biểu tượng hồn thiêng sông núi, lá cớ vàng ba sọc đỏ. Chỉ có khác là Đỗ Ngọc Yến qua đời, nên không chứng kiến sự phản đối mạnh của người tỵ nạn, còn Khánh Ly, còn sống, chứng kiến được những phản ứng ấy, cũng như mất cảm tình khi người nghệ sĩ đang lứa tuổi về chiều, giọng ca sắp đi vào quên lãng nhưng vẫn để lại âm vang một thời trong lòng người ái mộ cảm tình nào đó về tài năng và đức hạnh cũng như lập trường. Tuy nhiên, Khánh Ly đã tự mình đánh mất lập trường, nên sau nầy, tên tuổi của Khánh Ly dính liền với những hoạt động văn công, sau khi trở về hát ca. Bia đá mòn, nhưng bia miệng vẫn còn trơ trơ, kéo dài đến đời con cháu sau nầy.
Theo Khánh Ly, việc chống đối về ca hát tại Việt Nam là tự nhiên, tức là trước khi hành động, nữ ca sĩ già nầy biết bị chống đối, nhưng cứ làm, bất chấp sai với lương tri và lập trường tỵ nạn cộng sản. Tâm tính người nghệ sĩ thay đổi tùy theo quyền lợi vật chất và cả trong lãnh vực tình cảm, nên cổ nhân có cái nhìn không thiện cảm với nghề ca hát: "xướng ca vô loại". Nhận xét nầy lưu truyền khá lâu trong xã hội, những cũng chính người nghệ sĩ, mang kiếp cầm ca đã tự họ chứng minh tiền nhân nói chả sai tí nào.
Hình ảnh nhạc sĩ lão thành Phạm Duy, thay đổi tùy theo thời kỳ: lúc theo Việt Minh cộng sản, khi về thành, bỏ quê hương vào nam và sáng tác, tìm tự do sau năm 1975, nhưng khi có tiền là thay đổi, chính Phạm Duy từng tuyên bố tại Hoa Kỳ: "Ai cho tôi 10 nghìn, tôi sẽ ca tụng Hồ Chí Minh tối đa", nay Phạm Duy về, luồn cúi để xin được thẻ chứng minh nhân dân của nước độc tài, mà chính người Việt Nam chán ghét. Một số ca sĩ hải ngoại về hát như: Elvis Phương, Hoài Linh, Hương Lan, Tuấn Ngọc… càng chứng minh câu: "xướng ca vô loại" là đúng. Một số người sinh nhai bằng nghề sân khấu, như Nam Lộc, ban đầu được nhiều cảm tình, nhưng càng về lâu, nhiều người đặt nghi vấn về những đợt quyên góp tiền để giúp thương phế binh với tiêu đề "cám ơn anh", số tiền thu nhiều lần lên đến khoảng 6 triệu Mỹ kim, nhưng làm thế nào để gởi tiền về đúng các ân nhân tàn phế là thương phế binh quân lực VNCH? Gởi về bằng cách nào?. Làm sao biết được ai là phế binh quốc gia, thương binh liệt sĩ cộng sản?. Một vài tấm hình chụp thương phế binh, không đủ để thuyết phục lòng tin, đây chỉ là những quảng cáo mặt hàng, như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, sửa lại chuồng gà của một ông tướng Thái Lan thành căn cứ kháng chiến và những đoàn quân mang số kháng đoàn 72, 81… trong ngày ra mắt, đa số là người Lào, được mướn để làm cho nhiều người tin…
Mới đây Nam Lộc làm M.C cho 5 nữ văn công Việt Cộng sang trình diễn tại Nam Cali, bị nhiều người phản đối và tại Úc Châu, nghe đâu làm văn nghệ chủ đề nhạc Trần Thiện Thanh với "anh không chết đâu anh..", tại Melbourne, hai đêm hát thành công, chật cả hội trường chứa 3,000 người, mà ban tổ chức than lỗ, nên có thể là chuyện đóng góp trùng tu đền thờ quốc tổ khó thực hiện, dù trước khi hát vài tuần, báo chí, truyền thanh quảng cáo là: để trùng tu đền thờ quốc tổ, để nhận được sự ủng hộ mua vé của người Việt ở đây… do đó, câu: "xướng ca vô loại" quả là không phải hàm hồ, chính những người làm ăn trong lãnh vực cầm ca nầy chứng minh cho người đời thấy.
Khánh Ly lại rất là ngoan cố, quanh co do bị chống đối, khi cho là: "Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường."
Như vậy, Khánh Ly đã coi thường mọi người, đa số là không chấp nhận chế độ cộng sản, ngay chính Khánh Ly cũng bỏ nước ra đi sau 1975, là không chấp nhận chế độ tàn ác ấy. Nhưng vì quyền lợi cá nhân mà Khánh Ly có thể về ca hát, lại còn cho sự chống đối là cái VIỆT NAM TÍNH… tức là người Việt Nam mang bản tính chống đối, xin hỏi Khánh Ly, chống cộng, chống tội phạm, chống giặc cộng…chống văn công, chống những kẻ đón gió trở cờ như Nguyễn Cao Kỳ, Tô Văn Lai… có phải là chống đối không?. Như thế, nữ ca sĩ già nầy rất là lộng ngôn, coi thiên hạ không ra gì, chỉ biết quyền lợi cá nhân và qui chụp cả dân tộc Việt Nam. Con người không có cái ăn, cái mặc là chết, nhưng không có giọng ca, tiếng nhạc, thì không hề hấn gì. Ca sĩ sống nhờ vào quần chúng, như cá sống nhờ nước, thế nhưng giờ đây Khánh Ly trở mặt, trân tráo chụp mũ khi bị vạch trần sự phản bội lập trường.
Sau tiền đề chụp mũ cả dân tộc, Khánh Ly lại chụp mũ theo kiểu cộng sản, trong nước ai chống đảng là "phản động, phản cách mạng" và ở nước ngoài, vì không thể dùng lối ấy, nên những kẻ đón gió, kẻ thù chụp mũ những người quyết tâm chống cộng, giữ vững lập trường là "cực đoan, quá khích", tức là thành phần xấu, như thế giới lên án thành phần Hồi giáo cực đoan vậy. Sách lược của cộng sản trong việc triệt hạ bất cứ tổ chức, cá nhân chống cộng nổi bật là: chụp mũ CỰC ĐOAN, QUÁ KHÍCH hay kèm theo là những tin đồn rỉ tai, dùng văn tự giả để chụp mũ người chống cộng là Việt Cộng… đó là sách lược đánh phá theo nghị quyết 36, dùng người tỵ nạn kém suy luận, dể tin hay bận rộn sinh kế mà không để ý đến những sinh hoạt cộng đồng. Thế nên những lối chụp mũ nêu trên có tác động như là chuyện: dùng người Việt tỵ nạn để triệt hạ những người quyết tâm chống cộng nổi bật.
Trong phần phỏng vấn, Khánh Ly đã để lộ ra bản chất của một kẻ trở cờ, chụp mũ rất tồi: "Nhưng cũng có những người cuồng tín, cực đoan, cái gì cũng hơi quá một tí. Ghét thì cũng ghét quá mà yêu thì cũng yêu quá. Nhưng mình đâu có cấm được. Mình phải chấp nhận. Người ca sĩ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê. Không phải ai cũng yêu mình cả. Khi chấp nhận đi về, trở qua bên này mà nếu có sự chống đối thì đó cũng là chuyện không có gì to lớn để phải phàn nàn. Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu thì ở đâu cũng có chứ không chỉ có trong cộng đồng người gốc Việt. Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau một bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu."
Đón gió trở cờ, từ bỏ lập trường tỵ nạn chính trị mà cho là đố kỵ, chia rẽ… khi bị lên án thì cho là: "bôi xấu" thì quả chỉ có những cái mồm to mép dải: "xướng ca vô loại" mới phát ra, chứ người có chút lương tri, không có những lối phát biểu rất là thiếu suy nghĩ ấy. Người ca sĩ bán giọng ca để lấy tiền và kẻ phản bội còn dám bán cả lập trường để thủ lợi, đó là trường hợp Khánh Ly và một số ca sĩ khác, trở thành con bài tuyên vận của đảng cộng sản. Trong khi đảng và nhà nước đàn áp dân chúng, bạo quyền vừa xử ba Bloggers với bản án nặng: Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon... thì Khánh Ly lại chuẩn bị quay về ca hát, giao lưu văn hóa, là đâm sau lưng những người tranh đấu trong và ngoài nước.
Nhập gia, tùy tục là câu nói thường của những ai đến nơi khác, Khánh Ly nhập vào xã hội Mỹ, hòa nhập vào cộng đồng tỵ nạn, được hưởng nhiều ân huệ qua sự ủng hộ giọng ca miền Nam, thế mà lại vô ơn bạc nghĩa, nhưng Khánh Ly rất là: "nhập gia tùy tục" khi vào ăn tiệc với lãnh sự cộng sản tại San Francisco, dù cái gia đình lớn là cộng đồng tỵ nạn đang bao vây cái hang ổ Việt Cộng ấy. Khánh Ly lại xác nhận là về hát tại Việt Nam là không có tự do như ở nước ngoài, ngay cả việc Khánh Ly tổ chức nhiều lần tưởng niệm nhạc của tên Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975 là thiếu tá quân đội nhân dân, Trịnh Công Sơn, là nhân vật có thế lực, thuộc cánh Võ Văn Kiệt, từng đọc bản án tử hình một phục quốc quân ở sân trường đại học Vạn Hạnh. Khánh Ly tổ chức nhiều lầu tưởng niệm tên Việt Cộng nằm vùng Trịnh Công Sơn ngay tại cộng đồng tỵ nạn, đáng lên án là những khán giả vào, mang theo lá cờ vàng, bị ban tổ chức tịch thu, ném vào xọt rác… những đêm văn nghệ tưởng niệm tên Việt Cộng họ Trịnh, dưới tên gọi "đóa hoa vô thường" đã gặp nhiều phản ứng, chả lẽ họ ném lá cờ vàng ba sọc đỏ vào xọt rác mà người tôn kính biểu tượng nầy lại làm thinh?.
Chống những kẻ mượn danh văn nghệ để phản bội, cấu kết với giặc, có phải là "cực đoan" hay không Khánh Ly?. Tuy nhiên, đối với giặc cộng, Khánh Ly tỏ ra rất là "đầu hàng giai cấp chăn trâu" làm văn hóa qua sự chấp nhận khi về hát: "Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép. Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích.".
Luận điệu của Khánh Ly rất là khó nghe qua phần phát biểu như sau:
"Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau một bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu.".
Có ai mời Khánh Ly xuống tàu vượt biển đi tìm tự do sau 1975?. Nhưng ngày nay, sau khi đã sống sung túc nhờ người tỵ nạn ủng hộ, thì người ca sĩ già nầy làm những việc phản bội lập trường chính mình, lòng mến mộ của giới yêu nhạc và tệ hại hơn là trở thành văn công, công cụ tuyên truyền cho chế độ !!!
PHAN ĐÔNG ANH
1.10.2012
***
HÃY ĐI ĐI !!!
Cả thanh xuân bưng bô nơi hải ngoại
Khi thân tàn ma dại nhớ cố hương
Sợ một mai về với chốn "thiên đường"
Không lộ phí, lưa thưa người đưa tiễn !
Lết tấm thân theo con tàu rời bến
Bám cố hương gào thét giọt cuối cùng
Có phải yêu quê, có phải tri ân không?
Sao nỉ non khóc thuê loài phản quốc ?
Hãy đi đi đừng bao giờ về nước
Để quê hương tôi mãi mãi được thanh bình !!!
(Tiến Minh)


Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất