Biểu tình: PHẢN ĐỐI ĐẢNG CSVN BÁN NƯỚC!



San Jose biểu tình: PHẢN ĐỐI ĐẢNG CSVN BÁN NƯỚC!

· Địa Điểm: Tiền đình TÒA THỊ CHÍNH SAN JOSE 200E . SANTA CLARA ST CA 95112

· THỜI GIAN: TỪ 6 GIỜ ĐẾN 8 GIỜ TỐI NGÀY THỨ BẢY 9 TTHÁNG 6 NĂM 2018.







ĐỒNG BÀO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC HÃY XUỐNG ĐƯỜNG LIÊN TỤC ĐÒI HỎI

ĐẢNG và NHÀ NƯỚC VIỆT CỘNG PHẢI NGƯNG NGAY HÀNH ĐỘNG

BÁN NƯỚC TRÁ HÌNH, BẰNG CÁCH CHO TÀU CỘNG THUÊ ĐẤT 99 NĂM!











THÔNG BÁO KHẨN

KÊU GỌI THAM GIA BIỂU TÌNH

Kính gửi toàn thể Quý Đồng bào tỵ nạn cộng sản Tiểu bang California.

Kính thưa Đồng Bào,

Suốt 43 năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam luôn tỏ ra HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN, chúng luôn đặt quyền lợi của đảng trên quyền lợi của tổ quốc.Giặc Tầu cộng luôn lăm le thôn tính nước Việt Nam thân yêu của chúng ta bằng mọi thủ đoạn và đảng cộng sản Việt Nam luôn đồng lõa với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc trong công cuộc xâm lấm này. Bạo Quyền Bắc Việt đã tìm mọi cách dâng đất nước Việt Nam cho Trung Cộng dưới nhiều chiêu bài mà chiêu bài nào cũng mang tiền đổ vào túi tham của chúng.Từ Bâu Xít Tây Nguyên,Formosa Hà Tĩnh,Nhà Máy Giấy Đồng Bằng Sông Củu Long,Khu thương mại Bình Dương,Khu thị tứ Thủ Thiêm…nay lại thêm trò cho thuê đất làm ĐẶC KHU KINH TẾ 99 NĂM : VÂN ĐỒN phía Bắc, BẮC VÂN PHONG miền Trung và ĐẢO PHÚ QUỐC Phía Nam.Không có bất cứ một kế họach xây dựng đất nước nào dựa trên khả năng của dân tộc mà chỉ dựa trên những đắc địa thiên nhiên của lãnh thổ.Những tài nguyên thiên nhiên đó nằm trong tay ngoại bang trong một thời gian dài hàng thế kỷ như thế thì con cháu chúng ta còn gì mà phát triền được. Đất nước chỉ còn cái xác khô cằn, Đảng cộng sản còn sống sót đến ngày đó không ?

Xin đồng bào trong nước hãy mạnh dạn đứng lên đòi lại quyền tự quyết cho dân tộc,chỉ có các bạn mới là những người CHÍNH DANH ĐÒI HỎI NHỮNG ĐIỀU ĐÓ, đồng bào Hải ngoại hết sức tiếp sức các bạn. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC ĐỨNG LÊN QUYÉT SẠCH BAO TÀN CỨU LẤY QUÊ HƯƠNG.

Ban Đại Diện cộng Đồng phối hợp với nhóm Anh em thiện chí San Jose,thực hiện một cuộc biểu tình:

· Địa Điểm : Tiền đình TÒA THỊ CHÍNH SAN JOSE 200E . SANTA CLARA ST CA 95112

· THỜI GIAN : TỪ 6 GIỜ ĐẾN 8 GIỜ TỐI NGÀY THỨ BẢY 9 TTHÁNG 6 NĂM 2018.

Trân trọng kính mời toàn thể quý Hội Đoàn, Đoàn thể cùng quý đồng hương tham dự thật đông để ủng hộ tinh thần cho đồng bào trong nước đứng lên đòi lại quyền tự quyết của dân tộc.

Trân trọng kính mời.

Liên lạc : San Jose ngày 28 tháng 6 năm 2017

· Phạm hữu Sơn 510-707-4337 TM.Ban Đại Diện

· Nguyễn công Khanh 408-694-7543

· Nguyễn đình Lê 408-272-0936



Chủ tịch Phạm hữu Sơn









Tại VN: Biểu tình vụ cho thuê đất 99 năm





https://www.facebook.com/bydoanngocanh/videos/588941174796796/





Niềm Vui Mới














Niềm Vui Mới

Biểu tình vụ cho thuê đất 99 năm














Hoa Kỳ:





Tuyên Cáo



Về việc: Phản đối và lên án Cộng Sản Việt Nam lại dâng đất cho ngoại bang

Xét rằng:

1. Theo nguồn tin mới đây, ngụy quyền Việt Nam Cộng Sản đã đệ trình lên Quốc hội bù nhìn một Dự Thảo Luật về các Đơn vị Hành Chánh Kinh tế Đặc Biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc mà thực tế là lập ra ba Đặc Khu để cho Trung Cộng thuê trong 99 năm. Đây là lần thứ hai, dự luật này được trình lên Quốc Hội và có thể sẽ được biểu quyết vào ngày 15 tháng 6 sắp đến.

2. Từ hàng chục năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã rất nhiều lần dâng đất, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Nguy cơ bị đô hộ từ phương Bắc lần thứ 4 xem như đã cận kề. Việc lập ra ba Đặc khu cho Trung Cộng mướn chỉ là một bước tiến mới trong mưu đồ bán nước của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam.

3. Lịch sử hơn bốn ngàn năm của nước Việt Nam là một chuỗi những cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường, bất khuất mà nhiều lần đã đánh bại những đạo quân hùng hậu phương Bắc. Trong mỗi tấc đất của quê hương, đều có pha lẫn những giọt máu hồng của hàng triệu chiến sĩ Việt Nam qua nhiều thế hệ từ thời đại Hồng Bàng cho đến ngày nay.

4. Ba Đặc Khu nói trên nằm ở ba vị trí rất quan trọng về mặt chiến lược. Cộng với các quần đảo ngoài biển Đông, Trung Cộng sẽ thừa khả năng khống chế không chỉ nước Việt Nam, mà cả vùng Đông Nam Á Châu.



Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ long trọng tuyên cáo



1. Cực lực lên án trước dư luận quốc tế và trong nước về những việc làm ô nhục, phản phúc của bọn Cộng Sản Việt Nam cam tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng.

2. Yêu cầu các thành viên Quốc Hội Việt Nam Cộng Sản, nếu còn chút máu Việt, còn chút lương tri Việt, hãy bỏ phiếu bác bỏ Dự Luật Đặc khu nói trên để khỏi bị hậu thế nguyền rủa.

3. Kêu gọi đồng bào trong nước, vì vận mệnh của Tổ Quốc, đồng loạt đứng lên, ngăn chặn mọi âm mưu bán nước của đảng Cộng Sản Việt Nam.

4. Đề nghị các tổ chức Cộng Đồng, Hội Đoàn Quân, Cán Chính Việt Nam tại hải ngoại tổ chức các buổi meeting, biểu tình tại khắp các địa phương để cùng lên án nhà nước Việt Nam Cộng Sản.

5. Loan báo đến các chính phủ, tổ chức quốc tế và yêu cầu trong khả năng, điều kiện của mình, áp lực thật mạnh lên nhà nước Việt Nam Cộng Sản để họ ngưng ngay lập tức việc cho thuê các Đặc Khu nêu trên.

Hoa Kỳ ngày 4 tháng 6, 2018

TM Hội Đồng Đại Diện CĐNVQGHK



Đỗ Văn Phúc Nguyễn Trà My Nguyễn Văn Tần

C T Hội Đồng Quản Trị Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát











DI CHÚC TRẦN NHÂN TÔNG





DI CHÚC TRẦN NHÂN TÔNG

Hoàng Đế Nhân Tông đã dặn dò

Non song lãnh thổ phải chăm lo

Ngàn muôn thế hệ còn ghi nhớ

Một tấc biên cương phải giữ cho

Rước giặc vào nhà là trọng tội

"Nuôi ong cánh áo" sẽ nguy to (*)

Âm thầm chúng phá bằng muôn cách

Giữ nước trông nhà phải đắn đo

M.Đ



(*) "Nuôi ong tay áo" (Tục Ngữ)















Bùng nổ dư luận phản đối trong và ngoài nước về luật đặc khu, Chính phủ CS VN lại xoa dịu ‘sẽ lắng nghe!’

· VOA Tiếng Việt

San Jose biểu tình: PHẢN ĐỐI ĐẢNG CSVN BÁN NƯỚC!

· Địa Điểm: Tiền đình TÒA THỊ CHÍNH SAN JOSE 200E . SANTA CLARA ST CA 95112

· THỜI GIAN: TỪ 6 GIỜ ĐẾN 8 GIỜ TỐI NGÀY THỨ BẢY 9 TTHÁNG 6 NĂM 2018.

·



Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - một trong 3 đặc khu dự kiến của Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam hôm 4/6 nói với báo chí trong nước rằng “chính phủ sẽ lắng nghe” ý kiến của các chuyên gia và công chúng về điều khoản cho người nước ngoài thuê đất gần một thế kỷ trong dự luật về đặc khu kinh tế.

Gần 2 tuần qua, kể từ khi quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận hôm 23/5 về dự luật, nhiều chuyên gia và hàng nghìn người sử dụng mạng xã hội đã bày tỏ ý kiến, từ hoài nghi cho đến phản đối dự luật.

Có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, dự luật đang được quốc hội xem xét trước khi bỏ phiếu theo lịch dự kiến vào ngày 12/6.

Một khi được bật đèn xanh, chính phủ Việt Nam sẽ lập 3 đặc khu tại các tỉnh Quảng Ninh ở miền bắc, Khánh Hòa ở miền trung và Kiên Giang ở miền nam nhằm “thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đột phá về phát triển kinh tế”.

Nhưng không lâu sau khi dự luật được đem ra bàn thảo, một số đại biểu quốc hội, các chuyên gia, các nhà hoạt động và dư luận nói họ lo lắng về thời hạn cho thuê đất quá dài.

Một mặt, họ so sánh điều đó với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.

Thậm chí, trên trang Facebook cá nhân, tiến sĩ Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa luật, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, nêu ra nguy cơ đảo Vân Đồn có thể bị biến thành “Crimea thứ hai”. Giả thuyết của ông Hảo đã nhận được sự đồng tình và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Bán đảo Crimea từng thuộc về Ukraine, nhưng bị Nga sáp nhập năm 2014 với lý do đa số kiều dân Nga trên bán đảo bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý về giải pháp tách ra khỏi Ukraine và mong muốn được Nga bảo vệ lợi ích.



Ba nhà hoạt động ở Hà Nội phản đối dự luật về đặc khu kinh tế, tháng 6/2018



Trong vòng 4 ngày qua, hàng nghìn người sử dụng mạng xã hội, từ những cá nhân bình thường, công chức về hưu, cho đến các nhà báo, nhà hoạt động vì dân chủ hay người nổi tiếng như MC truyền hình có tên Phan Anh, đã tham gia phong trào phản đối dự luật trên mạng xã hội.

Họ đăng ảnh đại diện hoặc chia sẻ hình đồ họa mang nội dung như “Phản đối chính phủ lập đặc khu cho thuê 99 năm”, “Phản đối cho Trung Quốc thuê đất đặc khu”, hoặc “Cho Trung Quốc thuê đất 99 năm là mất nước”.

Bên cạnh đó, nhiều người - đặc biệt là giới đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền - cũng lên tiếng cho rằng quốc hội Việt Nam “do đảng cử” nên không có quyền cho thuê đất 99 năm. Họ đòi hỏi vấn đề này “phải trưng cầu dân ý”.

Song song với những diễn biến này, từ ngày 1/6, đã xuất hiện trên mạng một kiến nghị mở, thu thập chữ ký của bất cứ ai phản đối dự luật để gửi đến quốc hội.

Bản kiến nghị nói dự luật đặc khu “đang ẩn chứa nhiều nguy cơ, hiểm họa” và đưa ra lời kêu gọi “khẩn thiết” rằng toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như quốc hội hãy “phản đối, rút bỏ” dự luật.

Không có thông tin về tổ chức hay nhóm nào là tác giả của bản kiến nghị. Danh sách những người ký đầu tiên có những nhân sĩ, trí thức hay nhà hoạt động nhiều ảnh hưởng như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu; các giáo sư Tương Lai, Chu Hảo; linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp; các nhà văn Tô Nhuận Vỹ và Nguyên Ngọc, cũng như cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định.

Tính đến tối 4/6, đã có hơn 1100 người ký vào kiến nghị, trong đó có nhiều người Việt sống ở nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/6 xác nhận điều khoản về cho thuê đất đặc khu đến 99 năm “đã gây ra làn sóng khủng khiếp", theo tường thuật của báo Người Lao Động. Tin cho hay ông Phúc nói rằng ông đã nhận được “nhiều ý kiến tâm tư, nhiều tin nhắn, cuộc gọi và thư từ” về vấn đề này.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ông nhận được rất nhiều bình luận, góp ý về dự luật đặc khu kinh tế



Tuy nhiên, ông Phúc lưu ý rằng điều khoản này là dành cho “trường hợp đặc biệt” hoặc “cá biệt”, mà nếu cần thiết “quốc hội có thể không chấp nhận phê duyệt cho thuê đất”, theo trích dẫn trên báo chí. Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh thêm rằng quốc hội sẽ “xem xét, quyết định vấn đề đó công khai, minh bạch và thận trọng”.

Một mặt khẳng định với báo chí là chính phủ “rất lắng nghe ý kiến chuyên gia, nguyện vọng của nhân dân, của đại biểu quốc hội”, Thủ tướng Phúc cũng đưa ra quan điểm cho rằng thời gian cho thuê đất “không phải vấn đề quyết định quá lớn”.

Từ Tp.HCM, trao đổi với VOA qua email, chuyên gia luật Lê Nguyễn Duy Hậu phân tích rằng tuy cho thuê 99 năm là dài nhưng việc đó “không phải là chỉ dấu của sự nhượng địa, miễn là nó không cho thuê luôn cả quyền tài phán và chủ quyền với vùng đất đó”.

Người đã tốt nghiệp thạc sĩ luật ở Đức, chuyên ngành đầu tư, ngân hàng, tài chính, chỉ ra rằng kể từ thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giai đoạn 2006 đến 2016, những trường hợp ngoại lệ là doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâu hơn 50 năm như trong luật đầu tư không còn “quá hiếm”.

Ông Hậu dẫn ra ví dụ là Marubeni của Nhật và Samsung của Hàn Quốc, được xem là hai dự án siêu lớn ở Việt Nam, hiện đang được đặc cách “không ghi thời hạn trên giấy phép đầu tư”. Điều này, theo ông, được hiểu là thời hạn “vĩnh viễn”, hay nói cách khác, đất mà họ hiện đang thuê sẽ có thể được gia hạn thêm cứ 50 năm một lần.

Cho VOA biết ông đã nghiên cứu dự luật về đặc khu, ông Hậu đưa ra đánh giá về điều khoản liên quan đến bộ máy hành chính quản lý đặc khu: “Không ở đâu và không quy định nào cho thấy nhà đầu tư, hay người thuê đất có quyền bổ nhiệm, hay có quyền áp đặc luật lệ, hay có quyền sử dụng tiền tệ riêng của mình trên khu đất mình thuê”.

Chuyên gia này khẳng định thêm:“Vấn đề chủ quyền là khá rõ ràng. Đặc khu vẫn sẽ có hội đồng nhân dân, vẫn sẽ có uỷ ban nhân dân. Vậy thì, không thể gọi đặc khu hành chính và kinh tế là tô giới được”.

Ông Hậu lấy đặc khu Hong Kong và Macau của Trung Quốc để đối chiếu và đưa ra quan điểm: “Không ai gọi hai nơi đó là tô giới hay thuộc địa cả”.

Mặc dù vậy, ông Hậu vẫn thận trọng nói thêm rằng cho thuê đất 99 năm “có thể là một quyết định kinh tế thiếu khôn ngoan” như một chuyên gia kinh tế khác, bà Phạm Chi Lan, đã chỉ ra mới đây.

Các báo hôm 24/5 đăng ý kiến của bà Lan phản biện về dự luật đặc khu. Bà cho rằng cơ chế ưu đãi thuế và cho thuê đất tối đa 99 năm “không thực sự cần thiết”.

Nữ chuyên gia cảnh báo về những “lúng túng” mà nhà chức trách có thể gặp phải trong công tác quản lý khi mà "doanh nghiệp thuê đất 99 năm nhưng 10 năm đã phá sản và chuyển nhượng cho đối tác khác".

Ngoài ra, bà Lan nhận định dự thảo chính sách về cho thuê đất tối đa 99 năm “có bóng dáng ưu đãi cho những doanh nghiệp bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng”.

Thay vì đặt trọng tâm quá nhiều vào vấn đề đất đai, chuyên gia Lê Nguyễn Duy Hậu hướng sự quan tâm đến “quyền của nhà đầu tư chiến lược trong các dự án đặc khu”.

Ông chỉ ra rằng một quy định của dự luật nói “nhà đầu tư chiến lược được ‘hỏi ý kiến’ khi có quy hoạch và được ‘ưu tiên’ chọn thầu.”

Theo cách nhìn của ông, nêu ra trong email trả lời phỏng vấn của VOA, “quy định về ‘nhà đầu tư chiến lược’ cũng là một quy định rất dở. Vì nó mang màu sắc tư bản thân hữu (làm luật cho một doanh nghiệp)”.

Ông Hậu nói rất nhiều chuyên gia mà ông biết khi tư vấn luật về đặc khu “đã cố gắng bỏ quy định này”.

Trong quan điểm cá nhân, ông nhìn nhận “đây mới chính là vấn đề cần phải bàn thảo là có cần thiết phải có cái gọi là nhà đầu tư chiến lược hay không”.

Trên truyền thông trong nước, giới hoạch định chính sách Việt Nam nói việc lập 3 đặc khu là một bước “thử nghiệm” các thể chế, chính sách mới ở Việt Nam, với kỳ vọng thu hút hàng tỉ đôla từ các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, du lịch, và kinh doanh sòng bạc (casino).

Họ bày tỏ hy vọng rằng các đặc khu sẽ có mức thịnh vượng vượt trội nhờ các ưu đãi, từ đó tạo “tác động lan tỏa, tích cực” tới sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung, theo các báo.

Thủ tướng Việt Nam hôm 4/6 phát biểu với báo chí rằng “thế giới đã làm đặc khu thành công từ trước và Việt Nam bắt đầu làm vào thời điểm này là chậm”.

Tuy nhiên, hàng loạt chuyên gia tên tuổi như các tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia Phạm Chi Lan, luật sư Trương Thanh Đức, và nhiều đại biểu quốc hội trong gần hai tuần qua liên tục nêu quan điểm răng mô hình đặc khu đã lỗi thời, khả năng thành công sẽ rất thấp.

Họ cho rằng để Việt Nam phát triển, thay vì lập đặc khu, giới hoạch định chính sách cần “tháo bỏ mọi rào cản bất hợp lý”.













Đặc khu kinh tế - thảm họa mất nước trước mắt!

· Trân Văn

San Jose biểu tình: PHẢN ĐỐI ĐẢNG CSVN BÁN NƯỚC!

· Địa Điểm: Tiền đình TÒA THỊ CHÍNH SAN JOSE 200E . SANTA CLARA ST CA 95112

· THỜI GIAN: TỪ 6 GIỜ ĐẾN 8 GIỜ TỐI NGÀY THỨ BẢY 9 TTHÁNG 6 NĂM 2018.



·



Một chiếc tàu chở công nhân Trung Quốc rời cảng Vũng Áng, tháng Năm 2014.

Tuy các đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14 chưa bỏ phiếu nhưng gần như chắc chắn dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là Luật Đặc khu) sẽ được họ thông qua ở kỳ họp lần thứ năm này.

Ngay sau đó, Luật Đặc khu sẽ được dùng để khai sinh cho ba đặc khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).

Theo dự trù, từ nay đến 2030, chi phí xây dựng ba đặc khu vừa kể sẽ ngốn…. 1.570.000 tỉ đồng (Vân Đồn 270.000 tỉ đồng, Bắc Vân Phong 400.000 tỉ đồng, Phú Quốc 900.000 tỉ đồng) (1).

***

Đặc khu (Special Economic Zone) là cách gọi những khu vực mà việc quản lý - điều hành được thực hiện theo phương thức ưu đãi đặc biệt, khác hẳn lệ thường nhằm thu hút đầu tư ở cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu cho công quỹ. Tùy nơi, tùy hoàn cảnh mà những quốc gia quyết định thành lập các đặc khu, quyết định gọi các đặc khu của họ là gì (Khu Kinh tế, Khu Kinh tế Đặc biệt, Khu Thương mại tự do,…).

Xét về cả thông lệ quốc tế lẫn bản chất, không cần khai trương Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì ít nhất, Việt Nam cũng đã có 18 đặc khu, trong số này có 15 được gọi là Khu Kinh tế ven biển và ba được gọi là Khu Kinh tế (Thái Bình, Ninh Cơ, Đông Nam Quảng Trị). 18 đặc khu ấy đang chiếm 730.553 héc ta mặt đất và mặt biển. Chỉ mới tính đến cuối năm 2010, tổng vốn đầu tư cho các Khu kinh tế ở Việt Nam đã xấp xỉ 170.000 tỉ đồng (2). Chưa tìm thấy số liệu để xác định từ 2010 đến nay, chính quyền Việt Nam đã rót thêm bao nhiêu tiền cho 18 đặc khu ấy, song có thể đoan chắc, con số đó không nhỏ, không thể dưới mức hàng trăm ngàn tỉ đồng nữa.

18 đặc khu hiện có đã tạo ra những hiệu ứng tích cực nào cho kinh tế - xã hội Việt Nam? Tại sao miền Trung - khu vực có đặc khu đầu tiên (Khu Kinh tế Chu Lai - Quảng Nam, 2003), sau này có thêm hàng loạt đặc khu nữa: Khu Kinh tế Dung Quất (QuảngNgãi, 2005), Khu Kinh tế Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế, 2006), Khu Kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Khu Kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên, 2008) vẫn nghèo? Cho tới năm ngoái, trừ Đà Nẵng, Khánh Hòa có thể đóng góp cho ngân khố quốc gia, chính quyền các tỉnh còn lại đều ngửa tay xin chính quyền trung ương trợ giúp (3).

Với thực tế như vừa kể, “kỳ vọng” từ 2020 trở đi, ba đặc khu mới là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ giúp GDP địa phương (GRDP) tăng hàng tỉ Mỹ kim mỗi năm, từ 2030, nhờ các đặc khu này, thu nhập trung bình của dân chúng cư trú ở ba đặc khu mới sẽ đạt từ 12.000 Mỹ kim đến 13.000 Mỹ kim/người/năm… có phải là ngoa ngôn không (4)?

Những viên chức hữu trách đang tô vẽ viễn cảnh xán lạn của ba đặc khu mới, liệu có nhớ hệ thống công quyền đã từng tuyên bố những gì khi công bố chủ trương thành lập các khu kinh tế hồi đầu thập niên 2000 không? Nếu ba đặc khu mới cũng không như “kỳ vọng” sẽ có những ai sẽ chịu trách nhiệm? Chịu trách nhiệm như thế nào?

***

Giữa thập niên 1990, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đề ra chủ trương phát triển các Khu Công nghiệp để “hiện đại hóa đất nước”. Đến nay, toàn Việt Nam có 324 khu công nghiệp, chiếm 92.000 héc ta đất nhưng hiện có khoảng 4/5 diện tích các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam đang bỏ hoang. Ngoài thiệt hại tài chính, chủ trương phát triển các Khu Công nghiệp còn là sự lãng phí nghiêm trọng tài nguyên quốc gia (5).

Đầu thập niên 2000, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN tiếp tục đề ra chủ trương phát triển các Khu Kinh tế (Khu Kinh tế ven biển, Khu Kinh tế cửa khẩu, Cụm công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ). Dẫu các số liệu liên quan đến đầu tư không được bạch hóa nhưng người ta tin rằng, hệ thống công quyền Việt Nam đã rót vào các Khu Kinh tế chừng vài trăm ngàn tỉ đồng. Nếu đã từng đọc các báo cáo, nghe các cảnh báo, phân tích, nhận định về thu – chi ngân sách hàng năm, ai cũng có thể thấy mục tiêu đến năm 2020, các Khu Kinh tế sẽ đóng góp từ… 53% đến 55% GDP là vô vọng. Dấu ấn đậm nhất mà các Khu Kinh tế tạo ra là đã trải thảm, rước các dự án lọc dầu, cơ khí nặng, nhiệt điện, luyện thép,… - vốn được xem là những tác nhân hủy diệt môi trường – vào Việt Nam, chia nhau những vị trí tốt nhất, đẹp nhất dọc bờ biển (6).

Đầu thập niên 2010, dưới sự dẫn dắt của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN quyết định xây dựng các đặc khu. Giống như các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế, xây dựng các đặc khu là một “chủ trương lớn” nữa của giới lãnh đạo Đảng CSVN.

Tháng 10 năm ngoái, ở kỳ họp lần thứ 4, các đại biểu của Quốc hội khóa 14 nghe chính phủ Việt Nam giới thiệu dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”. Giờ, ở kỳ họp lần thứ 5, theo tường thuật của báo giới Việt Nam, dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” chỉ còn chờ các đại biểu “bấm nút” biến dự luật thành luật.

Các đặc khu có phải là chiếc đũa thần, biến kinh tế - xã hội Việt Nam từ Lọ Lem thành công chúa? Câu trả lời là không.

Ngày 18 tháng 5, tham gia hội thảo về “Đặc khu - Thể chế, Chính sách và Kỳ vọng thành công”, một số chuyên gia ngoại quốc khuyến cáo, trên thế giới có hàng chục ngàn đặc khu nhưng chỉ có vài trường hợp thành công. Khi tường thuật về hội thảo này, một số tờ báo nhấn mạnh cảnh báo của ông Sebastian Eckardt, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế làm việc tại Chi nhánh Việt Nam của Ngân hàng Thế giới: Coi chừng ba đặc khu mà Việt Nam đang hăm hở thành lập sẽ tạo ra một cuộc đua lao xuống đáy (7)!

Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng không giấu diếm băn khoăn khi con đường mà Việt Nam chọn để gầy dựng đặc khu lệch hướng (đem các đặc quyền về sử dụng đất và ưu đãi về thuế để mời gọi đầu tư). Trong số này có bà Phạm Chi Lan. Bà Lan nhắc rằng, nếu ba đặc khu mới cùng hướng đến công nghệ cao, tại sao không chọn những nơi như Sài Gòn, Hà Nội vốn đang sẵn có nguồn nhân lực với kỹ năng cao, hạ tầng tốt mà lại chọn Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang? Nếu thật tâm hướng đến công nghệ cao, tại sao không cải sửa các qui định để những Khu Công nghệ cao vốn đã có sẵn ở Sài Gòn, Hà Nội phát triển như mong muốn? Không phải là đặc khu thì du lịch ở Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang) đã phát triển, chuyển cả hai thành đặc khu, cho thêm hàng loạt ưu đãi về đất đai, thuế khóa liệu có thừa hay không? Chưa kể tạo lập các casino ở đó – chọn casino như đột phá, vận động công nhận mại dâm là hoạt động hợp pháp, xem cờ bạc, mại dâm như đôi cánh để nâng du lịch Việt Nam lên thì có nên hay không (8)?..

Đáng ngạc nhiên là đại diện cho toàn dân để “quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước” nhưng khi thảo luận về dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”, không thấy đại biểu nào ở Quốc hội trăn trở trước những khuyến cáo, cảnh báo, gợi ý của các chuyên gia. Thảo luận về về dự luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” ở Quốc hội giống như thủ tục không thể không thực hiện trước khi “bấm nút”, giống như các đại biểu tiền nhiệm đã từng “bấm nút” hỗ trợ cho các “chủ trương lớn” trong quá khứ: Bơm tối đa nguồn lực quốc gia cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để tạo dựng nền tảng của “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Chi hàng trăm ngàn tỉ để “xây dựng nông thôn mới”…

***

Tuần vừa qua, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, liên tục khẳng định với báo giới trong nước và quốc tế rằng, ba đặc khu kinh tế đang chờ các đại biểu Quốc hội “bấm nút”, cấp khai sinh sẽ là “sân chơi mới”. Tại đó, doanh giới sẽ được “ưu đãi mọi khía cạnh”: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Được hưởng thuế suất 10% trong 30 năm. Riêng thu nhập từ đầu tư - kinh doanh bất động sản sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi 17%...

Thật ra, những ưu đãi ấy đâu có mới. Có thể ông Dũng mắc chứng “suy giảm trí nhớ” nên quên là hệ thống công quyền Việt Nam từng dành những ưu đãi y hệt như thế cho… Formosa: Luật chỉ cho phép cho thuê đất 50 năm nhưng Formosa được thuê đất tới 70 năm. Từ năm thứ 16 Formosa mới phải trả tiền thuê đất. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế và tỷ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ. Chưa kể khi có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và trong 9 năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (9).

Tháng 6 năm 2014, Formosa đề nghị cho phép lập “Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” với Ban Quản lý “trực thuộc Văn phòng Chính phủ” (10). Formosa còn đề nghị: Thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép. Ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh. Trực tiếp vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn. Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu... Thậm chí “được cắt đất để bán cho khoảng 15.000 nhân viên mà nếu tính cả thân nhân thì khoảng 60.000 người nhằm xây dựng một thị trấn”.

Bởi dân chúng, báo giới Việt Nam sôi lên vì giận, nhiều chuyên gia tại Việt Nam xúm vào phân tích – chứng minh các đề nghị của Formosa “không bình thường” và “không phù hợp với khung pháp luật của Việt Nam hiện nay”, nên cuối cùng, chính phủ Việt Nam bác bỏ ý tưởng thành lập“Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” của Formosa.

Formosa nâng kinh tế - xã hội Việt Nam lên hay nhận kinh tế - xã hội Việt Nam chìm xuống sâu hơn thì câu trả lời đã có và còn ai không thấy, không biết?

Chỉ cần vài ngày nữa, sau khi Quốc hội “bấm nút”, dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” sẽ trở thành luật, những “nhà đầu tư” giống như Formosa có thể hiên ngang bước tới vì “khung pháp luật của Việt Nam hiện nay” đã “phù hợp”. Thảm họa cho an ninh kinh tế, an ninh tài chính, môi trường mà nhiều chuyên gia cả trong lẫn ngoài Việt Nam âu lo vì khó tránh đâu có xảy ra lúc này. Đó là chuyện vài năm nữa. Lúc đó các viên chức lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đều đã nghỉ hưu. Hơi đâu mà lo.

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất