Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Đầu Xuân Hiếm Có: Thi Sĩ Lê Mai Ra Mắt Tuyển Tập Thơ, Ấm Cúng Văn Nghệ, Thành Công.



(Blogger: Nhìn Ra Bốn Phương)

Chiều Chủ nhật 25 tháng 2/2018, một buổi chiều Mùa Xuân có nắng đẹp, nhưng không khí lạnh từ miền Bắc thoảng về với San José, khiến cho bên trong hội trường Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương của anh Lê Văn Hải, như ấm lên với khá đông quan khách cùng các văn thi hữu tề tựu về tham dự buổi Ra mắt sách cùa Cô Lê Mai, ái nữ của nhà thơ Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận.

Buổi Ra mắt sách đã được nhà báo Cao Ánh Nguyệt chủ nhiệm Tuần báo Phụ Nữ Cali giới thiệu tổng quát 5 tác phẩm của Tác giả Lê Mai và tiếp theo Nhà Thơ Diên Nghị đi vào nội dung chính của tuyển tập Thơ Lê Mai với những trích dẩn bằng nhiều câu thơ có được những nét riêng trong tuyển tập.

Tiếp theo là một chương trình văn nghệ góp vui với những giọng ca xuất sắc tại địa phương, nhưng rất tiếc tôi phải cáo lỗi vội vàng chạy về nhà hàng Dynasty để chuẩn bị cho chương trình Hội ngộ Đồng hương Quảng Đà khai mac lúc cuối chiều

Sau đây là một vài hình ảnh xin chia xẻ cùng Quí Bạn xa gần. chia vui cùng nhà thơ Lê Mai.









​​Thêm vài hình ảnh từ Youtub :



https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEgad_jlhr2B993STOIO3mvX7-yHxa1eJk3kRaozHSegD_ILtYomO-5Ng0xm_EhfFxb2_4Yy3Ul1Lo866Z2sYkdzP_5C63PxFQMemcNrW_EtXqZxvxemdUmumleMXn-fx7COyhbcSerbuaKl5vJbuUnCCwa_HCYonzcPmE49uTr0rjs=s0-d-e1-ft
Lê Mai Ra mát sách


(Lời mở đầu của Anh Lê Văn Hải)


Kính thưa Quý bậc trưởng thượng,
-Qúy văn thi hữu, Quý cơ quan truyền thông.
-Qúy cộng đồng, đoàn thể
Và toàn thể Quý khách.

Thật vinh dự, lại một lần nữa, tôi được hân hạnh đại diện tác giả, quý anh chi em trong Cơ Sở Thi Văn Lạc Việt, để gởi lời mở đầu cho buổi ra mắt tuyển tập thơ của Lê Mai ngày hôm nay.
Đầu tiên, xin gởi lời chào mừng nồng nhiệt nhất, đến với tất cả quý vị đang hiện diện trong căn phòng ấm cúng này.
Quý vị đã vì tình yêu mến tác giả, yêu mến quý anh chị em Lạc Việt, đã bỏ thì giờ quý báu của một buổi chiều đẹp cuối tuần, trong những ngày bận rộn đầu xuân, (theo tôi biết cũng có 4 sinh hoạt cộng đồng ngay trong ngày hôn nay.) Sự hiện diện đông đảo của quý vị, là một món quà tinh thần quý báu cho tác giả và cho anh chị em chúng tôi.

Thưa tất cả quý vị,
Thơ là một bộ môn nghệ thuật rất cổ xưa của con người, đi chung với văn, nên thường gọi là văn thơ, đã là bộ môn nghệ thuật, dùng như một phương tiện diễn tả tình cảm, rung động như cây đàn muôn điệu, của tâm hồn, của trái tim.
Dân gian diễn tả tâm tình mình qua thơ:
“Đêm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen,
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.”

Nghe lời thơ thì dễ, diễn tả như lời nói, nhưng làm được bài thơ cho ra hồn, thì lại rất khó. Nên ngày xưa, ai được gọi là thi sĩ, là một tước danh rất hãnh diện, người có tài năng thi phú. Như thi sĩ Tú Xương, vợ giận, chỉ cần làm một bài thơ tặng nàng, thì “gương vỡ lại lành” đủ thấy thơ có sức mạnh, quý hóa như thế nào.
Nhiều người ví làm thơ như người đãi vàng, nhặt trong đống sỏi đá những mẫu vàng, quý báu nếu nhặt được viên kim cương.
Theo thi sĩ Bạch Cư Dị định nghĩa, bài thơ đạt, phải có những điều kiện như sau:
-Căn là rễ, là tình, là gốc của thơ,
-Miêu là cành, là ngôn, là lời thơ.
-Hoa là thanh, là âm thanh, là tính nhạc trong thơ.
-Thực là quả, là ý nghĩa, là tác dụng của thơ trong cuộc sống.
Tôi thấy câu ca dao sau đây có đủ ý nghĩa này:
“Hỡi cô tát nước bên đình,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”

Giờ thì xin bàn đến tình trạng thơ của Người Việt Hải Ngoại.
Sau 75, trên hàng triệu người vượt biên, vượt biển, tị nạn CS ra hải ngoại, dần dần tập trung nhiều nhất ở Nam và Bắc Cali.
Đời tị nạn, với nỗi buồn thương nhớ quê hương, nhớ người thân còn kẹt lại bên bờ đại dương, hải ngoại đã có một giai đoạn huy hoàng, đỉnh cao cho thơ, từ 1980 đến năm 2 ngàn.
Tháng nào cũng có những buổi ra mắt thơ, thơ bán chạy như tôm tươi! Thơ nổi hơn văn, tập thơ của Cao Tần, vài chục trang, còn nổi hơn những truyện dài, tuyển tập cả ngàn trang. Lời thơ dễ nhớ, mang tâm sự ngơ ngẩn nhớ quê hương “ta làm gì cho hết nửa đời sau?”

Nhưng khoảng hơn 10 năm nay, thì…ôi, “thời oanh liệt nay còn đâu!”
Thơ đại hạ giá! Thơ như một món quà tặng không biếu không, không bán được nữa. Thơ như một món quà để chúc thọ ông bà. Thơ là món quà tặng bạn hữu trong những dịp hội ngộ cho vui, mà người nhận chưa chắc đã đọc!
Cụ Nguyễn Du có sống, cũng chỉ chép miệng:
“Trải qua một cuộc bể dâu,
Những diều trông thấy mà đau đớn lòng!”
Những buổi ra mắt thơ, hoàn toàn không còn nữa.
Thời nhà thơ Nguyễn Bính, quý báu chữ thánh hiền như thế mà còn than:
“Ai bảo dính vào duyên bút mực,
Suốt đời mang lấy kiếp long đong.”
Hướng chi đến bây giờ, thân phận thi sĩ còn thê thảm gấp nhiều lần.
Cô gái kia quen một thi sĩ, gặp nhau lại, cô nhắc nhở ngay:
“Gặp nhau tay bắt mặt mừng,
Hỏi gì thì hỏi, xin đừng…tặng thơ!”

Nhưng ngày hôm nay, sự hiện diện đông đảo của quý vị, làm cho tôi rất ngạc nhiên, chứng minh những điều tôi đã nhận định là sai. Vẫn còn những trái tim yêu thơ, nàng thơ vẫn còn quyến rũ rất nhiều người yêu nàng.
Cảm tạ thi sĩ Lê Mai đã cho tôi sống lại không khí thơ của thập niên 80, 90. Chúc mừng Lê Mai, con cá hiếm quý lội ngược dòng, mà vẫn thành công.

Kính chúc tất cả quý vị một buổi chiều sinh hoạt văn học nghệ thuật đầy tình văn nghệ, ấm cúng và nhiều ý nghĩa. Cũng nhân những ngày đầu năm, kính chúc quý vị và gia quyến một năm an lành, hạnh phúc, thành công và mọi điều may mắn.

Xin hết lời.



(Thêm ít hình ảnh của Tony)











Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất