Chân dung một Tướng Mỹ




Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu 
kính trọng tướng Mỹ?


MacArthur


MacArthur đến Nhật với đôi bàn tay đẫm máu người 
Nhật, đã giết chết cả triệu quân Nhật nhưng khi 
MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến
 Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên
 đường đưa tiễn. 

Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng
 hô vang dậy của người dân Nhật: 
Đại nguyên soái! 

MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh
 nhân nước Nhật mọi thời đại.

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu 
kính trọng tướng Mỹ?

Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công 
Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai 
tay nhuộm máu người Nhật Bản. 
Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.

Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 8.
Quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima Nhật Bản , 
mang mật mã "Little Boy", nặng 4.400kg.

Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 9.
8 giờ 15 phút sáng, quả bom phát nổ ở độ cao 609,6m 
phía trên Hiroshima, giải phóng năng lượng tương đương 
khoảng 15.000 tấn TNT, san phẳng 13km2 thành phố 
chỉ trong trong vài giây.

Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 11.
Bức ảnh chụp từ trên không tại Hiroshima, một ngày 
sau vụ đánh bom.

Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 14.


Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 16.
...
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 19.
Hình ảnh sau vụ đánh bom thứ 2 ở thành phố Nagasaki 

Dù hơn 75 năm trôi qua, Hiroshima và Nagasaki đã 
"thay da đổi thịt" nhưng ký ức kinh hoàng này vẫn như
 bóng đen đeo bám tâm trí những người may mắn sống 
sót...
(theo CNN)


Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi
 máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không
 mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng 
không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc 
đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng
 mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn
 nghĩ được hai chữ “mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, 
chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp,
 đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn 
cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. 

Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ 
Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương
 thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. 

Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn 
đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến
 số phận của từng người lính bình thường của Nhật 
Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và 
tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. 

Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật
 hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính
 Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế 
thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người
 Nhật đi trước. 

Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu
 mình là kẻ chiến thắng thì liệu có làm được như thế 
không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức 
ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều
 Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam 
trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép
 phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; 

tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử 
của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử
 Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên
 thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. 

Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để 
cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà
 kỳ thị bỏ qua. 

Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu
 cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc,
 thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định 
chọn bầu cô kỹ nữ kia. 

Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ
 lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ
 lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và
 tự do ngôn luận. 

Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp 
công nhân thực sự có tổ chức của mình. 

Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định 
tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc
 nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ 
Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. 

Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp
 cho tướng MacArthur là: 

Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền 
và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. 

Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. 

Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. 

Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản
 Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị 
chiếm lĩnh. 

Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của
 người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi
 trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. 

Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự
 do xuất bản; 
không có sự tham gia của luật sư thì không được định 
tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm
 tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách
 ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa 
của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không 
có ruộng. 

Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ 
cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, 
một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có
 được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. 
Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự
 tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có
 lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. 

Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát
 của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng
 bầu ra quản lý. 

Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và sắp xếp chương trình
 hoàn toàn do người dân tự làm chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho
 chính phủ Nhật Bản. 

Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách  con đường 
phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong 
tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, 
những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật 
bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc 
kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân 
dân giàu có, xã hội ổn định. 

Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ 
không chi một đồng tiền thuế nào của người dân 
Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của 
người Mỹ.

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều 
người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur 
yêu cầu muốn biếu tặng đất đai của họ cho Ông. 

Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân
 cho tướng MacArthur, 
nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con 
cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế 
bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng 
MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho
 một số quan chức cấp cao người Nhật biết mà thôi.


Nhưng khi ông ngồi lên xe thì mới phát giác ra, từ 
nơi dinh phủ ông ở đến phi trường Atsugi có hàng 
triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. 

Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng 
tiếng hoan hô vang dậy của người dân Nhật Bản: 

Đại nguyên soái!Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai 
nấy đều rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện
 tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân
 đội quốc gia mình. 

Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur,
 tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm 
chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: 

“Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi
 sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng
 tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài 
đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng
 tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình
 cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài 
không lời nào có thể diễn tả được.”

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố 
và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện 
tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được 
người Nhật Bản.

 (sưu tầm PHẠM HẢI)

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất