Biden hợp thức hoá hút cần sa cấp liên bang.

 1. Biden hợp thức hoá hút cần sa cấp liên bang

Hôm 30/4, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chuyển sang coi việc sử dụng cần sa là một tội phạm ít nghiêm trọng hơn ở cấp liên bang, bộ thực hiện một bước để đưa loại ma túy này ra khỏi danh mục bao gồm heroin, sự thay đổi này có thể cải tổ chính sách cần sa trên toàn quốc, Tổng Thống Joe Biden, một đảng viên Dân Chủ sắp tái tranh cử vào tháng 11, khởi xướng đánh giá việc phân loại ma túy vào năm 2022, thực hiện lời hứa tranh cử rất quan trọng đối với các thành viên thiên tả trong cơ sở chính trị của ông.

 Trong khi các tiểu bang đã quy định độ tuổi tối thiểu là 21 để được sử dụng cần sa giải trí hợp pháp, có thể sẽ nảy sinh mối lo ngại là liệu việc thay đổi như được đề xuất có thể ảnh hưởng đến giới trẻ hay không.

Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC), nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa ở tuổi thiếu niên khiến các cá nhân có nguy cơ không học hết cấp ba, gây tổn hại cho sự phát triển trí não và các rối loạn sức khỏe tâm thần sau này như tâm thần phân liệt.

Đáp:

Chưa bao giờ mà thế sự nước Mỹ đảo điên như nước Mỹ dưới triều đại Joe Biden hiện nay. Tất cả hệ thống Thẩm Phán do Dân Chủ bổ nhiệm, ngoài việc cố hết sức để loại ông Trump ra khỏi cuộc tranh cử TT năm nay, hầu hết đều chăm chú thực hiện các nghị trình cực tả của đảng Dân Chủ nói chung và của Joe Biden nói riêng.

Hệ thống Tư Pháp chính ra là một hệ thống thực thi nghiêm chỉnh luật pháp để bảo đảm sự an toàn cho người dân, nhưng bây giờ lại làm ngược lại, hệ thống Tư Pháp ở các tiểu bang do đảng Dân Chủ quản trị đã thả lỏng tội phạm, khuyền khích trộm cắp, nhiều tiểu bang đã hợp thức hoá việc hút cần sa để giải trí, bây giờ thì đến Bộ Tư Pháp của Joe Biden  lại hợp thức hoá việc hút cần sa lên cấp liên bang.

Chỉ mấy năm trước đây, một dạo có những người nhập cư lén lút trồng cần sa ở Mỹ và khi bị phát giác họ đã bị phạt tù rất nặng, nhưng giờ đây thì đã có những nông trại trồng cần sa công khai hợp pháp.

Ở Hoa Kỳ hiện nay, trong 50 tiểu bang, có 44 tiểu bang đã hợp thức hoá việc sử dụng cần sa, gồm có 20 tiểu bang sử dụng cần sa để trị bệnh, 24 tiểu bang cho phép dùng cần sa vừa trị bệnh vừa giải trí.  Texas của Anh Huy là tiểu bang chỉ cho phép sử dụng dầu cần sa để trị bệnh và Virginia của cô là cho phép vừa trị bệnh vừa giải trí. Còn lại 6 tiểu bang chưa cho phép sử dụng cần sa là Idaho, Wyoming, Nesbraska, Kansas, North Carolina, South Carolina.

Ai cũng biết, cần sa là một loại ma túy, và như Anh Huy vừa mới nói, nghiên cứu của Trnng Tâm kiểm soát bệnh tật CDC cho thấy việc sử dụng cần sa ở tuổi thiếu niên khiến học sinh có nguy cơ bỏ học, gây tổn hại cho sự phát triển trí não và rối loạn tâm thần. Không biết tuổi 21 và dưới 21 có một ranh giới như thế nào về sự tai hại khi hút cần sa? Bộ não của 1 người ở tuổi thiếu niên và tuổi 21 có phản ứng khác nhau như thế nào khi tiếp xúc với cần sa? 

Nói về những tác hại của cần sa,  gồm có:

– Khả năng phán đoán và tập trung giảm sút. sinh ra ảo giác, dễ gây tai nạn khi lái xe.

– Khả năng của hệ thống miễn dịch bị giảm khiến dễ bị ung thư và cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

– Dễ bị viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh thuộc đường hô hấp.

– Cảm thấy lười biếng, giảm nghị lực, bớt quyết tâm và mất đi sự thích thú trong công việc hay học hành.

– Ảnh hưởng đến đời sống tình dục và tuyến nội tiết

– Ung thư tinh hoàn

– Rối loạn thần kinh: có thể dẫn đến rối loạn tâm thần trầm trọng và khiến tình trạng bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) nặng hơn, đặc biệt là ở người trẻ.

– Giảm chức năng của não bộ

– Mất trí nhớ cấp tính

– Thay đổi DNA, khiến dễ bị ung thư hơn.

– Dể mắc bệnh nướu răng

– Tác hại đối với người mang thai: trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân và nhỏ con hơn các trẻ bình thường. Nguy cơ bị đột tử và bệnh hen suyễn cũng cao hơn, và gây khó khăn cho đưa trẻ  trong việc học hành sau này.

Có khoảng 48,2 triệu người, tương đương 18% người Mỹ, đã sử dụng cần sa  ít nhất một lần vào năm 2019.

Nghiên cứu gần đây ước tính khoảng 3 trong 10 người sử dụng cần sa mắc chứng rối loạn thần kinhĐối với những người bắt đầu sử dụng cần sa trước 18 tuổi, nguy cơ phát triển chứng rối loạn khi sử dụng cần sa thậm chí còn lớn hơn.

Cho đến nay, cần sa vẫn được coi là một loại thuốc thuộc Bảng I, một thuật ngữ chỉ các loại ma túy bị lạm dụng cao cũng như sự tác động  nghiêm trọng về tâm lý và thể chất đối với những người sử dụng nó.

Nhưng cơ quan DEA hiện có kế hoạch chuyển cần sa sang Bảng III, dành cho các loại thuốc chỉ có ảnh hưởng về thể chất và tâm lý ở mức độ trung bình và thấp.

Việc loại cần sa ra khỏi bảng danh mục I gồm có heroin và LSD được Thượng Nghị Sĩ Bernie Sander của tiểu bang Vermont là ứng cử viên TT duy nhất vào năm 2016 công khai vận động. Tuy là một người tự cho là Độc Lậo, nhưng ông này là một người cực tả, rất yêu thích chủ nghĩa xã hội, thường đứng về phe Dân Chủ.

Cho nên, cũng không là điều ngạc nhiên khi  Bộ Tư Pháp dưới thời Joe Biden tiếp bước của Bernie Sander.

Lịch sử Trung Hoa có giai đoạn phương Tây dùng nha phiến để đầu độc người Tàu, ngày nay chúng ta đang chứng kién Trung Cộng dùng ma túy Fentanyl để đầu độc tuổi trẻ Hoa Kỳ, và không biềt phải nói như thế nào đây, khi tự tay chính quyền nước Mỹ, từ cấp tiểu bang đến liên bang đang đấu độc chính công dân của mình bằng cần sa, nhân danh đủ thứ nào là tự do, công bằng, đa dạng, bao dung!

Tóm lại, vấn đề ở dây lại phụ thuộc nhiều vào sự giáo dục của gia đình.

Về phương diện này, phải nói ông Trump là nhất, ông đã giáo dục những đứa con cùa ông với chủ trương cứng rắn 3 không: không xài ma tuý, không uống rượu, không hút thuốc lá và các con của ông đều nên người.

Ngay cả đối thủ của ông trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm  2016 là bà Hillary Clinton cũng phải ca tụng ông là một người cha xuất sắc trong việc giáo dục con cái, khi được người điều khiển buổi tranh luận yêu cầu bà hãy nêu lên 1 ưu điểm của đối phương,

2. Vụ kiện ô Trump tại New York và Tối Cao Pháp Viện nghe tranh luận về quyền miễn tố cựu TT Trump

Tối Cao Pháp Viện cho biết rằng họ sẽ đưa ra một phán quyết hẹp trong đó chỉnh lý phạm vi quyền miễn trừ của Tổng Thống đồng thời để lại thông tin chi tiết về các cuộc chiến pháp lý khác của cựu Tổng Thống Donald Trump cho các tòa án cấp dưới. Xin mời cô nhận định việc này?

Đáp:

 

Vụ kiện ông Trump về sự việc” ăn bánh trả tiền ” với cô đào khiêu dâm đang diễn ra tại Toà Án Tối Cao của tiểu bang New York và những vụ kiện khác là một đề tài mà giới truyền thông cũng như các chuyên gia pháp lý đang đang bình luận hầu như hàng ngày.

Ông Steve Bannon, cố vấn chính trị và là người điều hành chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016, nói rằng “Ông Trump tái xuất trên chính trường  thành công và dẫn đầu cuộc tranh cử hiện nay là nhờ gần một nửa chiến dịch vận động diễn ra trong tòa án. Vì các vụ kiện này mà truyền thông cả thế giới phải đưa tin về ông ấy”.

Tuy ông Bannon chỉ trích những vụ kiện, điều tra và truy tố liên tiếp nhắm vào ứng viên đảng Cộng Hòa là “cuộc chiến pháp lý” nhằm ngăn Trump trở lại Bạch Ốc, nhưng chiến thuật này đang vô tình làm tăng sự xuất hiện của ông trên hệ thống truyền thông mà không tổn tiền quảng cáo. Cuộc chiến pháp lý đã trở nên vô dụng, thậm chí còn trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Trong khi đó, thì ông Joe Biden có thì giờ để đi vận động, và tiếp tục trả bài theo máy chạy chữ, đọc luôn cả phần ghi chú: Four more years. (Pause), làm thiên hạ một phen nữa cười lăn.

Vào ngày 25/4 Tối Cáo Pháp Viện đã nghe 2 bên là luật sư của ông Trump và luật sư của Bộ Tư Pháp tranh luận về quyền miễn tố của Tổng Thống. Cuộc tranh luận diễn ra trên 3 tiếng đồng hồ, dẫn đến 2 vấn đề đáng chú ý sau đây:

1. Vai trò Công Tố Viên Đặc Biệt của ông Jack Smith là bất hợp lệ

Ông Tổng Trưởng Tư Pháp Merrick Garland đã viện dẫn một số đạo luật để bổ nhiệm ông Jack Smith làm Công Tố Đặc Biệt.

Tuy nhiên, không có đạo luật nào “đạt đến thẩm quyền cho phép Tổng Trưởng Tư Pháp bổ nhiệm một công dân hoặc nhân viên chính phủ chưa từng được Thượng Viện phê chuẩn để thay thế một Công Tố Liên Bang trong vai trò Công Tố Đặc Biệt.

Việc bổ nhiệm ông Smith cũng như tất cả các hành vi phát sinh từ việc này là bất hợp pháp, trong đó có việc truy tố Cựu Tổng Thống Trump.

Đây là phân tích do 2 Cựu Tổng Trưởng Tư Pháp Edwin Meese và Michael B. Mukasey cung cấp.Hai vị này đã đệ trình một bản góp ý thân hữu  (amicus brief) lên Tối Cao Pháp Viện hôm 19/03.

2. Câu hỏi về quyền miễn tố Tổng Thống

Câu hỏi “liệu có thể nào một Cựu Tổng Thống được hưởng quyền miễn tố của Tổng Thống để khỏi bị truy tố hình sự đối với hành vi bị cáo buộc liên quan đến những hành động chính thức trong nhiệm kỳ của ông, và nếu có thì ở mức độ nào?

Tại phiên tranh luận, ông Sauer luật sư của Trump lưu ý các thẩm phán không nên đưa ra phán quyết làm suy yếu quyền miễn tố của tổng thống, đồng thời cũng lưu ý rằng các tổng thống Hoa Kỳ sẽ không thể thực hiện công việc đúng với chức trách của họ nếu không chắc hành động của họ có thể dẫn đến việc bị truy tố sau khi họ rời khỏi chức vụ hay không.

– Ý nghĩa phán quyết của tòa án ở đây vượt xa các dữ kiện của vụ án này. Trong 234 năm lịch sử Hoa Kỳ, chưa có tổng thống nào bị truy tố vì những hành động trong thẩm quyền của họ. Những nhà soạn thảo Hiến Pháp của chúng ta muốn có một viên chức hành pháp đầy nghị lực, rất cần thiết để đạt được sự tự do hành động trong thẩm quyền.

– Nếu một Tổng Thống có thể bị buộc tội, bị đưa ra xét xử, và bị bỏ tù vì những quyết định gây tranh cãi ngay khi ông ấy rời nhiệm sở, thì mối đe dọa rình rập đó sẽ làm lệch lạc quyết định của Tổng Thống ngay lúc cần  phải có hành động táo bạo và can đảm.

– Nếu không có quyền miễn tố, tất cả Tổng Thống sẽ có thể bị các đối thủ chính trị bắt bí khi đang tại chức.

– Việc truy tố Tổng Thống vì những hành động trong thẩm quyền của ông ấy là một sự thay đổi không có chỗ đứng trong lịch sử và thông lệ, điều này không phù hợp với cấu trúc trong bản Hiến Pháp của chúng ta.”

Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của cựu Tổng Thống Trump rằng ông có quyền miễn tố tuyệt đối đối với các hành động  trong cương vị tổng thống. Tuy nhiên, các thẩm phán cũng tỏ ra cởi mở trong việc chấp nhận rằng các tổng thống có một mức độ miễn tố nào đó.

Bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett ngỏ ý, TCPV có thể phán quyết trả lại vụ này cho tòa Kháng Án Washington DC. Sẽ kèm theo hướng dẫn phân biệt giữa hành vi chính thức và hành vi riêng tư của Tổng Thống để có thể thực hiện các thủ tục thụ lý với những bằng chứng bổ sung.

Nếu như vậy sẽ dẫn đến sự trì hoãn xét xử ở Tòa Án Washington DC và có thể làm trì hoãn các thủ tục tố tụng liên quan đến ba vụ truy tố khác. Điều này sẽ mang lại cho Cựu Tổng Thống Trump một chiến thắng chiến lược khi các phiên tòa xét xử ông bị trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử vào tháng 11.

TCPV sẽ phán quyết vụ này vào tháng 6.

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất