Gợi Nhớ Một Thời Chinh Chiến:.Những Người lính Biệt Động Quân.



Thiệp Xuân Binh Chủng Biệt Động Quân trước 75











Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019


Tất Niên Hội Biệt Động Quân VNCH Bắc Cali

Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2019

Tại nhà hàng Dynasty (khu Grand Century) 1001 Tully Rd, San Jose, Ca 95132.


Thiệp Mời:










Quân Sử Biệt Ðộng Quân




Ngày 1-7-1960, Binh chủng Biệt Ðộng Quân chính thức được thành lập. Các Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và Binh Sỹ ưu tú được đưa từ các Sư Ðoàn Bộ Binh, các Binh Chủng thiện chiến về làm nòng cốt cho các Ðại Ðội BÐQ tân lập.


Khởi thuỷ có 65 đại đội BĐQ được thành lập. Năm 1961, đã có 81 đại đội BĐQ hành quân biệt lập.
– Năm 1962, các Tiểu Đoàn BÐQ được thành lập
– Năm 1966, các Liên Đoàn 1, 2, 3, 4, 5 BÐQ được thành lập.
– Năm 1968, Liên Ðoàn 6 BĐQ được thành lập
– Năm 1973, Liên Ðoàn 7 BĐQ được thành lập





Đầu năm 1974, binh chủng Biệt-động-quân gồm 45 tiểu-đoàn chia ra làm 15 liên-đoàn, được phối-trí như sau.



Quân-khu I

• Liên-đoàn 11/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 68, 69, 70.
• Liên-đoàn 12/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 21, 37, 39. (Liên-đoàn 1 cũ)
• Liên-đoàn 14/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 77, 78, 79.
• Liên-đoàn 15/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 60, 61, 94.



Quân-khu II

• Liên-đoàn 21/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 72, 89, 96.
• Liên-đoàn 22/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 62, 88, 95.
• Liên-đoàn 23/BĐQ. Cáctiểu-đoàn: 11, 22, 23. (Liên-đoàn 2 cũ)
• Liên-đoàn 24/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 63, 81, 82.
• Liên-đoàn 25/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 67, 76, 90.



Quân-khu III
• Liên-đoàn 31/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 31, 36, 52. (Liên-đoàn 3 cũ)
• Liên-đoàn 32/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 30, 33, 38. (Liên-đoàn 5 cũ)
• Liên-đoàn 33/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 64, 83, 92.



Trừ bị cho bộ Tổng-tham-mưu


• Liên-đoàn 4/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 42, 43, 44.
• Liên-đoàn 6/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 34, 35, 51.
• Liên-đoàn 7/BĐQ. Các tiểu-đoàn: 32, 58 (41) và 85.



Đến cuối năm 1974, Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Bộ chỉ huy Biệt-Động-Quân thành lập thêm hai liên đoàn 8 và 9.

BIỆT ĐỘNG QUÂN QLVNCH

BĐQ Vũ đình Hiếu







I. LỜI GIỚI THIỆU

II.

Binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH được thành lập vào tháng Bảy năm 1960 gồm những đại đội biệt lập. Những đại đội Biệt Động Quân này được huấn luyện đặc biệt về du-kích chiến để tiêu diệt những đơn vi Việt Cộng. Ngay từ lúc đầu, các chiến sĩ Biệt Động Quân đã nổi tiếng là dũng mãnh với lối tấn công chớp nhoáng. Trưởng thành trong khói lửa, các đại đội, tiểu đoàn Biệt Động Quân đã tham dự hầu hết những chiến dịch, những cuộc hành quân nổi tiếng, những trận đánh đẫm máu trên khắp chiến trường. Họ là những quân nhân can đảm, hãnh diện đội chiếc mũ beret mầu nâu, mang trên vai phù hiệu binh chủng con báo đen nhe nanh. Phù hiệu con báo đen thường được sơn đằng trước nón sắt để làm khiếp đảm tinh thần địch quân, do đó Biệt Động Quân còn được mang danh là “Cọp”.



Khi cuộc chiến lan rộng, các đại đội Biệt Động Quân biệt lập được gom lại, tổ chức thành cấp tiểu đoàn để có thể đối đầu với một đơn vị địch cấp lớn. Đến năm 1967, chiến tranh Việt Nam đã trở thành chiến tranh quy ước với những trận điạ chiến. Binh chủng Biệt Động Quân được tổ chức lên tới cấp liên đoàn để có thể hành quân trên một chiến trường rông lớn hơn. Kể từ ngày thành lập, binh chủng Biệt Động Quân đã tham dự các trận đánh nổi tiếng sau đây:

1964: Bình Giả, hai tiểu đoàn 33 và 38
1965: Đồng Xoài, tiểu đoàn 52
1968: Tết Mậu Thân, tất cả các đơn vị Biệt Động Quân trên bốn Quân Khu.
1970: Vượt biên qua Kampuchia, các liên đoàn: 2, 3, 4, 5, 6
1971: Hạ Lào, liên đoàn 1
1972: Mùa Hè Đỏ Lửa, các liên đoàn: 1, 3, 4, 5, 6, 7



II. CÁC TRẬN ĐÁNH NỔI TIẾNG

Bình Giả (28/12/1964)



Bình Giả là một ngôi làng nhỏ trong tỉnh Phước Tuy, dân số khoảng 6000 người, đa số là người Công Giáo di cư từ miền Bắc đến định cư sau năm 1954. Làng Bình Giả có một vị trí chiến lược cách thành phố Saigon khoảng 67 cây số về hướng tây.

Hai trung đoàn Việt Cộng 271, 272 thuộc công trường (sư đoàn) 9 VC từ chiến khu C và D di chuyển ra vùng duyên hải để nhận đồ tiếp tế từ miên Bắc. Sau đó cả hai đơn vị tập trung lại, tổ chức huấn luyện trong những cánh rừng cao su xung quanh làng Bình Giả.

Để mừng kỷ niệm bốn năm ngày thành lập MTGPMN, một tiểu đoàn VC tấn công làng Bình Giả sáng ngày 28 tháng 12 năm 1964û. Ngôi làng nhỏ này chỉ có hai trung đội Điạ Phương Quân phòng thủ. Sau khi chiếm xong làng, địch quân được tăng viện thêm quân để cố thủ. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III cho trực thăng đổ quân tiểu đoàn 33 Biệt Động Quân xuống Bình Giả để phản công. Quân Việt Cộng đã biết trước, phục kích nơi bãi đáp trực thăng làm thiệt hại đơn vị BĐQ. Các quân nhân BĐQ rút vào một nhà thờ trong làng cố thu,û đợi quân tăng viện.

Ngày hôm sau, trực thăng đổ thêm tiểu đoàn 38 BĐQ nơi hướng nam làng Bình Giả, để các chiến sĩ Mũ Nâu tấn công từ hướng nam lên. Trận đánh kéo dài cả ngày, BĐQ vẫn chưa tiến được vào làng vì địch đã đào hố chiến đấu, tổ chức phòng thủ rất vững chắc.

Sáng ngày 30, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gửi đến tăng viện cho Biệt Động Quân. Các đơn vị VC đã rút lên hướng đông bắc và QLVNCH đã lấy lại được làng Bình Giả. Đến tối, địch quân tấn công trở lại nhưng bị đẩy lui, tuy nhiên địch bắn hạ được một trực thăng võ trang, rớt trong rừng cao su Quang Giao cách làng Bình Giả khoảng 4 cây số.

Qua ngày 31, tiểu đoàn 4 TQLC được lệnh tiến lên, đi tìm chiếc trực thăng lâm nạn cùng phi hành đoàn. Khi đơn vị TQLC tiến đến gần nơi chiếc trực thăng, đại đội 2 bị phục kích, phần còn lại của tiểu đoàn lên tiếp cứu cũng bị thiệt hại nặng phải rút về Bình Giả.

Ngày 1 tháng Tư, hai tiểu đoàn Nhẩy Dù 1 và 3 được trực thăng đổ xuống nơi hướng đông làng, nhưng quân VC đã biến mất. Trận Bình Giả báo hiệu cho QLVNCH biết rằng địch quân có thể tổ chức những trận đánh lớn.



Đồng Xoài (0/9/1965)

Ngày 9 tháng Sáu năm 1965, Việt Cộng tung hai trung đoàn 762, 763 tấn công Đồng Xoài, quận Đôn Luân trong tỉnh Phước Long. Đúng 11 giờ 30, chủ lực quân địch tấn công trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vừa mới thiết lập. Bị tấn công bất ngờ, DSCĐ cùng với ĐPQ rút lui vào trong quận để chống trả lại lực lượng đông đảo của địch.

Quân VC mở bốn đợt tấn công nhưng vẫn không chiếm được quận. Tức giận, chúng quay trở lại trại DSCĐ tàn sát khoảng 200 đàn bà, trẻ em, vợ con của các quân nhân DSCĐ.

Sáng hôm sau, QLVNCH đưa một tiểu đoàn Bộ Binh và tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân (Sấm Sét Miền Đông) vào trận điạ. Tiểu đoàn BB bị phục kích nơi đồn điền cao su Thuận Lợi gây tổn thất nặng. Tiểu đoàn 52 BĐQ được không lực yểm trợ, tấn công như vũ bão. Các chiến sĩ Mũ Nâu đánh tan những toán quân VC đang bao vây quận Đôn Luân, sau đó quay trở lại càn quét địch ra khỏi trại DSCĐ trước buổi sáng ngày hôm sau 10 tháng Sáu, 1965. Trong trận này, Biệt Động Quân tịch thâu được nhiều tiểu liên xung kích AK-47, lần đầu tiên được địch quân xử dụng trên chiến trường.







Tết Mậu Thân 1968


Lợi dụng thời gian hưu chiến trong dip Tết Mậu Thân, quân Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng bất thần mở một loạt những trận tấn công vào các thành phố trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tất cả các đơn vị Biệt Động Quân trên khắp bốn vùng chiến thuật đã được điều động phản công, đánh đuổi địch quân ra khỏi các thành phố.

Trong thủ đô Saigon, tiểu đoàn 30 BĐQ đẩy lui địch ra khỏi khu vực Hàng Xanh. Tiểu đoàn 38 BĐQ tảo thanh khu vực chùa Ấn Quang. Các tiểu đoàn BĐQ 30, 33, 38 và đại đội Trinh Sát 5 thuộc liên đoàn 5/BĐQ đánh chiếm từng căn nhà, từng cao ốc trong khu vực Phú Lâm (Quận 6), trường đua Phú Thọ và khu Bình An trong quận 7 nơi có nhiều kênh rạch. Tiểu đoàn 41 BĐQ từ dưới vùng 4 được đưa lên tăng cường, tảo thanh khu vực hãng rượu Bình Tây. Tiểu đoàn 35 BĐQ thuộc liên đoàn 6/BĐQ càn quét địch trong khu vực Chợ Lớn.

Các tiểu đoàn 11, 22, 23 Biệt Động Quân thuộc liên đoàn 2/BĐQ trên vùng cao nguyên cũng tham dự những trận phản công đuổi địch ra khỏi các thành phố Plei-Ku, Đà Lạt, Qui Nhơn.

Trong Tết Mậu Thân, mặt trận ở Huế được coi là trầm trọng nhất. Các tiểu đoàn 21, 37, 39 thuộc liên đoàn 1/BĐQ đánh đuổi địch quân ra khỏi thành phố Đà Nẵng, Hội An. Mặt trận Huế coi như chấm dứt khi tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân cắm cờ trong khu Gia Hội.


Hành quân vượt biên qua Kampuchia (1970)

Ngoại trừ liên đoàn 1/BĐQ nằm ngoài vùng I chiến thuật, các liên đoàn 2, 3, 4, 5 và 6 đều tham dự hành quân vượt biên qua Kampuchia lục soát, phá hủy các căn cứ tiếp liệu, hậu cần của địch. Các đơn vị Biệt Động Quân tịch thâu được rất nhiều vũ khí đủ loại của giặc cộng và làm tiêu hao các công trường (sư đoàn) chính quy 5, 7, 9 Việt Cộng.

Hành quân Lam Sơn 719 (1971)

Hành quân Lam Sơn 719 đầu tháng Hai năm 1971 nhằm mục đích phá hủy các căn cứ điạ 604 của quân đội Bắc Việt. Căn cứ này nằm trên đất Lào nơi làng Tchépone. Tin tức tình báo cho biết, địch quân xây dựng nhiều kho tiếp liệu chứa lương thực, súng đạn. Căn cứ này còn được xử dụng làm nơi dưỡng quân cho các đơn vị địch sau những lần chạm súng với các đơn vị của ta. Ngoài ra về phiá nam, còn có thêm căn cứ 611, là nơi phát xuất cho các trận tấn công trong tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.

Liên đoàn 1/BĐQ là đơn vị trừ bị cho QĐ/I nên tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ba tiểu đoàn thuộc liên đoàn 1 được điều động như sau: tiểu đoàn 37 BĐQ nằm với bộ chỉ huy liên đoàn trong căn cứ hành quân tiền phương ở Tà Bạt, gần biên giới Lào Việt hướng Tây Bắc căn cứ Khe Sanh. Tiểu đoàn 21 BĐQ được trực thăng Hoa Kỳ đưa đến bãi đáp ?Biệt Động Quân Nam? (Ranger South), cách căn cứ hỏa lực 30 khoảng 5 cây số về hướng Đông Bắc. Ba ngày sau, tiểu đoàn 39 BĐQ xuống bãi đáp ?Biệt Động Quân Bắc? (Ranger North) khoảng 3 cây số Đông Bắc tiểu đoàn 21 BĐQ.

Nhiệm vụ của hai tiểu đoàn Biệt Động Quân là thăm dò mức độ chuyển quân của địch và ngăn cản các mũi dùi tấn công của địch vào hai căn cứ hỏa lực 30, 31 ở phiá nam. Trường hợp hai căn cứ này bị tràn ngập, địch quân có thể cắt đứt đường rút quân của ta trên đường số 9.



Mùa Hè đỏ lửa (1972)


Cuối tháng Ba năm 1972, ngoài vùng điạ đầu giới tuyến, CSBV xử dụng năm sư đoàn chính quy: 304, 308, 312, 324 và 325 mở trận tấn công tràn qua sông Bến Hải và từ bên Lào sang. Ngày 5 tháng Tư, trận tấn công quy mô thứ hai với ba công trường (sư đoàn) 5, 7, 9 thuộc Trung Ương Cục Miền Nam từ đất Campuchia tiến vào bao vây thị xã An Lộc. Trận cuối cùng xẩy ra trên vùng cao nguyên, lãnh thổ Quân Đoàn II. Ngày 6 tháng Tư, quân CSBV xử dụng ba sư đoàn thuộc mặt trận B3 (Tây Nguyên) và Quân Khu V gồm có sư đoàn 2, 3 (Sao vàng) và sư đoàn chủ lực 320 (Thép) tấn công các tiền đồn của QLVNCH trong tỉnh và thành phố Kontum.

Các liên đoàn Biệt Động Quân đang hành quân dưới vùng IV, bên Kampuchia hoặc trên lãnh thổ Quân Đoàn III: 4, 5, 6, 7 được đưa ra tham chiến ngoài vùng I và trên vùng cao nguyên. Cùng với các liên đoàn trừ bị 1 và 2 ngoài quân khu, các chiến sĩ Mũ Nâu đã sát cánh cùng với các binh chủng bạn giữ vững phòng tuyến. Liên đoàn 3/BĐQ đã nằm trong An Lộc cùng với sư đoàn 5/BB ngay từ những ngày đầu của trận chiến An Lộc






III. ĐOẠN KẾT


Trong suốt cuộc chiến, binh chủng Biệt Động Quân đã chiến đấu bảo vệ quê hương, nêu cao danh dự mầu cờ sắc áo của binh chủng. Các đơn vị Biệt Động quân đã được ân thưởng nhiều huy chương của cả hai chính phủ VNCH và Hoa Kỳ:

23 đơn vị BĐQ được ân thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu.

Tiểu đoàn 42/BĐQ được ân thưởng 7 lần, tiểu đoàn 44/BĐQ được 6 lần, tiểu đoàn 43 và liên đoàn 1/BĐQ được 4 lần.

Tiểu đoàn 42/BĐQ được ân thưởng huy chương của Tổng Thống Hoa Kỳ (Presidential Unit Citation) 2 lần. Các tiểu đoàn BĐQ khác được 1 lần: 44, 37, 39, 52, và 41/BĐQ.

Nhiều đơn vị BĐQ khác được huy chương Anh Dũng Bội Tinh của Quân Lực Hoa Kỳ.

Các đơn vị Biệt Động Quân đã làm bổn phận cuối cùng đối với đất nước, nhiều đơn vị đã chiến đấu đến 1 giờ chiều ngày 30 tháng Tư năm 1975. Họ đã được tạp chí Le Monde của Pháp ca tụng là “Những người lính danh dự cuối cùng của Miền Nam Việt Nam. ” (Bietdongquan.com)



Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019



Tất Niên Hội Biệt Động Quân VNCH Bắc Cali.



Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2019



Tại nhà hàng Dynasty (khu Grand Century) 1001 Tully Rd, San Jose, Ca 95132.






Biệt Động Quân: những người lính Mũ Nâu bất khuất



Trong bối cảnh đất nước chia đôi với sự hình thành 2 quốc gia độc lập trong đó Việt Nam Cộng Hòa (ban đầu có tên là Quốc Gia Việt Nam) quản lý từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, miền Bắc đã thực hiện mục đích khởi động chiến tranh xâm lược miền Nam. Cộng sản đã tổ chức lực lượng nằm vùng, len lỏi vào miền Nam Việt Nam, thực hiện các cuộc chiến tranh du kích trên các vùng nông thôn, vùng núi hiểm trở sát dãy Trường Sơn. Để ngăn chặn sự xâm nhập của CS và đối phó chiến tranh du kích, Chính phủ VNCH nhận thấy cần có những đơn vị quân đội được huấn luyện đặc biệt với các trang thiết bị phù hợp. Dưới sự tham mưu quân sự của các cố vấn Hoa Kỳ và Bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình diệm đã chấp thuận cho thành lập và huấn luyện những đơn vị quyết tử và các đơn vị thám sát nhằm thực hiện các công tác bí mật và nguy hiểm. Tình hình chiến sự leo thang và ngày càng khốc liệt, chiến tranh du kích của CS ngày càng mở rộng về mặt quy mô và chiến lược ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, gây khó khăn và thiệt hại cho các đơn vị Bộ binh Quân lực VNCH đồn trú. Nắm được tình hình đó, ngày 15 tháng 2 năm 1960 Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh cho các sư đoàn thành lập các Đại đội Biệt Động Quân (BĐQ) (Hoa kỳ gọi là Ranger).







Sau sắc lệnh đó có 50 đại đội đã được thành lập trong đó có 32 đại đội thành lập vào đầu tháng 3 năm 1960 thuộc các Quân khu và 18 Đại đội do các Sư đoàn điều khiển.







Liên đoàn 1 Biệt Động Quân tại tuyến La Vang cuối tháng 4 năm 1972



Nhiệm vụ của Biệt Động Quân là đối phó với chiến tranh du kích của CS trên toàn lãnh thổ VNCH. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đòi hỏi các quân nhân tham gia đều phải có lòng can đảm, giàu kinh nghiệp chiến trường và có sức chịu đựng cao. Để đảm bảo có được lực lượng hội đủ các điều kiện này, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh chọn các cán bộ chỉ huy từ cấp Trung đội trưởng đến Đại đội trưởng đều phải là các quân nhân xuất sắc, căn bản là tự nguyện, không nhận binh sỹ quân dịch. Tháng 5 năm 1960, toán huấn luyện đặc biệt dưới quyền Đại tá William Ewald từ Liên đoàn 77 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ tại Fort Bragg, North Calorina được gửi tới Việt Nam để huấn luyện cho Biệt Động Quân về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến. Và ngày 1 tháng 7 năm 1960 đánh dấu một ngày đặc biệt: chính thức thành lập Binh chủng Biệt Động Quân VNCH dưới sự hỗ trợ của toán huấn luyện lưu động của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ do Đại tá Lewis Mille chỉ huy. Song hành với việc huấn luyện là các công việc liên quan tới hoàn chỉnh tổ chức Binh chủng, soạn thảo huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu, lập bảng số. Dưới sự hỗ trợ của các Trung tâm huấn luyện và các chuyên gia huấn luyện Hoa Kỳ, lực lượng Biệt Động Quân dần dần đi vào hoạt động, việc huấn luyện cũng dần hoàn chỉnh, các Trung tâm huấn luyện ban đầu chấm dứt nhiệm vụ, việc huấn luyện được chuyển sang Trung tâm mới dành riêng đào tạo Biệt Động Quân. Trung tâm đồn trú tại Dục Mỹ nằm trên Quốc lộ 21 từ Ninh Hòa tới Ban Mê Thuột.







Năm 1964, các Tiểu đoàn 10, 20, 30 được cải danh thành Tiểu đoàn 11, 21, 31 Biệt Động Quân tương ứng với thứ tự vùng chiến thuật. Đến cuối năm 1964 đầu năm 1965 Binh chủng đã cải tổ và phát triển hoàn chỉnh và có hơn 20 Tiểu đoàn tác chiến gọi là BĐQ tiếp ứng đã cùng các đơn vị bạn như Nhảy Dù, TQLC... tham dự các trận đánh lớn lập nhiều chiến công vẻ vang trên khắp 4 vùng chiến thuật. Điển hình như Trận Bình Giã (vùng 1 CT), Đồng Xoài (vùng 3 CT) và dành nhiều huy chương cao quý. Cuộc chiến ngày càng lan rộng và khốc liệt, bởi vậy năm 1967 Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH đã quyết định phát triển và nâng lực lượng BĐQ lên mức Liên đoàn, khởi đầu là Liên đoàn 5 BĐQ tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu QL VNCH, đặc trách chiến trường bảo vệ Biệt khu Thủ Đô. Năm 1970, lực lượng BĐQ có cơ hội vươn mình lớn mạnh và khẳng định mình khi nhận thêm nhiệm vụ chặn tuyến xâm nhập địch quân từ Bắc vào Nam, dọc biên giới Việt-Lào, Việt Nam - Campuchia. Lúc này để đáp ứng nhiệm vụ mới bên cạnh 20 Tiểu đoàn BĐQ tiếp ứng, có thêm 39 Tiểu đoàn BĐQ biên phòng, tham gia hành quân ngoại biên, truy quét CSBV.



Đến năm 1971, Binh chủng BĐQ đã có 15 Liên đoàn. Mùa hè 1972, BĐQ hoàn toàn đảm trách chiến trường Bình Long - An Lộc do Tư lệnh Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ huy trưởng BĐQ chỉ huy. Trong bối cảnh phải chiến đấu tự lực và đơn phương sau Hiệp định Paris, Bộ Tổng tham mưu QL VNCH quyết định thành lập Sư đoàn Biệt Động Quân. Cuối tháng 3 thành lập 2 Sư đoàn là Sư đoàn 101 do vị Tư lệnh đầu tiên và cũng là cuối cùng Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn chỉ huy trưởng và Sư đoàn 106 do Đại tá Nguyễn Văn Lộc là Tư lệnh



Biệt Động Quân là một binh chủng biệt động cảm tử luôn dấn thân vào những mặt trận máu lửa nhất. Biệt Động Quân được sử dụng tối đa cho các cuộc hành quân trực thăng vận, vào tận sào huyệt của Cộng Sản, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Cọp con thuộc các Tiểu đoàn 41, 42, 43, 44 vang lừng khắp chiến trường; các chiến sỹ mũ nâu thuộc Tiểu đoàn 21 và 39 đã làm cho Quân lực Hoa Kỳ phải ngả mũ kính chào trước sức chiến đấu bền bỉ và dũng mãnh trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Riêng Tiểu đoàn 43 là đơn vị cuối cùng tự thủ tại Sài Gòn bảo vệ cho người dân trước súng đạn của kẻ thù. Biệt Động Quân mãi mãi đi vào những trang hào hùng nhất của Quân lực miền Nam ghi danh tên tuổi bất khuất Vị Quốc Vong Thân như Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn....(Ozzie Nguyen)



Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019


Tất Niên Hội Biệt Động Quân VNCH Bắc Cali.
Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2019
Tại nhà hàng Dynasty (khu Grand Century) 1001 Tully Rd, San Jose, Ca 95132.






Xuân và người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc Việt

Lê Hoàng Thanh

(Để tưởng nhớ đến anh tôi, bạn bè và những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì tổ quốc)


***

Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.

(Ca Dao)

Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay.





Hể mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v…


Nhưng họ là ai?. Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975. Nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù được mệnh danh là „trại cải tạo“. Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới. Để tri ơn những người lính VNCH nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về „Xuân và Người Lính“ thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam VN cho đến ngày 30.04.1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống.







Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính VNCH tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:



Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm là tình riêng trong lòng anh yêu em ...
Có lúc muốn lấy hoa rừng, anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời, kết thành một chuỗi em đeoo
Dù rằng đời lính không giầu,
mà chắc không nghèo tình yêu ...


Lính Đa Tình (Y Vân)



Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra, theo ý tôi. Sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam VN không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. CsBV đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì binh sĩ VNCH các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, csBV đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lị của miền Nam, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.







Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:



Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui.

Đầu Xuân Lính Chúc ( Hoài Linh - Tấn An)



Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ TTT, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:







Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang

(Đồn Vắng Chiều Xuân)



Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới thì có rất nhiều người lính trận của quân đội VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:



Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi

(Phiên Gác Đêm Xuân của Nguyễn văn Đông)







Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được nhạc sĩ Hoài Linh diễn tả như sau:



Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh
Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình
Chúc người trai đi xây dựng hòa bình
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh

(Tâm Sự Nàng Xuân)



Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình:


Thấm thoát là đây . . . một mùa Xuân mới . . . với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi . . . trên làn má ai . . . đón Xuân tươi vừa sang …
Xuân nay tôi chúc . . . người miền biên cương . . . muôn ngàn câu mến thuơng
Mong Xuân yên lành . . . trong bao hương tình
Để rồi người thêm vui . . . cuộc sống thanh bình

(Hạnh Phúc Đầu Xuân của Lê Dinh - Minh Kỳ)



Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:







Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuânn
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi

(Mùa Xuân Của Mẹ của nhạc sĩ Nhật Ngân)


Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành:



Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máu sương thôi ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên tay
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.







(Đan Áo Mùa Xuân của Phạm Thế Mỹ)

Kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm. Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính VNCH đã để con tim mình rung động:


Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai.
(Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần thiện Thanh)



Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:



Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn
Hát lên nhân loại, trả buồn cho đôn

(Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm tử Thiêng)



Họ, những người lính VNCH luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:


Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nh
(Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh)



Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:



Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẻ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai..
(Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân)



Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu nhưng định mệnh nghiệt ngả làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:


Bước sông hồ như đắm như mơ
Trở về đây khi gió sang mùa
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ
(Đón Xuân này nhớ Xuân kia của Ns Châu Kỳ)



Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương vì chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đã đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm „Cánh Thiệp đầu Xuân“ đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:



Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên
(Cánh Thiệp Đầu Xuân của Ns Minh Kỳ)



Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà Cs rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc „Xuân, viết về người lính VNCH“ tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…



Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiểu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.

Lê Hoàng Thanh





Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

Tất Niên Hội Biệt Động Quân VNCH Bắc Cali.
Lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2019
Tại nhà hàng Dynasty (khu Grand Century) 1001 Tully Rd, San Jose, Ca 95132.



Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất