LTS: Chúng tôi muốn nghe ý kiến của bạn. Xin viết vào cuối trang, mục Ý Kiến. Cảm ơn
Luật Sư Andrew Đỗ
Trong phần bình luận đăng trên nhật báo OC Register ngày 28 tháng Giêng, 2018, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam Andrew Đỗ đã phát biểu quan điểm của ông về Chương Trình Di Dân có tên là DACA hiện đang được tranh cãi tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ sở dĩ hùng cường bởi vì chúng ta tiêu biểu cho một tinh thần nhân đạo nhất trong nhân loại. Đây là bài học mà tôi học được từ bà Jean Kling, một thầy giáo về hưu ở một làng nhỏ tên Enterprise, tiểu bang Alabama, nơi gia đình chúng tôi di tản năm 1975.
Cũng như hàng ngàn gia đình Việt Nam tị nạn Cộng Sản năm đó, gia đình chúng tôi đã ở mấy tháng trời tại các trại tị nạn dọc theo Nam Thái Bình Dương. Sau cùng chúng tôi được bảo trợ để đến Fort Rucker, tại Enterprise, nơi bố mẹ tôi tìm được công ăn việc làm tại một hảng tơ sợi địa phương.
Enterprise lúc bấy giờ vẫn còn là một thành phố rất nhỏ. Cửa tiệm chính là tiệm Five & Dime, còn những tiệm lớn hơn như Sears thì phải tới làng Dothan bên cạnh. Bố mẹ tôi làm việc suốt ngày, rời khỏi nhà trước khi chúng tôi tỉnh giấc, về nhà khi trời chập tối. Tôi và các em trai tôi được thả rong và nhiều khi lang thang trong khu vực hàng xóm để tìm xem có gì để làm. Chúng tôi chắc đã tạo ra một hình ảnh thật tội nghiệp khi lọt vào mắt bà Kling và có thể vì thế bà đã giẫn chúng tôi về nhà bà mỗi buổi trưa sau học và hậu đãi chúng tôi với bánh ngọt pecan pie và ly sữa.
Vào đầu năm 1976, bà Kling dẫn hai em trai tôi và tôi đến một ngân hàng địa phương và mua cho mỗi chúng tôi một bộ đồng tiền bạc kỷ niệm 200 năm thành lập nước Hoa Kỳ. Bà cũng cắt nghĩa cho chúng tôi tại sao năm 1976 là một năm quan trọng và Hoa Kỳ là một nơi đặc biệt, nơi mà chúng ta mở rộng vòng tay cho những người di dân và cùng làm việc chung để săn sóc nhau như một cộng đồng.
Bà Kling quả là một người phụ nữ vô song nhưng lòng tốt của bà không phải là duy nhất. Sự tử tế của bà và vô số những người Mỹ khác đã dọn đường cho hơn 1.3 triệu người Mỹ gốc Việt hòa nhập vào trong nền kính tế và xã hội của đất nước này. Alabama đã dạy tôi bước Hoa Kỳ không đơn thuần chỉ là một đất nước; mà nó là một lý tưởng đã đẩy mạnh chúng ta như một quốc gia trong suốt quá trình lịch sử.
Ngày hôm này những tranh cãi về vấn đề di dân đã bỏ quên đi những phần này trong lịch sử đất nước Hoa Kỳ chúng ta và đã không chú ý đến bản chất thật của chúng nhìn qua ta như một con người. Trước khi chúng ta giải quyết vấn đề, chúng ta cần sửa lại giọng điệu tranh cãi. Những quan tâm chính đáng về an ninh biên giới và bảo vệ hệ thống phục vụ xã hội phải được chấp nhận là điều sứng đáng chứ không thể hoàn toàn bỏ qua và coi như chiêu bài để bào chữa cho những hành vi cố chấp và thiếu vị tha. Sự mô tả này không phải là một hình ảnh chính xác của một Hoa Kỳ mà tôi đã biết trong suốt 42 năm qua.
Là những người tị nạn chính trị, gia đình chúng tôi đã được ban đặc quyền tị nạn chính trị, tuy nhiên chúng tôi vẫn phải xuyên qua một thủ tục chuyển tiếp, điều này giải thích tại sao chúng tôi, cũng như các người Việt khác, phải sống nhiều tháng tại các trại tị nạn. Chúng tôi phải trải qua một quá trình duyệt xét lý lịch hành vi trong quá khứ, phải được chích ngừa, tất cả những điều này giúp chuẩn bị cho chúng tôi được tiếp nhận bởi bất cứ một quốc gia nào đồng ý tiếp nhận. Chúng tôi phải chờ đợi một cách kiên nhẫn xuyên qua các thủ tục. Chúng tôi nhận thức được rằng vấn đề an ninh quốc gia vẫn là tối hậu.
Qua những kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi tìm thấy một viễn ảnh thích hợp trong vấn đề tranh cải liên quan đến chương trình di dân còn gọi là DACA và những đề nghị khác nhằm cung ứng một con đường đi tới việc nhập tịch trở thành công dân chính thức cho những người di dân bất hợp lệ tại Hoa Kỳ. Những sự suy nghĩ về DACA có thể khác biệt, tuy nhiên, không có một chính sách nào của thành phố hay tiểu bang có thể khuyến khích đi ngược lại với luật pháp quốc gia. Một quốc gia mà luật pháp không được tôn trọng thì không thể tồn tại được. Tôn trọng luật pháp và thủ tục là tiên quyết. Không nhất quán trong việc tuân thủ luật pháp là con đường dốc đẩy chúng ta đến tình trạng hỗn loạn vô tổ chức và độc tài.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng như bao nhiêu người bảo thủ Cộng Hòa tại Quận Cam, tôi muốn chương trình DACA thành tựu. Có vào khoảng 800,000 người thuộc chương trình DACA trên toàn quốc, và California là nơi có số lượng 220,000 người thuộc thành phần này. Trong số này 21,000 ngươi sinh sống tại Quận Cam. Luật Lao Động và chính sách Di Trú đã nhắm mắt làm ngơ nhều thập niên đối với những người cư dân bất hợp lệ, những người này đã định cư tại các thành phố của chúng ta, họ làm việc, và cung ứng những sinh động cho cộng đồng chúng ta. Khi hệ thống di trú của chúng ta được cập nhật, chúng ta nên cân nhắc yếu tố nhân đạo đối với những người đã sống hầu hết cuộc đời của họ tại đây.
Nhiều người thuộc đảng Cộng Hòa nhận thức được việc đuổi hàng triệu những người cư dân nhập lậu sẽ tạo một nguy hại to tát cho xã hội chúng ta. Việc gián đoạn và làm hư hại đến tương lai của hàng tram ngàn trẻ em sẽ trở thành một gánh nặng tinh thần và mãi ám ảnh lương tri của chúng ta. Những trẻ em của chương trình DACA sẽ là những nạn nhân một khi họ bị buộc phải “trở về” những nơi mà họ thật sự không hề biết đến, và những trẻ em Hoa Kỳ con cái của những người di dân bất hợp lệ này sẽ bị ly tán với cha mẹ hay bị đẩy về những vùng đất lạ mà họ không thuận tình.
Để tránh những sự bất công này chúng ta phải sửa lại luật di trú, những người muốn được nhập tịch phải chứng minh họ đã ở đây ít nhất 10 năm, có công ăn việc làm nhất định và không thể dựa vào trợ cấp xã hội. Để bảo vệ trật tự xã hội của chúng ta trong tương lai, việc nhập tịch do việc sinh sản cố tình qua sự du lịch hay hệ thống di dân dây chuyền phải được chấm dứt. Những người bảo lãnh thân nhân phải tuyệt đối chịu trách nhiệm tài chánh cho những nhu cầu sinh sống cũng như y tế của gia đình mình.
Là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam, một quận hạt lớn hàng thứ sáu trên toàn quốc, chúng tôi và người Việt chúng ta là điển hình của một chính sách di dân trật tự, tuy nhiên chúng ta không thể sửa chữa một chính sách di dân sai lạc từ nhiều thập niên qua một vài chỉ định luật lệ vắn tắt.
Một ngày gần đây chúng ta cần phải cải tổ lại hệ thống di dân tổng quát, nhưng ngay bây giờ chúng ta cần phải bảo vệ những người di dân trẻ trong chương trình DACA.
|
Comments
Post a Comment