KINH TẾ VỊÊT NAM 2017 VÀ ĐẠI HỌA LỆ THUỘC KINH TẾ TRUNG QUỐC.
Năm 2017 là một mốc thời gian quan trọng của Việt Nam. Chế độ độc tài CS tiếp tục thêm nhiệm kỳ nữa. Nội bộ CSVN đấu đá mảnh liệt hơn trước qua chiêu bài “chống tham nhũng” trong sự tranh giành quyền lực nội bộ, và trong chủ trương tạo bề ngoài như một “ý chí phục thiện” để lấy niềm tin. Về phương diện kinh tế, năm 2017 cũng là thời điểm quan trọng. Sau 30 năm “đổi mới” nửa vời và nhiều lệch lạc, bịnh tình kinh tế VN không hết mà còn tệ hại hơn . Mọi người chờ sự “đổi mạnh” “đổi đúng” và “đổi thật”. Nhưng, thực tế không như mong đợi. Những khó khăn kinh tế nghiêm trọng vẫn tồn tại và đe dọa tương lai. Mối nguy lớn nhứt của những vấn nạn nghiêm trọng năm qua là bước tiến nhanh của sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc (TQ)<!>.Qua vài con số rất tổng quát được chánh quyền công bố hồi đầu năm nay, kinh tế có vẽ như khá hơn. Chánh quyền muốn bày tỏ với dân và quốc tế có chút lạc quan trên con đường đang đi tới. Nhưng thực sự các con số đó chưa nói hết thực trạng kinh tế hiện nay. Những cản trở quá lớn và đã kéo dài từ hàng chục năm qua hãy còn đó, và không hy vọng sớm giải quyết ổn thỏa. Bên cạnh một số chỉ tiêu kinh tế có khá hơn so với năm 2016 về tỷ suất phát triển nhờ sự gia tăng xuất cảng và đầu tư ngoại quốc. Song, tiến triển nầy còn rất thấp, rất nhỏ, so với mức trung bình của các nước đang phát triển khác. Để hiểu một phần nào thực trạng kinh tế đang vật lộn với những khó khăn lớn tồn tại cùng cái họa kinh tế từ TQ, chúng tôi xin trình bày tóm lược dưới đây qua hai phần chánh:Tiến bộ và trở ngại của Kinh tế Việt nam 2017Tai họa của sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc I.TÓM LƯỢC KINH TẾ VỊÊT NAM NĂM 2017Trên một số lảnh vực trọng yếu, và với cái nhìn chung, thì kinh tế VN 2017 có được chút tiến bộ, so với thời kỳ kinh tế suy sụp nặng (2008-2015) và so với chính bản thân mình.Nhưng với cái nhìn tổng quát và có nghiên cứu sâu hơn thì nền kinh tế hiện nay không có gì lạc quan, nó sống với nhiều mảnh bể lớn, nhiều hố sâu, nhiều mụt nát, bên cạnh một vài hình ảnh kinh tế có vẽ hào nhoáng bề ngoài và gợi cảm cho những ai chỉ hiểu biết nó cách dễ dãi. 1.Một số tiến bộ kinh tế được công bố Theo các con số đưa ra a Tổng cục thống kê cũng như một báo chí trong tháng đầu năm nầy, chúng ta ghi nhận Năm 2010 2012 2016 2017 *Tỷ số phát triển 6.4% 5.2 % 6.2 % 6.8% (1)(1) Theo Tổng cục thống kê VN và báo Xinhua, TQ tỷ suất là 6.8%. Theo Ngân hàng thế giới ước lượng 6.3% . Chỉ tiêu Quốc Hội đặt ra là 6.7% Khó nói các con số thống kê của VN chính xác đến mức nào. Chỉ có thể nói kinh tế có khá hơn so với những năm từ 2009 đến 2015, và kém hơn các năm 2001-2008 đã đạt tỷ suất phát triển trung bình 8%. Dù có đạt 6.8% thì hãy còn yếu. Vì các nước có mức độ phát triển tốt như Đài Loan, Nam Hàn Singapore trong giai đoạn đầu của phát triển luôn có tỷ xuất trên 9%. Và theo nhận xét của một số cơ quan quốc tế như World Bank, thì nếu VN muốn có sự phát triển tương đối bền vững để giử có mức lợi tức đầu người trung bình cao, thì mức độ phát triển phải đạt từ 7% trở lên.Một số chỉ tiêu có tiến triển khác: Năm 2010 2012 2016 2017Tổng sản lượng (tỷ mỹ kim) $115.9 $ 135.5 $195 $221 (*)Đầu tư ngoại quốc (tỷ mỹ kim) $19.9 $16.3 $18 $33 (*) Xuất khẩu (tỷ mỹ kim) $72.2 $114.57 $175.94 $ 213.77(*) (*) theo Tổng cục thống kêTheo báo cáo của VN thì năm 2017 tổng trị giá xuất nhập khâu ước lưởng 400 tỷ mk, và có xuất siêu 3.2 tỷ mk lấn dầu sau 10 năm. Các năm trước thì có số nhập siêu trung bình 12.5 tỷ mk/năm trong khoảng thời gian 2006-2010, thời gian tung hoành của các tập đoàn kinh tế.So với năm 2016 , Đầu tư ngoại quốc tăng 82% và Xuất khẩu tăng 20% Trong FDI tăng cao chánh yếu là do đầu tư của TQ , chiếm vị thế thứ ba, từ vị trí thứ 9 trong trung bình 5 năm trước. Hàng xuất khầu chủ lực 2017 là : Dầu lửa, điện tử, quần áo giầy dép , thủy sản, gạo, ca phê. Các công ty ngoại quốc chiếm 65% tổng số hàng xuất cảng.Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn gia tăng. Đây là một trở ngại lớn. Đặc biệt nhập siêu từ Trung quốc và làm VN lệ thuộc TQ tới mức nguy hiểm. Tổng trị giá xuất nhập VN- TQ 2017 tăng thêm 23% so với năm 2016. TQ là thị trừng lớn nhứt thứ nhì của VN, Hoa kỳ thứ nhứt.2.Hình ảnh kinh tế tổng thể . Mặc dù theo báo cáo, kinh tế 2017 có tiến bộ, nhưng nhìn chung hiện nay nó vẫn không bình thường và yếu kém. Trong 30 năm đổi mới kinh tế, chỉ có 10 năm là khá còn 20 năm kia là yếu hay suy sụp. Mặt dù bề ngoài có vẽ đi lên như một nước tân hưng.Kinh tế VN giống như một chiếc xe song mã . Một con ngựa biểu trưng kinh tế nội địa thì vừa bịnh vừa đói, chạy không nỗi. Còn con ngựa kia biểu trưng cho kinh tế đối ngoại có mạnh khỏe hơn cố kéo con ngựa què. Chiếc xe ngựa đó lại còn bị nhiều cản trở, nhiều tai nạn hũy họai tiềm năng và khả năng của người dân và của đất nước.Các đặc điểm kinh tế 2017 có thể tóm tắt như sau:Chủ trương và sách lược kinh tế không thay đổi. Vẫn là mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Mặc dù Tổng bí thư và Thủ tướng có tuyên bố hồi 2017 là sẽ đẩy mạnh khu kinh tế tư doanh thêm. Nhưng thực tế chưa có làm được điều gì có ý nghĩa. Về kinh tế đối ngoại, ở Hội nghị APEC hồi tháng 11/2017, chánh phủ có xác nhận với quốc tế , với doanh nhân quốc nội, là VN mở cửa cho kinh doanh, và cổ võ cho quyết tâm thực hiện chánh sách hội nhập, gia tăng mậu dịch và tạo điều kiện tốt cho doanh nhân nước ngoài. Sức kinh tế còn yếu kém và không đủ sức “cất cánh” mà theo thông thường khi nền kinh tế một nước qua mức $2000/Lợi tức đầu người, thì phải cố vươn lên, cố thoát bớt viện trợ vì không còn viện trợ với lãi xuất ưu đải. Cải tiến kinh tế quốc nội, để bớt lệ thuộc kinh tế thế giới. Trong hội nhập kinh tế, VN muốn cầu cạnh, muốn lợi dụng từ mọi quốc gia, nhứt là từ Hoa kỳ và TQ. Trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay, nước nào cũng có yêu cầu của nước họ. Với sự mở rộng xuất cảng củ TQ, Hoa kỳ xem lại các Hiệp ước mậu dịch mà Hoa kỳ chủ trương cần phải có sự công bằng trong giao thương quốc tế. Tuy nhiên Hoa kỳ vẫn giữ nguyên tắc về tự do và nhân quyền trong mậu dịch quốc tế.Còn TQ có con đường đi khác hơn, vừa dụ dỗ vừa ép buộc để kinh tế lẫn “tâm hồn” VN từ từ thành một bán thuộc địa. Hoa kỳ nay chủ trương công bằng trong hợp tác kinh tế, sự xuất siêu quá lớn với Hoa kỳ cần điều chỉnh lại và phải có qua có lại và tôn trọng những nguyên tắc quốc tế. II.NHỮNG VẤN NẠN NGHIÊM TRỌNG VẪN TỒN TẠI Chúng tôi xin tóm tắt những vấn nạn kinh tế nghiệm trọng đã có từ lâu kéo dài tới ngày nay.1.Về thực hiện sách lược kinh tế . VN không có chuyển biến thay đổi đáng kể về sách lược. Vẫn “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Chánh phủ có xác nhận yểm trợ, tạo điều kiện nhiều hơn cho kinh doanh tốt hơn cho khu vực tư. Trong khu vực tư có hai loại doanh nhân, loại chân chánh và loại gọi là “nhóm lợi ích”.Trong kinh tế đối ngoại, Chánh phủ VN tuyên bố xác nhận mở rộng hội nhập toàn cầu (trong buổi họp APEC hồi tháng 11/2017), dù có kết quả tương đối khá, nhưng hãy còn nhiều trở lực không dễ giải quyết sớm. Một số vấn nạn cần sửa đổi như: Điều chỉnh luật lệ cho đúng theo quốc tế. Cho phép Công đoàn độc lập. Có Nhân quyền trong mậu dịch. Bảo vệ tác quyền. Ban hành cần thiết và theo tiêu chuẩn quốc tế như Luật lệ về đấu thầu, luật ngân hàng và tín dụng, Vấn đề sử dụng hữu hiệu viện trợ.Đặc biệt đối với TQ công minh về đầu tư về thầu dự án, về mậu dịch . Hàng hóa dư thừa công lao động thất nghiệp tuôn vào VN không dược kiểm soát đàng hoàng. 2.Về khu vực kinh tế nhà nước . Có một số vấn đề nan giải* Quốc doanh, cái bướu ung thư lớn Mặc dù theo đuổi “kinh tế thị trường”. Nhưng vẫn theo chủ thuyết CS là “quốc doanh là chủ đạo”, nghĩa là “Tư bản nhà nước” phải trên hết, phải ưu tiên . Tư doanh bị chèn ép nhiều thứ, mặc dù khu vực nầy thu dụng nhân công rất nhiều hơn quốc doanh, và hiệu quả kinh tế lớn hơn quốc doanh nhiều lần. Đầu tư công bừa bãi kéo dài từ hàng chục năm rồi. Quản lý kém và tham nhũng , mất mát thiệt hại trung bình 20% vốn đầu tư (hàng năm có khoảng 4-5 tỷ mỹ kim bị thất thoát). Đầu tư công không giảm trong năm rồi, mà còn chiếm tỷ phần quan trọng trong kế hoạch ngũ niên 2016-2020. Mức đầu tư công gia tăng gấp 3 lần mức phát triển kinh tế. 10 trên 11 Tập đoàn kinh tế bị lỗ nặng, 92 Tổng công ty thì chỉ có 30% có lời đóng góp cho ngân sách. Hàng trăm công ty nhỏ hơn nay vẫn còn. Chưa kể loại “kinh tế đặc biệt” do Quân đội, Công an, Tình báo nắm và gần như “bất khả xâm phạm” với nhiều tai hại. Trong hai năm qua chánh phủ có cắt giảm bớt một số dự án đầu tư công. Nhưng điều rõ ràng là khi chế độ CS còn thì đầu tư công vẫn giữ mức độ quan trọng. Vì đó là nguồn tiền của lớn chảy vào đảng viên và nhóm tư bản thân thuộc hay nhóm lợi ích.Chương trình giải tư (hay cổ phần hóa) . Chương trình cổ phần hóa tiến triển rất chậm và nhiều mất mát do tham nhũng . Năm 2017 dự trù cổ phần hóa 137 quốc doanh , nhưng chỉ thực hiện được 44 cái (đạt 32%) , trong đó có 2 công ty “ngon” là Bia Saigon (Sabeco), công ty sữa (Vinamilk). Còn 11 tập đoàn và nhiều tổng công ty chưa đụng tới dù phần lớn gần như tan nát . 3. Về Tài chánh công: Ngân sách càng ngày càng thiếu hụt nhiều hơn. Chánh quyền phải tăng thuế (thuế Trị giá gia tăng VAT từ 10% lên 12%); đồng thời phải vay trong nước qua phát hành thêm công trái để bù sự thiếu hụt ngân sách. Thiếu hụt ngân sách lớn như hiện nay là một trong các nguyên nhân của lạm phát và cản trở sự phát triển. Hệ thống ngân hàng vẫn còn là lảnh vực dơ bẩn, nhiều lạm dụng nhứt. Vì đó là một loại kinh doanh dễ sinh lời và dễ cố ý làm sai trái và có thể thu lợi nhanh chóng và to lớn. Tình trạng ngân hàng cụ thể vi phạm được phát hiện và bị ra tòa trong hai năm rồi. Đó là các ngân hàng Ocean Bank, Đông Á, Saigon Bank, Á châu . Còn nhiều ngân hàng có nhiều sai trái và tai hại cho nền kinh tế, cho dân chúng, chưa được chấn chỉnh và bị chế tài.Công nợ gia tăng rất mạnh từ 10 năm qua và năm rồi tiếp tục gia tăng. Từ $64.49 tỷ mk năm 2012 lên $134.54 năm 2017 . Mức công nợ nói trên là nợ chánh phủ vay trực tiếp, chưa kể phần chánh phủ bảo lảnh cho quốc doanh, nếu kể vào (theo như nguyên tắc kế toán của quốc tế) thì lên tới 200 tỷ mk, 105% GDP (Thái lan 41% và Indonesia 56% ) . Đó là tỷ lệ quá cao, nhứt là trong tình trạng ngân sách và tài chánh công quá suy yếu, dễ phá sản. Chánh phủ phải trả 4 tỷ mk năm rồi cho nợ quốc tế. Trong đó thì nợ đáo hạn không trả nỗi (nợ xấu) rất cao và hết 70% là từ nợ quốc doanh . Tức là một phần tiền vốn của quốc doanh tiêu tan theo mây khói.4. Về Hội nhập toàn cầu Mặc dù trong nhiều năm VN có sự gia tăng về đầu tư ngoại quốc và xuất cảng. Nhưng hãy còn nhiều khuyết điểm, trở ngại lớn. Về đầu tư ngoại quốc, VN còn phải tiếp tục sửa đổi luật lệ cho đúng theo quốc tế. Những vấn đề chánh mà VN phải chuẩn bị và phải thực hiện. Đó là: cho phép thành lập công đoàn độc lập. Xây dựng và bổ xung luật lệ và thực thi việc bảo vệ tác quyền. Công nhân rẽ nhưng năng xuất rất kém, kiến thức kỹ thuật yếu không đáp ứng với nhu cầu.Về xuất nhập khẩu dù có gia tăng . Nhưng nhìn chung không bình thường. Đối với các đối tác Hoa kỳ, Âu châu, Nhựt bản là ba thị trường lớn nhứt và khó thay thế của VN thì còn nhiều bất cân bằng. Thứ hai là VN vẫn có trò ma giáo bán phá giá, và cho TQ mượn giấy xuất xứ để bán dùm cho TQ hàng dư thừa qua Mỹ và một số nước khác. Vấn đề nhập siêu, nhứt là mức dộ nhập siêu quá cao từ TQ . Điều nầy phải chấn chỉnh , nếu muốn giử được thị trường Hoa kỳ và Tây âu. VN phải khôn hơn, bớt sợ TQ bớt lệ thuộc kinh tế TQ . 5.Về Quản lý kinh tế vĩ mô và Bộ máy công quyền. Bộ máy công quyền là công cụ quan trong nhứt để thi hành mọi chánh sách. VN có bộ máy nầy quá tệ hại. Nó cồng kềnh và trùng lập hai bộ máy đảng và chánh phủ, nên chi phí điều hành quá lớn. Viên chức cán bộ không hiệu năng và tham nhũng cả hệ thống . Bộ máy đó không vì dân và cho dân, nên thường có mâu thuẩn giữa dân và cán bộ . Tình trạng nầy làm cho sức phát triển yếu đi. Tình trạng tham nhủng từ bộ máy Hành chánh hũy diệt phần lớn những kiến tạo . Tham nhũng ở VN thì quá kinh khủng và ai cũng biết. Tham nhũng có hệ thống, cán bộ đảng viên tạo ra tham nhũng, vẽ ra luật lệ để cấu kết tham nhũng theo qui trình.Tham nhũng chẳng những gây ra tai hại kinh tế rất lớn mà còn là nguyên nhân của vi phạm nhân quyền.Ai cũng biết mức độ và nguyên nhân tham nhũng ở VN. Nhưng năm qua nhờ chiến dịch chống tham nhũng, người ta thấy cụ thể hơn rõ ràng hơn tham nhũng VN qua các vụ Petro VN , các ngân hàng quốc doanh ngân hàng cổ phần, các trạm thu tiền lưu thông BOT.III.ĐẠI HỌA CỦA SỰ LỆ THUỘC KINH TẾ TRUNG QUỐC 1.Khái lược kinh tế toàn cầu của TQBá quyền TQ là chánh sách từ muôn đời. Dùng “sức mạnh TQ” đưa ra ngoài để giải quyết những vấn đề nội địa. Sau chiến tranh lạnh “ Bá quyền TQ” tiến mạnh hơn nhưng với những điều chỉnh mới và khôn hơn. Mục tiêu rộng lớn hơn. TQ khá thành công về kinh tế và đang xây dựng quân sự mạnh. VN là một nước nằm trong ưu tiên cao của TQ. TQ thực hiện xâm lăng kinh tế VN rất nhanh và rất nguy hiểm. Đó là tai họa lớn nhứt , hơn cả sự nghèo đói của người dân. Ngày nay, bá quyền TQ là một kết hợp của tinh thần cai trị và xâm chiếm của các bạo chúa Tàu, của triết lý văn hóa phong kiến của một nước vĩ đại , của cái chủ thuyết CS không tưởng và gian manh, của Chủ nghĩa thực dân mới quĩ quyệt, và của chủ nghĩa thực tiển. Trên phương diện kinh tế, TQ đi nước cờ dụ dỗ bằng tiền, sự hợp tác dựa trên căn bản lưởng lợi. Và sau cùng có thể dùng bá đạo, áp bức nếu cần. Từng bước qua các hình thái gọi cách tượng trưng : “Cái bánh” , “Cái bẩy” và “ Dây thòng lọng”. Kinh tế VN lệ thuộc Trung quốc (TQ) từ hơn 20 năm nay . VN đã bị dụ, đã mắc bẩy và đã vào tròng . VN- TQ đã ký kết nhiều thỏa ước kinh tế. Gần đây nhứt là vào tháng 11/2017 , Tập cận Bình và Trần đại Quang ký Kế hoạch hợp tác kinh tế 5 năm tại Hà nội. Khi Hoa kỳ rút ra khỏi Hiệp định TPP, thì TQ càng xâm nhập kinh tế VN nhiều hơn nữa. Năm qua ,VN gia nhập các đại dự án quốc tế do TQ dứng đầu như dự án “One Belt one Road”.2. Tóm tắt tiến trình xâm lấn kinh tế Về mặt chiến lược, TQ coi VN là một quốc gia ưu tiên số một cần nắm chặc. Còn CSVN ở thế yếu, cần chỗ dựa chắc, nên thường không cưởng lại ý đồ của TQ. Các sự kiện về sự xâm lăng kinh tế được ghi nhận như dưới đây . Cam kết mạnh mẽ và rõ ràng giữa hai đảng và hai chánh phủ bắt đầu từ 1991. Năm 2007, Thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế Thương mại . Mới nhứt là Thỏa ước hợp tác kinh tế toàn diện kỳ hồi tháng 11/2017 giữa Trần đại Quang và Tập cận Bình.Hai bên trao đổi qua các hiệp ước song phương và đa phương.Sự trao đổi giữa hai lảnh đạo thường dễ dàng vì có chủ thuyết và mô hình kinh tế của hai nước giống nhau .Trên quan điểm và sự cấu kết , hai nước Việt Trung cụ thể hóa các Thỏa ước, đã có nhiều phái đoàn chánh phủ cũng như doanh nhân hai bên trao đổi kế hoạch đầu tư và mậu dịch cụ thể.
Về Đầu tư trực tiếp và thầu công trình lớn TQ là một trong 4 nước có đầu tư ngoại quốc cao nhứt tại VN. TQ đầu tư gia tăng : 2 tỷ mỹ kim (năm 2012) lên $10.5 tỷ mk (2016) từ hạng 13 lên hạng 8, và năm 2017 nhiều hơn nữa. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thì chỉ riêng tháng giêng 2017 , TQ đã đầu tư trực tiếp $340 triệu mk (chiếm 22% tổng số đầu tư ngoại quốc tại VN), và đứng hạng ba sau Singapore và Nam Hàn. Từ khi Hiệp định TTP được ký hồi đầu năm 2016, TQ đẩy rất mạnh đầu tư ở VN. Chỉ trong 10 tháng năm 2017, TQ đầu tư 214 dự án với tổng số vốn $1,6 tỷ mk (theo Vietnam Business News, tháng giêng 2018). Một mặt chận bớt ảnh hưởng kinh tế Hoa kỳ và đồng minh, mặt khác mượn chỗ xuất cảng hàng TQ đang có nhiều khó khăn với Hoa kỳ. Các dự án đầu tư lớn như: thép, hóa chất , quặng mỏ, ciment, thủy điện, vải sợi, đồ gỗ.Vài năm gần đây chánh quyền TQ có chánh sách khuyến khích doanh nhân TQ sang nước khác mở cơ sở làm ăn cở vừa và nhỏ.TQ thầu thực hiện các dự án đầu tư công lớn, trên 100 triệu mỹ kim, thì tổng quát từ 5 năm nay, 80% các dự án xây dựng hạ tầng , điện nước hầm mõ , chánh quyền VN giao cho TQ thực hiện. Các dự án lớn TQ thực hiện như:Khai thác quặng nhôm ở miền Trung, Lâm đồng và Gia lai, năm 2008, với kinh phí hai dự án lên 950 triệu mỹ kim giao hết cho TQ . Dự án kéo dài hơn dự trù và phải tăng thêm kinh phí 20% Vì kỹ thuật TQ kém và trang bị máy móc cũ đưa từ TQ qua. Nhôm xản xuất ra hai năm rồi, và bị lỗ vì TQ mua ép giá. TQ thầu được nhiều dự án lớn : nhà máy điện Bình tuy , Vĩnh bình.. tổng cộng trên 2 tỷ mỹ kim,Dự án Đường xe lửa Cát Linh- Hà đông (2008) với chi phí đầu tư lúc đầu $552.89 triệu mk, trong đó tiền vay TQ $419 triệu. Đến 2016 tổng chi phí được điều chỉnh lên$868.04 triệu mk. Dự trù tới 2018 mới hoàn thành.Vì TQ cho vay nên buộc phải giao cho thầu TQ thực hiện. Hiện nay, mỗi năm VN phải trả nợ cho TQ $28.8 triệu mk cho dự án nầy.Dự án rất lớn khác là Dự án Hành lang Việt Trung (từ 2007). Bao gồm các xa lộ nối TQ với 6 tỉnh biên giới VN và đường xe lửa nối Côn Minh thủ phủ Vân Nam, ngang qua Hà nội, đến Hải phòng. Kinh phí sơ khởi lên tới 2 tỷ mk, phân nữa do Ngân hàng phát triển Á châu cho vay và TQ bỏ vào phần lớn phần còn lại. Đền 2012 một số đoạn xa lộ được khánh thành. Năm rồi, hoàn tất tiếp dự án nầy. Khi ký thỏa ước hợp tác kinh tế hồi tháng 11/2016 hai chủ tịch nước cũng có nhắc lại việc hoàn thành đường xe lửa Vân Nam - Hải phòng. Đáng lưu ý là hai năm vừa qua TQ đầu tư trực tiếp $300 triệu mk cho các dự án vải tơ sợi ở Đồng nai , Tây ninh). Chủ đích của TQ khi lập các nhà máy nầy là đi trước để cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc của VN khi có Hiệp định TPP, vì theo qui định của TPP thì hàng may mặc xuất cảng không được xử dụng nguyên liệu nhập từ nước không phải là thành viên của TPP. Trong tương lại TQ sẽ đầu tư trực tiếp nhiều hơn cho thị trường VN và cho xuất cảng với chứng chỉ xuất xứ là VN. Về xuất nhập khẩu : Trung bình từ năm 2010 -2016 hàng nhập từ TQ tăng 18%/năm, năm 2017 ước lượng tăng 15.3%. Theo Vietnam Business Forum thánh giêng 2018, thì tổng trị giá xuất nhập năm 2016 là 73 tỷ mk, và 11 tháng năm 2017 lên tới 82 tỷ mk, ước tính nguyên năm 2017 là 100 tỷ mk. Cọng xuất nhập hai chiều thì TQ là khách hàng giao thương lớn nhứt của VN.Nhập siêu tăng từ $9 tỷ mk (2007) lên $17.3 tỷ (2012) $28.9 tỷ (2015) 39 tỷ (2016) . Về Du lịch . Du khách TQ đến VN rất đông . Có 2,7 triệu khách du lịch người Tàu đến VN trong năm 2016 (chiếm 27% tổng số khách). Và 11 tháng 2017 đó tới 3,6 triệu (chiếm 35%). (Theo Vietnam Business Forum, tháng giêng 2018). 3. Tai hại của sự lệ thuộc kinh tế TQTrong hoàn cảnh mà VN càng ngày càng lệ thuộc kinh tế TQ , những bi đát thấy được và chạm phải, cho VN trong hiện tại cũng như trong tương lai.Chủ trương bá quyền và mộng lên cường quốc kinh tế số một của TQ , làm VN khó thoát ra được sự kềm kẹp. Nhứt là với lảnh đạo cao cấp của CSVN muốn yên vị và có nhiều tiền của dễ bị mua chuộc. Trong sự tranh chấp Hoa kỳ và TQ, VN dường như muốn chủ trương đứng giửa trung lập kinh tế để lợi dụng nhiều phía, trong Hội nhập toàn cầu . Trên thực tế kinh tế cho tới nay như chúng ta thấy, VN vướn kẹt TQ quá nhiều và tại hại rất lớn. Cái thế mạnh của TQ khiến VN lệ thuộc kinh tế sâu hơn là vì hai nước cùng là CS, hai nước có chung biên giới khá dài, TQ có quá nhiều tiền.Chánh sách TQ về viện trợ, đầu tư và mậu dịch không cần có điều kiện tự do, nhân quyền và dân quyền. Điều mà CSVN thấy thoải mái hơn thực hiện các thỏa ước với Hoa kỳ Tâu âu hay các nước tự do dân chủ khác.Cách làm ăn chung hay thực thi các cam kết thì tiền bạc , chia chác song phẳng là trên hết, là đúng với “4 tốt cà 16 chử vàng”. Cho nên các viên chức VN muốn ký kết trao đổi với TQ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Do vậy, chuyện gì cũng xong , như nhập máy móc trang bị cũ bị loại ra ở TQ, đem qua VN bán lại với giá cao, rồi chia nhau tiền sai biêt. Thầu cho giá thấp sau đó xin tăng lên.VN trở thành một kho hàng lớn của những hàng hóa dư thừa của TQ hay nơi tạm nhập hàng hay cấp giấy xuất xứ để xuất cảng qua Mỹ và Âu châu, để tránh né bớt thuế quan và sự bảo vệ mậu dịch của Hoa kỳ. (Như vụ VN xuất cảng thép qua Mỹ với thép của TQ chớ không phải thép VN sản xuất. Quan thuế Mỹ bắt được, bị Hoa kỳ đánh thuế 500 % cho các lô thép nầy hồi năm 2017).Nông nghiệp và tư doanh VN bị doanh nhân TQ cạnh tranh và phá hoại gây nhiều thiệt hai cho nông dân. Môi trường sống bị hại do việc TQ đẩy một số kỹ nghệ dơ bẩn ô nhiểm qua VN (như Formosa và công ty thép, xi măng).Hàng hóa TQ tràn ngập VN, trong đó có hàng giả và hàng độc hại.Do sự tiếp thu hoạt động kinh doanh nhập cư của TQ dễ dãi, đưa đến phiền lụy khác về an ninh và văn hóa.Trên bình diện quốc tế, TQ không thể nhẹ tay với VN hay nói khác Biển đông là vùng rất quan trọng đối với TQ. Biển đông vừa có nhiều tài nguyên vừa là con đường giao thông hàng hải huyết mạch nối Thái bình dương và Ấn độ dương. Năm rồi, TQ ngang ngược đe dọa hay đuổi các công ty dầu khí Tây ban Nha, Ấn độ đã ký hơp đồng khai thác dầu khí với VN. IV. HỆ LỤY NGHIÊM TRỌNG VÀ SỰ VẬN DỤNG QUỐC TẾ 1.Các hệ lụy nghiêm trọngChúng xin tóm tắt các hệ lụy quan trọng từ các vấn nạn kinh tế trình bày ở phần trên. a.Chánh sách và đường lối kinh tế: CSVN không muốn nền kinh tế được có Tự do , Dân chủ, Nhân quyền, dù VN muốn chơi và lợi dụng khối tư bản để nhằm cũng cố đảng và để tham nhũng. Nếu VN không thay đổi chủ trương nầy thì kinh tế không thể có tiến bộ thực sự. Nếu không có con đường đúng, VN khó đạt tới lợi tức đầu người mức tối thiểu cần thiết khoảng $4000 my kim thì khó bước tới giai đoạn “cất cánh”và có khả năng tự điều chỉnh , và bớt bị “xâm lăng kinh tế”. b.Bất công kinh tế xã hội. Qua các vụ án Petro VN ( Đinh La Thăng , Trịnh xuân Thanh), người dân thấy mức độ bất công quá lớn. Chỉ có khoảng 10% dân là cán bộ và tư bản thân thuộc tự ý và cố ý chiếm đoạt tài sản khổng lồ của quốc gia “theo qui trình”. Trong lúc đó 70% dân , nhứt là vùng quê, sống rất thiếu thốn và cơ cực. Bất công kinh tế xã hội làm cho dân không có niềm tin ở chánh quyền. Một nước muốn phát triển tốt thì phải có niềm tin của người dân và niềm tự hào dân tộc.c. Quản lý sai phạm về ngân sách và tài chánh công. Lý thuyết và thực tế của CS là coi tài sản tiền bạc của công là của đảng. Cho nên chánh quyền chi bừa bãi trong khi đất nước còn quá nghèo. ( Ví dụ hồi năm rồi tỉnh Quảng ninh làm cổng chào trên 20 triệu mk , rồi Thái bình cũng thực hiện cổng chào tốn khoảng 30 triệu mk). Ngân sách thiếu tiền thì vay nợ hay tăng thuế. Đó là trở ngại cho kinh tế. Còn vay ở ngoại quốc thường là bị điều kiện chánh trị kèm theo, nhứt là vay của TQ, tưởng nhẹ lãi nhưng cuối cùng bị rơi vào những cái bẩy khác không dứt ra được.Ngân sách VN chi tới 75% cho chi phí điều hành, đó là chi tiêu không tạo ra sản phẩm, nghìa là không làm gia tăng tổng sản lượng quốc gia. d.Bộ máy công quyền rất tệ hại. Ai cũng thấy. Nhưng chánh quyền không muốn cải cách thực sự. Chương trình Cải cách hành chánh trong 20 năm qua tốn rất nhiều chi phí nhưng không không kết quả. Hai vấn đề chủ yếu là nhân sự và các mục chi của ngân sách. Nhân sự thừa ít nhứt 30%, nhưng không giảm được. Như vậy chứng tỏ sự tuyển mộ viên chức phần lớn là thân thuộc, tài năng không là điều kiện cần. Tệ trạng gần như công khai trong một số chức vụ quan trọng hay chức có cơ hội tham nhũng, sự bổ nhiệm có tánh cách cha truyền con nối hay chạy chọt tiền. Ngân sách chi cho Văn phòng Trung ương đảng chiềm 41% ngân sách điều hành, nó cao hơn chi phí điều hành của Văn phòng chánh phủ ( Theo Tờ Asia times tháng 1/2018, thì từ 2009-2015 ngân sách chi cho Văn phòng Trung ương đảng là 11.8 tỷ đồng). Qua chiến dịch chống tham nhũng vừa qua, lòi ra sự tệ hại không tưởng tượng nỗi của hệ thống đảng và bộ máy công quyền và quốc doanh cấu kết với nhau rồi lại cấu kết chia phần (như các dự án BOT) với tư bản đỏ mà những người nầy là bà con thân thích hay chuy6n gia làm kinh tài cho các quan chức lớn. Dĩ nhiên tài sản dân bị thiệt thòi. Các Vụ PVN, vụ các Ngân hàng nói trên đã bị xữ tội “cố ý làm trái luật gây thiệt hại nghiêm trọng và tham nhũng “là điển hình của “văn hóa tham nhũng XHCN”. Và còn biết bao vụ vi phạm trầm trọng như vậy liệu Tổng bí thư có lôi ra không để tiếp tục chiến dịch làm trong sạch đảng?2.Liệu có khả năng CSVN “hoàn lương “ không?Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế để thoát ra cảnh nghèo nàn lạc hậu thì phải có ít nhứt 3 điều: Một ý chí lựa chọn đường đi đúng , có quyết tâm. Một thiện tâm đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân và phe nhóm. Và một tinh thần quốc gia dân tộc.Nhưng qua 40 năm, CS VN tự vẽ cho mình một đường đi, một đám người tự nhận mình là từ dân. Tạo ra một bộ máy tự cho nó quyền tối thương thu tóm hầu hết tài sản công và tư và quyền tiêu xài tài sản đó. Nền kinh tế VN ngày nay là sản phẩm của tập thể đó. Tập đoàn CSVN phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự lụng bại của nền kinh tế.Liệu tương lai, có khả năng CSVN “ hoàn lương” không? . Dựa vào quá khứ, căn cứ trên những gì họ đã làm, cũng như dựa trên các cá nhân lảnh đạo của CSVN, thì hy vọng CSVN tự diễn biến, tự thay đỗi thì rất khó. Không ai tin rằng CSVN thực lòng muốn tự “phục thiện” hay tự “hoàn lương”. Vậy muốn có sự thay đổi mạnh về kinh tế để đa số người dân có được cuộc sống bình thường ít khổ đau , thì cần phải có nhiều tác động từ phía dân chúng và từ quốc tế.3.Vận dụng yếu tố kinh tế quốc tế cho sự tranh đấu cho Nhân quyền và Dân chủTrong hoàn cảnh hiện tại về kinh tế lẫn chánh trị, tác động từ yếu tố kinh tế quốc tế VN có thể đem lại nhiều kết quả tốt. Chúng ta có thể lợi dụng và vận dụng các qui định ràng buộc quốc tế mà VN phải theo khi thi hành các Hiệp định mậu dịch và đầu tư ngoại quốc. VN bắt buộc phải tuân thủ các qui định nếu không sẽ không có quyền lợi. Những qui định quốc tế nầy trực tiếp hay gián tiếp tác động tốt chẳng những về kinh tế mà còn giúp cho quá trình tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền. Chúng ta có thể vận dụng được những gì? Những yếu tố tích cực khả dĩ nào? Vận dụng các nguyên tắc của các Hiệp định mậu dịch tự do mà VN đã ký và sẽ ký. Như WTO, APEC, TPP11, VN- Âu châu và một số Hiệp định song phương, như VN với Hoa kỳ ,Các quốc gia trên đều là các nước tư bản và theo nền kinh tế thị trường. Kể cà các cơ quan viện trợ hay kinh tế quốc tế đều theo chánh sách kinh tế tự do, như World Bank, IMF , UNDP, ADB..VN rất cần đến những quốc gia và cơ quan quốc tế nầy.Trong mọi Thỏa ước kinh tế song phương hay đa phương đều có những qui định có tác dụng cải thiện dân quyền , nhân quyền , tư do và dân chủ trong kinh doanh, trong lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ công lý và chống tham nhũng.. Dù CSVN không muốn hay né tránh hay giả dối trong những cam kết, khi đã vào sân chơi quốc tế là phải minh bạch và có trách nhiệm tuân thủ. Vận dụng Luật Magnisky toàn cầu . Một trong các công cụ tranh đấu cải thiện Nhân quyền do Tham nhũng ở VN là thông qua luật Global Magnitsky Act. (Luật Magnitsky toàn cầu) mà Hoa kỳ ban hành hồi tháng 12/ 2017 và Canada hồi tháng 9/2017, và cả Anh, và một sồ nước nữa ở Âu châu.Tổng quát theo luật nầy Hoa kỳ chế tài cá nhân dính liu tham nhũng lớn và vi phạm nhân quyền bằng hai biện pháp : đóng băng tài sản viên chức liên hệ và cả thân nhân và cấm những người nầy vào Mỹ. Hoa kỳ vừa áp dụng luật nầy đối với một viên chức Miến Điện và vài viên chức Afganistan. Luật nầy sẽ có thể áp dụng cho các viên chức tham nhũng lớn và ác độc hiện dấu tài sản ở Mỹ , Canada..Vận động quốc tế trong công cuộc chống TQ. Cả thế giới ngày nay e sợ mộng bá quyền và thực dân mới của TQ . Những trường hợp kinh doanh hay viện trợ ma đầu và dối gạt của TQ tại nhiều quốc gia. Một số nơi dân chúng đứng lên chống đối. Cho nên chúng ta cần tìm những cơ hội để phối họp với những tổ chức chống TQ trên thế giới, nêu lên các vụ lừa gạt, đàn áp vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế của TQ. Chống xâm lăng kinh tế TQ là một chánh nghĩa để tiến tới một trật tự thế giới tương đối bình an và lạc phúc. Các Hội đoàn, Truyền thông trong và ngoài nước nay cần phối hợp với nhau cho một vận động mới cho công cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế. Khi đạt được tiến bộ về Tự do, Dân chủ kinh tế thời sẽ có tác dụng tốt về chuyễn biến Chánh trị và Nhân quyền.
California, 30 tháng giêng - 2018.
Nguyễn Bá Lộc
(Source: Nhìn Ra Bốn Pương)
Comments
Post a Comment