NHỮNG KẺ SỐNG BẰNG ĐAU KHỔ VÀ XÁC CHẾT CỦA ĐỒNG LOẠI


-NGUYỄN THIẾU NHẪN-    
*
*  *

Trong nhiều bài viết, tôi đã trình bày mặt thật của những văn nhân vô hạnh ăn cháo đái bát của miền Nam như Vương Hồng Sển (VHS), Trần Tuấn Khải (TTK) v.v… Họ và gia đình là những kẻ đã sống nhờ vào chế độ miền Nam. Ngay khi miền Nam bị tấn chiến họ đã nói lời xum xoe bợ đỡ nhà cầm quyền mới là CXVN. Nhưng kẻ này, ít ra cũng ít đáng trách hơn những kẻ đã không thể sống cùng người Cộng sản, đã phải vượt biển ra nước ngoài lại tuyên bố “về nước để tìm chất liệu để sáng tác”, đem sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương” về nước để “giao lưu, giao hợp”, ra hải ngoại lớn tiếng chê bai người Việt chống Cộng là “những cái đầu đông đá”, bị vạch mặt là “kỳ nhông văn nghệ”, là “nhà văn con lươn, con ếch” thì xua con cái, bạn bè ra “bề hội đồng” ngay cả một tên vô lại nổi tiếng Chí Phèo chỉ vì tên này đã đăng tải những bài viết của những người cầm bút minh danh vạch rõ cái mặt mo, mặt mẹt của mình!
Dù sao những VHS, TTK cũng ít đáng trách hơn những kẻ như nhà văn Nhã Ca mà chồng bà ta là Trần Dạ Từ (Lê  Hà Vĩnh) cũng đã bị tù VC; ra hải ngoại lại tuyên bố “miền Nam cũng hung hiểm như miền Bắc” (xin xem phụ bản).
Có thân hữu hỏi tôi: “Ông đã viết nhiều bài viết với câu hỏi: ‘Có phải lý tưởng của những nhà báo Việt Nam lưu vong trở nên mờ đục và mục nát?’, chẳng thấy có ông bà nhà văn, nhà báo Việt Nam lưu vong nào trả lời, trả vốn là thế nào?”
Xin thưa không có nhà văn, nhà báo VN lưu vong nào trả lời, trả vốn lý do rất dễ hiểu là họ không thể trả lời. Bởi lẽ, cái gọi là lý tưởng của họ không những trở nên “mờ đục và mục nát”, mà còn tệ hơn như thế nữa. Chữ dùng chính xác nhất đối những những kẻ này là họ đã không có lý tưởng gì khi tự xưng mình là nhà văn, nhà báo; nhưng lại ngậm câm miệng hến khi phóng viên AC Thompson của truyền hình Frontline và ProPublica đưa ra trình chiếu phim phóng sự “Terror in Little Sàigòn” trên đài PBS vào ngày 3 tháng 11 năm 2015. Cuốn phim phóng sự “Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ” dựa vào bản phúc trình của Hội Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) vào năm 1994 do William A.Orme J., Giám đốc điều hành CPJ công bố.
Mở đầu bản công bố, William A.Orme Jr. viết:
“Báo cáo hôm nay không phải là tiếng nói cuối cùng về đề tài này. Ngược lại, có nhiều lỏng lẻo trong những câu chuyện này, nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết và trả lời và, trong một số trường hợp, một số câu hỏi đáng hỏi chưa được hỏi.
Nhưng nếu không có những cuộc điều tra kỹ, chắc chắn những người chịu trách nhiệm về những tội ác sẽ không bao giờ được đưa ra công lý, và những nhà báo phục vụ những cộng đồng sắc tộc sẽ có lý do để đặt câu hỏi liệu họ có được hưởng sự bảo vệ pháp lý và hỗ trợ của các đồng nghiệp mà chúng ta trong giới truyền thông bằng tiếng Anh có lẽ thường coi là chuyện đương.”
Rõ ràng, trong hơn 33 năm qua, chính quyền Hoa Kỳ “đã coi 5 ký giả người Mỹ gốc Việt bị khủng bố sát hại chỉ là những công dân hạng hai”  - như lời nói đầu mà nhà báo William A.Orme Jr. đã viết.
Cuốn phim phóng sự “Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ” của phóng viên AC Thompson và đạo diễn Rowley đưa ra thông điệp rất rõ ràng mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể dựa vào đó để tranh đấu tìm lại công lý cho những ký giả người Mỹ gốc Việt đã bị bọn khủng bố sát hại mà trong hơn 30 năm qua, qua vụ án 5 ký giả người Mỹ gốc Việt “bị đông lạnh” cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã bị đối xử như những công dân hạng hai!
Chuyện “kinh hãi trái khoáy”, nói theo cách nói của nhà báo Đinh Từ Thức là thay vì hoan nghênh, ủng hộ cuốn phim để tìm lại vị trí đứng của mình trong xứ sở tự do nhất là Hoa Kỳ; qua sự xúi giục của đảng Việt Tân, một số tổ chức, hội đoàn của đảng này đã hội thảo, trả lời phỏng vấn của hệ thống truyền thông CaliToday của nhà báo Nguyễn Xuân Nam ở San José đã bịa điều đặt chuyện vu cáo phóng viên AC Thompson và hãng phim PBS. Thậm chí, đảng VT đã “mua chuộc (?)” được Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn của tiểu bang California phát hành một thông cáo báo chí phản đối đài Frontline/ProPublica. 
Điều chua xót nhất là chính phóng viên AC Thompson, đạo diễn Rowley họ đã công khai thách thức kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN), kẻ đã viết bài, trả lời phỏng vấn kết tội AC Thompson là “những kẻ cầm máy giết người”, là làm “phóng sự ba xu”… đối chất với họ.
Nói theo truyện kiếm hiệp của Kim Dung là NXN đã làm cái chuyện con rùa… rúc cái “qui đầu” vào cổ của nó!      
 Bọn nhà văn, nhà báo Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Lộc cũng như “nhà báo buôn Vua” Huỳnh Lương Thiện cũng như bọn đầu lĩnh đảng VT cũng đã hành xử y chang cái cách hành xử cuả “tên Quách Hoè thời đại @ (acòng)” là NXN.
Chúng nó cũng như những con rùa rúc cổ!
Tội nghiệp con rùa. Nó là động vật thuộc loại tứ linh: long, lân, qui, phụng. Không biết vì sao mà hễ muốn mắng chửi địch thủ thì truyện kiếm hiệp Kim Dung cứ là: "Mày là con rùa rúc cổ”. Rồi cái chuyện diễn tả “đầu, mình, tứ, chi” của con rùa cũng là thiệt hại cho còn rùa quá đáng. Nội cái chuyện đặt tên “đầu rùa” là “qui đầu”, y chang như chuyện gọi “cái xuất hiện trước tiên” của “cái tự do” (nói theo cách nói của một tên công an VC) của những đấng đàn ông thì thiệt là… ép con rùa quá.
Chuyện này thì cũng y chang luật pháp Hoa Kỳ “ép” cộng đồng người Mỹ gốc Việt suốt 33 năm qua về chuyện 5 ký giả người Mỹ gốc Việt bị sát hại!
Một triệu bảy người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ trong suốt 40 năm qua đã đóng góp cho đất nước tạm dung là Hoa Kỳ rất nhiều công sức cũng như tiền bạc. Xin ông Nhà Nước Hoa Kỳ đừng có coi chúng tôi như… cái đầu của con rùa, tội nghiệp!
Xin mấy ông, bà nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cộng đồng, nhà Tập Thể Chiến Sĩ của ông Tướng Bình Vôi Nguyễn Khắc Bình, kẻ ném đá không cần giấu tay, những nhà cách mạng Diên Hồng Thời Đại gì đó không nên nhân danh nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cộng đồng v.v… mà lại tự biến mình thành… những cái đầu của con rùa!
*
Tôi cứ suy nghĩ hoài trong những tháng qua khi cùng với nhà văn Trương Minh Hoà, nhà văn Kiêm Ái, nhà báo Hứa Vạng Thọ đứng ra viết bài bênh vực cháu Nguyễn Thanh Tú trong hành trình của cháu trong suốt 33 năm qua, tôi không hiểu những kẻ tự xưng mình là nhà văn, nhà báo mà lại ra sức ngăn cản công lý thì không biết phải gọi họ là hạng người gì?
 May quá, đã có câu trả lời về loại nhà văn, nhà báo này. Xin mời độc giả đọc trích đoạn sau đây trên một diễn đàn điện tử:
“ Tản mạn cuối
Xin dành cho cậu Nick Út.
Cậu Nick thân mến. Lẽ ra đã không có cái phần tản mạn này nếu không có Facebook. Lẽ ra đã không có cái phần tản mạn này nếu cậu biết đâu là điểm dừng.
Cậu đã lãnh một giải Pulitzer nhờ tấm hình “Cô Bé Napalm” chụp năm 1972, một chuyện mừng cho cậu, cậu tự hào là đúng.
Từ đó đến nay đã quá lâu, đã có bao nhiêu nước chảy qua cầu rồi, những năm đầu tiên sau đó còn có thể hiểu được; nhưng không hiểu sao, cho đến bây giờ, hơn 40 năm, mỗi lần Cô Bé Napalm được mời đi đâu diễn thuyết, cậu cứ đi kè kè bên cô ấy hoài, chỗ nào có cô ấy là lại có cậu, nhiều lúc cậu còn nổi hơn cô ấy nữa? Sao giống như “ăn mày dĩ vãng” vậy?
Mới đây, sau vụ nổ súng ở San Bernardino, cậu đã đưa lên Facebook cho mọi người xem “tác phẩm” của cậu trong tang lễ của cô Nguyễn Thị Thanh Tín đã được hai tờ báo lớn của Mỹ sử dụng. Trông mặt của cậu thật là hí hửng, hả hê, tự mãn.
Trước khi góp ý với cậu, tôi xin kể cậu nghe câu chuyện của Kevin Carter, cũng là một photo-journalist như cậu, cũng lãnh một Pulitzer như cậu, và chắc cậu cũng biết Kevin.
Kevin có mặt ở Nam Sudan năm 1993. Anh bị thu hút bởi hình ảnh một bé gái ốm trơ xương đang lê lết trên mặt đất. Bố mẹ của bé để tạm bé ở đó để nhanh chân đến một điểm phát thực phẩm miễn phí gần đấy. Kevin chỉ định chụp bé gái để nói lên tình trạng đói kém của Nam Sudan nói riêng, Phi châu nói chung. Nhưng khổ một nỗi là có một con kên kên đứng gần đấy. Kevin nói anh chờ đến 20 phút mà kên kên vẫn chưa chịu đi chỗ khác.
Cuối cùng Kevin đành chụp cả bé gái lẫn kên kên, đem bán cho các tờ báo.
Khi tấm ảnh xuất hiện trên tờ New York Times ngày 26 tháng 3 năm 1993 – cùng tờ báo đăng hình tang lễ cô Tín của Nick – nó đã gây cú sốc cho nhiều người về tình cảnh khốn khổ được thể hiện. Cùng lúc, hàng trăm người đọc nhao nhao hỏi tờ báo số phận của bé gái ra sao, liệu có bị kên kên ăn thịt hay không… Người Mỹ nói chung rất mê con nít và hay bênh vực thành phần thấp cổ bé miệng, thành phần vulnerable. Một biên tập viên của tờ trả New York Times lời lấp lửng: bé gái cũng cố gắng tránh xa kên kên nhưng không rõ số phận chung cuộc của bé ra sao. Câu trả lời này càng làm cho người đọc hoang mang hơn nữa. Có người chất vấn tờ báo: tại sao trước một cảnh thương tâm như vậy còn có người thản nhiên đứng chụp ảnh, thay vì phải cứu bé gái? Một tờ báo khác cay độc hơn: “Cái người điều chỉnh ống kính để có thể lấy đúng bức ảnh về sự đau khổ của bé gái đó cũng là một con thú, một con kên kên khác đang có mặt ở hiện trường.”
Kevin nhận được một Pulitzer với tấm ảnh, nhưng lương tâm anh vẫn ray rứt vì đã không giúp gì cho bé gái.
Ba tháng sau khi nhận giải, anh tự sát, để lại lá thư cho biết một trong những lý do anh muốn chết là bị ám ảnh bởi những gì mình đã làm.
Cậu Nick thân mến,
Cậu đeo đuổi cái nghề photo-journalist từ mấy chục năm qua và sống thoải mái nhờ nó là chuyện mừng cho cậu.
Trong cái ngành truyền thông, nghề của cậu nó khác với nghề của Bob Woodward và Carl Bernstein, những người đã khui ra vụ Watergate. Nó cũng khác với công việc của Tuấn Khanh, Nguyễn Quang Lập, Huy Đức hoặc những nhà báo đã khui ra vụ PMU 18 hoặc vụ Huỳnh Văn Nén.
Nghề của cậu, tuy cũng có nguy hiểm khi phải ra những chỗ có tiếng đạn bom, nhưng không mang tính sáng tạo, không sợ bị bắt, bị tù, bị thủ tiêu; cậu chỉ chờ sự kiện xảy ra thay vì tạo ra sự kiện.
Cậu may mắn hơn nhiều phóng viên khác. Cậu đã được tổ đãi. Cơ hội từ trời rơi xuống. Cả đời phóng viên nhiếp ảnh may ra mới đến một lần. Nói cách khác, cậu đã ở đúng nơi, đúng lúc, và làm đúng công việc của mình, chấm hết, you happened to be in a right time and a right place, that’s all.
Cách hành xử của cậu làm nhiều người yêu nghề truyền thông xấu hổ. Cậu đã chứng minh cho câu nói: nghề báo là nghề sống bằng đau khổ và xác chết của đồng loại. (Trích “Một đời phát thanh” của Châu Quang danchimvietonline).
*
“Nghề báo là nghề sống bằng đau khổ và xác chết của đồng loại!”
Nhận định này của nhà báo Châu Quang áp dụng vào tên “sát nhân cầm máy” Nick Út đem áp dụng vào những nhà văn, nhà báo Nhật Tiến, Nhã Ca… qua những việc làm của những kẻ này không sai một chút nào.
Bởi, như văn hào Albert Camus đã nói: “Công việc của những người biết suy nghĩ là không đứng về phía những đao phủ”!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
*
*   *
PHỤ BẢN
VỀ CHUYỆN NHÀ VĂN NHÃ CA KẾT TỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Từ Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca đến Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968 của dịch giả Olga Dror: Hồi ký-account hay truyện ký -fictionalized account liên quan đến Văn học Miền Nam và cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, Huế.
  

- Nguyễn Tà Cúc -
            *“Tôi thề sẽ không bao giờ im lặng khi nào và chỗ nào con người phải cam chịu đau đớn và tủi  nhục. Chúng ta phải chọn một bên. Thái độ trung lập giúp kẻ đàn áp chứ không bao giờ giúp nạn nhân. Thái độ yên lặng khuyến khích kẻ khủng bố chứ không khích lệ gì người bị khủng bố …”            Elie Wiesel, sống sót nạn Holocaust, trích trong bài diễn văn nhận giải Nobel về Hòa bình, 10 tháng Chạp, 1986 
            Tháng chín 2014, Nhà xuất bản Đại học Indiana University Press, Bloomington, tiểu bang Indiana, cho phát hành cuốn Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968 do giáo sư kiêm dịch giả Olga Dror thuộc phân khoa Sử học, Đại học Texas A&M University, tiểu bang Texas, dịch sang Anh ngữ từ cuốn Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca. Ngày 25. 2. 2015, Đại học UC Berkeley, tiểu bang California, tổ chức một buổi ra mắt sách với sự có mặt của cả tác giả lẫn dịch giả. Bài nói chuyện của Nhã Ca đã được in lại trên nhật báo Việt báo Kinh tế. Trước đó, toàn bộ 50 trang "Lời giới thiệu của dịch giả" [trang xv-lxv, sđd, Anh ngữ] cũng đã được Huỳnh Kim Quang dịch sang Việt ngữ.
 I-Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca và cuộc giới thiệu bản dịch với cộng đồng ngoại quốc qua Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968, dịch giả Olga Dror           
                        Nguyên bản và bản dịch Giải khăn sô cho Huế [GKSCH] đã được vài học giả hay sử gia Hoa Kỳ chuyên về lịch sử và văn hóa vùng Đông Nam Á và Việt Nam khen ngợi một cách nhiệt tình. Giáo sư Shawn F. McHale (1) cho rằng, trong toàn thể số sách về trận chiến Việt Nam, rất ít cuốn được viết bằng kinh nghiệm của người dân, một thứ kinh nghiệm dã man, hung hãn và thảm khốc. GKSCH–một hồi ký bỏng sém và không khoan dung mà tác giả của nó cũng là một chứng nhân đã là một minh chứng thống khổ cho thực tế ấy (2). Tương tự, giáo sư/dịch giả Peter Zinoman (3) trong ngày giới thiệu bản dịch này tại UC Berkeley [Đại học California tại thành phố Berkeley] cũng đồng ý với giáo sư McHale rằng đó là một cuốn hồi ký:
            -"Cái nhìn của một người dân miền Nam bị kẹt giữa làn đạn của quân cộng sản chiếm thành phố này ba tuần lễ và sự phản công giành lại kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Hồi ký của Nhã Ca còn là chứng liệu về lực lượng võ trang Việt Cộng đã giết thường dân trong những khu vực họ chiếm đóng...." [Bùi Văn Phú, " Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ", ://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/03/150301_giai_khan_so_cho_hue_in_englis]
             Trong khi đó, Nhã Ca, tác giả của nó, cũng tái khẳng định tính chất trung thực của hồi ký này qua lời phát biểu trong ngày ra mắt sách tại Đại học UC Berkeley như sau:
            -"Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết ‘Giải Khăn Sô cho Huế’. Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy…" [Nhã Ca, "47 Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC Berkeley: Bài nói chuyện tại UC Berkeley vào ngày 25. tháng 2. 2015". Đăng trên Việt Báo Kinh tế ngày 28. 2. 2015,http://vietbao.com/p112a234271/47-nam-sau-vu-tan-sat- tet-mau-than-giai-khan-so-cho-hue-toi-uc-berkeley] 
            Tiếp đó, dịch giả Olga Dror cũng có chung một nhận định: bà lập lại nhiều lần quan điểm ấy của tác giả trong Bài Giới thiệu dẫn vào cuốn sách (4):
            -"Tất cả con người và sự kiện trong tác phẩm này đều thực. Nhã Ca cũng là chứng nhân các sự kiện mà bà diễn tả hay nghe về chúng từ những người bà đã gặp trong thời gian trải nghiệm cực kỳ đau khổ. Nó là sự miêu tả hay là tập hợp của những miêu tả được viết ra trong sự tỉnh giác của những sự kiện bi thương[… ] Mục đích của Nhã Ca là mang sự kiện này phô bày ra, để nhắc nhở những hung bạo đã tàn hại thành phố Huế, dân Huế và gánh trách nhiệm. Miêu tả của bà về các sự kiện không bóng bẩy chút nào nên không có sự lừa dối sự thật và vì vậy đây là một trong những giá trị lớn nhất[…] Nó không phải là cuốn tiểu thuyết, không là tác phẩm hư cấu, mà là cuốn sách mô tả không bóng bẩy về các sự kiện như được chứng kiến qua cặp mắt của tác giả và những người chung quanh bà vào lúc đó. Nó cho chúng ta “những bức ảnh chụp tức thì” của cuộc sống bị hủy hoại và vỡ nát ở thời điểm Trận Tấn Công Tết. [Olga Dror-Huỳnh Kim Quang dịch, sđd] 
            Bởi thế, Olga Dror đã xác quyết về GKSCH một cách mạnh mẽ và không dè dặt rằng (5):
            -"Tác phẩm mà bạn sắp đọc […] là một bản tường thuật về các sự kiện đã được chứng kiến qua đôi mắt của tác giả và những người dân khác bị kẹt trong cuộc tấn công vào thành phố Huế trong khoảng từ ngày 30 tháng giêng tới ngày 28 tháng 2, 1968" [trang ix] Hy vọng rằng những sự kiện này và các yếu tố khác sẽ giúp bảo toàn GKSCH như một tài liệu trung thành với nền văn hóa và quãng lịch sử của thời chiến tranh Việt Nam ấy và để đặt nó vào (vị trí) của một văn kiện cần thiết cho việc tìm hiểu rõ ràng hơn về cuộc tấn công Tết (Mậu Thân) rồi cả cuộc chiến này nữa xuất xứ từ một tiếng nói đương thời [trang xii]"  [Olga Dror, sđd-Nguyễn Tà Cúc dịch] 
            Nhưng chính vì thế, chính vì GKSCH nằm trong một khung cảnh chính trị và thời điểm chiến tranh, người viết đã chú ý đến một vấn đề thập phần quan trọng khác: Vấn đề sự thật trong lịch sử, một vấn đề mà chính Dror cũng đã kêu gọi khi chọn cuốn sách này để phiên dịch. Những người như người viết– nghĩa là những người tạm cho là đã có đủ chứng cớ để đặt vấn đề nghiêm trọng về thể loại [ký hay truyện] của cuốn GKSCH — không nêu vấn đề nghiêm trọng này ra chỉ đơn giản vì Nhã Ca không chống Cộng đủ hay không chống Cộng theo ý mình, mà vì hậu quả đương nhiên là văn chương không phải là một chỗ để ngụy tạo lịch sử khiến sự hư cấu lại được đánh tráo hay tán dương nhiệt liệt như hoặc hơn sự thật. Qua mấy lần biên tập, ngoài mấy thay đổi liên quan trực tiếp đến tư cách nhân chứng của tác giả, tác phẩm này lại còn có vài người hầu như được nêu đích danh để bị mô tả hay ám chỉ là những kẻ khủng bố một cách man rợ hoặc sát nhân một cách bệnh hoạn trong một biến cố có một không hai trong chiến tranh Việt Nam: cuộc thảm sát tại Huế, Tết Mậu Thân. 
II-Mourning Headband for Hue, hồi ký/an account theo Olga Dror hay Giải khăn sô cho Huế, tập truyện ký/a fictionalized account theo Nhã Ca? 
Trước đây, từ những năm 1969 [GKSCH xuất bản lần thứ nhất], 1971 [tái bản tại Sài gòn], 1973 [trả lời ký giả Markham, The New York Times] hay mới đây, 2008 [tái bản tại Hoa Kỳ], Nhã Ca đã nhân danh Giải khăn sô cho Huế [GKSCH] để không bao giờ ngần ngại mà phát biểu công khai với cả cộng đồng ngoại quốc lẫn cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, rằng thứ nhất bà chọn thái độ trung lập ("đứng giữa") trong cuộc chiến Việt Nam vì hai bên Cộng sản (Miền Bắc) và Tự do (Miền Nam) đều "hung hiểm như nhau". Thứ hai, hơn thế nữa, bà đã kết án dân quân Miền Nam "phải chịu trách nhiệm" về "tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế" (1969) hay ghê gớm hơn thế nữa, là phải đeo trên ngực cái án "phải lãnh phần trách nhiệm" về tội "tàn sát" (2008) ít nhất là ba ngàn người dân Huế cùng một số giáo sư đại học hay các nhà truyền giáo người ngoại quốc bằng nhiều cách dã man như đập bể óc, chôn sống vv…: 
            -" […] Đứng giữa – ‘Tôi không thể là thành viên của bất cứ bên nào’, bà Nhã Ca nói, ‘và hầu hết người Việt Nam cũng đang ở cùng một hoàn cảnh như tôi.’ […] Bà nói thêm :’Chúng tôi đang sống trên quê hương của chính mình, mặc dù vậy, ở phía này hay phía kia, đều hung hiểm như nhau/Neutral Stance-‘I cannot be a partisan of either side,"says Mrs. Nha Ca[…] ‘and most Vietnamese are in the same situation,’she says, ‘even though we are living in our own country. It is equally dagerous to be with this side or the other side.’…[Nhã Ca trả lời ký giả James M. Markham, "Saigon Writers Finds Everyone Guilty" /Một nhà văn Sài gòn thấy mọi phía đều có lỗi, ngày 19.11.1973 — Giải khăn sô cho Huế, Việt Báo tái bản, 2008, trang 618-619] 
*
*  *

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất