Những Điều Không Thích Hợp của Trung Tâm Phục Vụ Việt Mỹ.
Những Điều Không Thích Hợp của Trung Tâm Phục Vụ Việt Mỹ.
Thông Báo của VASC (làm kiểng) mị dân.
Trung Tâm VASC Không Treo Cờ
Những Người Đến Lãnh Cơm "Bố Thí" của tên Liêm
Lê Bình
https://nangtheky21.blogspot.com
Thành phố San Jose có hơn một (1) triệu dân, là thành phố lớn thứ X trên nước Mỹ. Thành phố tập trung các hãng công nghệ cao như Google, Facebook…vv. Dân số người Mỹ gốc Việt khoảng 130 ngàn người, sống tập trung tại khu vực số 7 (District 7), Little Sài Gòn. Với nhu cầu rất lớn về dân sinh, y tế; nhưng có nhiều thế hệ đã được sinh ra và lớn lên tại đây, nhu cầu chăm sóc người cao niên trở nên cấp thiết.
Chính quyền Hạt Santa Clara (Thung Lũng Silicon) đã nhìn
ra sự cần thiết đó. Với sự vận động của nhiều tổ chức, cá nhân trong nhiều năm,
được hai vị Giám Sát Viên (Supervisor) Dave Cortese, và Cindy Chavez đồng thuận,
và đề nghi lên Hội Đồng Giám Sát. Một ngân sách được chấp thuận. Sau hơn 3 năm
xây dựng, trung tâm này đã hình thành và mang tên Trung Tâm Dịch Vụ Việt Mỹ
(Vietnamese American Service Center) Trung tâm tọa lạc tại 2410
Senter Rd.
San Jose, CA
95111, (408) 518-6200,
vasc@ceo.sccgov.org
Hãy nhìn lại sự hình thành và nhiệm vụ của Trung Tâm này.
Hình Thành VASC
Trung tâm Dịch vụ Người Mỹ gốc Việt là một tòa nhà rộng 37,000 bộ vuông của Quận phục vụ như một trung tâm tổng hợp cho các dịch vụ về y tế và dân siinh của Quận, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ theo cách phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của người thụ hưởng. Tòa nhà tọa lạc tại trung tâm Little Saigon, San Jose. Mục đích của VASC là giúp đỡ về sức khỏe trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt và cộng đồng các sắc dân tại địa phương. Khi thực hiện như vậy, VASC sẽ là một mô hình thích hợp cho các dịch vụ về dân sinh và y tế tổng hợp và dễ dàng; đồng thời đóng vai trò là “cửa ngõ” cho các nguồn phục vụ khác của Quận, cộng đồng và chính phủ. Các dịch vụ tại TT bao gồm: Phòng khám Sức khỏe, Trung tâm Y tế Valley, Phòng khám Nha khoa, nhà thuốc tây, dịch vụ xã hội, chương trình dinh dưỡng cho người cao niên, có chương trình giữ trẻ tại chỗ, v.v…
Nhiệm vụ
Mục đích của VASC là có những dịch vụ chăm sóc về sức khỏe và dịch vụ xã hội trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt và những cư dân địa phương. Khi làm như vậy, VASC sẽ là một mô hình cho các dịch vụ dân sinh và y tế dễ dàng gần gủi, đồng thời đóng vai trò là “cửa ngõ” cho các nguồn lực khác của Quận Hạt, chính phủ và cộng đồng.
Lịch Sử:
Vào năm 2012, Sở Y tế Công cộng của Quận đã hoàn tất một Bảng Đánh giá Sức khỏe Người Mỹ gốc Việt, cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Quận Santa Clara phải đối mặt với sự chênh lệch và dấu hiệu về sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, sự xung đột giữa các thế hệ và khó khăn trong việc định hình các dịch vụ hiện có của quận. Vào ngày 23 tháng 2 năm 2016, Hội đồng Giám sát đã thông qua việc chỉ định lô đất của Quận tọa lạc tại Đường Senter gần Đường Tully ở San José làm địa điểm cho VASC trong tương lai. Sau khi hoàn thành, VASC sẽ đóng vai trò là trung tâm cung cấp các dịch vụ y tế, phúc lợi xã hội của Quận được cung cấp theo cách phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ Việt.
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2021, VASC đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm và sau đó mở cửa với những dịch vụ ở tầng một như một phần của giai đoạn khai trương từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022. Các dịch vụ bao gồm Chương trình Dinh dưỡng Người Cao Niên, Dịch vụ về Sức khỏe Tinh Thần, Dịch vụ Xã hội, và Chương trình Sức khỏe Cộng đồng.
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2022, VASC đã tổ chức lễ khai trương với đầy đủ các hoạt động dịch vụ ở tầng một và tầng hai, bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, xét nghiệm, nha khoa và nhà thuốc, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên khoa.
Đọc qua nhiệm vụ và mục đích sự hình thành người ta thấy TT/VASC phục vụ chính là cho người Mỹ gốc Việt. Tên của trung tâm là chữ Việt. Ngôi nhà xây dựng với những hình ảnh Việt Nam. Ngôn ngữ xử dụng là Tiếng Việt, và nhân viên phần lớn là người Việt. Riêng phần dinh dưỡng, những bữa ăn trưa (miễn phí) tại TT là món ăn Việt. Người đầu tiên chịu trách nhiệm điều hành là Luật sư Betty Dương, được sanh ra tại San Jose, con của một gia đình người tỵ nạn. Dưới sự điều hành của người Giám Đốc Việt, LS Betty Dương, mọi sự diễn tiến rất tốt đẹp từ những bữa ăn, cách phục vụ…v.v. và mỗi ngày có khoảng (trên dưới) 300 người Cao Niên đến đây dùng bữa trưa. Bên cạnh đó còn có những phòng hội họp, thoải mái, đầy đủ các phương tiên đề người già có thể ngồi lại chuyện trò, tâm sự…v.v. Sau đó, vị giám đốc đầu tiên chuyển qua nhiệm vụ khác, người kế nhiệm là cô Mikelle Lê, một chuyên viên tâm lý, đã có những tiếng đồn về cung cách phục vụ, về những bữa ăn…v.v. Truyền Hình Việt Nam, Báo Cali Today đã đến tìm hiểu, và gặp giám đốc Mikelle Le. Một buổi phỏng vấn được thực hiện. Qua cuộc nói chuyện với giới truyền thông, báo chí, cô Mikelle Lê đã trình bày rõ ràng, đưa đi thăm những phòng ốc, dụng cụ, nhà ăn…v.v. Mọi thắc mắc, lời phê bình, tiếng đồn đã được giải tỏa rất thỏa đáng.
Khoảng đầu năm 2023, một lần nữa giám đốc điều hành đuợc thay đổi. Người giám đốc, và phó giám đốc là ông Liêm, ông Thái (Không rõ tên họ, kể cả nhân viên làm việc cũng không biết rõ họ của ông Liêm.)
Từ ngày những vị giám đốc này về làm việc, lại có những lời phàn nàn, sự bất bình nổi lên trong cộng đồng. Điều đầu tiên người ta nghe được là những người điều hành (giám đốc) không thân thiện, hách dịch, quan liêu, không giải quyết các thắc mắc của người dân.
Cụ thể là những phần ăn không chăm sóc chu đáo, cung cách phục vụ ( giống như) là “bố thí”. Ông Nguyễn cho biết món bún đã cho nước lèo vào tô, khi mang về đến nhà là vữa nhão ra, ăn không được. Người đàn ông đến nhận phần ăn, trinh bày với nhân viên rằng vợ ông đi cấp cứu bất ngờ, ông nhận thay (vì đã ghi tên trước) cùng một gia đình. Người nhân viên trả lời “người nhận phải có mặt mới được nhận”. Dù đã trình bày lý do, nhưng ông cụ đã được đáp trả với “gương mặt lạnh lùng”. Nhiều tiếng than phiền “như đi ăn xin”, “bố thí”…, và ông bà cụ quyết định “chúng tôi sẽ không đến nữa!”. Ông kể lại với nét mặt không hài lòng: “Chúng tôi ghi danh, chúng tôi đến nhận. Chúng không phải là người đi xin ăn!”
Vào ngày thứ Hai, ngày 1/5/2023, sau khi nghe những câu chuyện, phóng viên đã đến trung tâm lúc 12:00pm, bước vào phòng ăn, nhận thấy có 3 nữa nhân viên ngồi ở bàn để xem xét danh sách người ghi danh trong ngày, và phát phiếu ăn. Có nhiều người phụ nữ sắp hàng nhận phần ăn. Phần ăn ngày hôm đó (1/5/203) là một hộp thức ăn nhỏ, một hộp sữa nhỏ.
Trên tường trong phòng ăn, và trước bàn làm việc có ghi những thông báo. Trong đó có một thông báo ghi “Sau 12 giờ 30 trưa. Phát phần ăn cho người không đặt trước.”
Sau 12:30 PM, phóng viên đến bàn lấy phiếu thức ăn. Sau đây là cuộc đối thoại:
Người trưởng toán nhân viên trả lời:
“Không có!”,
Phóng viên chỉ tay vào bảng thông báo: “Trên đó ghi, sau 12:30 PM được nhận phần ăn không cần ghi danh?”
Nhân viên (người phụ nữ bận áo màu đỏ) lạnh lùng: “Hôm nay hết thức ăn. Hôm nào có dư mới phát!”
“Vậy ghi bảng thông báo đó làm gì?"
“Hôm nay không có phần dư.”
“Nếu không có phần dư phải ghi rõ, hoặc lấy thông báo đó xuống. Tôi ngồi đây hơn nửa giờ không có ai nói gì, hoặc báo cho biêt. Tôi muốn gặp ông giám đốc?”
“Ra ngoài đó hỏi.”
Bước ra ngoài, đến quầy làm việc, có nhiều nhân viên đang đứng ngồi, không làm việc, nói chuyện vu vơ. Phóng viên trình bày thắc mắc. Muốn gặp vị giám đốc để tìm hiểu. Người nam nhân viên trả lời:
“Không có giám đốc ở đây. Ông cần việc gi?”
“Tôi cần gặp ông giám đốc.”
Người nam nhân viên chỉ tay qua một cô gái.
“Giám đốc đi ăn trưa, hay giám đốc làm việc tại nhà?”
“Cháu không biết!”
“Ông giám đốc tên gì?”
“Cháu không biết. Chú cần gì?”
“Muốn gặp ông giám đốc?”
“Gặp nhân viên khác được không?”
“Không! Giám đốc trung tâm này tên gì?”
“Cháu không biết!”
“Ông ta tên Liêm có phải không?”
“Dạ hình như vậy!”
“Có quý vị nào ở đây biết ông giám đốc trung tâm này tên họ là gì không?”
Tất cả im lặng. Không có ai trả lời.
“Ông ta đi đâu?”
“Ông ta nghỉ phép 1 tuần.”
Phóng viên để lại họ tên, nghề nghiệp, và số điện thoại với yêu cầu: “Tôi muốn gặp ông Liêm. Vui lòng gọi tôi tại số này.!”
Và đến hôm nay, thứ Hai, ngày 8/5/2023 vẫn chưa được trả lời, gọi điện thoại vào TT, không có người trực.
Một trung tâm mang tên Trung Tâm Dich Vụ Việt Mỹ, với nhiều nhân viên người Việt, ngân sách do chính phủ trả lương (từ tiền đóng thuế của dân), không phục vụ đúng đắn, nhân viên không được huấn luyên chuyên nghiệp. Văn hóa Việt Nam là kính trong người già, gọi là “Trọng Xỉ”; trong dân gian thì có câu “Kính Lão Đắc Thọ”, và văn hóa Việt Nam có nhiều câu ca dao, thành ngữ về cách đối xử trong xã hội: “Của cho không bằng cách cho.” “Học ăn , học nói, học gói, học mở”
Nhân viên người Mỹ (gốc Việt), làm việc tại Trung Tâm dành cho người Việt. Trong văn bản được ghi trên trang mạng của TT “trung tâm tổng hợp cho các dịch vụ về y tế và dân sinh của Quận, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ theo cách phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của người Việt” (County facility serving as a one-stop hub for the County’s health and human services, facilitating service delivery and client engagement in a culturally competent and language-accessible manner.)
Lê Bình
(Nàng Magzine)
Comments
Post a Comment