Bien Dong
Theo bản tin của Washington Post, ngày 09 /11/2018 Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thẳng thừng bác bỏ lên án và yêu của Trung Quốc phải gỡ hết dàn hỏa tiễn đã đặt ở nhưng khu vực quanh Biển Đông và công khai đòi Bắc Kinh phải rút các loại tên lửa ra khỏi các đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa một cách trái phép nếu không muốn Hoa Kỳ dừng tuần tra Biển Đông.
Chưa bao giờ thấy bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra thái độ cứng rắn về hồ sơ Biển Đông một cách rõ ràng. Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Tàu cộngDương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng-Ngụy Phượng Hòa.
Bên cạnh, tờ nhật báo The Japan Times, ngày 10/11/2018, cũng có bài bình luận “đây là lần đầu tiên mà Mỹ lên tiếng thẳng thừng với Tàu Cộng triệt thoái các hệ thống hỏa tiễn mà họ đã thành lập trên các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông. tháng 5/2018 vừa qua, Ngũ Giác Đài còn từ chối bình luận về các thông tin tình báo cho biết là Tàu cộng đã cho thiết lập các loại hỏa tiễn hành trình chống hạm và phòng không trên 3 hòn đảo nhân tạo mới được họ bồi đắp là Đã Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Với sự kiện Hoa Kỳ trực tiếp kêu gọi bằng văn bản Tàu rút hết hỏa tiễn, thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên từ phía Hoa Kỳ. Đây là điều ít khi thấy vì lâu nay mối quan ngại của Mỹ đối với Tàu cộng ở Biển Đông chỉ được nêu lên một cách kín đáo.
Nhận xét này đã gợi đến sư cố ngày 30/09/2018 tại Đá Ga Ven (Trường Sa) khi một chiến hạm của Hải quân Tàu cộng cố tình cắt ngang đường đi của một khu trục hạm Mỹ, gây nguy hiểm cho cả hai phía. Bản thông cáo cũng lưu ý rằng « Mỹ vẫn quyết tâm cho tàu thuyền và máy bay đến hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép ».
Quan điểm cứng rắn của Mỹ trên hồ sơ Biển Đông còn được hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ thể hiện trong cuộc họp báo chung với hai trưởng đoàn Tàu Cộng sau cuộc đối thoại. Khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không ngần ngại công khai chỉ trích Tàu Cộng về việc quân sự hóa Biển Đông khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ « tiếp tục bày tỏ quan ngại về các hoạt động và chính sách quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông (và) yêu cầu Tàu Cộng thực hiện đúng những cam kết đã đưa ra trước đó trên vấn đề này ».
Phản ứng trước lời đả kích của ông Pompeo, Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cho rằng Bắc Kinh « có quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng cần thiết » ở những khu vực mà ông gọi là « lãnh thổ » của Tàu Cộng . Không chỉ thế, ông Dương Khiết Trì còn lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ là phải « đình chỉ việc đưa tàu chiến và máy bay quân sự đến gần những đảo đá của Tàu Cộng và dừng những hoạt động phá hoại chủ quyền Trung Quốc ».
Sức ép trên đây của Mỹ liệu có làm cho Tàu Cộng thay đổi thái độ về Biển Đông hay không ? và cụ thể là yêu cầu triệt thoái hỏa tiễn có được Bắc Kinh đáp ứng hay không ? Trên vấn đề này, một số chuyên gia phân tích được nhật báo The Japan Times trích dẫn đã tỏ ý rất hoài nghi.
Jeffrey Ordaniel, chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu về châu Á-Thái Bình Dương Diễn Đàn Thái Bình Dương (Pacific Forum) ở Hawaii cho rằng dù đây là lần đầu tiên mà Mỹ lên tiếng đòi Bắc Kinh rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa, lời kêu gọi này ít có khả năng được Tàu Cộng lắng nghe.
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cao cấp tại viện nghiên cứu Rand Corp. cũng thận trọng, cho rằng Tàu Cộng có thể rút các hệ thống hỏa tiễn ra khỏi Trường Sa trong một động thái xây dựng lòng tin để tỏ thiện chí với Mỹ vào lúc này. Tuy nhiên theo ông, Bắc Kinh « có thể dễ dàng tái thiết lập loại vũ khí này nếu quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trở lại».
Nếu lời yêu cầu rút toàn bộ hỏa tiễn ra khỏi khu vực biển Đông của Hoa Kỳ không được Tàu cộng đáp ứng, liệu điều gì sẽ xảy ra?? Không ai có thể khẳng định được điều gì, nhưng đây cũng là mầm móng chiến tranh khởi sinh (?)…
Comments
Post a Comment