Vân Lê: Người Con Gái Của Cộng Đồng Việt.













Lê Bình

Cuộc bầu cử nghị viên khu vực 7 thành phố San Jose kỳ này, Vân Lê tức Lê Thị Cẩm Vân, là ỦyViên Giáo Dục East Side San Jose sẽ ra tranh cử chức vụ này. Vân Lê là con của ông Lê Văn Cao, một Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia VNCH và chức vụ cuối cùng là Công Cán Ủy Viên Bộ Giáo Dục, di tản sang Hoa Kỳ năm 1975. Vân Lê đã từng làm trong thành phố San Jose cơ quan Tái Thiết. Năm 1997, Vân Lê tự lập và trở thành một doanh nhân thành công.Với mục đích đó, Vân Lê đã hoạt động tích cực trong ba lãnh vực Văn Hoá, Xã Hội & Giáo Dục và là một trong những sáng lập viên và là người đầu tiên tổ chức Tết Trung Thu cho các em ViệtNam và bản xứ ròng rã từ 1992 và những lần tổ chức Tết Trung Thu đều thành công mỹ mãn. Về giáo dục, Vân Lê đã thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh, nhất là phụ huynh người Việt để trao đổi và hổ trợ cho các em học sinh người Việt và tranh đấu cho lớp Tiếng Việt vỡ lòng cho các em học sinh Việt lớn lên ở Mỹ. Đặc biệt, Vân Lê đã kiên nhẫn vận động thành công cho Hiệu Trưởng Việt Nam đầu tiên của trường Trung học YB là thầy Tom Huỳnh và nhiều chức vụ khác trong khu học chánh dành cho người Việt. Vân Lê còn giúp đỡ gây quỹ và tổ chức bữa cơm thân ái giúp cho các em học sinh vô gia cư được 7 năm. Vân Lê còn quân bình ngân sách của học khu và đã tìm đưọc nguồn lợi tiết kiệm $250,000 mỗi năm để có thêm thầy cô giáo cho các trường. Ngoài ra, Vân Lê tranh đấu để các Ủy Viên Giáo Dục Học Khu East Side chấp thuận 5/5 cho Nghị Quyết vinh danh lá cờ Vàng ba sọc đỏ, và vinh danh sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH và các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại VN lần đầu tiên trong học khu.Vân Lê là vị dân cử luôn luôn lắng nghe, ghi nhận những nguyện vọng của người dân và làm theo nguyện vong của người dân. Vì lý do này mà nghị viên đương nhiệm Nguyễn Tâm cáo buộc Vân Lê chống nghị quyết 3.8. Vân Lê đã giải thích rõ ràng để tránh sự hiểu lầm của cử tri người Việt.Vân Lê khẳng định là Vân Lê không chống nghị quyết 3.8 và không phản đối việc cấm treo cờ đỏ, cô giải thích:  “Tôi đã tham dự buổi điều trần của Ủy Ban Định Chế ngày 11 tháng 1, năm 2017 và ngày 24 tháng1 năm 2017. Nhưng ngay sau đó có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung chưa rõ ràng của nghị quyết 3.8, đưa đến việc nghị viên Nguyễn Tâm chính thức nộp đơn thưa kiện hai ông Võ Tử Đản và ông Lê Văn Ấn (aka Kiêm Ái) ra tòa ngày 10 tháng 2 năm 2017. Sau khi thấy việc Nghị viên Nguyễn Tâm nộp đơn thưa 2 người dân ra tòa án vì những bất đồng ý kiến về nghị quyết 3.8, một số cử tri người Mỹ gốc Việt trong khu vực 7 đã có ý kiến và muốn tiếng thành phố San Jose một cách đúng đắn và chính xác thì họ đã đến gặp Vân Lê để yêu cầu Vân Lê chuyển đạt những ý kiến của họ và họ cũng đề nghị Vân Lê viết văn thư gởi cho Hội Đồng Thành Phố San Jose về việc này. Để tránh sự hiềm khích, xào xáo trong cộng đồng người Việt, Vân Lê tin tưởng rằng với việc Vân Lê gởi email đến Hội Đồng  thành phố San Jose để chuyển đạt ý nguyện của cư dân thì cộng động người Việt tại San Jose đã tạm lắng đọng để chờ Hội Đồng Thành Phố trả lời về ý kiến của họ đối với Nghị Quyết 3.8.

Vân Lê ra tranh cử chức vụ nghị viên khu 7 thành phố San Jose lần này do các nhân sĩ trong cộng đồng đề nghị để thực hiện những vấn đề dân sinh cần đến, và đem lại vinh dự cho cộng đồng người Việt.
Nhìn về tương lai trong kế hoạch phục vụ cộng đồng cư dân Việt (nói riêng), và cư dân khu vự Quận 7; Vân Lê cho biết kế hoạch chung cho khu vực quận 7 là:

1/ An toàn công cộng: Hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhân viên cảnh sát và cứu hỏa, tạo nên cuộc sống an toàn, lành mạnh cho người dân.
2/ Nhà ở với giá cả phải chăng: Xây dựng thêm nhà ở với giá cả rẻ hơn. Người Vô gia cư: Cùng với thành phố đưa ra giải pháp thiết thực cho vấn đề vô gia cư.
3/ Khoa Học Kỷ Thuật: Hỗ trợ với chính phủ để phát triển những chương trình khoa học kỹ thuật mới. Cùng thành phố tìm hiểu nguyện vọng của cư dân, dân chủ hoá tiếng nói của người dân để cùng chính quyền địa phương phát triển trong thế kỷ 21.
4/ Kinh Tế:Tạo công ăn việc làm tốt và tranh đấu cho các doanh nghiệp. Đưa ra những chính sách mới và thiết thực để hổ trợ các doanh nghiệp và các em họcsinh. Giúp đỡ các chương trình huấn nghệ chuẩn bị cho các chương trình tìm việc làm. Hổ trợ kinh tế phát triển mạnh mẽ, mời các hãng xưởng, khuyếch trương các cơ sở kinh doanh lớn nhỏ vào thành phố San Jose đặc biệt là khu vực 7. Hổ trợ thiết thực trong các chương trình huấn nghệ cho các thanh thiếu niên bị vướng mắc vào băng đảng, các học sinh bị sa ngã vào ma túy, băng đảng tại thành phố San Jose.
5/ Giáo dục:Tạo ra những chương trình giáo dục và các lớp dạy chuyên môn về điện toán để chuẩn bị cho các em học sinh vào đại học.Liên lạc với các thư viện trong San Jose, khu học chánh East Side và khu học chánh San Jose Unified v.v… để tạo ra các trung tâm sinh hoạt sau giờ học, giúp các em học sinh làm bài tập sau giờ đến trường, và mở ra thêm các lớp dạy kèm như Toán và Anh ngữ v…v…
6/ Công viên và giải trí: Thiết thực tài trợ ngân quỹ cho công viên, trung tâm sinh hoạt và giải trí của cư dân.

Với tư cách, lập trường, khả năng và quyết tâm hoàn thành những những nhiệm vụ được giao phó, Vân Lê sẽ tranh đấu đem quyền lợi, những ngân khoản về cho cộng đồng người Việt để chúng ta sớm có trung tâm sinh hoạt cộng đồng lâu dài, sẽ giúp bảo trì những lá phướn, bia đá, và bản chỉ đường vào khu thương mại Little Saigon. Sẽ đặt lại tên đường bằng Tiếng Việt trong khu Little Saigon và hỗ trợ, khuếch trương thương mại trong vùng. Sẽ tiếp tục hoàn tất những công tác còn lại của công viên Văn Hóa và tượng đài chiến  sĩ Việt - Mỹ. Những điều nhận xét trên được nghe từ những cử tri và nhiều người thường tham gia các sinh hoạt cộng đồng.

Trong đời sống, kinh nghiệm được tích lũy từ thực tế của cuộc sống. Ông bà Việt Nam để lại kinh nghiệm:
“Lên non cho biết non cao,
Xuống biển cầm sào cho biết cạn sâu.”
Muốn biết về một con người, lòng người phải gần gủi, tiếp xúc mới có thể hiểu. Vân Lê, từ những ngày còn ở quê nhà, cô Lê Thị Cẩm Vân đã sớm biểu lộ những tình cảm, tấm lòng lân lẫn, ưu ái dành cho đồng loại. Cô tâm tình cùng bạn bè: “Trong thời còn là học sinh Vân còn nhớ rất rõ là học ở trường mấy bà Sơ ở trường St Paul, và khi đó là Vân học lớp 10, và khi mấy Sơ (Soeur) tổ chức đi ủy lạo chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ;Vân  cảm thấy rất vui là mình vẫn còn may mắn lành lặn và cảm ơn sự hy sinh của các anh chiến sĩ nên chỉ nghĩ đơn giản đem lại được niềm vui nhỏ cho các anh chú đang bị thương đó là niềm vui của Vân. Đến bệnh viện, Vân đem gói quà là một đôi giày đến tặng cho một người lính đang nằm điều trị tại đó. Gặp người lính đó, Vân mới thấy chú đã cụt mất hai chân, Vân cũng không biết phải làm sao, cứ tặng cho chú ấy. Về nhà mới thấy mình thiệt là ngây thơ…Vân ân hận mãi. Nhưng anh biết sao không??? Sau đó mấy tháng chú lính đó đã tìm đến nhà Vân trên đôi nạn gỗ và cảm ơn Vân…làm Vân mắc cở quá chừng. Thiệt  là tuổi trẻ dại khờ, non nớt…

Sống trong xã hội, người với người là bình đẳng, “nhơn chi sơ tánh bổn thiện”, tiếng nôi kẻo kẹt, tiếng võng đong đưa theo lời ru của mẹ
“Ru con nhớ mấy lời quê
Thấy ai đói rách chớ chê, đừng cười.”
Và từ đó con người lớn lên. Việc xã hội đầu tiên cô Vân còn nhớ mãi không quên đó là lần cô đạp xe đạp từ quận 2 đến bến Phạm Thế Hiển bên quận 8 khi hay tin khu đó bị cháy nhà, và ở có một chị người làm giúp việc cho gia đình tên là chị Ba. Chị này đã nghỉ làm hơn 1 năm rồi, chị được chánh phủ cấp cho mấy miếng tôn để cất nhà ở với 1 đứa con nhỏ và 1 đứa con lớn làm lò bánh mì để phụ chị. “Đã nghèo mà gặp cái eo” hoàn cảnh ngặt nghèo nhà chị bị cháy hết nên Vân Lê chạy xuống để an ủi và giúp đỡ cho chị. Cô đã biếu cho chị 500$ là tiền của mẹ cho khi cô thi đậu được bằng trung học. Cô nhớ lại: “Xuống thăm chị Ba, trong lòng Vân rất là đau vì thấy nhà chị bị cháy hết và mẹ con chị thì nằm ở ngoài đường. Mãi lo chuyện trò thăm hỏi, và khi ra về thì…”Trời đất ơi! Chiếc xe đạp mẹ mới mua cho đã bị ai lấy mất!” Thế là cô gái tên Vân phải đi bộ từ bến Phạm Thế Hiển về nhà bên quận 2…”Sợ mẹ la quá chừng” Vân nhớ lại. Vậy mẹ có la không? Vân lắc đầu “Mẹ không la, mẹ còn ôm vào lòng và an ủi…lần sau chớ có đi một mình. Nguy hiểm.”



Đến Hoa Kỳ tị nạn. Vân Lê đã tốt nghiệp trung học và đại học tại San Jose, tham gia cách sinh hoạt cộng đồng một cách tích cực và chủ động. Như mọi người biết là Vân Lê đã dấn thân vào làm việc trong cộng đồng trên 30 năm qua nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, học đường, và chính trị; những cảm xúc đầu tiên của Vân Lê là ngồi vào vị trí dân cử, cô rất là lo vì sợ là không biết có làm được những gì cô muốn thực hiện, hoặc làm tròn những gì mà cử tri đã giao phó cho cô, nên cô cố gắng rất nhiều, học hỏi rất nhiều, đã bỏ thời giờ rất nhiều đi thăm trường cũng như nói chuyện với thầy cô và ban giám hiệu để có những sáng kiến và những quyết định hợp lý trong học khu; ngoài ra cô cũng không muốn làm cho cử tri thất vọng nên cô đã quyết tâm cố gắng làm hết sức mình để đem lại quyền lợi cho học sinh cho thầy cô giáo, cô đã hỗ trợ rất nhiều cho những công tác của cộng đồng trong học khu. 

Cô đã theo gót cha mẹ để làm việc cộng đồng, cô quý trọng những lời khuyên của cha mẹ cũng như của các cô bác đã dẫn đắt, khuyến khích, chỉ dạy để có một tinh thần vững chãi, tấm lòng son sắc với cộng đồng, một tấm lòng giúp đở mọi người và luôn tranh đấu tranh quyền lợi cho cộng đồng khi giúp cho cha mẹ trong những sinh hoạt cuả người già trong Hội Tương Trợ Đông Dương, mà Ông bà Lê Văn Cao là hội trưởng, để cho cô bác có chỗ sinh hoạt và mời những diễn giả nói chuyện về an sinh xã hội …v.v.
Sau 10 năm tiếp tục theo đuổi công việc thiện nguyện của chồng, cụ bà Lê Văn Cao đã nghỉ hưu. Năm nay cụ bà bước vào tuổi 90, sức khỏe yếu, đau bệnh liên miên; người con gái Vân Lê cùng chồng chăm sóc mẹ. Và người Mẹ vẫn dõi theo bước chân của người con gái trong các việc cộng đồng.
Thiệt đúng là:
“Cha mẹ là những vì sao
Soi đường con trẻ bước vào chốn công.”

Chức vụ dân cử đầu tiên của Vân Lê là ủy viên giáo dục học khu East Side vào năm 2010 đã được trên 30,000 phiếu và hãnh diện được bầu sau khi tranh cử với 7 người ứng cử viên khác. Thành quả trong chức vụ ủy viên giáo dục là tranh đấu cho người hiệu trưởng Việt Nam đầu tiên trong học khu, và sau đó có các hiệu phó cũng như thầy cô Việt Nam; ngoài ra Vân Lê cũng đã đóng góp giúp đỡ cho sỉ số các em học sinh ra trường nhiều hơn, và ít bỏ học hơn. Bên cạnh đó, Vân Lê cũng đã tiết kiệm được cho học khu trên 1.000.000 đồng để có cơ hội muớn thêm thầy cô, làm việc với ban điều hành để yểm trợ cho các Lớp tiếng Việt phát triển thêm, và đã tranh đấu cho lớp tiếng Việt vở lòng cho các em học sinh của các sắc dân khác và các em học sinh Việt sinh đẻ ở Mỹ học tiếng Việt, văn hóa lịch sử và có được cấp chứng chỉ để ra trường giống như lớp mọi người khác.

Khi làm việc trong khu học chánh East Side, Ủy viên Giáo dục Vân Lê luôn canh cánh bên lòng vê tương lai của thê hệ trẻ. Một trong những điều làm cho cô suy nghĩ là “Làm thế nào cho lớp trẻ biết về lịch sử của người Việt?” Mặc dù là một cộng đồng “sinh sau đẻ muộn”, nhưng tập thể người Việt đã đóng góp khá nhiều chô sự thịnh vượng chung của San Jose. Bao nhiêu kỹ sư trong các lãnh vực công nghệ cao-high tech-bác sĩ, kỹ sư, nhà báo, nhà giáo…v.v., các nhà tiểu thương, công nhan cặm cụi ngày đêm trong cách hãng xưởng. Con cái họ đã và đang lớn lên, hội nhập trong xã hội; nhưng các em còn “mù mờ” khi các bạn hỏi về nguồn gốc: Bạn là ai? Bạn từ đây đến? Ly do nào đưa bạn đên nơi nầy? Vân Lê đã thuyết phục được học khu cho phép mở một cuộc thi với đề tài hiểu biết về “Đất Nước và Con Người Việt Nam Tỵ Nạn nhân dịp Tháng Tư Đen. Cuộc thi đã diễn ra vào tháng Tưu năm 2015. Học sinh các trường Trung học được mời gọi tham dự cuộc thi (Multimedia) viết, vẽ, chụp hình, làm phim…Kết quả thật mỹ mãn, và đã được triễn làm vào dịp 30/4/2015 tại hội trường Evergreen High School.

Một điểm son nữa có thể nhìn thấy rõ, có thể là rất hãnh diện là đã tranh đấu (và là tác giả) của nghị quyết đầu tiên trong học khu trên toàn nước Mỹ để vinh danh là cờ Vàng và vinh danh các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, nhắc nhở đến sự hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, và cũng không quên công ơn của ông bà cha mẹ đã hy sinh cho các em đến được bến bờ tự do. Vân Lê cho biết “Một công việc mà Vân rất là vui đã nghĩ ra và cổ động trong việc gây quỹ giúp cho trên 150 em học sinh vô gia cư trong học khu và năm nay là năm thứ bẩy và tổ chức bữa cơm thân ái và tặng những món quà cũng như quần áo mền gối cho các em vô gia cư cũng như gia đình của các em.” Công việc nầy tưởng dẽ dành; không hẳn vậy. Muốn được sự chấp nhận để tổ chức trong học đường, Vân Lê đã bỏ công tìm hiểu, tiếp xúc để biết sự việc. Cô nhớ lại “Lần đầu tiên nghe có hoc sinh vô gia cư, Vân thấy ngạc nhiên lắm. Nhưng đó là sự thật. Nhưng không có ai quan tâm đến việc nầy, các thày cô thì dạy, các nhân viên hành chánh đâu có ai muốn làm gì…các ủy viên giáo dục không muốn thêm việc..” Vân Lê đã tìm hiểu, lần đầu có 25 em học sinh và hiện nay có 150 học sinh tham dự chương trình “Món Quà Giáng Sinh” Vân Lê dã vận động than hữu, mạnh thường quân yểm trợ. Từ những việc làm nho nhỏ đó, Vân Lê đã đem lại niềm vui cho những học sinh gặp khó khăn. Cô cùng thân hữu bạn bè tổ chức những cuộc thăm viếng người già trong các nhà dưỡng lão, thăm các chị em phụ nữ bị bạo hành. Thành lập nhóm Tình Ấm Mùa Đông.

Sự ra đời của bất cứ một việc gì cũng mang theo nó một câu chuyện, một nguyên nhân. Ông Isaac Newton (1642-1726) không bỗng nhiên nhìn trái táo rơi dể cho ra định luật “sức hút của trái đất”, ông Archimedes (287-212 BC) không ngẫu nhiên thấy “sức đẩy của nước” để tìm ra tỷ trọng của nước. Tất cả đã được thai nghén nhiều năm tháng.
Việc cứu trợ những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình bắt đầu bằng những tiếng la kêu cứu thất thanh và một tấm lòng nhân ái. Vân Lê nhớ lại “Một chiều kia, đang ngồi trong nhà, bỗng dưng có tiếng kêu cứu của một người phụ nữ…và chị ấy chạy vào nhà Vân để xin trốn người chồng đang đánh đập chị ấy.” Ngạc nhiên kế tiếp ngạc nhiên và đưa đến sững sờ! Kinh dị! Ở đây mà còn “chồng chúa vợ tôi” à? Người chồng tất nhiên là bị pháp luật xét xử, và người vợ được trợ giúp. Vân Lê đau xót cho thân phận của nữ giới. Cô đã mất ngủ mấy ngày. Thương cho người và thương cho giới nữ chân yếu tay mềm. Đó là năm 2004. Tìm hiểu và được biết có những trại giúp nơi cư trú, tìm việc làm, dạy nghề cho những người bị bạo hành. Cô bắt tay vào. Được người bạn giới thiệu để tìm cách gây quỹ giúp đỡ. Vân Lê nghĩ đến làm bánh bán lấy tiền, nhưng chẳng được bao nhiêu.

Một cơ hội đã đến. Vào tháng 10 hàng năm, nơi Vân Lê đang học bơi lội có tổ chức cuộc bơi để thử thách sự tiến bộ và can đảm của những học viên bơi lội. Địa điểm tổ chức là eo biển San Francisco, từ cầu tàu 39 bơi qua Alcatraz Island. Vùng biển Alcatraz Island nổi tiếng là lạnh, và có nhiều cá sấu, là nơi nhốt tù kiên cố nhất vì vùng biển nguy hiểm bao quanh đảo. Bơi qua eo biển là một thử thách cho những tay bơi lội lành nghề. Van Lê đang muốn gây quỹ để giúp nạn nhân bị bạo hành, thì đây là dịp hiếm hoi. Nhưng! Eo ơi! Cô tâm sự “Anh chị biết đó, tháng 10 trời lạnh như cắt, đứng trên bờ còn muốn tê cóng cả người, hà huống chi viêc ngâm mình xuống nước.”  Nhưng tình thương đã thắng sự sợ hãi. Sau khi ghi tên vào danh sách bơi, người huấn luyện viên tròn mắt ngạc nhiên (vì Vân là học viên mới vào tập), nhưng sau khi nghe lời giải bày, người huấn luyên viên đã bằng lòng sau khi có giấy khám sức khỏe…v.v.
Vân Lê đã bơi, và hoàn tất cuộc thử thách. An toàn bước lên bờ trong tiếng hoan hô của bạn bè. Cô nhớ lại: “Sợ lắm! Vân có coi phim và biết chỗ đó có cá sấu, nước thì lạnh, và mình thì mới học bơi…”  Kết quả cô gây quỹ được $3,000.

Vân Lê thật sự là người con gái của cộng đồng người Việt, là người chị của các em học sinh, là người bạn của những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. Vân Lê ra ứng cử vào các chức vụ dân cử với lòng mong ước đem sức ra phục vụ nhiều hơn nữa. Biết bao nhiêu người phụ nữ thành công trên đất mới? Một Dương Nguyệt Ánh phục vụ cho đất nươc Hoa Kỷ, trả ơn nước Mỹ, Vân Lê lớn lên từ thành phố nầy, quan hệ rộng rải vơi nhiều giới chức công quyền, bao nhiêu hội đoàn. Với thời gian hơn 30 năm gần gủi San Jose, và nơi đây chính thật là quê hương mới của cô. Ước mơ thì nhiều, khả năng đã học đủ. Ông Luther King có “ I have a Dream!” Vân Lê cùng có một một ước mơ: “Cộng Đồng Việt Nam sẽ lớn mạnh, tâm tư tình cảm của người Việt xa quê phải được lắng nghe.” Nhiều nhu cầu vật chất, tinh thần chưa được đáp ứng đúng mức. Vân Lê đi vào dòng chính với tâm tình như thế.

Có nhiều nhận xét tổng quát về ƯCV Vân Lê được ghi nhận như sau:
1./     Vân Lê có khả năng ngoại giao và thuyết phục. Là Ủy viên Giáo Dục học khu trung học East Side đã được chứng tỏ rõ ràng qua sự kiện Hội Đồng Quản Trị Học Khu chấp thuận việc bổ nhiệm ông Tom Huỳnh làm hiệu trưởng trường Trung học Yerba Buena vào năm 2012.
2./     Vân Lê là người hoạt động bền bỉ, tích cực, hay làm nhưng ít nói, chứng minh qua sự việc sau hơn 4 năm miệt mài theo đuổi, đã thành công trong nỗ lực dựng bảng tên Little Saigon trên đường Story, các bảng chỉ đường trên xa lộ 280, 101 dẫn vào khu Little Saigon, cũng như các lá phướn treo dọc theo đường Story trong khu vực Little Saigon.
3./      Sự bền bỉ và sức chịu đựng của Vân Lê đã được chứng tỏ qua việc cô bơi khứ hồi từ cầu Cảng 39 tại San Francisco qua đảo Alcatraz vào năm 2004 để gây quỹ giúp các nạn nhân phụ nữ Á châu bị bạo hành.
4./      Vân Lê đã là người đứng ra tổ chức hàng chục lần Tết Trung Thu cho trẻ em tại San Jose từ năm 1992 cho đến năm 2011. Những năm gần đây cô đã yểm trợ cho Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh, và các đoàn thể thanh thiếu niên để tổ chức các ngày Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ Hai Bà Trưng…v.v. tại Trường Trung Học YB.
5./      Vân Lê là người tổ chức, hoặc tham gia những cuộc thăm viếng những người vô gia cư (homeless), trong đó có nhiều người Việt, tại những khu “jungle” ở San Jose.
6./      Vân Lê đã tích cực tham dự hầu hết các sinh hoạt cộng đồng của người Việt tại vùng Vịnh từ nhiều thập niên qua. Song thân của Vân Lê là Ô/B Lê Văn Cao đã hoạt động tích cực trong cộng đồng người Việt ngay từ đầu thập niên 1980 với Hội Tương Trợ Đông Dương. Ông cũng là cựu Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh.
7./     Vân Lê đã từng đảm nhận vai trò Phó Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, và Phó Chủ Tịch Sài Gòn Foundation trong việc tranh đấu cho tên Little Sài Gòn San Jose.
8./     Vân Lê là ứng cử viên duy nhất đã từng làm việc cho cả cơ quan Tái Phát Triển TP San Jose, tức RDA, và thành phố San Jose trong suốt 15 năm.
9./     ƯCV Vân Lê là một người thành thực, không gian dối, không giấu giếm quá khứ hoạt động, bản tánh ngay thẳng, cộng với nhiệt tình chống Cộng của Vân Lê sẽ mang lại sự đoàn kết trong cộng đồng người Việt tại San Jose và mang lại những khởi sắc cho hoạt động chính trị của người Mỹ gốc Việt trong vùng.


Qua những điểm ghi nhận nêu trên ƯCV Vân Lê đích thực là người mà cử tri đơn vị 7 mong muốn, hy vọng các cử tri người Mỹ gốc Việt tại đơn vị 7 sẽ có cùng nhận xét và dồn phiếu cho ƯCV Vân Lê trong kỳ bầu cử ngày 5 tháng 6/2018 sắp đến.

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất