Chris Le, Thằng Cộc, và Rừng Mắm.
Lê Bình
Và lúc 10:00am
ngày 8/4/2018 tại Trung Tâm
Việt Mỹ (Vietnamese American
Center ) số 2072
Lucretia Ave. , San Jose có một buổi gặp mặt giữa
các Ứng Cử Viên chức vụ Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố San Jose và cử tri trong
khu vực (District 7 Candidates Forum 2018); buổi gặp mặt này do Nhóm Thanh Niên
Việt Mỹ (Vietnamese American Roundtable-VAR) tổ chức. Có UCV: Le, Van T.; Le, Hoang "Chris";
Vasquez, Omar; Fleming, Jonathan Benjamin; Esparza, Maya; Duong, Thomas; Nguyen,
Tam tham dự, và khoảng 100 người đến nghe, và nhiều cơ quan truyền thông Việt
tham dự. Sau phần giới thiệu và trình bày mục đích của buổi gặp mặt (forum).
Theo sự trình bày đó, có những vấn đề được đề cập đến: Nhà ở, Di trú, Ngân sách
thành phố, An toàn công cộng, Giáo dục, và việc làm. BTC cử một người điều hợp chương trình. Có
khoảng hơn 20 câu hỏi được BTC nêu ra và các UCV lần lượt trình bày quan điểm của
mỗi người.
Mọi người điều biết, đây là buổi gặp mặt và trình bày đường
lối của các UCV cho tất cả cử tri, nhưng việc tổ chức, người tổ chức và địa điểm
nằm trong khu vực có đông cư dân Việt Nam cư ngụ nên mọi người (đến dự) tự “hiểu
ngầm” rằng buổi này dành cho cư dân Việt. Cuộc “điều trần” diễn ra bằng tiếng
Anh. Các UCV nói tiếng Anh lưu loat (dĩ nhiên), nhưng người nghe (tại chỗ) hoặc
theo dõi qua trực tiếp truyền hình (live stream) có trở ngại về ngôn ngữ.
Sau thời gian 2 giờ đồng hồ, mọi việc kết thúc tốt đẹp. Các
bạn trẻ trong BTC là người Mỹ gốc Việt
làm việc rất tích cực, kết quả tốt...cho thấy tấm lòng của các bạn đó
còn nghĩ đến cộng đồng Việt Nam .
Nhìn qua cuộc hội họp, kết quả mỹ mãn và mọi người ra về thơ thới hân hoan. Tuy
nhiên, kết quả về phía cộng đồng Việt chưa được thỏa mãn; những cử tri cao niên
không biết hết mọi diễn tiến. Lành thay, trong thời gian 2 giờ của diễn đàn, có
một bạn trẻ, UCV người Việt, đã nói một phần tiếng Việt. Lê Hoàng “Chris”. Điều
này gây sự chú y cho cử tọa người Việt. Có thể, Le Hoàng qua sự
nhạy bén của tuổi trẻ, biết đang nói với người Việt qua màn ảnh nhỏ đang tường
trình trực tiếp. Tiếng nói của anh “cô đơn” vang lên giữa một cử tọa và UCV người
Mỹ.
Hôm nay, ngày tổ chức buổi
điều trần (8/4/2018) là ngày Orthodox Easter, ngày Lễ Phục Sinh của người theo
đạo Tin Lành Orthodox (Chính Thống Giáo), làm liên tưởng đến 40 ngày của Đức
Jesus trong sa mạc, đối diện với Đấng Chí Tôn, với chính bản thân…để cầu nguyện
và sau đó đươc dân Jerusalem dùng lá Palm rước vào thành. Sự cô đơn chịu chết,
và sống lại là nền tảng của Lễ Phục Sinh. Đó là tình yêu của Đấng vì loài người
mà chịu chết.
Đối với các sinh vật (thụ
tạo) khác thì tình yêu là sự trở về…Trở về với chính mình, về với gia đình, về
với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Trong thiên nhiên, người ta thường nói vể
giống cá Hồi (hồi là đi trở về), về sự “hồi cư” của nó. Nhưng, “tình yêu”
của cá hồi chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Chúng kết đôi trên
đường trở về “quê hương”, và sau đó chúng trút thở hơi cuối cùng trên “thủy mộ
quan”. Tình yêu ấy ngắn ngủi, cao cả, và lãng mạn. “Cuộc đời” của của cá hồi thật
kỳ lạ và cũng thật vĩ đại. Sự sống nảy sinh từ cái chết. Ở đó, những thế
hệ cá hồi con chào đời, trưởng thành và rồi chúng lại lao mình ra biển cả, tiếp
tục sống một cuộc sống lạ kỳ! Sự sống và
sự chết! Cái đẹp và sự lãng mạn.
Người Mỹ đã chinh phục cả một đại lục mênh mông từ bờ Đại
Tây Dương đến Thái Bình Dương, vượt qua hàng ngàn dặm, vượt qua những cánh đồng
cỏ, núi đá, sông hồ…để có nước Mỹ vĩ đại hôm nay. Những con người khai phá vùng
Tân Thế Giới chỉ trên lưng ngựa, những người kỵ mã cô đơn.
Người Mỹ chinh phục và mở đường về hướng Tây cũng có đôi nét
hào hùng và kỳ vỹ như tổ tiên người Việt về phương Nam vào những năm của 1620
Nam Tiến. Những Cây Mắm trên vùng đất bồi của đồng bằng sông Cữu.
Người Việt trong cuộc Nam Tiến về Phương Nam
có nhiều cảnh đời “hơi na ná” người Việt đến lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Nhà văn
Bình Nguyên Lộc có truyện ngắn mang tên Rừng Mắm, xin trích lại đây mẩu đối thoại
của hai ông cháu thằng Cộc.
“Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra…
Phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt được để người ta hưởng,
nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một ngày kia mắm sẽ ngã rạp. Giống
tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới mọc được.
Ông với lại tía là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Đời con
là đời tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu
của con là xoài, mít, dừa, cau. Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là
lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho con cháu họ hưởng.nCon, con sắp được
hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích hy sanh chút ít cho
con cháu của con hưởng sao ?
Ông nội Cộc cũng giảng cho nó biết rằng tổ tiên ngày xưa
từ miền Trung vào đây đều chịu số phận làm cây mắm, rồi đến ông sơ, ông cố và
ông nội của Cộc mới làm tràm, mới kiếm được miếng ăn.
Cộc ý thức được sự hy sinh cao cả của ông nội nó trong
bao nhiêu năm trời. Nó cảm thấy thương ông quá đổi. Ông nội nó hứa rồi đây sẽ
có đông người đến lập nghiệp ở vùng Ô Heo, miền đất này sẽ trở nên sầm uất, và
tha hồ cho Cộc ăn đủ thứ món kể cả món chè. Thằng Cộc bỗng nhiên hướng về tía
nó, nó muốn tía nó sẽ là tràm như nó. Cả một niềm thương yêu tràn ngập lòng nó.”
Chris Lê Hoàng đã được gia đình anh chăm lo và sự cố gắng của
cá nhân, Chris đã thành công, là một mẫu người của sự thành công. Cây mắm Lê
Văn Thuấn đã ngã xuống cho đời con cháu là “cay cam, cây xoài, cây mận” trên đất
mới.
Anh Chris Lê đến HK khi tuổi lên 10, anh trãi qua mọi khó
khăn mà các gia đình người Việt trãi qua. Việc học hành, tìm việc, lo cho bản
thân…Chris còn có một hoài bão lớn hơn. Đó là “Tiếng gọi của Quê Cha Đất Tổ”
vang trong tiềm thức. Gia đình Chris là người di cư năm 1954 tránh nạn cộng sản.
Và di cư lần thứ 2 sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam .
Dưới gốc cây bàng trước sân nhà, qua ánh sáng từ ngọn đèn đường,
mắt Chris sáng long lanh “Em hơi khác các UCV khác trong khu vực Dist. 7…cũng
như các UCV khác nói…Đó là an sinh xã hội, tiền lương công nhân, bảo hiểm, đường
sá, học đường…v.v. Đó là điều căn bản mà các vị dân cử phải làm cho dân. Mỹ Mễ
Tàu Việt…khi ngồi vào vị trí đó phải làm. Nhưng với em, còn có thêm một ước
mơ…” Anh ngừng lại. Giọng anh sôi nổi hơn “Anh biết ước mơ của em không?”…”Đó
là xây Chùa Một Cột trong Công viên Văn Hóa Việt.” Như để cho người đối diện
nghe hết, thẩm thấu hết suy nghĩ của anh. Giọng anh chậm và chắc: “Phải có 15
triệu mới xây xong Chùa Một Cột!” “Hả! Một cái công viên hàng chục năm trời
chưa xây nổi…” Chris tiếp “Đúng vậy anh. Cái công viên chưa xây nổi vì không có
tiền. Đúng, Tiền đâu?”..Thưa anh, ngân sách thành phố còn thiếu hụt, như cái
bánh mì chỉ có chừng đó thì tiền đâu ra? Câu trả lời là, thành phố đã không lấy
được thuế của các nhà kinh doanh. Họ có một cái “cap” chận đứng tại đó, lấy tối
đa là bấy nhiêu thôi. Anh thấy nhé, Oakland
là một thành phố có ½ triệu dân, mà thuế thâu vào là 75 triệu 1 năm. Còn SJ có
1 triệu dân, có nhiều doanh nhân, hãng xưỡng…mà không thâu được thuế, chỉ được
12 triệu. Ví dụ nhé, Eastrigde Mall như vậy mà thuế chỉ có $5,000.00/năm (năm
ngàn) vì thành phố chưa có chính sách thuế phù hợp…”
Một ước mơ không nhỏ, nhưng làm được, vượt qua được những NV
nằm trong Hội Đồng Thành Phố bao năm bị chận. Chris có ước mơ, và có phương
cách lấy được tiền. Cũng mong cho em đạt được nguyện vọng.
Tưởng cũng nên biết thêm. Ngay hồi còn đi học Chris Lê đã từng
tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, sinh viên. Là một giáo dân công giáo rất
ngoan đạo nhưng không cuồng tín quá khích, có trình độ hiểu biết về những nhu cầu
của cộng đồng, có căn bản học thức chuyên về thuế vụ và thương mại ngõ hầu có
thể giải quyết nhiều khó khăn về thương mại thuế vụ cho giới tiểu thương trong
khu vực 7, có thể đề nghị Hội Đồng Thành Phố về những chính sách Thuế và thương
mại để đem lại lợi ích cho giới thương mại phát triển và thích hợp với ngân
sách thành phố.
Ứng Cử viên Chris Lê, tên Việt là Lê Hoàng, là con cháu của
một gia đình Công giáo thuộc cộng đoàn dân Chúa tại giáo xứ Sài Quất thuộc Xã
Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Bắc phần VN. Là cháu nội đích tôn
của cựu Trung Úy Lê Văn Thuấn , tốt nghiệp khóa 17 trường Bộ Binh Thủ Đức, được
tưởng thưởng Quân Vụ Bội Tinh, từng được ba lần xuất ngoại du học và huấn luyện
tại Monterey Military Academy, Fort Benning, nguyên giảng viên trường sinh ngữ
quân đội của VNCH. Bị Việt Cộng bắt đi tù ngày 26 tháng 6 năm1975 và ra tù vào
cuối năm 1982 từ trại tù Xuyên Mộc. Sau đó gia đình gồm gần 20 người vợ, con,
cháu được định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình H.05 tại tiểu bang Colorado. Chris Lê đến định cư
tại Hoa Kỳ lúc10 tuổi. Chris Lê lớn lên tại San Jose ,
theo học tại trường Luther Burbank, trung học tại Del Mar High School. Tốt nghiệp
Cử nhân Quản Trị Thương Mại tại San Jose State University 2003, tốt nghiệp Cao
học Quản Trị về Thuế vụ tại North Central University tháng 11 năm 2013. Chris
Lê có nhiều năm phục vụ trong các cơ quan Thanh Tra Thuế Vụ của chính phủ từ cấp
thành phố, quận hạt và tiểu bang như State
Board Of Equalization, Investigator/Collector with the Finance Department San
Jose từ năm 2011. Chris Lê hiện nay là Tax Auditor tại Revenue Department thành
phố Oakland .
Người Việt tại hải ngoại thường nói với nhau “khi ra đi mang
theo quê hương”, hoặc văn chương bóng bẩy hơn: “Người ta có thể đem tôi ra khỏi
quê hương, nhưng không thể tách rời quê hương ra khỏi tôi”…Có thể thấy được tâm
tình đó khi tiếp xúc với Chris Lê đêm nay.
Thằng Cộc của Bình Nguyên Lộc, thằng Chris của Lê Văn Thuấn là những cây
mận, cây xoài mọc trên những cây Mắm nằm rạp chận đất phù sa để làm nên quê
hương mới.
Comments
Post a Comment