Nước Mỹ Vĩ Đại

 

 GS Nguyễn Quốc Khải




Nhờ phim ảnh và sách báo, từ nhỏ tôi đã nghĩ là Hoa Kỳ là một nước vĩ đại. Không đầy hai thế kỷ từ ngày lập quốc, Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc số một của thế giới sau Đệ Nhất Thế Chiến.  Vào đầu thập niên 70, sau nhiều cam go, xin được học bổng của Cơ Quan Phát Triển  Quốc Tế (U.S. Agency for International Development viết tắt là USAID) tôi được đặt chân đến Hoa Kỳ, một cơ hội cho tôi lần mò tìm hiểu làm thế nào Hoa Kỳ lại hùng mạnh đến như vậy.

Cơ quan USAID đề nghị ba trường đại học cho tôi tự ý chọn: Ohio State  University, Louisana State Unversity, và University of Florida. Tôi sợ lạnh nên lựa đại học của vùng nắng ấm Florida. Khi tôi nhập học, trường cho tôi ở chung với ba sinh viên Hoa Kỳ trong một phòng lớn có hai phòng  ngủ và một phòngkhách và bếp nối liền nhau ở tầng 9 trong một cao ốc 12 tầng.

Không đầy một tháng, tôi được tin cơ quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (National Aeronautics and Space Administration viết tắt là NASA) báo tin về ngày phóng phòng thí nghiệm không gian (skylab) vào quỹ đạo trái đất.  Tôi muốn chứng kiến một chương trình vĩ đại của nước Mỹ. Rất tiếc rằng cửa sổ phòng của chúng tôi hướng về phía bắc, trong khi đó Cape Canaveral, nơi phóng hỏa tiễn lại ở về hướng nam. Cho dù ở cùng hướng, tôi cũng không nhìn thấy hỏa tiễn phóng lên, vì hai nơi cách xa nhau 170 dặm.

Những thứ vĩ đại của nước Mỹ người ta thường nghĩ đến là những tòa nhà chọc trời ở New York, hệ thống xa lộ chằng chịt bao trùm khắp nước Mỹ, chương trình Apollo đưa con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, phi thuyền con thoi, số giải thưởng Nobel dành cho những nhà bác học Hoa Kỳ, lợi tức đầu người trung bình của người dân Hoa Kỳ và những trường đại học nổi tiếng.  Theo điều nghiên của Đại Học Jaotong tại Thượng Hải,  trong 20 trường đại học tốt nhất thế giới, 17 trường là của Hoa Kỳ. [1]

Kể từ ngày tới Mỹ du học đến nay, tôi đã ở liên tục trên đất nước này trên 40 năm, nhiều hơn cả thời gian ở Việt Nam. Thời gian này dài đủ để buộc tôi phải hiểu thêm về quốc gia trẻ trung và hùng mạnh này.  Vai trò đại cường quốc mà nước Mỹ đạt được không phải là nhờ nước Mỹ rộng lớn, trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương.  Thật vậy, Liên Bang Nga lớn gấp bội so với Hoa Kỳ. Trung Quốc và Canada có một diện tích xấp xỉ với Hoa Kỳ. Brazil và Úc cũng không thua Hoa Kỳ về diện tích bao nhiêu.

Nước Mỹ vĩ đại cũng không phải vì dân số đông. Thật vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có dân số lớn gấp trên dưới bốn lần so với dân số của Hoa Kỳ nhưng tổng sản phẩm nội địa trung bình đầu người của Trung Quốc và Ấn Độ thua xa Hoa Kỳ. Singapore, Na Uy, và Thụy Sĩ có lợi tức đầu người trung bình hơn cả Hoa Kỳ mặc dù ba nước này rất nhỏ về cả diện tích lẫn dân số.

Nước Mỹ làm được những thứ vĩ đại chính là nhờ vào những điều rất tầm thường nhưng vô cùng quan trọng, nhiều quốc gia như Việt Nam không có được vì gánh nặng văn hóa chậm tiến đè nặng trên vai trên cổ của họ cùng  với một mớ giáo điều lỗi thời.

Tôi đến nước Mỹ lần đầu tiên vào mùa xuân 1970 trong một chương trình huấn luyên quân nhu và du sát trong 4 tháng. Thỉnh thoảng chúng tôi được cho đi thăm thú một vài danh lam thắng cảnh của nước Mỹ bằng xe buýt.   Mỗi khi gần đến các đoạn đường có đường xe lửa chạy ngang, ông tài xế cho ngừng xe lại, mở hết các cửa xe ra, rồi mới vượt qua đường sắt, mặc dù ở ngay giữa đồng không mông quạnh, không thấy một bóng dáng xe cộ nào cả.  Ngày nay, thỉnh thoảng lái xe ban đêm khoảng một hai giờ sáng, tôi vẫn thấy người ta chịu khó chờ đèn xanh chứ không vượt đèn đỏ, mặc dù đường xá vắng tanh.  Tinh thần kỷ luật của dân Mỹ nói chung rất cao là một trong những yếu tố làm cho nước Mỹ hùng mạnh. Dân Mỹ tôn trọng kỷ luật một phần vì luật pháp ở Hoa Kỳ rất nghiêm minh. Luật do chính người dân làm ra qua những người đại diện của họ trong chính quyền hoặc các cơ quan lập pháp.

Tôi làm việc nhiều năm tại Washington-DC. Thỉnh thoảng tôi đi bộ đến National Geographic Society (NGS) vào giờ trưa để xem triển lãm, tìm kiếm bản đồ, và sách báo về địa dư. Trong một thời gian rất lâu tôi vẫn tưởng NGS là một cơ quan của chính phủ, vì tầm vóc của cơ quan này về phương tiện cũng như hoạt động rất lớn, nhưng thật ra đây là một hội tư nhân bất vụ lợi, thành lập từ năm 1888, chuyên nghiên cứu về địa dư, khảo cổ, khoa học tự nhiên, và bảo vệ môi trường.  NGS có 700 triệu độc giả mỗi tháng. Những ấn phẩm được in bằng 40 ngôn ngữ khác nhau. Ngân sách hàng năm vào khoảng $500 triệu.

NGS là một trong hơn 1.5 triệu tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization viết tắt là NGO) tại Hoa Kỳ.[2]  Những tổ chức này đóng những vai trò tích cực trong việc soạn thảo luật, hoạch định chánh sách của chính phủ, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp của xã hội. Hoạt động của những tổ chức này bao gồm các vấn đề như nhân quyền, lao động, môi trường, phát triển, sức khỏe, kế hoạch gia đình, từ thiện, bảo vệ súc vật, bảo vệ các nhóm thiểu số, v.v. Một số tổ chức không cung cấp dịch vụ, mà chỉ nhắm vận động hành lang để bênh vực quyền lợi của nhóm người mà tổ chức đại diện. NGO đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho Hoa Kỳ hùng mạnh.

Tôi có một người bạn già tri kỷ ở cùng tiểu bang Virginia. Anh ta có  một người con học rất khá ở bậc trung học, nên University of Virginia (UVA) cho học bổng toàn phần 4 năm. Theo xếp hạng của U.S. News & World Report, UVA đứng thứ 23 trên toàn nước Mỹ nhưng đứng đầu về chương trình kỹ sư bậc cử nhân, hạng nhì so với các trường đại học công, và hạng 6 về ngành kinh doanh. Nhưng đứa con của anh bạn tôi từ chối học bổng này và chọn University of Pennsylvania, một trong tám trường Ivy League nổi tiếng, xếp hạng thứ 8 trong tổng số các trường đại học ở Mỹ.  Khi học xong bậc cử nhân, đứa con của bạn tôi được cả năm trường đại học giỏi nhất nước Mỹ nhận vào học.

Ở Hoa Kỳ, sinh viên giỏi có nhiều cơ hội lựa chọn trường tốt.  Các trường dành sinh viên giỏi.  Các công ty và các cơ quan chính phủ đôi khi đến tận các trường nổi tiếng để tuyển sinh viên giỏi tốt nghiệp.  Hệ  thống ganh đua và lựa chọn như vậy đã giúp đưa nhiều người tài năng vào những chức vụ lãnh đạo trong mọi lãnh vực.  Chính vì vậy mà nước Mỹ tiến mạnh, không một quốc gia trên thế giới hiện nay có thể bắt kịp.

Theo bảng xếp hạng hàng năm của Viện Quốc Phát Triển Quản Trị (International Institute of Management Development, viết tắt là IMD) tại Lausanne, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ đứng đầu trong danh sách những nước có khả năng cạnh tranh cao nhất thế giới, tiếp theo là Thụy Sĩ, Hồng Kông, Thụy Điển, và Singapore. Đức đứng hạng 9. Trung Quốc và Nga lần lượt đứng hạng 21 và 42 trong số 60 quốc gia IMD nghiên cứu.

Một trong những lý do khiến Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh cao là do năng suất lao động của Hoa Kỳ cao.  Năng suất lao động được đo lường bằng tỉ lệ tổng sản lượng nội địa trên tổng số giờ làm việc.  Theo thống kê 2012 của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (Organization for Economic Cooperation & Development, viết tắt là OECD), Hoa Kỳ xếp hạng thứ tư sau Na Uy, Luxembourg, và Ireland.  Nga đứng hạng 36, trên Mexico trong số 37 nước thành viên trong tổ chức OECD.  [3]

Một trong những khổ tâm trong thời gian học tại Việt Nam là lối học từ chương. Khi chuẩn bị thi tú tài, học trò phải thuộc lòng cùng một lúc  nhiều môn học khác nhau đã học suốt năm. Vì học theo sách vở và rất ít thực hành nên nhiều khi thuộc như con vẹt mà không hiểu và do đó thi xong là quên. Lối giáo dục này tiếng Mỹ gọi là “drill-and-kill teaching” hiện vẫn còn áp dụng ở Trung Quốc và Việt Nam cộng thêm giáo điều xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những điều may mắn khi được học ở nước Mỹ là chương trình theo lối tín chỉ. Thi xong môn nào vừa học trong ba hay sáu tháng là có điểm môn đó. Thường thường học mới có nửa khóa là đã phải thi giữa khóa. Các bài thi đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ chứ không phải thuộc lòng.

Sinh viên sợ nhất là thi mở sách (open book exam hay take-home exam) vì phải dùng sự xét đoán rất nhiều, thường áp dụng cho sinh viên cao học. Lối học thuộc lòng làm thui chột óc sáng tạo.  Khi thỉnh giảng tại School of Advanced International Studies của Johns Hopkins University, tôi thường cho sinh viên chọn một cuốn sách trong danh sách sách cần đọc và thường chỉ đòi sinh viên trả lời bốn câu hỏi: (1) Tác giả muốn nói gì?; (2) Những điểm đồng ý và tại sao; (3) Những điểm không đồng ý và tại sao? và (4) Kết luận.

Sáng tạo và khả năng cạnh tranh liên quan trực tiếp với nhau.  Theo GS Richard Florida, University of Toronto, không ai rõ sự phồn thịnh, một phép lạ ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ vừa qua,  thực sự do những nguyên nhân nào. Tuy nhiên theo ông, sự thành công của Hoa Kỳ là do một nhân tố then chốt là việc đón nhận những ý kiến mới. Ý kiến không từ trên trời rơi xuống mà đến từ con người. Tất cả những tiện nghi và những phát minh làm gia tăng năng suất như iPod và GPS đều do con người tạo ra. Khối nhân lực sáng tạo 38 triệu người của Hoa Kỳ bao gồm những khoa học gia, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà giáo dục, nghệ sĩ, nhạc sĩ, và những người giúp vui. Nhiệm vụ của họ là tạo ra những sáng kiến, kỹ thuật mới, hoặc là nội dung mới.[4] Để khuyến khích sức sáng tạo, luật pháp Hoa Kỳ tuyệt đối bảo vệ các phát minh và bản quyền, kể cả một tấm hình vừa được máy ảnh thu vào hay một bản nhạc vừa được sáng tác.

Nhờ vào chính sách di dân rộng rãi, Hoa Kỳ đã thu nhận nhiều nhân tài từ những nước khác, đặc biệt từ Âu Châu khi nhiều người trốn tránh chế độ Phát xít và Cộng sản trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai và Chiến tranh lạnh.  Nhà Vật lý và Triết gia Albert Einstein, từng mang nhiều quốc tịch khác nhau: Wurttenberg, Thụy Sĩ, Áo, và Đức. Trong một chuyến viếng thăm nước Mỹ vào năm 1933, là một người theo đạo Do Thái, ông quyết định không trở lại Đức khi Adolf Hitler lên làm tổng thống để trốn tránh chế độ Nazi.  Albert Einstein trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.

Kỹ sư Không gian gốc Đức Wernher von Braun định cư tại Hoa Kỳ sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt ở Âu châu.  Khoa học gia Điện toán gốc Nga Sergey Mikhaylovich Brin di dân đến Mỹ vào năm 1979 khi mới 6 tuổi. Gần 20 năm sau, ông cùng với bạn học cũ Larry Page ở Stanford University thành lập công ty Google. Kỹ sư Điện gốc Ấn Độ Sabeer Bhatia du học ở Mỹ từ năm 1988, đồng sáng lập Hotmail cùng với đồng nghiệp Jack Smith vào năm 1996 với 369 triệu người sử dụng, xếp hạng hai sau Google. [5]

Kinh tế Hoa Kỳ phát triển qua ba thời đại. Trước nhất là thời đại nông nghiệp. Kế tiếp là thời đại kỹ nghệ hóa. Trong ba hay bốn thập niên vừa qua, Hoa Kỳ đã bước vào thời đại sáng tạo. Trong 10 năm gần đây có những dấu hiệu chứng tỏ sức sáng tạo của Hoa Kỳ gặp nguy cơ đi xuống. Thật vậy, theo sự nghiên cứu của GS Richard Florida, tỉ lệ của khối nhân lực sáng tạo trên tổng số nhân công của Hoa Kỳ đứng hạng thứ 11 sau mười nước như Ireland, Bỉ, Úc, Hà Lan, New Zealand, Estonia, Anh, Canada, Phần Lan, và Iceland. Theo tạp chí Business Week, trong số 25 công ty công nghiệp cao, chỉ có sáu công ty đặt cơ sở tại Hoa Kỳ trong khi đó 14 công ty đặt tại Á Châu.

Về công ăn việc làm người ta thường nói đến nạn thất nghiệp và công việc chuyển ra nước ngoài. Nhưng theo GS Florida vấn đề quan trọng hơn là tình trạng thiếu tài năng sáng tạo.  Kinh tế gia Lawrence Summers, cựu Viện trưởng Harvard University và kinh tế gia Edward Montgomery, cựu Thứ trưởng Lao động, cho rằng vấn đề thiếu tài năng sáng tạo khó tránh khỏi.  Hoa Kỳ cần phải cạnh tranh với những nước phát triển khác để thu hút và trọng dụng nhân tài bằng chương trình di dân và chiếu khán rộng  rãi. Trong khoảng 24 năm gần đây, kể từ 1990 đến 2013, Hoa Kỳ đã nhận 24.2 triệu di dân hợp pháp, trung bình mỗi năm là khoảng 1 triệu người.[6]

Gần đây nhân dân Mỹ phàn nàn rất nhiều về tình trạng đảng phái cấu xé nhau tàn tệ tại Quốc hội. Một trong những hậu quả đã xẩy ra là việc chánh phủ đã buộc phải đóng cửa 16 ngày trong năm 2013. Một cường quốc lãnh đạo mà đã để xẩy ra tình trạng như vậy không thể không mất uy tín và lòng tin cậy của thế giới.  Một việc kéo dài từ vài năm nay chưa giải quyết được là chương trình y tế “Patient Protection and Affordable Care Act” (PPACA) gọi tắt là Obamacare do sự xung khắc về quyền lợi mà hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đại diện. Tuy nhiên đây là chuyện nội bộ của nước Mỹ.

Tồi tệ hơn là chương trình ngoại thương Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP) liên quan đến 11 nước khác đã kéo dài nhiều năm. TPP đã không kết thúc được vào năm vừa qua như mong muốn.  2015 có thể là năm dứt điểm vì tình trạng căng thẳng ở Biển Đông và sự cạnh tranh của Trung Quốc và Nga qua việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank viết tắt là AIIB) và Liên hiệp Kinh tế Âu Á (Eurasian Economic Union, viết tắt là EAEU). Tuy nhiên Hoa Kỳ đang vấp phải khó khăn nội bộ. Vấn đề lao động gây chia rẽ ngay trong Đảng Dân Chủ, giữa phe hành pháp và lập pháp và đàng sau là những công đoàn lao động của Hoa Kỳ.

Tôi tin trên đây là những khó khăn ngắn hạn và tạm thời. Thật vậy, truyền thông thương mại và truyền thông xã hội dân sự đã lên án gắt gao tình trạng ngưng trệ tại Washington. Một xã hội cởi mở với tự do báo chí  và tự do bầy tỏ như xã hội Hoa Kỳ sẽ giúp cho Hoa Kỳ tự sửa đổi như đối với nạn kỳ thị chủng tộc và nam nữ bất bình đẳng. Cạnh tranh và hợp tác là truyền thống tạo nên sức mạnh tại quốc gia này.

Ngay sau khi chính thức thất cử trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2008, TNS John McCain tuyên bố TNS Barack Obama là tổng thống của tôi và kêu gọi mọi công dân Hoa Kỳ chúc mừng TNS Obama và ủng hộ vị tổng thống  thứ 44 của Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử một công dân Hoa Kỳ gốc Phi châu được bầu làm tổng thống. Đây là một niềm hãnh diện lớn lao và là một bằng chứng rõ ràng rằng Hoa Kỳ đã tiến một bước rất xa về vấn đề kỳ thị chủng tộc.  TNS McCain nói tiếp rằng TNS Obama và ông đã tranh luận về những khác biệt, nhưng TNS Obama đã thắng. Chắc chắn rằng những khác biệt đó vẫn còn, nhưng ông hứa rằng ông sẽ giúp TNS Obama trong quyền hạn của mình để đối phó với những thử thách trước mặt.[7]                               

Nghi thức đầu hàng của Tướng Robert E. Lee (ngồi bên trái) tại Appomatox Court House Virginia, ngày 9-4-1865 (hình của The Major)
 Nghi thức đầu hàng của Tướng Robert E. Lee (ngồi bên trái) tại Appomatox Court House  Virginia, ngày 9-4-1865 (hình của The Major)

Một thế kỷ rưỡi trước đây, Hoa Kỳ đã để lại một gương sáng cho nhân loại về tinh thần mã thượng của dân tộc Hoa Kỳ.[8] Cuộc nội chiến kéo dài bốn năm, ba tuần và sáu ngày chấm dứt vào 9-4-1865 (theo Tuyên ngôn là 9-5-1865). Tướng Robert E. Lee của quân miền Nam nhận đầu hàng với đại diện quân miền Bắc là Tướng Ulysses S. Grant tại Appomattox Court House, Virginia, qua một nghi thức giản dị nhưng trang nghiêm. Quân lính miền Nam được tự do trở về nguyên quán và không ai bị trừng phạt hay bị tù đầy. Binh sĩ tử trận được chôn chung trong cùng một nghĩa trang, ngoại trừ thân nhân muốn mang thi hài chôn cất ở nơi khác. Theo lệnh của Tướng Grant, quân miền Bắc không được ăn mừng chiến thắng. Sau này Tướng Lee trở thành viện trưởng của một đại học nay gọi là Washington and Lee University tại Lexington, Virginia. Ông chống lại toan tính tổ chức nổi loạn tiếp tục chống lại chánh phủ liên bang, ủng hộ việc giúp cựu quân nhân miền Nam hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, và kiến thiết lại đất nước.

Gần đây hơn, sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, Hoa Kỳ đã không hề chủ trương chém giết những kẻ thua trận mà trái lại còn giúp các nước đồng  minh và cả các nước cựu thù xây dựng lại những đổ vỡ.  Hoa Kỳ chi khoảng $13 tỉ (tương đương với $120 tì theo thời giá bây giờ) qua Chương trình Phục hồi Âu Châu (European Recovery Program, viết tắt là ERP) hay còn gọi là Kế hoạch Marshall, theo tên của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Marshall. Tướng Douglas MacArthur, Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, chỉ huy lực lượng chiếm đóng Nhật Bản từ 1945-1951, đã giúp nước này soạn thảo hiến pháp mới, loại bỏ quyền tư lệnh tối cao của Hoàng  đế Nhật Bản, cải tổ nước Nhật thành một nước dân chủ, thực hiện chương trình cải cách ruộng đất. Ngày nay, dân Nhật coi MacArthur là một trong những người có công lớn trong việc tái thiết nước Nhật. [9]

Sau hết nhưng không kém phần quan trọng là lòng yêu chuộng tự do của nhân dân Hoa Kỳ. Tự do giúp con người phát triển năng khiếu và sáng kiến. Tự do giúp sự thông tin được nhanh chóng, đa chiều và trung thực hơn, giúp mọi người bầy tỏ lập trường dễ dàng và như vậy dễ tìm được chân lý. Tự do, trái ngược với sự bưng bít, giúp xã hội cởi mở, hạn chế được những sai trái và tội phạm.

Tự do tất nhiên đưa đến dân chủ.  Phần lớn các nước dân chủ đều là những nước giầu có. Kinh tế gia đoạt giải Nobel người Ấn Độ Amartya Sen nghiên cứu về nạn nghèo đói và dân chủ đã đưa ra một lời tuyên bố nổi tiếng: “Không bao giờ có một nạn đói nào đáng kể xẩy ra ở một nước độc lập, dân chủ và có tự do báo chí.” [10] Nạn đói chỉ xẩy ra ở những độc tài hay bị chiếm đóng.

Tương tự như vậy, tham nhũng thường lan rộng ở những nước thiếu dân chủ. Hậu quả của tham nhũng là không đạt được sự chọn lựa tốt nhất gia, tăng phí tổn, làm hại đến sự sáng tạo, và nuôi dưỡng tội phạm. Những bằng chứng cụ thể từ những cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho  thấy rằng tham nhũng làm giảm đầu tư (nội địa cũng như nước ngoài), giảm phát triển, giới hạn giao thương, làm sai lệch chi phí quốc gia, làm suy yếu hệ thống tài chánh, và củng cố nền kinh tế đen (underground economy). Quan trọng hơn cả là tham nhũng làm tăng sự nghèo nàn và chênh lệch lợi tức. [11] Tham nhũng và tình trạng phe đảng, con ông cháu cha (cronyism) tại Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục nhận chìm những nhân tài và khả năng cạnh tranh của hai nước này. [12]

Trong bảng xếp hạng về mức độ tham nhũng tại 177 quốc gia trên thế giới vào năm 2014 do Transparency International thiết lập, đứng đầu danh sách (trong sạch nhất) là Đan Mạch, kế đến là New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy.  Hoa Kỳ đứng hạng thứ 17. Trung Quốc:100. Việt Nam: 119. Nga: 136. [13]  Hoa Kỳ có thể cố gắng hơn để cải tiến hơn nữa về lãnh vực này.

Môi trường tự do dân chủ và một nền văn hóa siêu việt đã giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển như hiện nay với lợi tức đầu người tính theo mãi lực quân bình vào năm 2013 là $53,042, xếp hạng sau bẩy nước mà phần đông là những nước sản xuất dầu: Qatar, Kuwait, Singapore, Brunei, Na Uy, Thụy Sĩ, và Saudi Arabia.  Hoa Kỳ bỏ xa Nga ($25,248) và Trung Quốc ($11,906).  [14]

GS Jonathan Adelman thuộc University of Denver viết: “Một câu châm ngôn chính trị xưa nói rằng ‘Anh không thể đánh bại một ai nếu người đó không có đối thủ.’  Ngay bây giờ không có một nước nào hiện ra ở chân trời sẽ bắt kịp hoặc là thử thách Hoa Kỳ một cách nghiêm chỉnh trong thời hạn một hay hai thập niên sắp tới.”15]

Sau khi viết bài nhận định này gần xong, dựa trên những dữ kiện vừa  phân tách, tôi có khuynh hướng đồng ý với nhận định của GS Adelman. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một đại cường quốc về kinh tế cũng như về quân sự không bị thử thách trong một tương lai có thể thấy được. Nga và Trung Quốc còn khá lâu mới có thể là đối thủ cân xứng với Hoa Kỳ. Thay đổi một thể chế chính trị cần vài năm. Cải tổ một nền văn hóa cần vài thế hệ cho đến vài thế kỷ để trở thành một nước vĩ đại.

Nguyễn Quốc Khải


Chú Thích:

[1] Jonathan Adelman, “Why the U.S. Remains the World’s Unchallenged Superpower,” Forbes, November 24, 2013.
[2] Wikipedia, “Non-government Organization,” May 28, 2015.
[3] Theo thống kê của tổ chức OECD, Labor – Productivity Levels in the total economy, May 27, 2015.
[4] Richard Florida, “America’s Looming Creativity Crisis,” Harvard Business Review, October 2004.
[5] Như trên.
[6] Wikipedia, “Immigration to the U.S.”, May 28, 2015.
[7] John McCain, “McCain’s Concession Speech,” The New York Time, November 4, 2015.
[8] Vũ Ngọc Tấn, “Tinh Thần Mã Thượng Trong Nội Chiến Mỹ,” Việt Luận, 12-2011.
[9]  Wikipedia, “Marshall Plan”, May 28, 2015.
[10]  Amartya Sen and Amartya K. Sen, “Poverty and Famines – an Essay on Entitlement and Deprivation”,  Oxford University Press, London, 1983.
[11] The World Bank, “The Economic and Social Consequences of Corruption in Transition Countries.”
[12] Susan Adams, “The World’s Most Competitive Countries,” Forbes, May 30, 2013.
[13] Transparency International, “Corruption Perceptions Index 2014,” 2014.
[14]  Theo số thống kê của World Bank.

Great United States of America
 Khai NguyenJuly 2, 2015
 
 Thanks to movies and books, I have thought that the United States is a great country since I was young. Less than two centuries from its founding days, the United States has become a number one of the world's powers after World War I. In the early 1970s, after a tough selection process, I got a scholarship from the U.S. Agency for International Development (USAID) and set foot in the United States, an opportunity for me to gropingly learn how the United States was so powerful. The USAID recommended three universities to me: Ohio State University, Louisiana State University, and University of Florida. I chose the university in the sunny state of Florida due to my fear of cold weather. After admission, l shared with three American students a suite with two bedrooms, a studio combining a living space and a small kitchen on the 9th floor of a 12-story dormitory building.
 
A month later, I learned that the National Aeronautics and Space Administration (NASA) was about to launch a Skylab into an earth orbit. I wanted to witness a great program of the United States. Unfortunately, my window faced north whereas Cape Canaveral, where the rocket would be launched, was in the south. In any case, I would have not been able to watch the lift-off because the launch pad was 170 miles away.
 
The great things about America that people often think of are the skyscrapers in New York City, the highway system crisscrossing the country, the Apollo program landing the first humans on the Moon, the space shuttle, the Nobel Prizes obtained by the scientists of the United States, the average income of the American people and the famous Universities. According to a study by Shanghai Jiao Tong University, among 20 of the world's best universities, 17 are in the United States.
 
1/ Since I came to the U.S. to study, I've been in this country continuously for over 40 years, a whole lot more time than my living in Vietnam. This period is long enough for me to learn more about this young and powerful nation. The greatest power status that the United States has achieved is not due to the big size of its land, stretching from the Atlantic to the Pacific. Indeed, Russia is much larger than the United States. China and Canada have land areas close in size with that of the United States. Brazil and Australia are not much smaller than the United States.
 
The U.S. is a great country not because it has a large population. Indeed, China and India have much larger populations, which are about four times that of the United States, more or less, but the averages of the gross domestic product per person of China and India are far behind that of the United States. Singapore, Norway, and Switzerland, though much smaller than the U. S. in terms of population and land, have averages of income per capita which are higher than that of the United States.
 
The United States has achieved great things due to simple, ordinary but extremely important factors that many countries such as Vietnam simply does not have because backward culture burden puts the strain on their shoulder and their neck along with some outdated dogma.
                                                     
                                                         
  I came to the United States for the first time in the spring of 1970 on a quartermaster four-month training and observation program. Sometimes we had opportunities to visit a few beautiful places of the United States by bus. Each time at a railroad crossing intersection the driver stopped the bus, opened all the bus exit doors, before driving through the crossing, even though there was no vehicles, no people at all in the open space clearly visible from all directions. Today, sometimes I drive at one or two o’clock in the morning, I see people patiently waiting for the green light, not passing the red light, although streets are completely deserted. The Americans’ high respect of discipline is one of the factors that make this country strong.  The American people respect the discipline in part because U.S. laws are very strict. Moreover, the people make their own laws through their representatives in the Government or the legislature.
 
I worked many years in Washington-DC. Sometimes I walked to the National Geographic Society (NGS) at noon to see exhibitions, searching maps and browsing over new books. For a very long time I thought NGS was a government agency, because of the impressive stature of this agency with respect to its facilities and great works, but actually this is a private non-profit association, established in 1888, for the study of archaeology, geography, natural sciences, and environment protection. The NGS Magazine has 700 million readers each month. This publication is printed in 40 different languages. The NGS annual budget is about $ 500 million.
 
NGS is one of more than 1.5 millions of non-governmental organization (NGO) in the United States. 2/  These organizations play an active role in drafting the law, making government policy, affecting all levels of society. The activities of these organizations cover such issues as human rights, labor, the environment, development, health, family planning, charity, animal protection, protection of minority groups, etc. Some organizations do not offer any services. They carry out lobby activities to advocate the rights of the groups of people they represent. NGOs play an important role in helping the United States advance.
 
I have an old and close friend in the same State of Virginia. He has a son who did extraordinarily well in high school. The University Of Virginia (UVA) offered him a four-year full scholarship.
 
According to the U.S. News and World Report, UVA was ranked 23rd across the U.S. but its undergraduate engineering program was at the top nationwide, second among the public American universities, and sixth among business programs. But my friend's son did not accept this scholarship and selected the University of Pennsylvania, one of the eight Ivy League schools, ranked eighth out of the total number of the universities in the U.S.  All five best universities in the United States offered my friend’s son admission upon his completion of the BS program at the University of Pennsylvania. In the United States, good students have many opportunities to choose good schools. By the same token, schools compete for good students.  Companies and government agencies sometimes go to good schools to recruit excellent students. Such a healthy competitive system helps bring many talents on to the leadership in every field. That is one of the reasons why the United States has advanced so much and until now no country has caught up with it. According to the annual rankings by the International Institute of Management Development (IMD) in Lausanne, Switzerland, the United States topped the list of the countries with highest competitiveness in the world, followed by Switzerland, Hong Kong, Sweden, and Singapore. Germany ranked 9. China and Russia in turn reached 21 and 42 of 60 countries IMD researched.
 
One of the reasons why the United States has high competitiveness is due to its productivity. Labor productivity is measured by the ratio of the gross domestic product to the number of hours worked. According to the 2012 statistics of the Organization for Economic Cooperation Development (OECD), the United States ranked fourth behind Norway, Luxembourg, and Ireland. Russia ranked 36, just above Mexico, among the 37 OECD member countries. 3/
 
One of those painful experiences during our school years in Vietnam was the rote learning system. When preparing for the Baccalaureate exams, students had to recite a lot of different subjects they learned throughout the whole year. Since learning by the books and doing very little practice, students memorized so much like a parrot, but did not understand much, therefore sooner or later after exams, they tended to forget what had been taught in classrooms.
 
 This way of education is called "drill-and-kill teaching" in English, which is still applied in China and Vietnam, plus the Socialist dogma and Ho Chi Minh ideology. Luckily the American schools use the credit system. After successfully finishing exams on the subjects just learned in the last three or six months, students will have credits for these courses.  Students often have mid-term tests.  The exams in general require critical thinking rather than rote learning. The "drill-and-kill teaching" ruins creativity.
 
What students fear the most is an open book exam or take-home exam because it requires students’ deep judgment.  This type of exams is usually applied to graduate students. As a professorial lecturer at the School of Advanced International Studies of Johns Hopkins University, I often asked students to select a book in the reading list and required students to answer four questions: (1) What the author wants to say?; (2) What are the points you agree with the author and why; (3) What are the points you disagree with the author and why? and (4) Your conclusion.
 
Creativity and competitiveness are directly related to each other. According to Prof. Richard Florida at the University of Toronto, nobody clearly understands what brings about the prosperity, a miracle in the United States in more than a past century. However, according to him, a key factor behind the success of the United States is its openness to new ideas. Ideas do not fall from the sky but they come from humans. All the amenities and inventions which increase productivity such as iPod and GPS are created by people. The human creative class of 38 million people in the United States includes scientists, engineers, architects, educators, artists, musicians, and entertainers. Their mission is to create new ideas, new technology, or new content. 4/ To encourage creativity, the U.S. law expressly protects inventions and copyrights, including a photo that has just been captured by a camera or a newly composed piece of music.
 
Thanks to a comprehensive immigration policy, the United States acquired much of the talent from other countries, particularly from Europe when many people escape from fascist and communist regimes during the Second World War and the cold war. Philosopher and physicist Albert Einstein carried many different nationalities: Wurttemberg, Switzerland, Austria, and Germany. In a visit to the United States in 1933, as a follower of Judaism, he decided not to return to Germany to evade the Nazi regime when Adolf Hitler became its chancellor. Albert Einstein became a U.S. citizen in 1940.
 
German Space Engineer Wernher von Braun settled in the United States after World War II ended in Europe. Russian-born computing scientist Sergey Mikhaylovich Brin immigrated to America in 1979 when he was 6 years old. Nearly 20 years later, he, along with former classmate Larry Page at Stanford University, founded the Google company. Electrical engineer Sabeer Bhatia of Indian origin studied in the USA since 1988, co-founded Hotmail along with colleague Jack Smith in 1996. Hotmail has 372 million users, ranking second after Google. 5/
 
The U.S. economic development has progressed through three eras. Foremost is the agricultural era. Next is the industrial era. Over past three or four decades, the United States has entered an era of creativity. In the last 10 years there were signs proving the creativity of the United States risk going down. Indeed, according to the study by Prof. Richard Florida, the ratio of the human creative class to the total number of employees of the United States ranked 11th behind ten countries including Ireland, Belgium, Australia, the Netherlands, New Zealand, Estonia, Britain, Canada, Finland, and Iceland. According to the Business Week magazine, among 25 most competitive high-tech companies, only six companies are based in the United States, while 14 companies in Asia.
 
With respect to jobs, people often think of unemployment and jobs moved abroad. But according to Prof. Florida, a more important problem is the shortage of creative talent. Economist Lawrence Summers, former Harvard University President and Economist Edward Montgomery, a former Deputy Secretary of Labor, said that the problem of lack of creative talent is unavoidable. The United States needs to compete with other countries to attract and respectably use talented people with more open visa and immigration policy. In 24 recent years, from 1990 to 2013, the United States had admitted 24.2 millions legal immigrants. The average per year was about 1 million people. 6/
 
Recently the American people have complained a lot about the partisan fighting in the divided Congress. As a consequence, the Government was forced to close down for 16 days in 2013. As a leading super-power of the world, under this circumstance, the U.S. can not afford to lose credibility and the trust of the other countries. The "Patient Protection and Affordable Care Act" (PPACA), also known as Obamacare, is a nation-wide medical program which has not been resolved over several years due to the conflict of interests that both Republicans and Democrats represent. However this is an internal affair of the United States.
 
Worse is the Trans-Pacific Partnership (TPP), a foreign trade program, involving 12 countries including the U.S., which has been under negotiation for several years. TPP was not completed in the past year as the U.S. hoped for. 2015 can be a make-or-break year for TPP because of the rising tension in the East and South China Sea and the competition from the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) and the Eurasian Economic Union (EAEU) led by China and Russia, respectively. However the U.S. is facing internal difficulties. Labor issues divide the Democratic Party itself, between the Executive and the Legislative branches and behind them are the labor unions of the United States.
 
I believe these are short-term and temporary difficulties. Indeed, professional and social media have denounced the critical deadlock situation in Washington. An open society with free press and freedom of expression will help the United States overcome these shortcomings as for the cases of racism and gender inequality. Competition and cooperation are traditions that make up the power in the country.
 
Shortly after officially admitting defeat in the 2008 presidential election, Sen. John McCain called Sen. Barack Obama his president and urged all U.S. citizens to congratulate Sen. Obama and support the 44th president of the United States. Sen. McCain also said that for the first time in the U.S. history, an African American was elected as a president. This was a great pride and clear evidence that the United States had advanced a step very far on the issue of racism. Sen. McCain said that Sen. Obama and he had debated about the differences, but Sen. Obama won. It was certain that these differences still existed, but he promised that he would help Sen. Obama in his power to deal with the challenges ahead. 7/ 
                                                     
 A century and a half ago, the United States has left a bright example for humanity about the generosity of the American people. 8/ The civil war lasted four years, three weeks and six days ending on April 9, 1865 (May 9, 1865 according to the Declaration). General Robert E. Lee's surrender to Union representative General Ulysses S. Grant at Appomattox Court House, Virginia was a simple but solemn ritual. Southern troops were free to return to their home, and no one was punished or jailed. Slain soldiers were buried in the same cemeteries, unless their relatives wanted to bury them elsewhere. Under the orders of General Grant, the Northern Army was not allowed to celebrate its victory. Afterward, General Lee became the president of a university now known as the Washington and Lee University in Lexington, Virginia. He opposed an insurgency against the North, supporting the Confederate veterans to integrate into the U.S. society and the reconstruction of the country.
 
More recently, after the Second World War ended, the United States never advocated killing defeated enemies. On the contrary, it helped both the allies and former enemies to rebuild their countries. The United States spent about $13 billion (equivalent to $120 billion in current dollar value) through the European Recovery Program (ERP) also known as the Marshall Plan, named after United States Secretary of State George Marshall.
 
General Douglas MacArthur, Commander of the U.S. Forces in the Pacific and the Japanese occupation forces from 1945-1951, helped Japan draft a new Constitution, removing the role as Supreme Commander of the Japanese Emperor, reforming Japan into a democratic country, implementing a comprehensive land reform program. Today, the Japanese people regard MacArthur as one of the great people instrumental in the reconstruction of Japan. 9/
 
Last but not least important is the American people’s love of freedom. Freedom helps people develop skills and initiative. Freedom helps generate accurate information and transmit it fast on multi-dimensional networks. It also helps people express their opinion freely and therefore the truth can be discovered.
 
Freedom, in contrast to the suppression, helps build open society and contain wrongdoings and crimes. Freedom of course brings about democracy. The majority of democratic countries are wealthy. Nobel Prize-winning Indian Economist Amartya Sen observed that significant famine never happens in a democratic and independent country with freedom of the press. 10/  Famine happens only in dictatorial or occupied countries.
 
Similarly, corruption is widespread in countries which lack democracy. The effects of corruption have many dimensions: increasing business costs, hampering free and competitive market, undermining innovation, fostering crimes, undermining democracy and the rule of law. Empirical evidences from the World Bank's research show that corruption lowers investment (domestic as well as foreign), reducing trade, limiting development, falsifying national costs, weakening the financial system, and strengthening the underground economy. Most important of all is that corruption increases levels of poverty and income disparity. 11/  Corruption and cronyism in China and Russia will continue to exclude many talents from top positions and restrict competitiveness of these two countries. 12/
 
In the ranking of the level of corruption in 180 countries of the world in 2014 by Transparency International, Denmark was at the top of the list, followed by New Zealand, Finland, Sweden and Norway. The United States ranked 17th. China: 100. Vietnam: 119. Russia: 136.  13/ The United States can try to improve more on this area.
 
A free and democratic environment and a superior culture have helped the U.S. grow as seen today, with the GDP per capita of $ 53,042 in 2013 on the purchasing power parity basis. It was behind seven countries, most of them are oil-exporters: Qatar, Kuwait, Singapore, Brunei, Norway, Switzerland, and Saudi Arabia. The United States left Russia ($ 25,248) and China ($ 11,906) way behind 14/
 
Prof. Jonathan Adelman of the University of Denver wrote: “As the old political saying goes, you can’t beat someone with no one. And, right now, there is no one on the horizon that will overtake or even seriously challenge the United States, however ailing, for at least the next decade or two.” 15/
 
After writing this article at this point, based on these facts just analyzed, I tend to agree with Prof. Adelman’s view. The United States will continue to be a great power, economically as well as militarily, unchallenged for a foreseeable future. Russia and China will not become the United States’ redoubtable rivals for quite a while. Changing a political system needs a few years to a few decades, but reforming a culture takes several generations to several centuries in order to become a great country.  
 
Notes: 1/ Jonathan Adelman, “Why the U.S. Remains the World’s Unchallenged Superpower,” Forbes, November 24, 2013.
2/ Wikipedia, “Non-government Organization,” May 28, 2015
.3/ OECD statistics on the Labor – Productivity Levels in the total economy, May 27, 2015.
4/ Richard Florida, “America’s Looming Creativity Crisis,” Harvard Business Review, October 2004.
5/ As above.
6/ Wikipedia, “Immigration to the U.S.”, May 28, 2015.
7/ John McCain, “McCain’s Concession Speech,” The New York Time, November 4, 2015
.8/ Vũ Ngọc Tấn, “Tinh Thần Mã Thượng Trong Nội Chiến Mỹ,” Việt Luận, 12-2011.
9/ Wikipedia, “Marshall Plan”, May 28, 2015.
10/ Amartya Sen and Amartya K. Sen, “Poverty and Famines – an Essay on Entitlement and Deprivation”, Oxford University Press, London, 1983.
11/ The World Bank, “The Economic and Social Consequences of Corruption in Transition Countries.
”12/ Susan Adams, “The World’s Most Competitive Countries,” Forbes, May 30, 2013.
13/ Transparency International, “Corruption Perceptions Index 2014,” 2014.
14/ World Bank data.
15/ As endnote 1/  
 
* The Vietnamese version was first posted on the website of the Voice of America on June 2, 2015. The author is a former consultant and senior research analyst at the World Bank. He is also a former editorial consultant to the Radio Free Asia and a professorial lecturer at the Paul H. Nitze School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University.
 

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất