Mười Năm Chỉ Một Câu “Tết Việt Nam.”
Ngôi trường Raibow Montessori nằm tận trên thành phố Sunnyvale .
Đây là ngôi trường Tiều Học tư thục và dạy theo phương pháp Montessori. Trường
có sĩ số học sinh khoảng 800, từ mẫu giáo đến lớp 6, và hàng trăm cô giáo. Hiện
nay trường có 10 cô giáo Việt Nam, nhưng trước đây 10 năm chỉ có 3 cô giáo gốc
Việt. Trường rất có tiếng, học sinh rất đông, năm nào vào mùa tựu trường đều phải
ghi danh chờ đợi vì sức chứa của trường có giới hạn. Học sinh trong trường nhiều
chủng tộc, và cô giáo cũng có đủ mọi ngôn ngữ. Đây có thể nói là một tiêu biểu
cho xã hội đa chủng “Salad Bowl” của Hoa Kỳ.
Trường dạy quanh năm, không có nghỉ hè. Tuy nhiên cũng có
nhiều ngày lễ được nghỉ. Chẳng hạn như lễ Noel và tết dương lịch dược nghỉ 1 tuần.
Sinh hoạt trong trường giống như bao nhiêu trường học khác ở Mỹ. Tuy nhiên, là
một ngôi trường đa chủng tộc cho nên đến các ngày lễ của các dân tộc khác nhau
như Ấn Độ, Trung Hoa, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Việt Nam…v.v. nhà trường có tổ
chức những sinh hoạt cho các học sinh (và toàn trường) có ngày lễ đó. Ngày Tết Ấn
Độ, hoặc ngày Tết của Phi, hoặc Tết Nguyên Đán của Việt Nam
có những cuộc diễn hành và văn nghệ trong sân trường.
Vào những năm trước, ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam
được nhà trường gọi là ngày Chinese New Year; nhà trường không biết đó là ngày
Tết Việt. Khi có cô giáo Quí (Ms.
Quí) vào làm việc, cô đã trình bày cùng ban giám đốc nhà trường và các bạn cùng
trường rằng đó cũng là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam và gọi là Tết Nguyên Đán,
Vietnamese New Year. Tuy nhiên, mọi người không biết, kể cả lá cờ của Việt Nam
(cờ Vàng) và vị trí nước Việt trên bản đồ thế giới. Trên sách vở và trên mạng
lưới toàn cầu không thấy có lá cờ Vàng.
Để làm thay đổi tên gọi, và cho thấy có sự hiện diện của lá
cờ Vàng, và có một cộng đồng người Việt, học sinh Việt trong trường (nói riêng)
và trong vùng Silicon Valley (nói chung), cô giáo Ms. Quí đã âm thầm chứng tỏ sự
có mặt của người Việt trong cộng đồng. Trong những lần diễn hành trong ngày
International Parade, cô đã mặc áo dài, đội nón lá…và vào ngày Tết Việt Nam, cô
đã trang trí trong lớp học của cô bằng những bức tranh chính tay cô vẽ cảnh Tết
Việt Nam, chữ Việt Nam, cành mai, cây đào, Chúc Mừng Năm Mới, Vạn Sụ Như Y, và
xử dụng tên gọi Lunar New Year thay cho Chinese New Year. Việc làm âm thầm đã
gây được sự chú y và gây niềm
cảm hứng cho những cô giáo Việt và các cô giáo khác trong trường, kể cả phụ
huynh của học sinh cũng quan tâm và
biểu lộ sự thích thú khi nhìn thấy chiếc áo dài, cái nón lá. Ms Quí cũng giới
thiệu một vài món ăn Việt trong các lần họp mặt.
Tết Đinh Dậu, 2017, nhiều
cô giáo Việt như Ms Nga, Ms. Trâm, Ms. Loan đã tham gia ăn Tết Việt trong trường.
Nhiều người đã biết và có thể nói được câu Chuc Mung Nam Moi Happy New Year khi
gặp các cô giáo hoặc phụ huynh gốc Việt.
Mười năm chỉ có một câu:
Tết Việt Nam-Chúc Mừng Năm Mới, Ms. Quí đã thành công khi giới thiệu ngày Tết
Việt đến các bạn bè ngoại quốc nơi cô làm việc. “Mình là người Việt, có Tết Việt
không phải là Chinese New Year.” Cô nói.
*Lê Bình*
Comments
Post a Comment