Ngược lại, sắc lệnh mới chặn dòng tiền ra khỏi nước Mỹ, buộc các Ngân hàng hành động “vì nước Mỹ”, đánh thẳng vào miếng cơm manh áo của nhiều kiều dân.
Không khí hoang mang không chỉ dậy lên trong lòng người Việt hải ngoại, mà lệnh cấm chuyển tiền ra nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu gia đình ở Việt Nam, có người thân đang sinh sống, và học tập ở Mỹ. Thậm chí, còn gây sốc mạnh cho các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam nữa. Dòng Kiều Hối về Việt Nam chắc chắn sẽ giảm mạnh, thậm chí là bị khựng lại.
Theo Ngân hàng Thế giới, tổng lượng Kiều Hối của toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 582 tỷ USD (năm 2015). Mỹ chiếm 19% số lượng di dân toàn thế giới. Di dân tại Mỹ gửi về nhà lượng Kiều Hối trị giá 133,5 tỷ USD (năm 2015). Trong đó các nước nhận Kiều Hối từ Mỹ lớn nhất là: Mexico; TC; và Ấn Độ. Rõ ràng đây là nguồn tiền rất lớn chuyển ra khỏi nước Mỹ mà ông Trump muốn ngăn chặn.
Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các Ngân hàng ở Việt Nam .
Như chúng ta chứng kiến thời gian qua, nhiều trường hợp người Việt không làm sao được nhập cảnh vào Mỹ. Rồi lượng người Việt ở Mỹ về thăm
quê hương cũng đã giảm mạnh, thậm chí tới đây còn có nguy cơ không được mang ngoại tệ ra khỏi nước Mỹ đem về Việt Nam nữa.
Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các Ngân hàng ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ nhận và chuyển tiền Kiều Hối có kết nối với các Ngân hàng tại Mỹ như: JPMorgan Chase & Co, Ngân hàng hợp tác Mỹ, Citigroup, Wells Fargo & Co, Goldman Sachs Group, và Morgan Stanley. Người dân ở Việt Nam muốn nhận được tiền từ người thân chỉ còn cách chuyển tiền qua các dịch vụ “chợ đen”, dịch vụ ngầm. Tức là các dịch vụ chuyển tiền chui, không qua hệ thống Ngân hàng, tuy nhiên, độ rủi ro cao.
Bản đồ: Kiều Hối từ Mỹ và các nước tiếp nhận (năm 2015). Lượng Kiều Hối nhận tỷ lệ thuận với độ đậm trên bản đồ. Mỗi độ đậm tương ứng với một lượng Kiều Hối. Việt Nam ở trong số nước có màu đậm nhất.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lượng Kiều Hối về Việt Nam trong năm 2016 đã giảm chỉ vào khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với mức dự báo tràn lạc quan là khoảng 12 tỷ USD. Ngay tại Sài Gòn, nơi có đến vài triệu người có thân nhân ở ngoại quốc, tập trung đến 50% lượng Kiều Hối chuyển về Việt Nam cũng chỉ nhận được khoảng 4.3 tỷ USD thấp hơn dự kiến đến 10%.
Ngoài ra, dòng Kiều Hối đổ về Việt Nam còn phải chịu thêm lực cản rất lớn từ việc Fed tăng lãi suất USD, cùng với chủ trương nâng giá trị USD, và không tham gia TPP của Tổng thống Donald Trump, khiến các nhà đầu tư, hay những người trước đây chuyển tiền về Việt Nam, thì nay sẽ giữ USD để gửi tiết kiệm tại các quốc gia có lãi suất tiền gửi USD cao hơn là gửi về Việt Nam. Lượng Kiều Hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam nhằm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh để đón đầu TPP, thì nay cơ hội này không còn.
Tới đây, cùng với lệnh nhập cư của Trump đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý người Việt hải ngoại, thì nay lệnh cấp chuyển kiều hối mà Donald Trump vừa ký chắc chắn là cú sốc cho nhiều người Việt.
Không chỉ ở Việt Nam, tại những quốc gia đang phát triển khác, lượng Kiều Hối cũng bị sụt giảm mạnh do tác động của chính sách mới của Mỹ. Báo cáo mới nhất của World Bank cho hay, nguồn Kiều Hối đổ vào Ấn Độ – quốc gia có lượng Kiều Hối lớn nhất thế giới đã giảm 5% trong năm 2016. Kiều Hối đổ vào các quốc gia khác như: Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka cũng lần lượt giảm 3,5%; 5,1% và 1,6%.
Comments
Post a Comment