Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm đang tạo ra cho mình quyền hành pháp
Khác với những thông lệ cũ, ông Tô Lâm đang biến chức Tổng bí thư Đảng trở thành một vị trí hành pháp.

Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm gần đây đã có chuyến công du kéo dài một tuần tới Indonesia và Singapore – nơi ông đã lần lượt tham gia kỷ niệm 70 năm và 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với những nước này, đồng thời nâng cấp quan hệ song phương lên mức “đối tác chiến lược toàn diện” – cập độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam.
Những chuyến thăm cấp cao như vậy không có gì bất thường trong bối cảnh Hà Nội có quan hệ gần gũi với các nước ASEAN. Nhưng điều khiến người ấn tượng về chuyến công du này là ông Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đang sắm vai/đảm nhận vai trò nhà ngoại giao cao cấp cao nhất, vốn thường là nhiệm vụ của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng.
Bằng việc làm này, ông Lâm đã cho thấy rõ: Ông nhìn nhận rằng vị trí quyền lực nhất của ĐCSVN có các chức năng hành pháp trong hệ thống Đảng-Nhà nước, điều mà những người tiền nhiệm của ông không bao giờ đảm nhận – họ thường tập trung vào các vấn đề chính sách và tư tưởng.
Ông Lâm, trong vai trò Bộ trưởng Bộ Công an, đã sử dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ một cách có hệ thống các đối thủ khỏi Bộ Chính trị ĐCSVN trong giai đoạn từ tháng 12/2022 đến giữa năm 2024. Kết quả/đỉnh điểm của những nỗ lực này là việc ông được bầu làm Chủ tịch nước vào tháng 5/2024.
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng – người giữ chức Tổng Bí thư trong nhiều năm của ĐCSVN - qua đời vào tháng 7/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được đưa lên vị trí cao nhất của Đảng.
Một số nhà quan sát cho rằng ông Lâm đã cố gắng níu giữ chức Chủ tịch nước nhưng việc này được xem như một sự tập trung quyền lực - một điều không được chấp nhận vì vi phạm nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Việt Nam.
Ông đã phải từ bỏ vị trí Chủ tịch nước và vào tháng 10/2024 và ông Lương Cường đã được bổ nhiệm vào vị trí này thay thế ông.
Ông Lương Cường – vốn là vị chính ủy cao nhất của phía quân đội (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) - được xem là một đối trọng mang tính thể chế đối vớ ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Bộ Công an trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN.
Tăng cường củng cố quyền lực
Nhưng từ đó đến nay, ông Tô Lâm đã củng cố quyền lực một cách rõ rệt.
Ông đã cài cắm các đồng minh chủ chốt của mình vào những vị trí cực kỳ quan trọng.
Những người này bao gồm ông Lương Tam Quang - người kế nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Công an và một cấp phó khác – ông Nguyễn Duy Ngọc từ Văn phòng Trung ương Đảng.
Ông Lê Minh Hưng giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương của ĐCSVN. Vị trí này khiến ông trên thực tế trở thành người đứng đầu công tác nhân sự của Đảng - một vị trí then chốt trước thềm Đại hội Đảng (được tổ chức năm năm một lần) sắp diễn ra vào tháng 1/2026 tới.
Hoàn thiện vòng tròn thân cận của ông Lâm là Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình -cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Đỗ Văn Chiến - người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (mảng dân vận của Đảng) và chuyên gia chính sách đối ngoại Lê Hoài Trung – người hiện là Chánh văn phòng Trung ương Đảng.
Ông Lâm đã đưa những người trung thành vào Bộ Chính trị. Cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSVN hiện đã và đang được mở rộng sau khi trải qua thời điểm tồi tệ nhất vào năm ngoái khi một số ủy viên buộc phải nghỉ hưu và cơ quan này chỉ còn lại 13 thành viên. Ông Ngọc đã được đưa vào Bộ Chính trị không đúng theo quy định của Đảng – theo đó, một người chỉ có thể trở thành ủy viên Bộ Chính trị sau khi đã hoàn thành trọn vẹn một nhiệm kỳ trong Ban Chấp hành Trung ương.
Việc mở rộng Bộ Chính trị còn quan trọng bởi một lý do khác: Theo thông lệ, không quá 50% thành viên Bộ Chính trị bị thay thế tại một kỳ Đại hội Đảng. Việc mở rộng cơ quan ra quyết định cao nhất này mang lại cho ông Lâm thêm cơ hội có thể cho nghỉ hưu bất kỳ đối thủ còn lại nào.
Ông Lâm củng cố quyền lực bằng việc kiểm soát thực tế đối với Bộ Công an thông qua đệ tử của mình là ông Lương Tam Quang. Và việc ông vừa đưa cựu Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - cơ quan giám sát công tác chống tham nhũng của Đảng – đã giúp tăng cường khả năng vũ khí hóa các cuộc điều tra chống tham nhũng của ông.
Tóm lại, bất kỳ ai trong Ban Chấp hành Trung ương có tiềm năng đe dọa hoặc thách thức ông Lâm trước Đại hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 1 tới đều có khả năng phải đối diện với những rủi ro về mặt pháp lý. Sự tuân thủ của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng tới dự kiến sẽ ở mức cao.
Tin RFA
Comments
Post a Comment