🟢 NGÀY TÀN VC ĐÃ ĐẾN
Đạo Cao Đài hay Cao Đài Giáo là một tôn giáo thờ Thượng đế (Đáng Chí Tôn) được thành lập ở miền Nam Việt Nam vào năm 1926.[1] Tên gọi Cao Đài , nghĩa là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tín đồ Cao Đài tin rằng mọi tôn giáo đều xuất phát từ một nguồn trí tuệ. Trí tuệ ấy được biểu hiện qua hình ảnh "Thiên Nhãn" - con mắt của Thượng Đế. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (chữ Hán: 大道三期普度)[1], có nghĩa là Con đường cứu khổ lần thứ Ba.
Tuy được khai sinh chánh thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ, trở thành tôn giáo lớn thứ ba ở Việt Nam, có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ. Về phương diện tổ chức, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc với 958 tổ chức tộc đạo. Cao Đài tại hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 4 triệu.
Cao Đài ủng hộ Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà
Lê Văn Hoạch: thủ tướng Cộng hòa Nam Kỳ Tự trị
- Thiếu tướng Trình Minh Thế:Tham mưu trưởng Quân đội Cao Đài, quy thuận chính phủ Việt Nam Cộng hòa
- Thiếu tướng Nguyễn Thành Phương Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài, quy thuận chính phủ Việt Nam Cộng hòa
- Trung tướng Trần Quang Vinh: sáng lập Quân đội Cao Đài, từng làm việc với Việt Minh một thời gian ngắn, sau chuyển sang dân sự và cộng tác với chính phủ Việt Nam Cộng hòa
- Đại tá Văn Thành Cao: thuộc cấp của Trình Minh Thế, theo chính phủ Việt Nam Cộng hòa
- Cao Hoài Sang
- Đỗ Vạn Lý
- Phan Khắc Sửu: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa
(Theo Wikipedia)
===============================================================
LƯỢC SỬ ĐẠO CAO ĐÀI
Lịch sử xuất hiện của đạo Cao Đài gắn liền với tên tuổi của Đức Ngô Văn Chiêu, người về sau được cung kính gọi là Ngài Ngô Minh Chiêu (1878-1932).
Ngài có xuất xứ từ một dòng dõi quan lại ở Huế, đến đời thân phụ là ông Ngô Văn Xuân thì đã suy nên chuyển tới cư ngụ tại khu Hòa Hưng (Sài Gòn), sau đó ông kết hôn với bà Lâm Thị Quý, còn có tên gọi là Lâm Thị Tiền; Đức Ngô Văn Chiêu là con trai duy nhất của ông bà. Ngài ra đời trong quãng thời gian song thân chạy loạn lên tạm cư ở Bình Tây, Chợ Lớn. Học xong trường Chasseloup Laubat, Ngài vào làm công chức tại Dinh Thượng thư Nam Kỳ [tức Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de L’Intérieur) thời Pháp thuộc; nay là tòa nhà trụ sở Sở Thông tin-Truyền thống và Sở Công Thương, địa chỉ số 59-61 Lý Tự Trọng, quận Nhất, TP HCM, ngay góc đường Đồng Khởi]. Trong thời gian làm việc, Ngài nổi tiếng là người cực kỳ liêm khiết; tính nết trầm tĩnh thanh cao khác hẳn những kẻ mê danh tham lợi, vì vậy Ngài rất được người đời mến phục.
Vào thập niên 1910, trong thời gian Đức Ngô Văn Chiêu chuyển về làm việc tại Tòa Hành chánh tỉnh Tân An, ở đó chớm nở phong trào cầu cơ thỉnh Tiên. Sốt sắng hưởng ứng phong trào đó, Ngài thường chung tay với các thân hữu, cùng nhau xây đàn cầu cơ để cầu xin các bài thuốc chữa bệnh. Năm 1920, trong một lần cầu cơ, Ngài được một vị Tiên Ông nhập cơ, tự xưng là Tiên Ông.
Tới tháng 10 năm 1920, sau tám tháng làm việc tại nhiệm sở mới là Tòa Hành chánh tỉnh Hà Tiên, Ngài Ngô Văn Chiêu thuyên chuyển ra đảo Phú Quốc làm quận trưởng suốt bốn năm liền. Trong thời gian này, Ngài thường lên núi Đơn Dương cầu cơ thỉnh Tiên. Có một vị Tiên Ông giáng cơ yêu cầu Ngài rằng nếu chịu ăn chay, bắt đầu và liên tục suốt mười ngày, rồi tiếp đó, trường trai suốt ba năm, thì vị ấy sẽ thu nhận Ngài làm đệ tử.
Theo lời kể lại trong cuốn Lược Sử Đạo Cao Đài của Hội thánh Truyền giáo Cao Đài in năm 1956 tại Đà Nẵng thì:
“Ngài [Đức Ngô Minh Chiêu] bắt đầu trường trai học đạo kể từ ngày 8.2.1921 và Ngài được Tiên Ông chỉ giáo về tâm pháp bí truyền và dạy lo tu luyện để chờ tới ngày khai đạo.
“Trong thời gian tu luyện Ngài đã chứng ngộ được nhiều điều huyền diệu thiêng liêng kỳ lạ. Một chiều nọ, trong khi đang đi dọc theo ven biển trong trầm tư mặc tưởng, Ngài bỗng thấy xuất hiện ở chốn xa xa cảnh giới bồng lai rất thanh tịnh trang nghiêm và đẹp đẽ.
“Cũng trong năm 1921 (Canh Thân) ấy, một hôm, trong khi Ngài đang ngồi trầm tư mặc niệm tại nhà mình, bỗng nhiên có một ‘Con Mắt’ sáng ngời muôn vạn ánh hào quang từ xa hiện đến chói lọi trước mắt Ngài, mỗi lúc một gần, rồi dần dần biến mất.
“Sau đó trong một đàn cơ dạy đạo, Tiên Ông ấy mới xưng rõ ràng danh hiệu của mình là Ngọc hoàng Thượng đế, tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ tát Ma-ha-tát giáng trần chuyển khai Đại đạo kỳ ba [Tam kỳ] và dạy Ngài vẽ một Thánh Nhãn [còn gọi là Thiên Nhãn] y như Ngài đã được thấy, để thờ làm biểu hiệu của nền Tân Chánh giáo.
“Thế là Đức Ngô Minh Chiêu đã trở nên vị môn đồ đầu tiên của Đức Thượng Đế; Ngài thụ lãnh sứ mạng gieo truyền nền đạo mới tại thế gian.
“Ngày 30.7.1924, Ngài thuyên chuyển về làm việc tại Sài Gòn. Cuối năm 1925 (Ất Sửu) Ngài gia tâm gieo truyền mối đạo mới; trước hết Ngài phổ độ các ông Vương Quan Kỳ, Nguyễn Văn Hoài, Võ Văn Sang, Đoàn Văn Bản và nhiều vị khác nữa nhập đạo.
“Từ đây trên đường tu tiến do Thiêng liêng dạy bảo, Đức Ngô Minh Chiêu đã được ấn chứng rất nhiều về tâm pháp bí truyền Đại Đạo; Ngài đã xuất thần hóa độ những bậc đại căn và nhập cơ dạy đạo nhiều nơi trong một lúc.”
oOo
Khoảng thời gian đó phong trào xây đàn cầu cơ cũng nở rộ khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Có một nhóm người khác, do sự thúc đẩy của Đấng Thiêng liêng, thường tụ họp nhau xây bàn thỉnh các hương linh để được có thêm nhiều hiểu biết về thế giới vô hình. Nhóm này gồm bốn vị công chức làm việc tại Sài Gòn, trong đó có Ngài Phạm Công Tắc; các Ngài thường xây bàn tại nhà của Ngài Cao Hoài Sang ở phố Hàng Dừa, gần chợ Thái Bình, và được nhiều Đấng vô hình giáng bàn để tạo đức tin. Sau đó, có một Đấng vô hình tá danh là A Ă Â giáng bàn, yêu cầu các Ngài gọi là Thầy, và Đấng ấy thu nhận bốn Ngài làm đồ đệ. Tới đêm lễ Giáng sinh (Nô-en) năm 1925, Đấng A Ă Â xưng rõ danh hiệu là:
“NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI giáo đạo Nam Phương.”
và có dạy rằng:
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiêng
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn bền.
“Đêm nay phải vui mừng, vì là ngày Ta giáng trần dạy đạo bên Thái Tây, Ta rất vui lòng đặng thấy chư đệ tử kính mến Ta như vậy. Nơi nầy sẽ đầy ơn Ta, Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa.”
Tới ngày 18 tháng Giêng năm 1926, Đức Chí tôn dạy Ngài Cao Quỳnh Cư và Ngài Phạm Công Tắc đem Ngọc cơ tới nhà Ngài Cựu Hội đồng Thượng nghị viện Đông Dương Lê Văn Trung để đích thân Thầy độ Ngài Trung. Sau đêm ấy, nhóm phò cơ này có được bảy vị. Đó là các Ngài Cao Hoài Sang; Ngài Phạm Công Tắc; Ngài Cao Quỳnh Cư; Ngài Lê Văn Trung; Ngài Nguyễn Trung Hậu; và Ngài Trương Hữu Đức.
Lúc đó, nhóm này hoàn toàn chưa biết tới nhóm của Ngài Ngô Văn Chiêu, vì vậy họ chưa từng liên lạc hay tiếp xúc với Ngài Chiêu.
oOo
Ngang đây, tưởng cũng nên dừng lại một chút để nói tới tiền bối Lê Văn Trung, người sẽ là Quyền Giáo tông tại thế của Đạo Cao Đài suốt một quảng thời gian bốn năm sau ngày khai đạo.
Ra đời ở Chợ Lớn năm 1876, Ngài Lê Văn Trung là con của một quả phụ từ năm mới 30 tuổi mà đã giữ tiết trọn đời thờ chồng. Ngài có dung mạo đẹp đẽ, vóc người cân đối, tính tình hòa nhã mà cương quyết. Ngài ăn ở rất có hiếu với mẹ hiền, cư xử tốt đẹp với bà con anh em, và đặc biệt, rất quí chuộng Nho học.
Năm 1894, sau khi tốt nghiệp trường Chasseloup Laubat, Ngài vào làm Thư ký tại Dinh Thống đốc Nam kỳ. Tới năm 1906, Ngài từ chức để ra ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. Ngài được dân chúng bầu làm đại diện cho các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Gò Công và Tây Ninh suốt hai khóa liên tiếp kéo dài tám năm.
Trong địa vị đại diện dân cử, Ngài Lê Văn Trung là người cương trực, dám đấu tranh nghị trường với người Pháp tới độ tự ý từ chức, rồi sau được dân chúng bầu lại. Ngài bênh vực quyền lợi của dân chúng, làm nhiều công tác văn hóa xã hội, trong đó đặc biệt có việc khởi xướng, cổ vũ và quyên góp tiền bạc xây dựng trường Nữ Trung học đầu tiên của Sài Gòn, về sau đổi tên là trường Gia Long, hiện nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, tọa lạc tại số 275 đường Điện Biên Phủ, Quân 3, TP HCM.
Ngài Lê Văn Trung được chính phủ Pháp tặng Bảo quốc Huân chương Đệ Ngũ đẳng. Tới năm 1914, Pháp cử Ngài lên làm Nghị viên Hội đồng Soái phủ Đông Dương, thường được gọi là Hội đồng Thượng nghị viện Đông Dương.
Từ năm 1920, việc kinh doanh của Ngài Lê Văn Trung lâm hoàn cảnh khó khan, thua thiệt, rồi hoàn toàn bế tắc. Vào thời điểm giao tiếp với nhóm Ngài Phạm Công Tắc, mà như đã nói, trước đó hai bên chưa hề quen nhau, Ngài Lê Văn Trung đang sống trong tình cảnh phiền muộn chán nản, đâm ra hút thuốc phiện. Rồi cả hai con mắt của Ngài bị suy yếu, chỉ thấy lờ mờ; sau khi được Đức Chí tôn độ, Ngài bắt đầu ăn chay, bỏ hút thuốc phiện và dần dần, đôi mắt được phục hồi, thị lực sáng trở lại.
oOo
Tới ngày 22 tháng Giêng năm 1926, Đức Chí tôn dạy quí Ngài trong nhóm Ngài Cao Quỳnh Cư phải đến hội họp chung với nhóm Ngài Ngô Văn Chiêu để lo việc khai mở đạo. Đức Chí tôn còn dạy thêm rằng mọi việc đều phải khởi xuất từ Ngài Ngô Văn Chiêu, vì Ngài ấy là Anh Cả. Lần đó, cả hai nhóm tập trung được 12 vị.
Tại đàn cơ nơi nhà Ngài Lê Văn Trung, đúng vào giờ Tý ngày mùng 1 tháng Giêng năm Bính Dần (theo dương lịch là 13.2.1926), Đức Chí tôn ban lời Thánh giáo đầu tiên cho Ngài Ngô Văn Chiêu, căn dặn rằng (1) phải giữ lời hứa truyền Đạo cứu độ chúng sinh; (2) làm chủ giềng mối Đạo; và (3) dìu dắt các môn đệ. Ngọc hoàng Thượng đế còn truyền cho những vị khác phải hiệp nhau truyền đạo để cứu độ người đời, và chuẩn bị cho thời điểm khai đạo. Đêm Mùng Một ấy trở thành là ngày Khai cơ Phổ độ của Cao Đài Giáo.
Tới đêm mùng 8 rạng ngày mùng 9 tháng Giêng năm Bính Dần, Lễ Vía Đức Chí tôn được tổ chức tại nhà của Ngài Vương Quan Kỳ. Trước sự hiện diện đầy đủ của các môn đệ, Đức Chí tôn giáng cơ dạy Đạo và ban cho một bài thơ bốn câu trong đó bao gồm đầy đủ tên của cả 12 vị. Theo Thánh ngôn Hợp tuyển, trang 19, bài thơ đó như sau:
Câu 1: Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh,
Câu 2: Bản đạo khai Sang Quí Giảng thành.
Câu 3: Hậu Ðức Tắc Cư Thiên Ðịa cảnh,
Câu 4: Huờn Minh Mân đáo thủ đài danh.
(Mười hai chữ in hoa lớn trong ba câu trên là tên của mười hai
người môn đệ trước hết của Ðức Ngọc hoàng Thượng đế.
Còn ba chữ in hoa nghiêng nhỏ trong câu chót là tên của ba đồng tử hầu đàn).
(Tên đầy đủ của các vị theo thứ tự trong bài thơ này là:
1/ Ngô Văn Chiêu (1878-1932); 2/ Vương Quan Kỳ (1880 – 1940 );
3/ Lê Văn Trung (1876-1934); 4/ Nguyễn Văn Hoài (?-?);
5/ Đoàn Văn Bản ((1876-1941); 6/ Cao Hoài Sang (1900-1971),
7/ Lý Trọng Quí (?-?); 8/ Lê Văn Giảng (1876-1941),
9/ Nguyễn Trung Hậu (1892-1961); 10/ Trương Hữu Đức (1890-1976)
11/ Phạm Công Tắc (1980-1959); 12/ Cao Quỳnh Cư (1887- 1929).
Từ hôm đó, nhờ sự hoạt động nhiệt thành của quí Ngài môn đồ đầu tiên, Đạo càng ngày càng bành trướng. Rồi lần lượt các Ngài Nguyễn Ngọc Tương (1881-1951); Ngài Lê Bá Trang (1879-1936); Ngài Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950), v.v. được phổ độ, phân công nhau đi truyền đạo ở các tỉnh và thành lập những cơ sở đầu tiên cho một công cuộc phổ độ rộng lớn. Số tín đồ theo Đạo càng ngày càng đông, thành lập nhiều thánh thất rải rác khắp nhiều tỉnh.
Đến ngày 12 tháng 3 năm Bính Dần (theo dương lịch là 23.4.1926) Đức Chí tôn ân ban cho Ngài Lê Văn Trung là Thượng Đầu sư, Thánh danh Thượng Trung Nhật.
Tới ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (tức 29.9.1926), vâng thánh ý của Đức Chí tôn, Ngài Lê Văn Trung hiệp cùng quí vị chức sắc Thiên phong cùng chư Đạo hữu gồm 28 vị cầm quyền Đạo và 247 đạo hữu, thảo TỜ KHAI ĐẠO dâng lên Đức Chí tôn xem xét trước, rồi để gởi cho chính phủ Pháp.
Ngày mùng Một tháng 8 năm Bính Dần (nhằm 7.10.1926), Ngài Lê Văn Trung đích thân mang Tờ Khai đạo đến gởi cho Thống đốc Nam kỳ Le Fol, và được ông ấy vui vẻ chấp nhận. Trên thực tế, Tờ Khai Đạo không phải là tờ đơn xin phép thành lập mà là một bản tuyên bố chính thức thông báo việc thành lập Đạo Cao Đài. Thống đốc Nam kỳ lúc ấy khôn khéo tiếp nhận văn kiện đó nhưng không bao giờ ký giấy phép cho Đạo Cao Đài hoạt động cũng như không hề cam kết công nhận chính thức đạo Cao Đài.
Rồi Ngày Trọng đại đã tới. Hôm ấy là ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (tức 19.11.1926) nhằm ngày Hạ nguyên, Ngài Lê Văn Trung hiệp với Ngài Phạm Công Tắc cùng quí vị chức sắc Thiên phong của Đạo, vâng lệnh Đức Chí tôn mượn chùa Thiền Lâm ở Gò Kén Tây Ninh làm thánh thất tạm để tổ chức Đại lễ Khai đạo Cao Đài. Tham dự buổi lễ trọng thể ấy có đầy đủ sự hiện diện của quan chức các cấp chính quyền Pháp thời đó và đại diện các tôn giáo khác.
Tới đầu năm Đinh Mão (1927), Ngài Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Đức Chí tôn và từng là Đức Giáo tông dự bị, nói cho mọi người biết rằng Ngài đã làm xong nhiệm vụ trong Cơ Phổ độ. Từ nay, Ngài sẽ đảm trách một sứ mạng quan trọng khác, đó là lập Cơ Tuyển mộ Chiếu Minh Tam thanh Vô vi, gọi tắt là Chiếu Minh Vô vi. Ngài đổi chữ lót trong tên của mình thành chữ Minh; từ đây gọi Ngài là Đức Ngô Minh Chiêu, chuyên lo tu đan, tịnh luyện. Cùng theo phái Vô vi của Ngài Chiêu, có ba Ngài Võ Văn Sang, Nguyễn Văn Hoài và Lý Trọng Quí; nhưng về phương diện tín ngưỡng, Ngài Chiêu vẫn tôn thờ Đức Ngọc hoàng Thượng đế.
Sau sự kiện vừa kể, Đức Chí tôn phải chuyển pháp, giao chức Giáo tông qua cho Đức Lý Thái Bạch Nhất trấn Oai nghiêm kiêm nhiệm. Trong Đạo Nghị định thứ nhì ngày 3 tháng 10 năm Canh Ngọ (1930), Đức Lý Giáo tông ban cho Đầu sư Thượng Trung Nhựt (Ngài Lê Văn Trung) cầm Quyền Giáo tông tại thế để điều hành cơ Đạo hữu hình, còn nhiệm vụ Giáo tông vô vi vẫn do Đức Lý Giáo tông nắm giữ. Kể từ đó. đạo Cao Đài chỉ có một Giáo tông vô vi là Đức Lý Thái Bạch, và tại thế thì có Quyền Giáo tông.
Tới năm 1931, khởi công xây dựng Tòa thánh Tây Ninh tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng năm cây số, về hướng Đông Nam. Nguyên Thiền Lâm tự ở Gò Kén Tây Ninh là nơi đặt thánh thất tạm, bị Hòa thượng trú trì là sư Giác Hải (Như Nhãn/1864-1938) đòi lại vì đang lúc dao động đức tin và chịu áp lực của người Pháp.
Việc xây dựng Tòa thánh Tây Ninh kéo dài ngày vì đó là một công trình độc đáo, nguy nga và kỳ diệu, tổng hợp kiến trúc của các tôn giáo lớn trên thế giới. Theo tài liệu để lại thì mô hình và đồ hình bên trong cũng như bên ngoài các cơ sở của Tòa thánh được mô phỏng (thiết kế) theo cõi thiên đình và được lấy kiểu mẫu qua đàn cơ. Việc xây cất bị gián đoạn trong thời Thế chiến Hai (1939-1945); mãi tới 18 năm sau, vào Giêng năm Ất Mùi (1955), mới hoàn thành và làm Đại lễ Khánh thành.
CHƯƠNG III: GIÁO THUYẾT CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
- ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Cao Đài Đại đạo khẳng định rằng đạo Cao Đài là do chính Đức Thượng đế, Đấng Chí tôn, đích thân sáng lập và làm giáo chủ. Giáo lý vi diệu của đạo Cao Đài là do chính Đức Thượng đế trực tiếp truyền dạy qua sự thường xuyên tiếp xúc bằng đàn cơ giữa Ngài và quí vị chức sắc thượng phẩm trong Đạo.
Đại là vĩ đại, lớn rộng; Đạo là con đường. Cao Đài Đại đạo là con đường tốt đẹp và rộng rãi, dẫn dắt con người học hỏi, lập công quả và tu tập, nhằm mục đích đi thẳng tới chân lý – một chân lý hằng hữu và bất biến – đó là Thượng đế. Bằng quá trình tu luyện theo đạo Cao Đài, tín đồ tuần tự đạt tới năm nấc thang tiến hóa, qua các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, để cuối cùng, đạt đến sự hiệp nhất vào Đấng Cao Đài, tức là Ngọc hoàng Thượng Đế, Đấng Chí tôn.
Phổ nghĩa là phổ quát, rộng lớn, phô bày ra cho hết thảy mọi người ở khắp mọi nơi. Độ nghĩa là cứu độ, cứu giúp. Do đó, Cao Đài Đại Đạo muốn phổ độ chúng sinh thì phải mở ra mối Đạo lớn cho người đời tu hành.
Cao Đài Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ có nghĩa là cứu độ, cứu giúp chúng sinh trong thời kỳ hiện nay, tức là thời kỳ cuối trong ba nguyên (còn phát âm là ngươn) của loài người.
Theo quyển Pháp Chánh Truyền, ba nguyên (nguơn) đó là:
- Thượng nguyên hay là Nguyên Thượng đức, cũng là Nguyên Tạo hóa. Trong nguyên này, Đấng Chí tôn gầy dựng Càn k
- hôn Vũ trụ. Thời thái cổ, loài người tính tình hồn nhiên, mộc mạc lương thiện, sống theo đạo trời mà hòa hợp thân thiết yêu thương nhau. Con người hấp thụ khí thiên nhiên nên tâm hồn thanh thoát, thể xác an nhàn, vui say mùi đạo, tiếp nhân xử thế cực kỳ đạo đức.
- Trung nguyên hay là Nguyên Thượng lực, cũng là Nguyên Tranh đấu. Trong nguyên này loài người thâm nhiễm nhiều thói hư tật xấu, lòng người bất nhất, nên càng ngày càng xa khuất điểm thiên lương, sống bức hiếp lẫn nhau, sinh ra chiến tranh, chèn ép và bóc lột nhau. Người đời không còn kể gì tới tình đồng loại đồng chủng đồng bào mà chỉ một lòng một dạ trông cậy vào sức lực để tranh đấu với nhau.
- Hạ nguyên hay Đời Mạt kiếp, là Nguyên Điêu tàn, cũng là Nguyên Tái tạo. Trong nguyên này, cuộc đấu tranh giữa người đời chuyển qua mãnh liệt, tàn khốc, hiểm độc phi thường. Càng tranh đấu càng tiến hóa, càng ác liệt, đưa tới điêu tàn hủy diệt. Nhưng đặc biệt là hễ loạn thì phải tới trị, vong thì tất phải hưng, nên nguyên tiêu diệt này tất nhiên sẽ chuyển thành nguyên bảo tồn; lúc ấy đạo đức được phục hưng, để sắp sửa tái tạo trở lại như thời thái cổ. Vậy loài người sắp bước qua đệ tam kỳ này là thời kỳ qui nhất thống, đại luân hồi của Trời Đất. Ngày nay loài người đã trải qua đúng con số do Đấng Tạo hóa đã định là mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm (129,600 năm), nên đã tới thời kỳ tạo thiên lập địa một lần nữa.
Đối chiếu với tam nguyên kể trên, kể từ khi có loài người đến nay, Đấng Thượng đế đã mở ra ba thời kỳ phổ độ chúng sinh:
- Nhất kỳ Phổ độ: vào thời thái cổ của loài người, các tôn giáo như Đạo Phật với Đức Nhiên Đăng Cổ Phật; Đạo Tiên với Đức Thái Thượng Đạo tổ; Đạo Bà-La-Môn; Đạo Do Thái với Mô-se; Đạo Nho với Phục Hy, v.v. Phổ độ Nhất kỳ này do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật chủ trì Liên Trì Hội.
- Nhị Kỳ Phổ độ: vào thời thượng cổ của loài người, có các tôn giáo như Phật Giáo với Đức Phật Thích Ca; Lão Giáo với Đức Lão Tử; Nho Giáo với Đức Khổng Tử; Thiên Chúa Giáo với Đức Giê-su Kitô, v.v. Phổ độ Nhị kỳ này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trì Linh Sơn Hội.
- Tam kỳ Phổ độ: vào thời kỳ hiện nay có Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, một tôn giáo đặc biệt vì lần này do Đấng Thượng đế đích thân khai đạo, làm giáo chủ và trực tiếp dạy bảo để cứu vớt hết thảy loài người trên trái đất này trước khi xảy ra cuộc Tận thế chuyển lập đời Thánh đức. Phổ độ Tam kỳ này do Đức Phật Di Lạc Vương chủ trì Long Hoa Hội.
Như thế Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ tuy xuất hiện khởi đầu tại Việt Nam nhưng không là một tôn giáo có tính cách bản địa và bị giới hạn trong biên giới của một nước, vì Đạo này nhằm phổ độ hết thảy chúng sinh và sẽ phổ biến rộng rãi ra khắp vũ trụ, nơi loài người chúng ta đang sống.
(Theo tài liệu của Đạo Cao Đài được phổ biến trên Diễn Đàn Điện Toan Internet)
Comments
Post a Comment