ÐỒNG HƯƠNG NGƯỜI VIỆT PHẢI ỨNG PHÓ NHƯ THẾ NÀO VỚI TÌNH TRẠNG LỢI TỨC GIỚI HẠN CỦA MÌNH TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ KHÓ KHĂN HIỆN NAY?

 



TS Nguyễn Bá Long


Bài này tác giả nói về hoàn cảnh hiện nay của đồng hương người Việt trong tương quan với tình hình giá sinh hoạt tăng cao khiến nhiều người rơi vào khó khăn. Trước tiên thử phân tích tình hình thu hoạch hoặc lợi tức của đồng hương hiện nay như thế nào? (tác giả chú ý đến trường hợp đồng hương ở vùng Toronto và GTA, Canada).

I. LỢI TỨC CỦA ÐỒNG HƯƠNG NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY XÉT QUA 6 LÃNH VỰC/LOẠI HOẠT ÐỘNG


    (1) Loại I: Sống nhờ Tiền Già, tiền Welfare. Ðây là lớp người chủ yếu là người già trên 65 tuổi. Ðối với đồng hương người Việt (ở Canada hay Mỹ), người trên 65 tuổi sống nhờ tiền già tức là Old Age Security (OAS) + Guaranteed Income Supplement (GIS - phụ cấp thêm cho tiền già); tùy vào lợi tức Pension trước kia khi đi làm + các lợi tức khác như cổ tức (dividend), tiền lời đầu tư (investment income), tiền lãi gửi ngân hàng hoặc các định chế tài chánh (interest)... theo tờ giấy khai thuế của bạn năm trước. Mới đây thì chính phủ Canada đã cho những người từ 75 tuổi trở lên được tăng thêm 10% Tiền Già (effective July 2022). Số tiền OAS hằng năm sẽ được điều chỉnh theo Chỉ số Giá Tiêu Thụ (Consumer Price Index - CPI) (2.8% cho qúy 4 : Oct. - Dec. 2022)
    - Tiền Già tối đa hằng tháng hiện nay cho người 65-74 tuổi: $685.50 (điều kiện: Lợi tức của bạn năm 2021 phải dưới $129,757)
    - Tiền Già tối đa hằng tháng hiện nay cho 1 người 75 tuổi trở lên: $754.05 (điều kiện: Lợi tức của bạn năm 2021 phải dưới $129,757).
    - Tiền Phụ Cấp Bảo Ðảm Lợi Tức (Guaranteed Income Supplement - GIS) cho một người độc thân, góa phụ hoặc một hưu viên đã ly hôn: $1,023.88 (với điều kiện lợi tức của bạn năm 2021 dưới $20,784)
Các trường hợp khác nếu có sống chung không hôn thú và tùy lợi tức hàng tháng của người sống chung, tiền GIS sẽ được tính khác.
    Tóm lại cho một người độc thân từ 75 tuổi trở lên, Tiền OAS + GIS tối đa nhận được hàng tháng hiện nay là $1777.93.
Bài này không đi vào chi tiết cách tính cho từng trường hợp cá biệt. Xin tham khảo:

(https://www.canada.ca/en/services/benefits/publicpensions/cpp/old-age-security/payments.html).


    (2) Loại II: Sống nhờ tiền lương công tư chức hoặc tiền sinh lợi từ đầu tư. Ðây là những số tiền hầu như cố định hoặc tăng giảm rất ít. Nếu bạn không làm thêm bên ngoài hoặc có một nguồn lợi tức nào đó yểm trợ (thí dụ chạy xe đêm chở khách kiếm tiền thêm), thì lợi tức công tư chức của bạn hầu như là rất ít thay đổi. Với mức lương phổ cập của công tư chức Canada hiện tại, thường từ 2500 CAN$ - 5000 CAN$ (số người làm lương mỗi tháng từ 10,000$ -20,000$ rất ít); thì với tình hình vật giá leo thang hiện tại, cuộc sống của công tư chức Canada khá vất vả. Ðối với những người có tiền sinh lợi từ đầu tư (cổ tức, tiền lời cổ phần hoặc tiền lãi gửi ngân hàng) và nếu người đó có thêm đi làm, thì đây là những người sung túc, sẽ có cuộc sống tốt hiện nay.

    (3) Loại III: Sống nhờ tiền thất nghiệp hoặc tiền tàn tật (handicapped). Những người này chắc chắn phải có cuộc sống eo hẹp do quy định hạn chế về tiền thất nghiệp. Nếu những người công tư chức đang đi làm có cuộc sống khó khăn hiện nay thì người lãnh thất nghiệp (mà không có tiền gì thêm) cuộc sống còn khó khăn hơn nữa.

    (4) Loại IV: Sống nhờ sự nuôi dưỡng hoặc trợä giúp của cha mẹ, gia đình, thân nhân (thí dụ sinh viên, học sinh) hoặc bảo trợ của chính phủ (người nhận học bổng, du học với tiền học bổng hoặc trợ cấp của chính phủ). Những người này chắc chắn là phải khó khăn  vì học bổng là có giới hạn mà vật giá hiện nay thì leo thang. Từ hoàn cảnh này, một ít  sinh viên học sinh đã phải bỏ học vì không đủ điều kiện hoàn tất học trình (không phải vì ngu dốt, học kém, nhưng vì thiếu điều kiện về sinh hoạt để yểm trợ việc học).

    (5) Loa.i V: Các ngành kinh doanh và dịch vụ. Một số khá lớn đồng hương người Việt đi về hướng này, tức là sinh hoạt buôn bán, kinh doanh và các hoạt động dịch vụ. Có 3 ngành rất ăn khách mà đồng hương người Việt tham gia rất nhiều, đó là:
    - Ngành Nails
    - Ngành địa ốc, sửa chữa nhà cửa, cho mướn nhà
    - Ngành nhà hàng
Thử nói về mỗi ngành này.
    a. Ngành nails là ngành bùng nổ mạnh nhất của người Việt trong số ngành doanh thương và dịch vụ bình dân. Thử lấy một tờ tuần báo của người Việt ở Toronto là tờ Thời Báo và xem thử Quảng Cáo Rao Vặt (Classified Ads) để lượng giá tổng quát ngành này phát triển như thế nào ở vùng Toronto và GTA:
    - TB Thứ Năm số 2997, ngày Oct. 20, 2022: số Quảng Cáo Rao Vặt tính chung = 225 ô. Số Quảng Cáo Rao Vặt riêng của ngành Nails: 90. Tỷ lệ Ngành Nails/Các Ngành = 40%
    - TB Thứ Bảy số 3006, ngày Nov. 19, 2022: số Quảng Cáo Rao Vặt tính chung: 210. Số Quảng Cáo Rao Vặt của riêng ngành Nails: 90. Tỷ lệ Ngành Nails/Các Ngành = 41%
Tính một cách chung chung  dựa trên Quảng Cáo Rao Vặt thì  tỷ lệ Ngành Nails so với Các Ngành Khác, có tính cách thống trị (ở đây đang nói vềø Toronto). Khó có con số hay tỷ lệ chính xác cho mọi vùng, nhưng đây ta lấy trường hợp Toronto và cá biệt là tờ Thời Báo thì thấy Ngành Nails tỷû lệ Quảng Cáo Rao Vặt so với Các Ngành khác chiếm tới khoảng trên dưới 40%. Có thể ở vùng khác thì có ngành khác cũng phát triển mạnh, nhưng nói chung là ở Canada và ở Mỹ, ngành Nails là thống trị trong tầng lớp đồng hương người Việt sống về dịch vụ và kinh doanh loại bình dân.
    b. Ngành địa ốc, sửa chữa nhà cửa, cho mướn nhà: người Việt cũng phát triển mạnh lãnh vực này. So với các lãnh vực khác thì người Việt cũng hoạt động nhiều và khá thành công trong lãnh vực vừa nói. Các Quảng Cáo Rao Vặt cá nhân và doanh nghiệp (trên tờ Thời Báo chẳng hạn) cũng cho thấy hoạt động khởi sắc của những đồng hương sống trong lãnh vực mua bán địa ốc, sửa chữa nhà cửa, cho thuê nhà. Lý do tại sao lãnh vực này phát triển mạnh? Ðó là do người Việt rất trọng về tậu nhà cửa (dùng để ở, dùng để cho thuê, dùng để buôn bán, dùng làm văn phòng v.v.). Người Việt có câu châm ngôn: “An Cư thì Lạc Nghiệp”; cho nên khi đồng hương người Việt có dư tiền hoặc để dành được một số tiền đáng kể thì cái mà họ nghĩ đến trước tiên là “mua nhà”. Tất nhiên có những người khác dùng tiền để dành được để làm những chuyện khác, như mua bán chứng khoán, buôn bán lẻ, hùn hạp để đầu tư vào một hoạt động lớn (như đầu tư về VN) v.v.; nhưng người đồng hương Việt bình thường không có nhiều tham vọng thì họ thường nghỉ đến mua cái nhà trước tiên, các cái khác đến sau. Xem Quảng Cáo Rao Vặt trên Thời Báo sẽ thấy các hoạt động như: Phòng Cho Thuê/cho Share, Tiệm cho Thuê/cho Share, Nhà/Phòng cho thuê, sửa chữa nhà cửa, tân trang nhà cửa, làm mới Basement v.v. rất phát đạt. Dĩ nhiên không thể nào bằng với ngành Nails, nhưng nó là lãnh vực rất phát triển và đã giúp cho nhiều người làm giàu (khác với ngành Nails ít người làm giàu: thợ hoặc chủ)û. Nhưng cũng có người hoạt động trong lãnh vực địa ốc và cho thuê nhà, mướn nhà đã đi đến táng gia bại sản vì chu kỳ xuống dốc của ngành địa ốc, sở hữu quá nhiều căn hộ và nợ mortgage lớn, bán không kịp để thanh toán trước khi địa ốc rớt giá; như bên Mỹ (và cả Canada) hiện đang cảnh báo về viễn ảnh rất gần của đợt xuống giá nhà ngay trong năm 2023 này (hiện giá nhà ở Mỹ và Canada cũng đã xuống rồi, nhưng 2023 sẽ thê thảm hơn vì Ngân Hàng Trung Ương Mỹ và Canada cho lãi suất lên cao vượt thường để chống lạm phát (ở Mỹ là 0.75 và ở Canada là 0.75 kỳ trước và 0.50 mới vừa rồi đây). Nói chung thì lãi suất lên cao thì người mua nhà sẽ hạn chế vì phải trả Mortgage nhiều. Nhưng tương lai trước mắt lãi suất xuống thấp là chuyện khó xảy ra vì các ngân hành trung ương phải tăng lãi suất để chống lạm phát. Dù tăng lãi suất có thể đưa đến suy thoái kinh tế, nhưng còn hơn để bị lạm phát phi mã, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân, như chúng ta đang bị vật giá đắt đỏ hiện nay. Nếu vật giá còn tăng cao hơn nữa (dự phóng cho năm 2023) thì rất nguy hiểm, bởi vậy chính phủ phải lo chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu.
    c. Ngành Nhà Hàng: ngoài chuyện “An Cư Lạc Nghiệp” thì “ẩm thực” là ưu tiên đối với mọi người. Từ “Phải ăn mới sống được” người ta đi đến “ăn ngon”, và người Việt đã ra được các nhà hàng rất nổi tiếng trên thế giới; còn nhà hàng khá nổi tiếng tại địa phương thì rất nhiều. Chúng ta đã từng nghe về việc một Chef Cook (đầu bếp) người Việt đoạt Giải Nhất Quốc Tế về nấu ăn ngon, vượt cả những người dự thi của các sắc dân khác, mới mấy năm gần đây thôi. Nhà hàng nổi tiếng của người Việt có rất nhiều, không chỉ ở Toronto, mà còn ở Paris - Pháp, hoặc ở Nam Bắc Cali v.v. Nhà hàng cũng là nơi tụ tập và gặp gỡ cho muôn ngàn thứ chuyện, như là bàn chuyện làm ăn, chính trị chính em, gặp gỡ thân nhân, gia đình hoặc bạn bè hàng tuần hoặc hàng tháng; có khi chỉ là để gặp chúng bạn hoặc thân hữu để “tán dóc”. Trước đây tại Toronto, có một vị khá nổi tiếng trước 75 (là Dân Biểu), cũng đã mở nhà hàng, mục đích để làm nơi tụ tập của các hội đoàn, tổ chức hoặc cá nhân. Và lạ thay, nhà hàng của anh rất đắc khách, vì luôn có những vị muốn đến đó cho một cuộc gặp mặt hoặc đãi ăn nào đó. Dĩ nhiên là nhà hàng của anh cũng thuộc loại nấu khá, ngon, và được đồng hương hưởng ứng; trong một giai đoạn mà việc ăn uống nhà hàng là chuyện bình thường, vì kinh tế đang phát triển chứ không èo uột như hiện nay. Nói chung là ngành Nhà Hàng của người Việt rất phát triển ở Canada và Mỹ. Ði đâu ta cũng có thể gặp tiệm phở hoặc tiệm ăn người Việt với các món căn bản: Canh Chua Cá Bông Lau, Cá Kho Tộ, Sườn Xào Chua Ngọt, Gà (hoặc Bò) Xào Thập Cẩm, Cơm Trắng (Tráng Miệng cam, trái cây khác, hoặc chè). Dĩ nhiên thực đơn nhà hàng VN nào cũng có hàng trăm món, nhưng Cơm Gia Ðình với các món trên là rất căn bản, nhà hàng nào cũng có.
    (6) Loại VI: Ðối với đồng hương người Việt, còn có một lọai người là “sống nhờ cộng đồng và phục vụ cộng đồng”. Ðây là những người “vác ngà voi” phụ giúp trong các công tác cộng đồng và cộng đồng yểm trợ trở lại; ít khi bằng lương bổng, nhưng bằng các lợi ích mà cộng đồng có thể cung cấp. Ðây là lớp người đã giúp trong các việc như thông dịch cho người mới nhập cư, dạy toán, Anh văn v.v. cho người mới sang, dạy và thực tập computer, thị thực chữ ký, giới thiệu việc làm (đến các cơ sở kinh doanh), tổ chức Hội Xuân, dạy người lớn tuổi các kỹ thuật về Zoom, thi bằng lái xe, thi Quốc Tịch, khai thuế cho người lợi tức kém, giữ trẻ, lớp âm nhạc, tìm nhà ở, Line dance, lớp Càn Khôn Thập Linh, lớp thể dục thể thao, lớp múa, khiêu vũ, lớp nhiếp ảnh, lớp Tai Chi Dưỡng Sinh, gia chánh, và cả cờ tướng. Ðây là thế mạnh của cộng đồng VN vì nó rất phong phú và rất nhiều cơ quan phụ trách các hội thiện nguyện (như Hội Người Việt, Hội Phụ Nữ, Hội Cao Niên, Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc, Hội Cựu Quân Nhân, Cộng Ðồng North York v.v.).
Loa.i VI có thể gọi là những người “ăn cơm nhà, vác ngà voi” (thiện nguyện), chứ không có lợi tức nhất định nào; trừ một vài hội như Hội Người Việt Toronto, Hội Phụ Nữ VN Toronto v.v. có được một ít qũy do chính phủ hoặc các cơ quan như United Way giúp đỡ thì họ dùng các qũy đó để đài thọ lương nhân viên hành chánh và các phí tổn cố định khác như tiền rent, tiền đi lại, tiền dụng cụ văn phòng v.v. Nhưng căn bản của các hội này là hoạt động thiện nguyện, trên cơ sở về cả phía người cho lẫn người nhận (các dịch vụ đa số đều free, kể cả các huấn luyện viên lẫn thầy dạy học). Thế thì làm thế nào những người hoạt động thiện nguyện có thể sống được? Ða số họ đều có làm thêm công việc bên ngoài, ngoài việc thiện nguyện của cộng đồng, như lái xe, mở tiệm buôn bán, làm thợ hớt tóc, may mặc v.v.)

II. VỚI TÌNH HÌNH KINH TẾ KHÓ KHĂN HIỆN NAY THÌ ÐỒNG HƯƠNG NGƯỜI VIỆT PHẢI LÀM GÌ ÐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN VÀ BẢO ÐẢM CUỘC SỐNG?


Có những trường hợp khó khăn mà thực sự khó xoay xở, như trường hợp người già không có thân nhân giúp đỡ hoặc người tàn tật. Một sự giúp đỡ đương nhiên sẽ đến cho lớp người này là giúp đỡ của chính phủ, ví dụ tăng tiền OAS cho những vị từ 75 trở lên 10% tại Canada hiệu lực từ tháng 7/2022. Chính phủ cũng biết là lạm phát khủng khiếp thì người già làm sao mà đón đỡ nỗi, nên đã tăng tiền OAS 10% ,và trước đây còn có cho đột xuất như 500$ (May 2022 và May 2021). Chính phủ đuổi theo lạm phát, nhưng thực tế lạm phát đã đi trước và bùng mạnh, chính phủ theo sau không kịp.
Bởi vậy một hiệu ứng rất quan trọng bất lợi cho người dân là lạm phát đã tăng mạnh rồi (qua giá cả thị trường các món hàng và giá cả dịch vụ); nhưng chính phủ đuổi theo sau, khi xác nhận lạm phát tăng cao, thì lạm phát cao đã đổ ập trên người dân rồi!  Thời kỳ chiến tranh tại một số nơi, đã có trường hợp lạm phát vượt quá mức kiểm soát, đến nỗi người ta phải gánh tiền đi để mua đồ, và phí tổn in tiền đắc hơn rất nhiều số tiền tự thân. Các trường hợp này chính phủ phải loại bỏ đồng tiền và ra tiền mới trên cơ sở có thể kiểm soát được. Tại Canada, lạm phát tháng 7/2022 là 7.6% và lạm phát tháng 6 là 8.1%. Lạm phát cho tháng 9 tại Canada là 6.9% và cho tháng 10 vẫn là 6.9%. Như vậy đây là những mức lạm phát rất cao so với tiêu chuẩn thông thường 2%, nhưng chưa cao đến mức như là Brazil ở Nam Mỹ [tỷ lệ lạm phát của Brazil năm 2022 = 9.41%, năm 2021 = 8.30% (Inflation rate in Brazil to 2027: Statista ·, https://www.statista.com › ... › International). Ðặc biệt tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát của Brazil lên đến 11.73% so với cùng tháng của năm trước, một tỷ lệ cực cao (Brazil: monthly inflation rate 2016-2022, https://www.statista.com › ... › Economy].

Tác giả đưa ra từng trường hợp của đồng hương người Việt và xem chúng ta có thể ứng phó như thế nào?
    - Ðối với Loại I (sống nhờ tiền chính phủ, đặc biệt OAS + GIS). Khó làm gì hơn đối với đồng hương là những người già từ 65 tuổi trở lên, vì  khó đi làm thêm được, nếu không có sự trợ giúp của gia đình hoặc người thân, đặc biệt con cái. Người Việt có một ưu điểm rất lớn so với các sắc dân khác là họ thường cho cha mẹ già sống chung và giúp đỡ cha mẹ già trong giai đoạn cuối đời. Khó có một thống kê về vấn đề có bao nhiêu cha mẹ già người Việt ở chung và hưởng sự giúp đỡ của con cái (thay vì đi vào Nhà Già hay Nursing Home); nhưng ta có thể áng chừng là số cha mẹ già người Việt sống chung với con cái có thể đến tỷ lệ khá cao. Lấy mức 50% làm chuẩn thì ta có thể tưởng tượng là số cha mẹ già người Việt còn sống chung với con cái không xa dưới mức 50% là bao nhiêu đâu, có thể chung quanh 30%. Ðối với người bản xứ  Mỹ hoặc Canada, con cái trên 18 tuổi là ra riêng, trừ những người vẫn tiếp tục việc học ở trung, đại học, hoặc trường chuyên nghiệp. Còn đối với đồng hương VN, con cái trên 18 tuổi thì đa số vẫn tiếp tục ở với cha mẹ (đặc biệt trong giai đoạn khó khăn về kinh tế và việc làm hiện nay). Vì lý do đó, những người trẻ sau này tốt nghiệp và có việc làm, và với khuynh hướng là “An Cư Lạc Nghiệp” (đưa đến mua nhà), đa số người Việt đi làm có tiền thường đưa cha mẹ về nuôi hoặc bảo lãnh cha mẹ từ VN đang. Ðây một phần là do “chữ hiếu” trong truyền thống của người Việt, đã có từ ngàn xưa chứ không phải mới bây giờ, mặc dù bây giờ thì cũng có phần suy giảm. So với ngày xưa thì bây giờ con cái người Việt có phần giảm sự cung phụng và giúp đỡ cho cha mẹ; nhưng mà vẫn còn những người làm công việc đó; như hiện nay chúng ta đến các gia đình người Việt, ngay tại Canada hay Mỹ, vẫn thường thấy có cha mẹ sống cùng với con cái, đặc biệt các cha mẹ do con cái bảo lãnh từ VN sang.
    - Ðối với Loại II: Những người Việt đang trong độ tuổi đi làm và tự túc được thì thường họ rất năng động. Hiện bây giờ mức lương tối thiểu tại các tỉnh bang đã được các chính phủ tăng lên (đa số vượt quá 15$/giờ), nên cuộc sống của người đi làm đã theo kịp hoặc gần kịp với lạm phát, mà trong thời gian Ðại Dịch (trước khi mức lương tối thiểu được tăng lên ở các tỉnh bang) là rất khó khăn.
Nhưng với tính năng động của đa số người Việt còn trẻ (đặc biệt lớp tuổi từ hai mươi đến năm mươi), thì dù chính phủ không cho tăng lương tối thiểu, họ vẫn đi làm thêm (2, 3 jobs), khi cần thiết, để có thể cung phụng cho gia đình và giúp đỡ cha mẹ già, đôi khi còn là giúp đỡ người thân hoặc gia đình còn ở VN, chưa được bảo lãnh sang. Ðây là một ưu điểm khá lớn của người trẻ đồng hương VN, tuy tay nghề hoặc kiến thức chuyên môn có thể không bằng người Canada hoặc người các sắc dân khác; nhưng họ lại rất năng động và siêng năng, trì chí, chịu làm 2, 3 jobs, chấp nhận cuộc sống khắc khổ không hưởng vui thú, là điều ít người Canada hoặc người các sắc dân khác làm được. Nhờ vậy, dù là lương bổng hoặc thù đáp tương đối (cho 1 job) của đồng hương người Việt thua người Canada hoặc người sắc dân khác; nhưng nhờ họ chịu làm 2, 3 jobs; tổng số tiền họ kiếm được nói chung là vượt quá số tiền của người chỉ làm 1 job.
    - Ðối với Loại III: những người lãnh tiền thất nghiệp; người Việt thường tìm cách đi làm ngay hoặc làm chui trong thời gian thất nghiệp để có thêm lợi tức; chứ ít người chỉ lãnh tiền thất nghiệp mà không lo tìm việc; vì hiện nay những người lãnh tiền thất nghiệp mà không lo tìm việc, sau này hy vọng chuyển qua Welfare, là rất khó vì các quy định và kiểm soát ngặt nghèo của chính phủ. Hơn nữa, chỉ sống bằng Welfare là khá khó khăn nên ai nấy đều lo tìm việc để có thể xoay xở cho cuộc sống dễ chịu cho cá nhân và gia đình. Ít người chấp nhận cảnh sống nghèo của người ăn Welfare, trừ những người mẹ đơn thân hoặc những người khó khăn tìm ra công việc do điều kiện thể chất, sức khỏe hoặc tay nghề.
    - Ðối với Loại IV: sinh viên (do cha mẹ nuôi) hoặc những người do chính phủ gửi đi học; họ bắt buộc phải hoàn tất học trình để có thể kiếm việc làm hoặc về nước. Ðối với người đi học sống nhờ cha mẹ, điều kiện của họ tùy thuộc vào điều kiện của cha mẹ, là những người nuôi ăn và cho tiền họ. Trong hoàn cảnh hiện nay, gia đình nào cũng khó khăn, sinh viên có thể tùy nghi làm thêm để kiếm thêm tiền (ví dụ chạy xe, delivery v.v.). Bây giờ có rất nhiều công việc mà các nhà hàng hoặc cơ sở cần mướn thêm sinh viên làm part-time, nếu họ siêng năng, họ có thể kiếm thêm tiền dễ dàng, đặc biệt trong dịp Hè (cho cả sinh viên sống nhờ cha mẹ lẫn du sinh). Chính phủ còn có chương trình giúp các doanh nghiệp nhỏ tuyển mộ sinh viên làm thêm vào các dịp Hè, lương do chính phủ đài thọ (không có benefits, rất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và giúp sinh viên có tiền để bước vào năm học chính thức sau các tháng Hè làm thêm).
    - Ðối với Loại V: các ngành kinh doanh và dịch vụ. Ở trên đã nói là có nhiều ngành đồng hương người Việt hoạt động rất khá, như ngành Nails; ngành địa ốc, sửa chửa và thuê mướn nhà cửa; ngành nhà hàng. Nhưng với các ngành khác không thật thành công thì sao (như ngành buôn bán online, ngành chăn nuôi gia súc, ngành mua bán xe hơi cũ v.v.). Quan sát  và theo dõi các ngành không thật thành công của đồng hương Việt (như trường hợp Toronto) thì ta thấy một nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất bại của người Việt là thiếu kỹ năng chuyên nghiệp (như buôn bán online) hoặc vì người tiêu thụ VN quá thương lượng kỳ kèo trong mua bán nên người bán rất khó bán được giá hời (như mua bán xe cũ). Bởi vậy đối với Loại V, đồng hương người Việt chỉ có thể cải tiến hoạt động kinh doanh hay dịch vụ của họ bằng cách tăng cường kỹ năng (như buôn bán online) hoặc đổi qua nghề khác (như mua bán xe cũ). Nói chung thì một yếu điểm khá phổ biến của đồng hương người Việt (dù ở Toronto hay nơi khác) là kỹ năng nghề nghiệp tương đối kém người bản xứ, cần phải học hỏi thêm và trui rèn, thực tập nhiều. Chúng ta cần nhớ rằng người bản xứ có hàng trăm hoặc hàng thập niên kinh nghiệm về mua bán hoặc cung cấp dịch vụ các ngành. Chúng ta chỉ mới đến Bắc Mỹ từ sau 75 (dù có một số ít người đến trước 75, như là những người du học, nhưng con số này ít. Ðại đa số đồng hương người Việt là người tị nạn đến sau 75, và có một số du sinh từ Miền Bắc đến Bắc Mỹ những năm gần đây; nhưng con số này (du sinh và lao động từ Miền Bắc) chỉ mới mấy năm gần đây thôi, bắt đầu từ thập niên 2000. Trước đây, người tị nạn là chính. Ðã là người tị nạn thì kỹ năng thường là phải thấp so với người bản xứ, vì đồng hương học ra từ trường VN, đặc biệt là kỹ năng buôn bán hoặc doanh thương hoặc cung cấp dịch vụ. Bởi vậy chúng ta phải tôi luyện nhiều để theo kịp người bản xứ về lãnh vực này. Ðối với người Việt thuộc lớp trẻ sau này học ra từ trường Canada hoặc Mỹ, kỹ năng (kinh doanh hoặc kỹ thuật) của họ không kém người bản xứ Canada hoặc Mỹ.
    - Ðối với Loại VI (làm việc thiện nguyện): chính họ là những người đóng góp nhiều cho đồng hương người Việt tị nạn đến đây trong thuở chân ướt chân ráo mới đến miền đất mới. Chính là nhờ họ mà người tị nạn Việt mới qua được trau dồi nhiều thứ để làm quen với công việc của Canada hoặc Mỹ mà không phải tốn tiền. Chính là nhờ rất nhiều hoạt động đa dạng của các hội hoặc tổ chức thiện nguyện, cộng đồng, có ở khắp nơi, mà người Việt tị nạn mới đến đã được học hỏi về nhiều thứ (của Canada hay Mỹ) nhờ các chương trình dạy học hoặc huấn luyện thiện nguyện do các hội người Việt cung cấp, như là: Chương trình Anh Ngữ ESL, huấn luyện Computer, kỹ thuật Zoom, dạy lái xe, kết nối với các cơ sở sản xuất hoặc dịch vụ cần người, giữ trẻ, học thi lấy chứng chỉ Food Handlers’ Certificate, học nhảy đầm, múa, nấu ăn v.v.
Vì những người làm việc thiện nguyện không nhận thù lao, họ vừa làm việc thiện nguyện, vừa phải làm một việc khác trong khả năng để kiếm sống, như ta đã nói ở trước. Ðây là những người hy sinh rất nhiều cho đồng hương và cộng đồng. Bởi vậy, chúng ta phải biết ơn những người này. Chính nhờ họ mà những người mới sang và cộng đồng đã tiến tới trước được. Giúp đỡ của chính phủ chỉ là trong một số nhu cầu; ngoài ra là tự thân chúng ta phải lo hoặc cộng đồng giúp đỡ. Rất may là hoạt động cộng đồng của người Việt khá mạnh và chúng ta có cơ sở cộng đồng ở khắp các nơi nên người tị nạn hoặc dân nhập cư người Việt dễ dàng tìm được chổ giúp cho nhu cầu của mình trong thời gian mới đến, để đáp ứng và thích nghi với môi trường và hoàn cảnh mới mà bất cứ ai mới từ VN sang Canada hay Mỹ đều phải kinh qua. Có nhiều những người làm việc thiện nguyện mới giúp cộng đồng mạnh  được, và người mới đến được nhờ. Nếu không có tầng lớp làm việc thiện nguyện và các cộng đồng, những người mới sang sẽ rất bở ngỡ và khó thích nghi, cũng như khó trau dồi được Anh/Pháp ngữ, kỹ năng và nghề nghiệp. Chúng ta thành thật biết ơn những người làm việc thiện nguyện trong cộng đồng người Việt.

Qua các phần phân tích và nhận định trên, chúng ta có thể rút ra kết luận sau đây.

    III. KẾT LUẬN

Chính là nhờ truyền thống và các đức tính tốt của người Việt, mà chúng ta có một cộng đồng Việt tương đối khả quan hơn trong thời gian Ðại Dịch cũng như trong kinh tế khó khăn hiện nay, mà các cộng đồng khác đều rối rắm trong việc giải quyết:
    (1) Truyền thống nuôi dưỡng cha mẹ già, gọi là ‘Báo hiếu”. Chính nhờ truyền thống này mà nhiều bậc cha mẹ của người Việt về tuổi già được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi con cái, tươm tất và tốt đẹp hơn rất nhiều so với trường hợp cha mẹ phải vào Nhà Già hoặc Nursing Home.
Một ưu điểm lớn của cộng đồng VN là nhóm Hòa Thượng Thích Thiện Tâm và các vị cộng tác hoặc quy tụ xung quanh, mới đây (1/5/2022) đã làm Lễ Ðộng Thổ (Groundbreaking Ceremony) chuẩn bị xây Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc (Golden Age Village for the Elderly) ở Vaughan, sẽ cung cấp một số lượng đáng kể nơi sinh sống và dưỡng lão cho các vị lớn tuổi người Việt không có điều kiện sống cùng thân nhân hay con cái; kể cả người già của các cộng đồng khác không phải người Việt. Dĩ nhiên, để vào Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc, phải đáp ứng một số điều kiện như lợi tức, tình trạng tinh thần v.v.; nhưng các điều kiện này như nhau cho cả người già Việt lẫn người già không thuộc cộng đồng Việt. Không có chuyện phân biệt đối xử (discrimination). Ðây là một nỗ lực rất lớn của Nhóm Thầy Thiện Tâm cũng như các thiện nguyện viên, đã bỏ ra gần một chục năm vận động chính phủ và giới chức các cấp các ngành có liên quan và tác động đồng hương để đi đến kết quả ngày Lễ Ðộng Thổ 1/5/2022, chuẩn bị  xây cất Làng. Chúng ta thấy ngay là việc xây cất Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc sẽ giúp đáp ứng một số nhu cầu thiết yếu của người già VN, nhất là chế độ ăn uống, giải trí tập thể, làm bạn, lễ lạc, phong tục (như Tết Nguyên Ðán), nhất nhất Làng Dưỡng Lão Tuổi Hạc đều có thể tổ chức theo kiểu mà người già VN muốn, khác với trường hợp vào nhà già do người Canada hoặc sắc dân khác xây dựng, người già VN sẽ cảm thấy lạc lỏng, nhất là món ăn thức uống không hợp khẩu vị VN, và phong tục, văn hóa, tôn giáo khác hẳn.
    (2) Người trẻ còn có sức sẵn sàng “cày” hai ba jobs để nuôi gia đình và cha mẹ, hoặc còn có thể gửi về giúp thân nhân ở VN. Ðiều này có làm mất sức của người làm việc phần nào, nhưng đã giúp đỡ nhiều gia đình của đồng hương Việt khỏi phải túng quẩn hoặc khó khăn trong giai đoạn kinh tế đắt đỏ, lạm phát tăng cao hiện nay.
    (3) Sắp tới đây, hiệu lực từ ngày 18-12-2022, những người nghỉ bệnh theo chương trình trợ cấp thất nghiệp nghỉ bệnh (EI) sẽ được hưởng trợ cấp này lên đến 26 tuần, thay vì chỉ 15 tuần như trước đây. Ðiều này sẽ giúp cho người thất nghiệp nghỉ bệnh, trong đó có đồng hương VN, có thêm thời gian dưỡng bệnh, khi mà bệnh hoặc chấn thương cần điều trị có khi 15 tuần không đủ. Như vậy, vào thời kỳ kinh tế khó khăn như lúc này, chính phủ Canada đã nghĩ đến trường hợp phải kéo dài thời gian thất nghiệp nghỉ bệnh để giúp cho những người cần thiết ứng phó với tình hình có đủ thời gian nghỉ dưỡng.
    (4) Nhiều người Việt sẵn sàng góp tay làm việc thiện nguyện để giúp những người mới đến hoặc đồng hương kém khả năng vượt qua thời gian đầu đến miền đất mới. Các chương trình thiện nguyện đã giúp nhiều đồng hương Việt thích nghi và tiến lên sau 1, 2 năm tị nạn hoặc nhập cư.
    (5) Người Việt chịu hoặc quen với lối sống kham khổ ở quê nhà, sau khi đến miền đất mới,  đã tích lũy được các số tiền đáng kể sau một số năm làm việc và sắm được nhà cửa, xe cộ, theo kịp đời sống của người bản xứ.
    (6) Ða số người tị nạn VN là “Chống Cộng” chứ không thân Cộng, trừ một số người đến từ Miền Bắc. Ðiều này đã giúp cho đồng hương người Việt dễ hòa đồng với người bản xứ, vốn không mấy  thiện cảm với Cộng Sản, dù là người Canada hay Mỹ. Chính nhờ không theo Cộng Sản mà đồng hương người Việt không gây sự nghi ngại trong giới chức người Canada hay Mỹ về vấn đề “an ninh” (security). Một khi đã có vấn đề về “an ninh” thì rất khó sống chung với người bản xứ.
    (7) Ða số con em chúng ta đều học khá trong các trường của Canada hay Mỹ và đa số đã ra trường làm việc, nhiều người thành danh hoặc nổi tiếng, đã giúp chúng ta dễ hòa nhập và tiến lên trong xã hội mới, bỏ lại đàng sau các khó khăn và áp bức sau những năm chung sống với chế độ Cộng Sản tại quê nhà.
    Thank you Canada!, Thank You America! là những khẩu hiệu chúng ta thường thấy trong các buổi biểu dương trên đường phố trong các dịp như là Canada Day!, Ngày Lễ Ðộc Lập ở Hoa Kỳ. Ðiều này không có gì đáng ngạc nhiên vì chúng ta là những người biết ơn và ăn ở có hậu, sẵn sàng tiếp tay với các chính phủ nơi chúng ta cư ngụ để giúp những người đến sau.

    Hải Ngoại ngày 29 tháng 11 năm 2022


    TS Nguyễn Bá Long
Chủ Nhiệm Diễn Ðàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất