Người Hong Kong biểu tỉnh kêu gọi Hoa Kỳ trợ giúp
Tin Hong Kong:
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đang
kêu gọi Tổng thống Donald Trump trợ giúp khi xuống
đường biểu tình gần tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hong Kong.
(Bản quyền hình ảnh Getty Images)
Thông điệp của người biểu tình gửi thẳng tới Tổng thống Hoa Kỳ
Một số người đang mang biểu ngữ viết,
"Tổng thống Trump, làm ơn hãy cứu giúp Hong Kong"
và "Hãy làm cho Hong Kong được tốt đẹp trở lại".
Các cuộc biểu tình, nay sang tuần thứ 14 liên tiếp,
vẫn tiếp tục mặc dù lãnh đạo Hong Kong cuối cùng
đã đáp ứng một trong những yêu cầu chính của
người biểu tình.
Trung Quốc đã liên tục cảnh báo các nước khác
đừng can thiệp.
Bắc Kinh nói rằng tình hình ở Hong Kong, thuộc
địa cũ của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc
vào năm 1997, hoàn toàn là chuyện nội bộ của
Trung Quốc.
Người biểu tình hôm Chủ nhật vẫy cờ Mỹ và hô to
nhu cầu cần Hoa Kỳ "giải phóng" Hong Kong khỏi
Trung Quốc. Họ đang thỉnh cầu Hoa Kỳ thông qua "Đạo luật Dân
chủ và Nhân quyền Hong Kong"
Joshua Wong: 'Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày có
bầu cử tự do'
Joshua Wong, nhà hoạt động dân chủ, nói ngay
hôm thứ Tư rằng các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục cho
tới ít nhất 1/10, ngày Quốc khánh Trung Quốc và
bãi bỏ dự luật dẫn độ chỉ là một trong năm yêu cầu.
"Chúng tôi không bằng lòng với việc Carrie Lam,
lãnh đạo Hong Kong thông báo rút lại dự luật dẫn độ.
Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày chúng tôi có
bầu cử tự do", Joshua nói trong buổi họp báo
tại Đài Bắc.
Dự luật được đưa ra hồi tháng Tư có nội dung
cho phép việc dẫn độ các nghi phạm phạm tội
hình sự về Trung Hoa lục địa.
Năm đề xuất của người biểu tình gồm bãi bỏ hoàn
toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về việc
cảnh sát dùng bạo lực tấn công người biểu tình,
bầu cử tự do dân chủ cho Hong Kong, bỏ thuật ngữ 'bạo động' khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bãi bỏ các cáo buộc đối với những người biểu tình hiện đang bị bắt giữ.
Trong tháng Tám, Trung Quốc đã liên hệ các cuộc
biểu tình với chủ nghĩa khủng bố, cảnh cáo người
biểu tình chớ "coi nhẹ giải pháp cứng rắn" từ
chính quyền Bắc Kinh.
Trong động thái mới nhất trong phong trào biểu tình
chống chính quyền, vào hôm 8-9, hàng nghìn người
Hong Kong đã hát quốc ca Mỹ
Hàng nghìn người biểu tình đã vẫy cờ và hát quốc ca Mỹ trước vòng vây của cảnh sát.
Đám đông này cũng đã tuần hành đến lãnh sự quán
Mỹ ở Hong Kong như động thái kêu gọi chính quyền
Washington can thiệp vào tình hình tại đây.
Vào hôm 7-9, Bộ trưởng Quốc phòng MỹMark Esper
đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc có hành động nhằm
giải quyết cuộc khủng hoảng tại Hong Kong.
Trung Quốc đã bác bỏ ý định này, đồng thời cáo buộc
Mỹ và Anh đang cố gắng khuấy đảo phong trào biểu
tình tại Hong Kong.
Biển người tham gia cuộc biểu tình ở Hồng Kông AFP
Vào hôm 4-9, lãnh đạo Hong Kong đã tuyên bố rút hoàn toàn dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong 5 yêu cầu của những người biểu tình, trong đó còn bao gồm ngừng dùng từ “bạo loạn”
để mô tả biểu tình, thả tự do cho tất cả người biểu tình, điều tra độc lập cách hành xử của
cảnh sát và trao quyền lớn hơn cho người dân Hong Kong trong việc lựa chọn lãnh đạo.
Trung Quốc kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ngừng ngay việc thúc đẩy một dự luật lưỡng đảng về nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông,
Tình hình tại Hongkong cũng làm gia tăng căng thẳng
giữa Trung Quốc và Mỹ, với việc Bac Kinh cáo buộc
có “bàn tay đen” nước ngoài đứng đằng sau tình trạng
bất ổn trong khi số lượng chính trị gia Mỹ ngày càng
bày tỏ lo ngại về hướng đi của thành phố
Trung Quốc chỉ trích Mỹ đưa ra những bình luận
“vô trách nhiệm và sai trái” về dự luật gây tranh cãi
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, người
đồng bảo trợ dự luật nêu trên, nói rằng, việc Hồng Kông
rút dự luật dẫn độ là “bước đi đáng hoan nghênh
nhưng chưa đủ”,
đồng thời kêu gọi Bắc Kinh “thực hiện các cam kết
của mình đối với quyền tự trị của Hồng Kông và
ngừng làm trầm trọng thêm tình hình với các
đe dọa bạo lực”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vấn đề Hồng Kông là chuyện
nội bộ và yêu cầu Mỹ nên cẩn trọng
Khi được hỏi về tuyên bố của bà Pelosi,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Cảnh Sảng nói rằng các nhà lập pháp Mỹ
nên ngừng can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông
và từ bỏ dự luật nêu trên.
“Vấn đề Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ
của Trung Quốc. Không lực lượng nước ngoài nào
có quyền can thiệp”,
ông Sảng nói hôm 5-9. “Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia Mỹ có liên quan
tuân thủ luật pháp và các quy định quốc tế, tôn trọng
chủ quyền của Trung Quốc, chấm dứt ngay lập tức bất kỳ hình thức can thiệp
nào vào các vấn đề Hồng Kông, và ngay lập tức
ngừng xem xét luật pháp liên quan đến Hồng Kông, để tránh làm tổn hại mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ cũng như sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng
nhấn mạnh.
Một số người đang mang biểu ngữ viết,
"Tổng thống Trump, làm ơn hãy cứu giúp Hong Kong"
và "Hãy làm cho Hong Kong được tốt đẹp trở lại".
Các cuộc biểu tình, nay sang tuần thứ 14 liên tiếp,
vẫn tiếp tục mặc dù lãnh đạo Hong Kong cuối cùng
đã đáp ứng một trong những yêu cầu chính của
người biểu tình.
Trung Quốc đã liên tục cảnh báo các nước khác
đừng can thiệp.
Bắc Kinh nói rằng tình hình ở Hong Kong, thuộc
địa cũ của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc
vào năm 1997, hoàn toàn là chuyện nội bộ của
Trung Quốc.
Người biểu tình hôm Chủ nhật vẫy cờ Mỹ và hô to
nhu cầu cần Hoa Kỳ "giải phóng" Hong Kong khỏi
Trung Quốc. Họ đang thỉnh cầu Hoa Kỳ thông qua "Đạo luật Dân
chủ và Nhân quyền Hong Kong"
Joshua Wong: 'Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày có
bầu cử tự do'
Joshua Wong, nhà hoạt động dân chủ, nói ngay
hôm thứ Tư rằng các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục cho
tới ít nhất 1/10, ngày Quốc khánh Trung Quốc và
bãi bỏ dự luật dẫn độ chỉ là một trong năm yêu cầu.
"Chúng tôi không bằng lòng với việc Carrie Lam,
lãnh đạo Hong Kong thông báo rút lại dự luật dẫn độ.
Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày chúng tôi có
bầu cử tự do", Joshua nói trong buổi họp báo
tại Đài Bắc.
Dự luật được đưa ra hồi tháng Tư có nội dung
cho phép việc dẫn độ các nghi phạm phạm tội
hình sự về Trung Hoa lục địa.
Năm đề xuất của người biểu tình gồm bãi bỏ hoàn
toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về việc
cảnh sát dùng bạo lực tấn công người biểu tình,
bầu cử tự do dân chủ cho Hong Kong, bỏ thuật ngữ 'bạo động' khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bãi bỏ các cáo buộc đối với những người biểu tình hiện đang bị bắt giữ.
Trong tháng Tám, Trung Quốc đã liên hệ các cuộc
biểu tình với chủ nghĩa khủng bố, cảnh cáo người
biểu tình chớ "coi nhẹ giải pháp cứng rắn" từ
chính quyền Bắc Kinh.
Trong động thái mới nhất trong phong trào biểu tình
chống chính quyền, vào hôm 8-9, hàng nghìn người
Hong Kong đã hát quốc ca Mỹ
Hàng nghìn người biểu tình đã vẫy cờ và hát quốc ca Mỹ trước vòng vây của cảnh sát.
Đám đông này cũng đã tuần hành đến lãnh sự quán
Mỹ ở Hong Kong như động thái kêu gọi chính quyền
Washington can thiệp vào tình hình tại đây.
Vào hôm 7-9, Bộ trưởng Quốc phòng MỹMark Esper
đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc có hành động nhằm
giải quyết cuộc khủng hoảng tại Hong Kong.
Trung Quốc đã bác bỏ ý định này, đồng thời cáo buộc
Mỹ và Anh đang cố gắng khuấy đảo phong trào biểu
tình tại Hong Kong.
Biển người tham gia cuộc biểu tình ở Hồng Kông AFP
Vào hôm 4-9, lãnh đạo Hong Kong đã tuyên bố rút hoàn toàn dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong 5 yêu cầu của những người biểu tình, trong đó còn bao gồm ngừng dùng từ “bạo loạn”
để mô tả biểu tình, thả tự do cho tất cả người biểu tình, điều tra độc lập cách hành xử của
cảnh sát và trao quyền lớn hơn cho người dân Hong Kong trong việc lựa chọn lãnh đạo.
Trung Quốc kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ngừng ngay việc thúc đẩy một dự luật lưỡng đảng về nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông,
Tình hình tại Hongkong cũng làm gia tăng căng thẳng
giữa Trung Quốc và Mỹ, với việc Bac Kinh cáo buộc
có “bàn tay đen” nước ngoài đứng đằng sau tình trạng
bất ổn trong khi số lượng chính trị gia Mỹ ngày càng
bày tỏ lo ngại về hướng đi của thành phố
Trung Quốc chỉ trích Mỹ đưa ra những bình luận
“vô trách nhiệm và sai trái” về dự luật gây tranh cãi
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, người
đồng bảo trợ dự luật nêu trên, nói rằng, việc Hồng Kông
rút dự luật dẫn độ là “bước đi đáng hoan nghênh
nhưng chưa đủ”,
đồng thời kêu gọi Bắc Kinh “thực hiện các cam kết
của mình đối với quyền tự trị của Hồng Kông và
ngừng làm trầm trọng thêm tình hình với các
đe dọa bạo lực”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vấn đề Hồng Kông là chuyện
nội bộ và yêu cầu Mỹ nên cẩn trọng
Khi được hỏi về tuyên bố của bà Pelosi,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Cảnh Sảng nói rằng các nhà lập pháp Mỹ
nên ngừng can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông
và từ bỏ dự luật nêu trên.
“Vấn đề Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ
của Trung Quốc. Không lực lượng nước ngoài nào
có quyền can thiệp”,
ông Sảng nói hôm 5-9. “Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia Mỹ có liên quan
tuân thủ luật pháp và các quy định quốc tế, tôn trọng
chủ quyền của Trung Quốc, chấm dứt ngay lập tức bất kỳ hình thức can thiệp
nào vào các vấn đề Hồng Kông, và ngay lập tức
ngừng xem xét luật pháp liên quan đến Hồng Kông, để tránh làm tổn hại mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ cũng như sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng
nhấn mạnh.
Ánh Ngọc (Theo AFP )
Comments
Post a Comment