Bột Nêm.
Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu… nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm.
Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối.
Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương.
Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. Bột nêm không thể thay thế thịt, cá…
Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác.
Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm.
Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng, biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá.
Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng. Không nên lạm dụng bột nêm.
Khi ngộ độc bột nêm:
Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…
Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể. Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác...
BS TRẦN VĂN KÝ
***
HCD: Thưa quí bạn, để khi khác tôi góp ý ; bây giờ chỉ gởi quí bạn y chang thấy sao ghi lại vậy thôi.
HCD: Thưa các bạn phần bên trên các bạn vừa đọc là cái email tôi gởi ra cách hay chắc cũng cả năm hơn. Lúc đó tôi không viết lời bàn về ý kiến của Bác Sĩ Trần Văn Ký mà chỉ bỏ vào mấy tấm ảnh chụp trong Costco thôi.
Tôi chụp ảnh là vì "theo lệnh" cấp trên đi tà tà chọn món nào coi nên mua, nên ăn món nào nên tránh. Chỉ có Costco là không treo bảng cấm chụp hình. Còn lại những tiệm Việt và Hoa đều cấm chụp hình. Các bạn có thắc mắc chi hơn, có thắc mắc sao cho phép chụp hình và tại sao không cho người khách vào mua hàng hoá thực phẩm chụp hình. Các bạn trả lời rồi đó.
Trở lại, nay có bằng hữu được ai đó chuyễn cho phần trên hỏi nên đành viết ít câu.
Bác Sĩ Ký nhấn mạnh hai điểm:
1. Ăn những chất giả làm cơ thể lầm là ăn protein, thật ra không có chút nào, do đó cơ thể sẽ suy nhược vì thiếu chất đạm.
2. Hai chất Bác Sĩ Ký bảo ăn vào cơ thể không tốt đó là chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.
Tôi đi một vòng chụp ít tấm hình những thứ đồ hộp chế biến đang bán tại Mỹ mà thường là có gốc Á Đông thấy đều có chứa hai chất này: chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate
Rồi sao: Có nghĩa là Mỹ cho phép bán nếu số lượng chất phụ gia này không vượt tỉ lệ nào đó .
Trước tiên, hai chất này có vai trò gì?
Thưa nó làm người ăn có cảm tưởng là ê hề thịt cá trong món ăn nó làm ngon miệng, và theo Bác Sĩ Ký thì cứ muốn ăn miết (ghiền). Thực tế tôi cũng thấy như vậy. Vậy thì giới khoa học nói sao về hai chất này:
1. Disodium 5’ – Inosinate.
(bắt đầu trích -- >) In the United States, consumption of added 5'-ribonucleotides averages 4 mg per day, compared to 2 g per day of naturally occurring purines. A review of literature by an FDA committee found no evidence of carcinogenicity, teratogenicity, or adverse effects on reproduction.[6]
In 2004, disodium inosinate was removed from the food additive list by Codex Alimentarius Commission[7] (but it is still mentioned on the last (2009) codex alimentarius list).[8](< -- hết trích)
Không thấy bằng chứng gây ung thư, nhưng năm 2004 nó bị cấm bỏ vào thực phẩm, nhưng năm năm sau, 2009 nó được cho phép bỏ vào thực phẩm trờ lại. Dân Mỹ ăn trung bình vào cơ thể hàng ngày khoảng 4mg (nhỏ lắm lắm nghe các bạn). Vậy nó có chi hại không? Tránh được cũng tốt.
2. Disodium 5’ – Guanylate
(bắt đầu trích -- >) Disodium guanylate is not safe for babies under twelve weeks, and should generally be avoided by asthmaticsand people with gout, as guanylates are metabolized to purines. However, the typical amounts found in food are generally too low to produce significant side effects.[2] Since it is often produced from fish,[2] vegans and vegetarians may wish to avoid it unless the product is specifically labeled as vegan or vegetarian. Such labels require the use of non-animal derived sources, such as seaweed or yeast. (< -- hết trích)
Trẻ sơ sinh không được ăn. Thông thường nó gây bịnh gout, làm lên cơn suyễn cho một số người. Tuy nhiên số lượng ăn vào không đủ nhiều để thấy hậu quả.
Nhưng quí vị ăn chay lưu ý: Tôi nói ăn chay theo kiểu "chấp" chớ không phải theo kiểu ăn chay của người Phật tử chánh tông.
Ăn chay theo kiểu chấp có nghĩa là hễ dính tới đồ mặn là không ăn. Thí dụ chén bát đũa muỗm chay pải nằm riêng, rửa riêng với chwen bát đũa mặn. Trên mâm có hai thứ chay mặn, người nào đang ăn mặn mà lỡ đụng đũa tới món chay là người ăn chay "chấp" sẽ không ăn.
Trở lại: Cái món này Disodium 5’ – Guanylate là món mặn, không phải đồ chay. Ai nói vậy? Đọc tiếng Anh sẽ thấy. Nó dùng nguyên liệu để sản xuất là cá (high light vàng).
Kết luận: Tôi đồng ý với Bác Sĩ Ký là đừng tránh bột ngọt mà dùng bột nêm với hàng chục tên bán trong thị trường khác nhau, nếu tránh được. Ăn bột ngọt hiền hơn. Gia đình tôi luôn luôn có bịch bột ngọt, nêm nếm bằng bột ngọt, dĩ nhiên là không qua lố.
Thật sự chúng ta không tránh được đâu, tất cả các món ăn trong nhà hàng Việt Nam, Trung Hoa, trong thực phẩm Á Châu chế biến đều có mặt hai chất này (không bao giờ chúng đi lẻ, nhìn hình trên , nhìn gạch vàng dưới hai chất này).
HCĐ
***
Bột ngọt: Hiểu sao cho đúng?
Trong số nhiều loại gia vị thực phẩm phổ biến trong gia đình, bột ngọt nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Hiểu về gia vị này và cách dùng như thế nào cho đúng và khoa học là điều mà không phải ai cũng biết…
https://baomai.blogspot.com/2015/06/bot-ngot-hieu-sao-cho-ung.html
Comments
Post a Comment