Tiệc Tất Niên Hội Biệt Động Quân Bắc California


                                                   Lễ Chào Cờ Khai Mạc
                                                       BĐQ Trần Đình Huệ phát biều chào mừng
                                           Niên Trưởng Lê Phú Đào phát biều cảm tưởng
                                            Nghị Viên Dist.7 San Jose phát biều cảm tưởng
                                               Biệt Động Quân hành khúc
                                                    Văn nghệ Hợp ca  Ly Rượng Mừng

Hàng năm vào những ngày Lễ, Tết, các cựu quân nhân binh chủng Biệt Động Quân Bắc California đều có những dịp họp mặt gia đình và thân hữu. Năm 2017, mừng tết Đinh Dậu, Hội Biệt Động Quân đã tổ chức Tiệc Tất Niên 2016, Bính Thân. Dạ tiệc được tổ chức vào lúc 5:30pm ngày Thứ Bảy 14/1/2016 tại nhà hàng Grand Fortune San Jose. Qưan khách thân hữu và gia đình tham dự khoảng trên 300 người. Trong hàng quan khách người ta nhận thấy có: NV Quận 7 Nguyễn Tâm, Bà Vân Lê Ủy Viên Giáo Dục East Side, quý vị Niên Trưởng trong Binh Chủng BĐQ: NT Lê Phú Đào cựu Trung Tá BĐQ, Quyền Chỉ Huy Trưởng BĐQ Quân Đoàn I, Cựu Tr. Tá Nguyễn Chiêu Minh, cựu Th.Tá Nguyễn Thanh Bình, các vị cựu Tiểu Đoàn Trưởng Đào Văn Năng, Phan Bát Giác, cựu Đại Đội Trưởng Nguyễn Minh Hưng, Trần Minh, BĐQ Phạm Hưng Hội BĐQ Sacramento, và các hội đoàn: BS Phạm Đức Vượng Tập Thể Cựu Chiến Sĩ TBHK, Ông Nguyễn Công Khanh Phó Chủ tịch CĐNVQG Bắc CA, Ông Trần Gia Đắc và các chiến hữu Hội Quân Cảnh, Gia đình Không Quân 73A, Ông Mai Khuyên Chủ Tịch Khu Hội CTNCT, Hội Võ Bị, Ông Nguyễn Minh và các chiến hữu Hội TQLC, Ông Trương Hàm và các chiến hữu Hội Thiết Giáp, Ông Trương Thành Minh Cựu Chủ Tịch CĐNVQG Bắc CA, Ông Nguyễn Đức Nhữ Sở Liên Lạc, các chiến hữu Nha Kỹ Thuật, các chiến hữu Nhảy Dù, Ông Phạm Mỹ Thịnh Hội Thiếu Sinh Quân, Bà Nguyễn Thu Nguyệt và các NQN Hội NQN San Jose, Ông Triệu Hà Hội ĐPQ&NQ, Bà Lệ Anh Chương trình Tiếng Nói Của Lính, Ông Trần Chánh Tùy và Hội Nha Trang Khánh Hòa, Hội AVVA, và nhiều cựu quân nhân các binh chủng, cùng giới truyền thông báo chí.

Nhà hàng trang trí đơn giản với không khí Tết, những chậu chúc vàng, và hàng cờ Quốc Kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và cờ Binh Chủng. Tấm biểu ngữ lớn Chào Mừng Quan Khách treo giữa sân khấu. Trước cửa nhà hàng ngoài biểu ngữ Chào Mừng còn có 2 chiếc xe Jepp quân đội có đủ các thiết bị quân sự, nhiều người đã thích thú chụp hình. Hơn 5:00pm, quan khách đã đến, Ban Tiếp Tân bận rộn tiếp đón, tặng quà, và chụp hình kỷ niệm. Tiếng chào mời, chúc Tết vang vang khắp khách sảnh trước phòng tiệc. Những bộ quân phục đủ các binh chủng đã tăng thêm phần long trọng cho buổi tiệc. Nhiều bạn đồng đội cũ đã gặp nhau tay bắt mặt mừng, thăm hỏi đồng đội, kể chuyện xưa, những người vợ lính, con cháu thích thú lắng nghe. Có những cô gái là thân nhân hãnh diện trong bộ quân phục BĐQ.

Lễ chào cờ khai mạc diễn ra lúc 6:30pm. Tất cả các quân nhân BĐQ làm hàng quân danh dự trước khán đài. SQ Nghi Lễ, BĐQ Ngô Thuận Thời và BĐQ Lê Đình Hưng, điều khiển lễ chào cờ. BĐQ Trần Song Nguyên, Hội trưởng, ngỏ lời chào mừng, và nghi thức khai mạc diễn ra sau đó. Một phút mặc niệm tưởng nhớ anh linh tử sĩ, các chiến sĩ BĐQ đã bỏ mình diễn ra trong tiếng kèn truy điệu trầm buồn sâu lắng; dù bất cừ nơi đâu, bất cứ khi nào có dịp gặp nhau họ điều tưởng nhớ đến những đồng đội đã hy sinh.
Sau l ễChào Cờ, Trưởng Ban Tổ Chức BĐQ Trần Đình Huệ, chào mừng quan khách, ngỏ lời chúc Tết và cảm ơn.

BĐQ Lê Phú Đào, vị niên trưởng cao niên, đã có lời chúc Tết. Trong lời phát biểu của mình; sau khi nhắc đến những cố gắng trong 42 năm nơi xứ người, từ hai bàn tay trắng xây dựng cuộc sống mới trên quê hương thứ 2, ông cũng nhắc đến sự thành công của tuổi trẻ, trong đó có con cháu (Hậu Duệ) của các cựu quân nhân và đồng hương…v.v. kết thúc với 4 câu thơ chúc Tết: “Đinh Dậu đón mừng Xuân/ Ước nguyện tươi vui thật tuyệt trần/ Vinh hoa phú quý miên trường thọ/ Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm.”
Nghị Viên Nguyễn Tâm Quận 7 (Dist.7) được mời lên phát biều. Ông ngỏ lời chào mừng và chúc Tết, Ông còn bày tỏ sự nhớ ơn và nói lên lòng kính phục các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là Binh Chủng Biệt Động Quân.

Chương trình tiếp nối với phần dạ tiệc và dạ vũ. Mở đầu cho phần văn nghệ, các chiến sĩ BĐQ hợp ca  Biệt Động Quân Hành Khúc, với những cánh tay mạnh mẽ đưa lên và tiếng hô “Biệt Động Quân Sát!” hùng dũng. Tiếng hô vang dội làm sống lại một thời oanh liệt của các chiến sĩ Cọp Ba Đầu Rằn làm khiếp đảm quân thù.

Tiếng nói cùng tiếng cười, vang vọng khắp các bàn tiệc. Máy ảnh chớp sáng khắp nơi. Có lúc tiếng hát tiếng đàn trên sân khấu không át nổi tiếng cười, không làm gián đoạn được những câu chuyện sôi nổi đang diễn ra tại các bàn tiệc. Họ đang sống trong những giây phút đoàn tụ của tình chiến hữu. Tình lính và “chất” trai trẻ của người lính đang sống dậy trong mỗi người? Đâu đó có lời phát biểu với bạn bè “Không vui không về!”, “Lính mà em!”. Nhưng cuộc vui không thể kéo dài. Đã đến lúc phải tạm nói lời từ giả. Bịn rịn, quyến luyến chia tay. BTC cảm ơn, nói lời “Chúc Mừng Năm Mới”, và chương trình kết thúc lúc 10:00pm

Tưởng cũng nên nói thêm đôi nét về Hội Biệt Động Quân Bắc California.
Sau những năm đầu tỵ nạn vì cảnh nước mất nhà tan, bỡ ngỡ vì cuộc sống nơi xứ lạ quê người, lo học hành, làm việc, để sớm hội nhập vào xã hội mới.  Thời gian lặng lẽ trôi qua, đến một lúc nhu cầu tình cảm trở về.  Tình cảm của người lính VNCH lúc đó là gặp gỡ, trao đổi, thăm hỏi nhau, đồng thời ôn lại những kỷ niệm xưa trong thời gian quân ngũ. Những cựu quân nhân Biệt Động Quân miền Bắc California tâm niệm Phương châm của binh chủng là "Một ngày BĐQ, một đời BĐQ"  Những gắn bó thiêng liêng của những người cùng khoác áo rằn ri, Mũ Nâu lại càng thắm thiết hơn lúc nào hết. Họ gặp nhau, tìm nhau, nhóm bạn Mũ Nâu càng ngày càng tăng nhân số. Vài ba người, năm bảy người, đến với nhau vào những cuối tuần. Rồi những ngày lễ, ngày kỷ niệm thành lập Binh Chủng được họ nhớ đến và dùng đó làm mốc thời gian để quy tụ, để hội họp, gặp mặt thăm hỏi nhau.
        Để liên kết với nhau một cách tích cực hơn, Chiến Hữu Đỗ Thanh Quang đưa ý kiến thành lập Hội B.Đ.Q  Bắc Cali.   Anh em nhà Cọp miền Bắc California đồng tình ủng hộ.   Thế là nhân dịp anh em gặp nhau kỷ niệm ngày thành lập binh chủng 1/7/1984, họ cùng quyết định khai sinh Hội BĐQ/Bắc Cali.  Người đưa ý kiến sáng lập được anh em bầu làm Hội Trưởng tiên khởi của Hội. Đầu thập niên 90, những đợt cựu tù nhân chính trị, trong đó có không ít các cựu BĐQ, sang định cư tại vùng Bắc California, Hội BĐQ Bắc Cali đang trên đà phát triển, lại càng vững mạnh hơn nữa. Tình chiến hữu càng thêm đậm đà.  Những Chiến Hữu đã đóng góp công sức trong chức vụ Hội Truởng từ ngày thành lập cho đến nay được ghi nhận:
Chiến hữu Đỗ Thanh Quang, Chiến hữu Đặng Hữu Thăng, Chiến hữu Nguyễn Hữu Thoại, Chiến hữu Nguyễn Chiêu Minh, Chiến hữu Võ Tự Bé, Chiến hữu Trần Minh, Chiến hữu Trương Ngọc Hồng, Chiến hữu Đoàn Thi, Chiến hữu Lương Văn Ngọ, Chiến Hữu Nguyễn Xuân Diến, Chiến Hữu Trần Song Nguyên (Đương Nhiệm)
 Hội sinh hoạt với các mục tiêu:
- Đoàn kết cựu quân nhân, tiếp tục đấu tranh chính trị chống bạo quyền cộng sản.
- Tương trợ các Thương Phế Binh BĐQ hiện còn đang kẹt lại ở quê nhà.

- Vun bồi thế hệ con cháu, để nối tiếp thế hệ cha anh đấu tranh cho một nước VN tự do không Cộng Sản [Lê Bình] 

Lịch Sử Binh Chủng:
- Ngày 1/7/1960, Binh chủng Biệt Ðộng Quân chính thức được thành lập. Các Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan và Binh Sỹ ưu tú được đưa từ các Sư Ðoàn Bộ Binh, các Binh Chủng thiện chiến về làm nòng cốt cho các Ðại Ðội BÐQ tân lập.
- Khởi đầu có 65 đại đội BĐQ được thành lập. Năm 1961, đã có 81 đại đội BĐQ hành quân biệt lập.
- Năm 1962, các Tiểu Đoàn BÐQ được thành lập
- Năm 1966, các Liên Đoàn 1, 2, 3, 4, 5 BÐQ được thành lập.
- Năm 1968, Liên Ðoàn 6 BĐQ được thành lập
- Năm 1970, Binh chủng BÐQ được chia thành các liên đoàn BÐQ tiếp ứng, các liên đoàn 1, 2, 3, 4, 5, 6, và các tiểu đoàn BÐQ Biên Phòng. Tổng cộng 51 tiểu đoàn BÐQ.
- Năm 1973, Liên Ðoàn 7 BĐQ được thành lập
- Năm 1973, một lần nữa, lại cải tổ thành các liên đoàn trừ bị:
           Vùng 1: các Liên Ðoàn 11, 12, 14, 15.
           Vùng 2: các Liên Ðoàn 21, 22, 23, 24, 25.
           Vùng 3: các Liên Ðoàn 31, 32, 33.
           và các Liên Ðoàn Tổng Trừ Bị: 4, 6, 7, 8 (thành lập cuối năm 1974), LĐ 9 (thành lập tháng 3 năm 1975).
- Năm 1975, Binh chủng đang chuẩn bị thành lập 2 Sư Ðoàn BÐQ 101, và 106.

- Các vị Chỉ Huy Trưởng cuả Binh Chủng BĐQ từ ngày thành lập đến năm 1975 như sau:
Thiếu Tá Phan trọng Chinh, Đại Tá Phan đình Thứ (Lam Sơn), Đại Tá Tôn Thất Xứng, Đại Tá Phan xuân Nhuận, Đại Tá Trần văn Hai, Đại Tá Trần công Liễu, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai.  (Cấp bậc khi đang làm Chỉ Huy Trưởng)

Biệt Động Quân(Tiếng Anh: Vietnamese Rangers Corp, VNRC) là một Binh chủng Đặc Biệt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm những đơn vị Bộ binh tinh nhuệ, được huấn luyện để thực thi các nhiệm vụ tấn công và truy kích cơ động với lực lượng đối phương, chủ yếu bằng trực thăng vận. Biệt Động Quâncũng là lực lượng căn bản hình thành từ nhiều đơn vị tinh nhuệ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Trong khái niệm thuật ngữ quân sự Việt Nam Cộng Hòa, Biệt Động Quântương đương với Lực lượng Ranger trong Lục quân Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số lực lượng chuyên biệt khác có đặc điểm gần giống như Biệt Động Quânnhưng có nhiệm vụ hoạt động khác như Biệt kích (Commando), Lực lượng Đặc Biệt (Special Force) Biệt Cách Dù (Airbone Ranger). Hầu hết các lực lượng này đều có nguồn gốc từ Biệt Động Quânvà về sau hình thành những Binh chủng riêng biệt trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Để tăng cường khả năng tác chiến của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước chiến thuật du kích của Cộng sản Bắc Việt kể từ sau phong trào Đồng khởi, ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị thành lập các Đại đội Biệt Động Quân, tuyển chọn binh sĩ của các Sư đoàn Bộ binh và Quân khu, Binh chủng Nhảy dù và Thủy quân Lục chiến, huấn luyện kỹ thuật hành quân độc lập, tác chiến chống du kích. Một số sĩ quan người Việt thuộc Liên đoàn Quan sát số I được chuyển sang làm thành phần nòng cốt của Biệt Động Quân. Chiến thuật tác chiến ban đầu của các Đại đội Biệt Động Quânchủ yếu là trang bị vũ khí gọn nhẹ với quần áo bà ba đen, cơ động truy kích và tiêu diệt các đơn vị du kích Cộng sản hoạt động trên địa bàn.

Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quânđầu tiên là trường Biệt động đội Đồng Đế, đặt tại Nha Trang, về sau đổi thành Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Nha Trang, chuyên huấn luyện cho sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn II. Cuối tháng 4 năm 1960, hai Trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân mới được thành lập, một tại Đà Nẵng để huấn luyện cho sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn I, một tại Sông Mao huấn luyện cho sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn III và Quân đoàn IV. Ngoài ra, còn có 2 Trung tâm Huấn luyện khác là Trung Hòa và Thất Sơn, chuyên huấn luyện tác chiến cấp Đại đội. Khác với các toán Biệt Kích của Liên đoàn Quan sát số I do các cố vấn CIA trực tiếp quản trị, điều hành và huấn luyện, các toán Biệt Động Quân do các sĩ quan và hạ sĩ quan người Việt huấn luyện với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự của Phái bộ Cố vấn Quân sự Mỹ (Military Assistance Advisory Group - MAAG).

Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Lực lượng Biệt Động Quân được chính thức thành lập, do Thiếu tá Lữ Đình Sơn làm Chỉ huy trưởng. Quân phục chính thức của Lực lượng Biệt Động Quân cũng chuyển sang quân phục rằn ri đốm hoa với mũ nâu. Mặc dù hình thành Bộ chỉ huy riêng, nhưng trên thực tế, các Đại đội Biệt Động Quân tác chiến theo sự chỉ huy của các Tư lệnh Sư đoàn hoặc Tiểu khu trưởng tại địa bàn hoạt động. Bộ Chỉ huy Trung ương chỉ có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, huấn luyện, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê, báo cáo các hoạt động của các đơn vị Biệt Động Quân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Mặc dù vậy, hoạt động của những người Cộng sản vẫn không ngừng tăng lên. Ngày 15 tháng 2 năm 1961, các đơn vị vũ trang Cộng sản thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, thành lập các đơn vị quân sự chính quy. Trước quy mô chiến tranh mở rộng, ngày 1 tháng 8 năm 1961, các Trung tâm Huấn luyện Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao được hợp nhất thành Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Các trung tâm Trung Hòa và Thất Sơn cũng được sát nhập thành Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Trung Lập để có thể huấn luyện quy mô cấp Tiểu đoàn. Đầu năm 1962, các Đại đội Biệt Động Quân thuộc quyền các Tiểu khu được thu hồi để thành lập 3 Tiểu đoàn đặt dưới quyền các Quân khu là Tiểu đoàn 10 (Quân khu 1), Tiểu đoàn 20 (Quân khu 2) và Tiểu đoàn 30 (Biệt khu Thủ đô), sau đổi tên thành Tiểu đoàn 11, 21 và 31 để tương ứng với thứ tự từng vùng chiến thuật.

Sau những rối ren chính trị, từ năm 1965, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đi vào sự ổn định. Đến cuối năm 1965, các đại đội Biệt Động Quân độc lập còn lại cũng được bổ sung và tổ chức lại thành 17 Tiểu đoàn Biệt Động Quân. Từ năm 1966, Lực lượng Biệt Động Quân tiếp tục được cải tổ để thành lập các Liên đoàn Biệt Động Quân (gồm các Liên đoàn 1, 2, 3, 4, và 5), đặt trực thuộc các Quân đoàn. Nhiệm vụ của Lực lượng Biệt Động Quân cũng thay đổi, trở thành các đơn vị trừ bị, có khả năng cơ động nhanh, đối tượng tác chiến không còn là các toán du kích nhỏ mà là các đơn vị chủ lực của Cộng Sản cấp Trung đoàn. Liên đoàn 6 được thành lập vào năm 1968.

Tính đến giữa năm 1969, Lực lượng Biệt Động Quân được tổ chức 6 Liên đoàn, trong đó có Liên đoàn 5 và 6 là Lực lượng Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, dưới sự điều hành của Bộ chỉ huy Biệt Động QuânTrung ương. Các Liên đoàn 1, 2, 3 và 4 là đơn vị Tổng trừ bị cho 4 Quân khu, với sự điều hành của 4 Bộ chỉ huy Biệt Động Quân Quân khu và dưới quyền điều động trực tiếp của các Tư lệnh Quân đoàn I, II, III và IV. Năm 1973, thành lập Liên đoàn 7 làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu.

Từ cuối năm 1961, CIA đã xây dựng một kế hoạch mang tên "Chương trình Phòng vệ xóm làng" (Village Defense Program - VDP) nhằm tách rời các buôn làng dân tộc thiểu số khỏi ảnh hưởng tuyên truyền của những người Cộng sản; đồng thời xây dựng một lực lượng vũ trang gồm người dân tộc thiểu số để làm tăng thêm khả năng chống xâm nhập của những người Cộng sản vào những khu vực hẻo lánh, tăng khả năng kiểm soát chiến tranh ở vùng Cao nguyên.

Chương trình này dẫn đến việc hình thành các trại Biệt kích Dân sự ở Cao nguyên, chuyên thực hiện các nhiệm vụ phá hoại, ngăn chặn đường xâm nhập của các đơn vị Cộng Sản từ Bắc vào Nam. Tháng 2 năm 1962, các đơn vị Biệt kích Dân sự này chính thức hợp thành Lực lượng Dân sự Chiến đấu (Civilian Irregular Defense Group - CIDG), do CIA trực tiếp thực hiện, nằm ngoài sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 23 tháng 7 năm 1962, theo Quyết định 57 An ninh Quốc gia của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, CIA sẽ bàn giao tất cả những hoạt động bán quân sự, kể cả Lực lượng Dân sự Chiến đấu, cho Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam.

Sự hình thành một Lực lượng Biệt kích Dân sự vũ trang không chịu sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng dẫn đến những hệ lụy không nhỏ. Do mâu thuẫn sắc tộc, sự thiếu quan tâm của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã dẫn đến việc nhiều Biệt kích quân người dân tộc thiểu số tại Việt Nam đang chiến đấu cho Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng Dân sự chiến đấu đã tham gia Phong trào ly khai BAJARAKA. Dưới sự dàn xếp của người Mỹ, những mâu thuẫn tạm thời chưa bùng nổ lớn. Các Biệt kích quân người dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn chiến đấu dưới quyền chỉ huy của người Mỹ cho đến năm 1970, khi các đơn vị thuộc Lực lượng Dân sự Chiến đấu được người Mỹ bàn giao một phần cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và được cải tổ thành Lực lượng Biệt Động Quân Biên phòng.

Cùng với sự tiếp nhận và tái tổ chức các trại Biệt kích thuộc Lực lượng Dân sự Chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên phòng, cũng như các Liên đoàn thuộc Lực lượng Đặc Biệt vừa giải thể thành Liên đoàn 7 Biệt Động Quân. Tính đến cuối năm 1971, lực lượng Biệt Động Quân có 21 Tiểu đoàn Biệt Động Quân chính quy và 37 Tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên phòng. Mỗi Quân khu đều tổ chức Bộ chỉ huy Biệt Động Quân của Quân đoàn, chỉ huy 1 Liên đoàn Biệt Động Quân chính quy và một số Tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên phòng. Riêng các Liên đoàn 5, 6, 7 do Bộ chỉ huy Biệt Động QuânTrung ương trực tiếp chỉ huy.

Trước tình hình chiến tranh khốc liệt, và quân Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1973, Đại tướng Cao Văn Viên đưa ra kế hoạch tái tổ chức lại 58 Tiểu đoàn Biệt Động Quân (kể cả Biệt Động Quân Biên phòng) thành 45 Tiểu đoàn, bỏ các đồn trại Biên phòng (trừ một số các đồn trại ở những nơi xung yếu) để hình thành Lực lượng Trừ bị ở cấp Quân đoàn và Tổng trừ bị. Theo đó, 45 Tiểu đoàn Biệt Động Quân sẽ tổ chức thành 15 Liên đoàn, trong đó có 2 Liên đoàn Tổng trừ bị (sau tăng thêm Liên đoàn 4 rút từ Quân đoàn IV về). Các Liên đoàn này được bố trí như sau:

Quân khu 1: Các Liên đoàn: 11, 12 (Liên đoàn 1 cũ), 14 và 15
Quân khu 2: Các Liên đoàn: 21, 22, 23 (Liên đoàn 2 cũ), 24, và 25
Quân khu 3: Các Liên đoàn: 31 (Liên đoàn 3 cũ), 32 (Liên đoàn 5 cũ), và 33
Các Liên đoàn 4, 6 và 7 thuộc Lực lượng Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu.
Lực lượng Biệt Động Quânvào những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam liên tục được tăng cường, nhằm tổ chức một lực lượng trừ bị mạnh để thay thế cho Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến đang bị mắc kẹt với chiến trường Quân khu I. Cuối năm 1974, Liên đoàn 8 được thành lập, tháng 3 năm 1975, Liên đoàn 9 được thành lập. Một dự định tổ chức các đơn vị Biệt Động Quân thành cấp Sư đoàn để làm Lực lượng Trừ bị Chiến lược đã được hình thành. Năm 1975, Binh chủng đang chuẩn bị thành lập 2 Sư Ðoàn BÐQ 101, và 106.


Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất