Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa


Những chuyện cười ra nước mắt của người dân nông thôn ngày nay có hàng trăm thứ khổ, kể hoài kể mãi không bao giờ hết. Mỗi ngày phát hiện ra nhiều kiểu khác nhau. Gần đây nhất là chuyện cây cầu... hơn một gang tay ở xóm Đổi Mới. Việc này được chính đài truyền hình VTV1 của nhà nước phát sóng cho cả nước cùng biết.
Mới tuần trước, bản tin thời sự của VTV1 phát bản tin nguyên văn đoạn mở đầu như sau, “Ngày ngày, có hàng trăm người đi qua một cây cầu chỉ còn trơ khung sắt và mặt cầu chỉ lát vài thanh gỗ, rộng chừng hơn gang tay nối liền xóm Đổi Mới và xóm Đá 2, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình.”
Bản tin khá dài, tôi xin tóm tắt những điểm chính qua những hình ảnh tôi đã xem trên truyền hình của nhà nước và báo chí “chính thống” chứ không phải của “bọn phản động” tung tin láo đâu.
Chuyện cây cầu với những hình ảnh sống động. Những em bé chỉ chừng 7-8 tuổi, thậm chí bé hơn đi qua cây cầu trông bộ khung sắt thì khá lớn nhưng mặt cầu chỉ là vài thanh gỗ rất nhỏ, chỉ đủ cho một bàn chân, một người đi qua và phía dưới là cả lòng suối sâu hun hút.
Cây cầu treo nối liền hai xóm Đổi Mới và xóm Đá 2 của xã Lỗ Sơn chỉ còn trơ khung sắt.
Ấy thế mà các em học sinh của xã Lỗ Sơn vẫn ngày ngày qua đó. Nhiều em còn không cần vịn vào sợi dây thép mỏng manh, bỏ cả hai tay đi qua, như những diễn viên xiếc lành nghề đang biểu diễn nơi công cộng.
Theo báo chí tường thuật lời ông Bùi Văn Nượm, chủ tịch xã đó thì cây cầu trên đã có từ lâu rồi. Năm 2014, một đoàn kiểm tra của chính quyền tỉnh, huyện Tân Lạc xuống, cho rằng cầu này đã xuống cấp, không đủ điều kiện sử dụng nên đã yêu cầu xã dỡ bỏ mặt sàn và chờ dự án đầu tư.
Nhưng trong hai năm qua, chẳng có dự án mới nào thay thế cả. Người dân hai xóm Đổi Mới và Đá 2 đã không thể chờ đợi, không thể đi đường vòng 4-5 km hay lội suối, nên họ buộc phải đi như xiếc qua cầu. Các em không hề nghĩ chẳng may trượt ngã, thì mùa cạn, bên dưới suối sâu toàn đá, còn mùa mưa thì lại lũ dữ, tính mạng cũng khó mà bảo toàn.
Nhà ông Lê Hữu Tình - cậu ruột bí thư xã - đã hoàn thành trị giá trên nửa tỉ đồng.
Chuyện này đã xảy ra ở nhiều nơi như ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chuyện người lớn đu dây qua sông, chui vào túi bóng để người khác kéo qua sông, qua suối. Hay tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nằm ở bờ bắc sông Krông Ana, vượt qua sông bằng xuồng rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ, nên phải nghĩ ra cách “đánh đu” trên lòng sông rộng hơn 50 m.
Người thân Bí thư Đảng ủy xã nhận suất 40 triệu về xây dinh cơ gần 1 tỷ.
Trở lại chuyện cây cầu rộng một gang tay. Ai cũng thấy sự quá nguy hiểm cho tính mạng người dân và người dân mong đợi chính quyền lảm cây cầu tạm hoặc sửa sang lại cho bớt hiểm nguy.
Nhưng giải quyết như thế nào?Cách mà “những người có trách nhiệm” giải quyết vô cùng độc đáo là tháo luôn cầu. Giờ thì người dân Lỗ Sơn chỉ còn cách duy nhất là liều mình băng qua dòng suối. Chắc chính quyền không muốn nghe những lời phàn nàn của người dân nên bỏ tuốt cây cầu cho yên thân. Sự chờ đợi của người dân Lỗ Sơn tuyệt vọng tới mức, giờ họ mong nhớ cây cầu rộng một gang tay kia. Họ còn nói rằng giá mà báo chí, truyền hình đừng nhắc gì đến cây cầu thì họ vẫn còn có cái để qua sông.
Sự giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân thường được các quan địa phương “nhanh gọn” như thế cho đỡ phiền, các quan còn phải đi họp, đi liên hoan, đi lễ Tết… đừng làm phiền đến các ông. Người dân còn hy vọng gì vào các ông lo cho dân nữa, ông lo cho nhà ông chứ tội gì lo việc bá vơ.
Một chuyện khác cũng mới xảy ra gần đây nhất, chuyện các quan ăn chặn ăn bớt của dân, thật ra chuyện không mới nhưng không ngờ đến bây giờ còn xảy ra còn “dã man” hơn.
Đánh đu trên lòng sông rộng hơn 50 m.
Nhà nghèo không có quà cứu trợ, xóm trưởng nhận hẳn... 4 phầnĐó là sự việc đang gây phẫn nộ tại xóm 3, xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Vào sáng ngày 12 tháng 11, một công ty đã về tại UBND huyện Hương Khê trao hơn 300 suất quà, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng, cho bà con bị ảnh hưởng sau trận lũ vừa qua. 
Hầu hết các nhà dân tại xóm này đều bị ngập lụt, đặc biệt có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn lại không được nhận quà, trong khi gia đình xóm trưởng lại nhận hẳn... 4 phần quà (!). Còn 46 suất, người dân cho rằng xóm trưởng lập ra danh sách 46 người nhưng thực chất thì trong số đó có nhiều người là vợ chồng. Cũng theo anh Phương thì đa số những người nhận quà đợt này đều khá giả và có rất nhiều người là anh em với ông xóm trưởng. Người dân còn cho biết:
Chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối.
“Đa số họ là anh em của xóm trưởng. Kinh tế đều thuộc dạng khá giả, có nhà còn có ô tô, trong khi đó nhiều người già neo đơn thì không được,” Đến sáng ngày 12/11, các gia đình dân có trong danh sách trên đã lên UBND huyện Hương Khê để nhận quà. Nhưng sau khi về, các hộ dân này khẳng định đã bị xóm trưởng thu lại... 300 ngàn đồng một phần.
Một gia đình cho biết, “Sáng hôm qua tôi được xóm trưởng đến thông báo là hai vợ chồng lên huyện để nhận quà. Danh sách này là xóm lập nên tôi không biết. Sau khi hai vợ chồng chúng tôi nhận về thì xóm trưởng thu về 600 nghìn đồng, vợ chồng tôi chỉ nhận được 400 nghìn đồng.”
Thế là quan xã cướp trắng của người dân không cần bóp cổ. Tao là quan mày là dân nên tao có quyền thu phát bao nhiêu là do tao. Cú này nếu tính tất cả dân trong làng lên đến hàng tỉ đồng chứ không ít. Các quan tha hồ chia nhau đi ăn nhậu, đi karaoké với bồ nhí nhé. Đã có vài trường hợp bị ngã nhưng nhiều em nhỏ vẫn phải liều mình qua cầu vì không muốn đi vòng đường xa.
Làm quan xã thời nay sướng hơn các ông Lý trưởng thời phong kiến. Các ông Lý trưởng còn sợ ông chánh tổng, nhưng ngày nay quan dưới có phần thì quan trên cũng có phần nên mọi việc đều êm ru bà rù rơi vào yên lặng. Cứ làm anh quan xã là ba đời sung sướng, con cháu cũng có phận nhờ. Mai này bố chết đi lại có cá chú các bác “đề bạt” làm ông này bà nọ “theo đúng quy trình” ngồi lên đầu những thằng dân đen. Mọi chuyện đều “hợp pháp, đúng luật.”
Ôi, luật lệ do quan đặt ra cái gì cũng đúng hết chỉ có thắng dân là sai. Cái gì cũng sai! Thế nên ở VN “sáng tạo” ra hàng loạt “luật rừng.” Ngoài ra còn chuyện những bất hợp lý trong hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách tại xã An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang).
Họ hàng nhà quan chức ưu tiền được nhận tiền hỗ trợNgười dân cho biết việc ông Nguyễn Văn Phúc (cha ruột ông Nguyễn Lê Sơn, Bí thư Đảng ủy xã An Hữu) được ưu ái nhận phần hỗ trợ nhà tình nghĩa dù gia đình khá giả, nhà ông Phúc không thuộc loại hư hỏng, dột nát theo quy định. Lại thêm ông Lê Hữu Tình (cậu ruột ông Sơn) cũng được ưu tiên hỗ trợ nhà ở chính sách với trị giá 40 triệu đồng ($1,700). Các vị phụ huynh và học sinh phải men theo những thanh sắt nhỏ trên cầu để đến trường.
Sau khi nhận hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình ông Tình xây dựng một căn nhà theo kiểu biệt thự “hoành tráng” nhất vùng với hàng rào cao bao quanh, kinh phí gần 1 tỷ đồng ($44,000). Một người dân ở gần đó cho biết, “Gia đình ông Tình thuộc diện giàu có trong vùng, mấy đứa con ông đều có việc làm ổn định. Ông Tình có một căn nhà đang cho thuê ngay tại trung tâm xã, vườn cây ăn trái cũng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhưng vẫn được hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách khiến ai cũng tức bực.”
Tương tự là trường hợp ông Nguyễn Văn Phúc cũng được ưu tiên nhận một suất xây dựng nhà tình nghĩa. Khi nhận một suất hỗ trợ 40 triệu đồng, căn nhà ông Phúc đang xây gần hoàn thành và theo kiểu “biệt thự vườn” với kinh phí hàng trăm triệu đồng cũng rất hoành tráng như nhà ông Tình.
Cách nhà ông Tình, ông Phúc khoảng vài trăm mét là căn nhà gỗ mục nát của ông Nguyễn Văn Bé Tư, SN: 1955 (là cựu chiến binh). Ông Bé Tư mất cách đây gần hai tháng nhưng vẫn chưa được hỗ trợ nhà tình nghĩa. Căn nhà gỗ của ông Bé Tư đã hư hỏng phải dùng cây tràm chống đỡ để khỏi bị sập. Sau khi ông Bé Tư chết, gia đình mới được nhận thông báo sẽ được cấp hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa trong năm nay. Nhưng chờ đến bao giờ chưa biết. Họ hàng hang hốc nhà quan cứ việc lãnh tiền trợ cấp, ăn cướp của dân nghèo xây biệt thự, xây lâu đài cho các bà vợ.
Những chuyện khốn nạn như thế xảy ra thường xuyên ở những nơi khác, chuyện quái đản hơn nữa chuyện xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) rất bực tưc vì dự án hỗ trợ con giống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương nơi đây lại “ưu ái” dành cho cán bộ và người thân cán bộ, còn dân nghèo thì… đứng ngoài cuộc.
Người mù cũng biết ký tênHầu hết những người được cấp con giống đều là cán bộ và người thân cán bộ. Trong số đó có ông Phan Văn Thiết (cha vợ ông Dương Văn Nguyện-Chủ tịch hội nông dân xã); ông Nguyễn Văn Tánh (anh vợ ông Võ Thành Lĩnh- Phó Chủ tịch UBND xã) và các Bí thư, Trưởng ấp, Chi hội trưởng Hội nông dân các ấp thuộc xã Viên An Đông…
Đặc biệt, có trường hợp hết sức “vô lý” là ông Phạm Đến Tiếp, là Chi hội trưởng Hội Nông dân ấp. Theo người dân cho biết gia đình ông Tiếp chuyên kinh doanh mua bán cua giống, nhưng lại được hỗ trợ cua giống từ chương trình.
Trong các biên bản họp dân tại các ấp để xét chọn đối tượng hỗ trợ gửi về cấp trên, trong số người dân tham gia ký tên có ông Phan Văn Chủ (anh ruột ông Phan Văn Thiết, người được xét chọn). Điều đặc biệt là ông Phan Văn Chủ bị mù, không viết được, nhưng lại có ký tên vào biên bản (?). Phù phép kiểu này đúng là ngu ngốc nhưng tại sao vẫn qua mặt được quan trên?
Hỏi như thế là đã trả lời rồi. Chuyện nông thôn mới ở VN mà, chuyện “đểu” cỡ nào, chuyện quái quỷ gì cũng có thể xảy ra.
Văn Quang (cuối tháng 12, 2016)
x

Comments

Đươc Xem Nhiều Nhất